- 1Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 2Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 3Quyết định 1259/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 4430/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Danh mục dự án đầu tư công bố rộng rãi theo hình thức Hợp đồng BOT, BT của Thành phố Hà Nội
- 5Luật Xây dựng 2014
- 6Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Thông tư 13/2016/TT-BXD hướng dẫn về thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 9Quyết định 519/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 992/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2018 |
PHÊ DUYỆT VÀ BAN HÀNH QUY CHẾ TUYỂN CHỌN VÀ NHIỆM VỤ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CẦU TỨ LIÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12;
Căn cứ Luật Xây dựng 2014;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về Lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Căn cứ Thông tư số 13/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết về thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 4430/QĐ-UBND ngày 04/10/2012 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Danh mục các dự án đầu tư công bố rộng rãi theo hình thức hợp đồng BOT, BT của thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 5795/QĐ-UBND ngày 22/8/2017 của UBND Thành phố về việc phê duyệt phê duyệt và ban hành Kế hoạch tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Tứ Liên;
Xét đề nghị của Sở Quy hoạch-Kiến trúc tại văn bản số 649/HTKT-KHTH ngày 31/01/2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Tứ Liên và Nhiệm vụ thiết kế kiến trúc cầu Tứ Liên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc các Sở, đơn vị: Quy hoạch-Kiến trúc, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố Hà Nội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện: Tây Hồ, Long Biên, Đông Anh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TUYỂN CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CẦU TỨ LIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 992/QĐ-UBND ngày 02/3/2018 của UBND thành phố Hà Nội)
Quy chế này là cơ sở pháp lý nhằm lựa chọn được phương án tối ưu nhất, thỏa mãn được các yêu cầu của nhiệm vụ được phê duyệt.
Việc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Tứ Liên nhằm lựa chọn được phương án tốt nhất về ý tưởng, giải pháp kiến trúc, quy hoạch, đáp ứng cao nhất các điều kiện cho việc thiết kế và lập Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Tứ Liên.
Điều 2. Yêu cầu đối với phương án tuyển chọn:
Đáp ứng được đầy đủ các nội dung của Nhiệm vụ thiết kế được phê duyệt (khuyến khích các đề xuất ngoài quy định Nhiệm vụ thiết kế góp phần nâng cao rõ rệt tính hợp lý và hiệu quả của phương án thiết kế).
Đảm bảo các quy định về hồ sơ tuyển chọn, thời gian nộp hồ sơ tuyển chọn theo quy định tại Điều 8, 10 của Quy chế này.
Điều 3. Hội đồng tuyển chọn: Do UBND Thành phố Hà Nội thành lập theo Quyết định số 7256/QĐ-UBND ngày 19/10/2017.
- Cơ quan thường trực Hội đồng và địa chỉ liên hệ: Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội - Số 31B phố Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Điện thoại: 04 38231286.
- Email: http://qhkthn.gov.vn.
Tổ chức lựa chọn phương án tối ưu từ ít nhất 03 phương án đề xuất của các Nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân tư vấn thiết kế có đủ năng lực hoạt động, đã có nhiều kinh nghiệm và uy tín, hành nghề theo quy định pháp luật hiện hành và được các nhà đầu tư và Hội đồng tuyển chọn mời lựa chọn tham gia lập phương án thiết kế kiến trúc.
Điều 5. Đối tượng tham gia tuyển chọn:
1. Đối tượng tham gia tuyển chọn:
- Là các đơn vị tư vấn trong nước và quốc tế có đủ điều kiện năng lực, hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
- Được Hội đồng tuyển chọn mời tham gia.
- Các đơn vị tư vấn được các nhà đầu tư mời có thể liên danh với nhau để tham gia tuyển chọn; mỗi đơn vị tư vấn chỉ được tham gia vào một Liên danh; có biên bản liên danh quy định một đơn vị chịu trách nhiệm chính. Mọi vấn đề về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên trong liên danh do các bên tự thỏa thuận, Hội đồng tuyển chọn không chịu trách nhiệm.
2. Đối tượng không được tham gia tuyển chọn:
- Các thành viên trong Hội đồng tuyển chọn, tổ công tác, tổ thư ký, tổ kỹ thuật hay các đối tượng có liên quan tới công tác tổ chức tuyển chọn.
1. Hội đồng tuyển chọn được thành lập theo Quyết định số 7256/QĐ-UBND ngày 19/10/2017 của UBND thành phố Hà Nội và có thể điều chỉnh bổ sung theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng; Các thành viên trong Hội đồng là những người có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, xây dựng và các lĩnh vực liên quan, khách quan, công tâm, đề xuất.
2. Hội đồng tuyển chọn có nhiệm vụ chủ trì, đánh giá, lựa chọn các tổ chức đơn vị đủ điều kiện tham gia lập phương án tuyển chọn, xếp loại các phương án tuyển chọn, báo cáo kết quả tuyển chọn với UBND Thành phố để được xem xét, quyết định.
Điều 7. Quy trình tuyển chọn phương án thiết kế:
1. Quy chế và Nhiệm vụ thiết kế được duyệt, được Thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng là cơ sở để các đơn vị tư vấn lập phương án thiết kế kiến trúc cầu Tứ Liên.
2. Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thông báo cho Nhà đầu tư và đơn vị tư vấn tham gia lập hồ sơ đề xuất và lập phương án thiết kế kiến trúc cầu và Quy trình tuyển chọn.
3. Các Nhà đầu tư và đơn vị tư vấn tham gia lập hồ sơ đề xuất và lập phương án thiết kế kiến trúc cầu nhận các thông tin, hồ sơ, tài liệu về khu vực nghiên cứu dự án do Sở Quy hoạch - Kiến trúc và các Sở ngành liên quan cung cấp, tổ chức đi thực địa.
4. Các đơn vị nộp bài theo đúng thời gian quy định theo thông báo của Sở Quy hoạch-Kiến trúc.
5. Trên cơ sở các phương án đề xuất và nội dung trình bày thuyết trình bảo vệ phương án của các đơn vị tư vấn, Hội đồng tuyển chọn xem xét, đánh giá và xếp loại các phương án tối ưu nhất thông qua bỏ phiếu kín gồm các bước như sau:
+ Bước 01: Chọn từ 3 đến 4 phương án để tư vấn hoàn thiện, nâng cao.
(Các phương án được lựa chọn hoàn thiện phương án của mình trên cơ sở ý kiến của Hội đồng tuyển chọn làm cơ sở tổ chức lấy ý kiến các nhà khoa học có liên quan về phương án tuyển chọn, trưng bày lấy ý kiến cộng đồng nhân dân. Tổng hợp các ý kiến, giải trình báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định).
+ Bước 02: Chọn phương án để đi sâu nghiên cứu ứng dụng vào dự án thực hiện Đầu tư xây dựng công trình.
6. Tiêu chí đánh giá phương án tuyển chọn:
Các tiêu chí đánh giá bao gồm:
- Năng lực, kinh nghiệm của các đơn vị tư vấn.
- Tiêu chí về kỹ thuật (vị trí công trình, quy mô công trình, hình dáng kiến trúc, kết cấu, biện pháp thi công, duy tu bảo dưỡng,...).
- Tiêu chí về kinh tế.
7. Cơ cấu chấm điểm: Chấm theo thang điểm 100; cụ thể:
- Năng lực của đơn vị tư vấn: | Tối đa 10 điểm |
- Giải pháp kỹ thuật: | Tối đa 90 điểm |
Trong đó: |
|
+ Quy hoạch giao thông | Tối đa 20 điểm |
+ Hình dáng kiến trúc | Tối đa 30 điểm |
+ Giải pháp kết cấu, công nghệ và thời gian thi công | Tối đa 30 điểm |
- Kinh phí xây dựng, hiệu quả kinh tế: | Tối đa 10 điểm |
8. Đối với các phương án tuyển chọn nếu vi phạm bất cứ điều khoản quy định nào của Quy chế này và các quy định hiện hành đều không được tham gia xét chọn.
9. Công bố phương án được lựa chọn: Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày được Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận.
Điều 8. Hồ sơ tham gia tuyển chọn phương án thiết kế:
1. Yêu cầu về hồ sơ tuyển chọn phương án thiết kế:
1.1. Yêu cầu chung:
- Mỗi Nhà đầu tư và đơn vị tư vấn tham gia không quá 03 phương án thiết kế. Các phương án thiết kế bao gồm bản vẽ, thuyết minh, khái toán, mô hình phối cảnh công trình và băng video clip.
- Mỗi phương án tuyển chọn gồm 03 bộ hồ sơ (có kèm theo file mềm ghi đĩa), được đựng trong 01 phong bì dán kín, bên ngoài phải ghi rõ tên đơn vị tham gia dự thi, địa chỉ liên lạc (địa chỉ cơ quan, email, số điện thoại).
- Trong hồ sơ tuyển chọn có bản tóm tắt năng lực của Nhà đầu tư và đơn vị tư vấn, tổ chức, cá nhân tham gia tuyển chọn. Hồ sơ tuyển chọn không để tên đơn vị và tác giả mà ghi bằng ký hiệu (3 con số) do Nhà đầu tư và đơn vị tư vấn tự chọn và ghi tại phía trên bên trái hồ sơ (Hội đồng tuyển chọn sẽ ghi mã hiệu khi nhận hồ sơ).
- Hồ sơ tuyển chọn không đáp ứng được các yêu cầu nêu trên sẽ bị loại và không hoàn trả lại.
1.2. Nội dung hồ sơ tuyển chọn phương án thiết kế:
a. Thuyết minh:
- Ý tưởng kiến trúc của phương án tuyển chọn (bao gồm về hình khối và công năng sử dụng).
- Sự phù hợp với yêu cầu về nhiệm vụ thiết kế, quy hoạch đô thị, cảnh quan, kiến trúc khu vực xây dựng.
- Dự kiến các giải pháp kỹ thuật công trình.
- Các thuyết minh luận giải, phân tích cần thiết về hiện trạng, điều kiện xây dựng, giải pháp đề xuất ảnh hưởng của phương án đối với các quy định về bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ; sơ bộ phương án, khối lượng giải phóng mặt bằng; biện pháp thi công chủ đạo, biện pháp đảm bảo giao thông trong suốt quá trình thi công; tiến độ xây dựng tổng thể; biện pháp duy tu, bảo dưỡng, kinh phí xây dựng,
b. Bản vẽ:
- Các bản vẽ phương án tuyển chọn phải thể hiện đầy đủ nội dung của phương án và có quy cách theo quy định:
+ Sơ đồ vị trí và nghiên cứu mối liên hệ vùng thể hiện trên bản đồ Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ 1/25.000 được duyệt.
+ Sơ đồ đánh giá hiện trạng kiến trúc cảnh quan và đánh giá quỹ đất xây dựng: Đánh giá hiện trạng cảnh quan khu vực nghiên cứu và quỹ đất xây dựng;
+ Các Sơ đồ đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường... (nếu có);
+ Bản vẽ Tổng mặt bằng TL: 1/500 hoặc 1/1000
+ Bản vẽ phương án thiết kế kiến trúc cầu TL: 1/100 hoặc 1/200.
+ Các bản vẽ mặt cắt ngang điển hình TL: 1/100 hoặc 1/200.
+ Phối cảnh công trình (ban ngày và ban đêm).
- Mô hình phương án tuyển chọn hoặc bằng video clip (khuyến khích).
- 03 tập bản vẽ thu nhỏ trên khổ giấy A3 và bản tóm tắt thuyết minh các phương án tuyển chọn.
c. Khái toán:
- Nêu rõ khái toán tổng kinh phí đối với từng phương án (bao gồm cả chi phí thiết kế và các chi phí khác có liên quan), thể hiện suất đầu tư từng hạng mục, cơ sở tính toán đồng thời phân tích sơ bộ hiệu quả kinh tế, tình hình tài chính, phương thức đầu tư của dự án.
- Lập bảng tóm tắt tiến độ tổng thể của công trình sẽ được thực hiện trong suốt thời gian hợp đồng.
d. Thành phần hồ sơ: Các Nhà đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế tham gia tuyển chọn ngoài hình thức, số lượng hồ sơ quy định; cần gửi kèm đĩa CD chứa các file liên quan,...
2. Địa điểm tiếp nhận Hồ sơ:
- Nơi nhận: Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội: Số 31B phố Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Trong trường hợp thay đổi địa điểm tiếp nhận hồ sơ, Hội đồng tuyển chọn sẽ có thông báo cụ thể đến các đơn vị tham gia tuyển chọn.
Điều 9. Ngôn ngữ và đơn vị đo lường sử dụng:
- Tiếng Việt là ngôn ngữ chính.
- Các đơn vị có hồ sơ dự thi bằng tiếng nước ngoài, phải gửi kèm theo 01 bộ bản dịch bằng tiếng Việt.
- Đồng tiền sử dụng trong hồ sơ: Việt Nam đồng (VNĐ).
- Đơn vị đo lường: M (chiều dài) và Ha (diện tích).
Điều 10. Thời gian tuyển chọn và lập hồ sơ:
- Ngày 25/01/2018 đến ngày 31/01/2018: Sở Quy hoạch - Kiến trúc cung cấp thông tin, tài liệu về khu vực nghiên cứu dự án cũng như các thông tin khác cho Nhà đầu tư- và đơn vị tư vấn.
- Ngày 25/01/2018 đến ngày 26/02/2018: Các Nhà đầu tư và đơn vị tư vấn nghiên cứu đề xuất phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Tứ Liên.
- Sau khi có Nhiệm vụ thiết kế được duyệt, Sở Quy hoạch - Kiến trúc thông báo tới các đơn vị tham gia dự tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Tứ Liên (thông báo cụ thể về Nhiệm vụ thiết kế, Quy chế tuyển chọn, thời gian tiếp nhận hồ sơ thiết kế và các thông tin, quy định có liên quan).
- Hội đồng tuyển chọn tổ chức họp đánh giá và xếp loại các phương án thiết kế, thời gian dự kiến từ ngày 20/4/2018 đến ngày 30/4/2018 (Sở Quy hoạch - Kiến trúc thông báo cụ thể thời gian và địa điểm).
- Hội đồng tuyển chọn tổ chức tổ chức lấy ý kiến các nhà khoa học có liên quan về phương án tuyển chọn đạt giải, dự kiến lựa chọn; trưng bày lấy ý kiến cộng đồng nhân dân; phê duyệt và công bố kết quả tuyển chọn (dự kiến từ ngày 10/5/2018 đến ngày 20/5/2018).
Điều 11. Quyền lợi của các Nhà đầu tư và đơn vị tư vấn tham gia làm phương án tuyển chọn:
1. Được Hội đồng tuyển chọn (Sở Quy hoạch - Kiến trúc) cung cấp các hồ sơ quy hoạch, tài liệu, số liệu kỹ thuật đô thị có liên quan và Hồ sơ mời tham gia tuyển chọn (kèm đĩa CD).
2. Được Hội đồng tuyển chọn tổ chức tham quan khu vực xây dựng công trình và giải đáp những vấn đề có liên quan đến khu vực nghiên cứu dự án.
3. Nhà đầu tư và Đơn vị tư vấn khi có phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn được ưu tiên thương thảo và đàm phán để ký hợp đồng thực hiện lập hồ sơ thiết kế các bước triển khai tiếp theo khi có đủ điều kiện năng lực thiết kế và các dịch vụ Tư vấn phù hợp theo quy định pháp luật, đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của UBND Thành phố. Trường hợp Nhà đầu tư và đơn vị Tư vấn có phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn từ chối thực hiện các bước tiếp theo thì Hội đồng tuyển chọn trình UBND Thành phố lựa chọn đơn vị phù hợp để thực hiện, nhưng quyền tác giả vẫn thuộc về đơn vị Tư vấn có phương án thiết kế kiến trúc đã được Hội đồng tuyển chọn lựa chọn.
Điều 12. Trách nhiệm của các Nhà đầu tư và đơn vị tư vấn tham gia tuyển chọn:
- Tuân thủ quy định của Quy chế tuyển chọn này.
- Phương án thiết kế kiến trúc tham gia tuyển chọn không vi phạm bản quyền, ý tưởng sáng tác hoặc phương án trong các đồ án khác.
- Hoàn thiện phương án thiết kế kiến trúc công trình của mình trên cơ sở ý kiến của Hội đồng tuyển chọn và góp ý của các chuyên gia, cộng đồng dân cư trong trường hợp phương án được chọn để triển khai thực hiện lập hồ sơ thiết kế các bước triển khai tiếp theo.
- Tự chịu toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động tuyển chọn của mình (kể cả bảo hiểm).
- Trường hợp các Nhà đầu tư và đơn vị tư vấn nếu khi đấu thầu không trúng thầu dự án hoặc không được tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc thì không được bồi hoàn chi phí thiết kế kiến trúc công trình cầu.
Điều 13. Trong thời gian lập phương án thiết kế kiến trúc công trình, khi có thông tin bổ sung, sửa đổi, Hội đồng tuyển chọn sẽ thông báo kịp thời tới các tổ chức tư vấn được tham gia tuyển chọn bằng hình thức văn bản.
Điều 14. Các sản phẩm của phương án thiết kế kiến trúc công trình được chọn hay không được chọn đều thuộc quyền sở hữu và khai thác của Hội đồng tuyển chọn và sẽ không hoàn trả lại cho các tổ chức tư vấn được tham gia tuyển chọn.
Điều 15. Hội đồng tuyển chọn không chịu trách nhiệm đối với các tranh chấp bản quyền tác giả. Mọi tranh chấp được phân xử theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 16. Trong quá trình triển khai thực hiện và tham gia tuyển chọn nếu có vướng mắc khó khăn, các đơn vị, tổ chức cá nhân có trách nhiệm liên hệ với Sở Quy hoạch - Kiến trúc để được hướng dẫn giải thích kịp thời. Trường hợp cần phải điều chỉnh nội dung quy chế, Sở Quy hoạch - Kiến trúc tổ chức tổng hợp, tham mưu đề xuất UBND Thành phố xem xét quyết định.
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CẦU TỨ LIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 992/QĐ-UBND ngày 02/3/2018 của UBND thành phố Hà Nội)
1. Các căn cứ pháp lý:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 và văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH ngày 20/7/2015 của Văn phòng Quốc hội;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 13/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết về thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình xây dựng;
- Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 4430/QĐ-UBND ngày 04/10/2012 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Danh mục các dự án đầu tư công bố rộng rãi theo hình thức hợp đồng BOT, BT của thành phố Hà Nội;
- Quyết định số 5795/QĐ-UBND ngày 22/8/2017 của UBND Thành phố về phê duyệt và ban hành Kế hoạch tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Tứ Liên.
2. Mục đích thiết kế: Lựa chọn được phương án kiến trúc công trình tối ưu nhất để đầu tư xây dựng nhằm tăng cường kết nối giao thông hai bờ sông Hồng, lưu thông và phân bố mật độ giao thông hợp lý, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội trong tương lai.
- Tạo lập được công trình kiến trúc tiêu biểu, điểm nhấn về cảnh quan cho khu vực.
3. Vị trí: Nằm giữa cầu Nhật Tân, cầu Long Biên, nối quận Tây Hồ và huyện Đông Anh. Kết nối từ tuyến đường trục chính đô thị quy hoạch dọc đê Hữu Hồng với đường nối cầu Tứ Liên - Quốc lộ 3 mới.
4. Quy mô công trình:
4.1. Quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật:
- Quy mô công trình: Vĩnh cửu, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực (BTCT DUL0, thép và dây văng.
- Cấp công trình: Công trình giao thông, cấp I.
- Khổ thông thuyền: Sông cấp II, khả năng thông thuyền đảm bảo: Chiều rộng B = 80m, H = 10m.
- Tĩnh không đường chui dưới cầu: H=4,75m
- Cấp động đất: Cấp 8 (phân vùng động đất theo Tiêu chuẩn 22TCN 221:1995)
- Chiều cao kiến trúc giới hạn của công trình: Cụ thể cần có ý kiến thỏa thuận của Cục Tác chiến - Bộ Quốc phòng.
- Vận tốc thiết kế tối đa: 100km/h.
- Tải trọng thiết kế: Tải trọng đường bộ hoạt tải HL-93, người đi 3kPa.
- Chiều rộng cầu: Phù hợp với quy mô số làn xe chạy đường đầu cầu (tối đa 06 làn xe chính và 04 làn hỗn hợp, có thiết kế đường dành riêng cho người đi bộ và xe thô sơ).
4.2. Các yêu cầu về thiết kế:
a. Quy hoạch:
Cầu Tứ liên là một trong những cầu đường bộ vượt sông Hồng (đoạn qua địa phận Hà Nội) đã được xác định vị trí trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 và Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016, việc đề xuất phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Tứ Liên kết nối từ tuyến đường trục chính đô thị quy hoạch dọc đê Hữu Hồng với đường nối cầu Tứ Liên - Quốc lộ 3 mới cần tuân thủ các quy hoạch được duyệt nêu trên, với các yêu cầu như sau:
- Quy mô phù hợp với dự báo nhu cầu giao thông tương lai đến 2030, tầm nhìn đến 2050
- Kết nối thống nhất với tổng thể hệ thống giao thông của thành phố, kết nối thuận lợi với hệ thống đường bộ của khu vực (gồm cả bãi giữa) đảm bảo khai thác hiệu quả, tăng cường khả năng lưu thông phương tiện.
- Hạn chế việc di dời, giải tỏa nhà dân cũng như công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật hiện có;
b. Kiến trúc:
Cầu Tứ Liên nằm trong khu vực có không gian lớn, có vị trí quan trọng, kết nối không gian hai khu vực Hồ Tây - Cổ Loa do vậy các yêu cầu về phương án kiến trúc đảm bảo các yêu cầu sau:
- Là công trình kiến trúc tiêu biểu, điểm nhấn về cảnh quan, có biểu tượng và tạo dựng thương hiệu của thành phố Hà Nội.
- Hài hòa với cảnh quan dọc hai bên sông Hồng, có ý tưởng đặc sắc, riêng khác với các cầu đã có trên sông Hồng, không trùng lặp với các ý tưởng và phương án thiết kế của các cầu hiện có tại Việt Nam và thế giới.
- Tính hình tượng: cần gắn với tính truyền thống, có tính khả thi cao, hiệu quả kinh tế, chiếu sáng trang trí nổi bật, tạo điểm hút du lịch.
- Đảm bảo thuận lợi cho việc lưu thông các loại tàu thuyền du lịch trên Sông Hồng và phục vụ cho phát triển du lịch.
c. Yêu cầu kỹ thuật:
- Tuân thủ hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về công trình xây dựng, giao thông, môi trường.
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật dự kiến áp dụng phải phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan; bảo đảm tính đồng bộ, tính khả thi của hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng, phù hợp với điều kiện khí hậu, thuận lợi cho công tác duy tu, bảo dưỡng.
- Tổ chức giao thông đảm bảo phân luồng giao thông rành mạch, rõ ràng, hạn chế xung đột dòng xe; đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu đi lại của tất cả các phương, tiện dự kiến tại các nút giao mà không gây ảnh hưởng bất lợi đến tổ chức giao thông ở những nút và các trục đường phố có liên quan trực tiếp.
- Đảm bảo giao thông đường thủy thuận lợi, đỉnh thông thuyền theo quy định
- Có giải pháp kết cấu phù hợp với hình tượng kiến trúc, hiện đại, bền vững.
- Hạn chế tối đa ảnh hưởng tác động của công trình đến dòng chảy của sông.
d. Giải pháp về công nghệ thi công:
- Phương án thi công có tính khả thi đối với điều kiện ở địa phương; vị trí xây dựng.
- Vệ sinh môi trường và tiết kiệm kinh phí.
- Thời gian thi công ngắn nhất.
e. Giải pháp về duy tu bảo dưỡng:
- Thuận lợi cho việc quản lý và khai thác sử dụng công trình; đặc biệt trong điều kiện môi trường xâm thực tác động đến tuổi thọ công trình.
- Chi phí duy tu, bảo dưỡng hợp lý;
f. Kinh phí xây dựng - Hiệu quả kinh tế:
- Tổng kinh phí đầu tư xây dựng phù hợp, hạn chế kinh phí đền bù giải tỏa.
- Có khả năng huy động các nguồn vốn khác nhau để triển khai xây dựng.
5. Các yêu cầu thực hiện khi lập đối với phương án thiết kế:
- Phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Tứ Liên vượt sông Hồng cần đáp ứng các tiêu chí, yêu cầu kỹ thuật quy định tại mục 4 (phát huy tối đa về ý tưởng thiết kế, công nghệ ứng dụng tiên tiến, hiện đại, đạt hiệu quả cao về chất lượng cũng như giá trị văn hóa và thẩm mỹ), đảm bảo tiến độ kế hoạch (theo chỉ đạo tại văn bản 208/UBND-ĐT ngày 17/1/2018 của UBND Thành phố).
- Các phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Tứ Liên phải có thuyết minh, các bản vẽ: Sơ đồ vị trí và nghiên cứu mối liên hệ vùng, bản vẽ phương án thiết kế kiến trúc cầu, các bản vẽ mặt cắt ngang điển hình, hình phối cảnh công trình (ban ngày và ban đêm), mô hình phương án tuyển chọn hoặc băng video clip (khuyến khích), khái toán tổng mức đầu tư đối với từng phương án (lưu ý nêu rõ suất đầu tư phần đường, phần cầu/ công trình đối với từng phương án) và phân tích sơ bộ hiệu quả kinh tế, tình hình tài chính, phương thức đầu tư của dự án, tóm tắt tiến độ thi công các hạng mục công trình.
- Ngoài những yêu cầu Nhiệm vụ thiết kế đưa ra, các đơn vị tham gia tuyển chọn có thể đề xuất bổ sung các nội dung cần thiết và hợp lý mà trong Nhiệm vụ thiết kế này chưa đề cập hết nhằm đáp ứng cao nhất các yêu cầu quy hoạch khu vực.
- 1Công văn 6487/UBND-GT năm 2013 lựa chọn giải pháp thiết kế cầu khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2Quyết định 921/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Nhiệm vụ xác định Chỉ giới đường đỏ và thiết kế cắm mốc giới tuyến đường Vành đai 4, đoạn từ cầu Hồng Hà đến Quốc lộ 18, tỷ lệ 1/500 do thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định 1348/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán hạng mục bổ sung cầu vượt đường sắt tại Km129+425 (đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh) và đường đầu cầu từ Km0-Km0+419,20, thuộc dự án Xây dựng tuyến đường vành đai chống lũ quét thượng nguồn, đảm bảo an sinh và phát triển kinh tế - xã hội của xã miền núi khó khăn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
- 1Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 2Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 3Quyết định 1259/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 4430/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Danh mục dự án đầu tư công bố rộng rãi theo hình thức Hợp đồng BOT, BT của Thành phố Hà Nội
- 5Công văn 6487/UBND-GT năm 2013 lựa chọn giải pháp thiết kế cầu khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 6Luật Xây dựng 2014
- 7Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 8Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9Thông tư 13/2016/TT-BXD hướng dẫn về thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 10Quyết định 921/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Nhiệm vụ xác định Chỉ giới đường đỏ và thiết kế cắm mốc giới tuyến đường Vành đai 4, đoạn từ cầu Hồng Hà đến Quốc lộ 18, tỷ lệ 1/500 do thành phố Hà Nội ban hành
- 11Quyết định 519/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 1348/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán hạng mục bổ sung cầu vượt đường sắt tại Km129+425 (đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh) và đường đầu cầu từ Km0-Km0+419,20, thuộc dự án Xây dựng tuyến đường vành đai chống lũ quét thượng nguồn, đảm bảo an sinh và phát triển kinh tế - xã hội của xã miền núi khó khăn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
Quyết định 992/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế tuyển chọn và Nhiệm vụ thiết kế kiến trúc cầu Tứ Liên do thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 992/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/03/2018
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Thế Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/03/2018
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết