- 1Quyết định 51/2007/QĐ-NHNN về quy chế hoạt động thông tin tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 1349/QĐ-NHNN năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành đã hết hiệu lực pháp luật giai đoạn 01/01/2006 – 31/12/2008 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 987/2001/QĐ-NHNN | Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2001 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 và Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12-12-1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, cung cấp và khai thác sử dụng Thông tin tín dụng điện tử.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Lê Đức Thuý (Đã ký) |
QUẢN LÝ, CUNG CẤP VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG THÔNG TIN TÍN DỤNG ĐIỆN TỬ (Ban hành kèm theo Quyết định số 987/2001/QĐ-NHNN Quy chế này điều chỉnh các hoạt động về quản lý, cung cấp và khai thác sử dụng Thông tin tín dụng điện tử, nhằm bảo đảm an toàn cho hệ thống Thông tin tín dụng trong ngành ngân hàng, phục vụ công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước và ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Thông tin tín dụng điện tử: là Thông tin tín dụng, được xây dựng, cung cấp và khai thác sử dụng thông qua trang WEB của Trung tâm Thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước. 2. Quản lý Thông tin tín dụng điện tử: là việc giám sát, phân định quyền trong các công đoạn thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp và khai thác sử dụng Thông tin tín dụng điện tử. 3. Cung cấp Thông tin tín dụng điện tử: là việc tạo lập và chuyển Thông tin tín dụng điện tử cho đơn vị khai thác sử dụng. 4. Khai thác sử dụng Thông tin tín dụng điện tử: là việc truy cập để tra cứu, đọc, xem, in, nhận Thông tin tín dụng điện tử theo quyền được khai thác sử dụng. 5. Phân định quyền: là việc xác định, phân phối và cấp quyền thực hiện các công việc tương ứng với trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong việc thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp và khai thác sử dụng Thông tin tín dụng điện tử. 1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; 2. Các Tổ chức tín dụng được thành lập theo Luật các Tổ chức tín dụng; 3. Các tổ chức khác được phép khai thác Thông tin tín dụng điện tử. Điều 4. Sản phẩm Thông tin tín dụng điện tử 1. Trang tin về các báo cáo cung cấp cho Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; 2. Trang tin về khách hàng có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng; thông tin cảnh báo sớm; 3. Trang tin về các báo cáo phân tích, đánh giá xếp loại doanh nghiệp; 4. Trang tin về thông tin liên quan đến kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng thu thập từ các nguồn tin trong và ngoài nước; 5. Trang tin về doanh nghiệp nước ngoài có quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam; 6. Trang tin tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ Thông tin tín dụng; 7. Trang tin về hoạt động của hệ thống Thông tin tín dụng. QUẢN LÝ, CUNG CẤP THÔNG TIN TÍN DỤNG ĐIỆN TỬ Điều 5. Trung tâm Thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước 1. Trách nhiệm: a) Làm đầu mối, tổ chức và phối hợp với các đơn vị liên quan để thiết kế, xây dựng trang WEB Thông tin tín dụng điện tử, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ tương ứng; b) Quản lý, vận hành các máy chủ, thiết bị, mạng đặt tại Trung tâm Thông tin tín dụng; c) Phân định quyền cho các tổ chức, cá nhân thực hiện việc thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp và khai thác sử dụng Thông tin tín dụng điện tử; d) Cấp và bàn giao quyền truy cập mạng Thông tin tín dụng điện tử bằng văn bản (Phiếu đăng ký và bàn giao quyền truy cập mạng Thông tin tín dụng điện tử) cho đơn vị đăng ký thai thác sử dụng, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Phiếu đăng ký hợp lệ; đ) Kiểm soát việc truy cập, cung cấp và khai thác sử dụng Thông tin tín dụng điện tử; e) Cập nhật và cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, trung thực, chính xác trong điều kiện kỹ thuật cho phép và nâng cao độ tin cậy của Thông tin tín dụng điện tử. 2. Quyền hạn: a) Tạm thời đình chỉ, đình chỉ việc truy cập mạng Thông tin tín dụng điện tử đối với người khai thác sử dụng vi phạm các quy định tại Quy chế này, sau khi đã thông báo với tổ chức đăng ký khai thác sử dụng; b) Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý các tổ chức vi phạm các quy định tại Quy chế này; c) Được thu phí dịch vụ cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 9 Quy chế này. Điều 6. Đơn vị trung gian cung cấp Thông tin tín dụng điện tử 1. Đối tượng thực hiện: a) Các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng nơi có hơn 10 đơn vị khai thác sử dụng: Hội sở chính, sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, đơn vị trực thuộc tổ chức tín dụng, có nhu cầu truy cập trực tiếp, thường xuyên khai thác sử dụng Thông tin tín dụng điện tử, thì được phép đặt máy chủ trung gian để làm nhiệm vụ trung gian cung cấp Thông tin tín dụng điện tử. b) Các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước không đủ điều kiện tại điểm a) trên đây, thì trực tiếp khai thác trang WEB của Trung tâm Thông tin tín dụng và là đơn vị trung gian, thông qua các phương tiện hiện có để cung cấp Thông tin tín dụng điện tử cho các đơn vị khai thác sử dụng trên địa bàn. 2. Trách nhiệm: a) Quản lý, vận hành máy chủ, thiết bị, mạng liên quan đến việc cung cấp, khai thác sử dụng Thông tin tín dụng điện tử do đơn vị đảm nhiệm; b) Bố trí đủ cán bộ có khả năng, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, để thực hiện các yêu cầu nghiệp vụ và kỹ thuật, đảm bảo việc cung cấp, khai thác sử dụng Thông tin tín dụng điện tử do đơn vị đảm nhiệm; c) Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật do Trung tâm Thông tin tín dụng hướng dẫn; d) Chịu trách nhiệm quản lý và giám sát việc khai thác sử dụng trong phạm vi đơn vị cung cấp; đ) Cung cấp Thông tin tín dụng điện tử đúng quyền hạn, đúng người khai thác sử dụng; e) Kiểm soát việc truy cập, khai thác Thông tin tín dụng điện tử của bên khai thác sử dụng. Khi phát hiện sai sót, vi phạm phải thông báo kịp thời với Trung tâm Thông tin tín dụng để xử lý. 3. Quyền hạn: a) Cung cấp Thông tin tín dụng điện tử cho những tổ chức đã đăng ký khai thác sử dụng; b) Tạm thời đình chỉ việc truy cập mạng Thông tin tín dụng điện tử trong phạm vi đơn vị cung cấp đối với những người khai thác sử dụng vi phạm Quy chế này; c) Đề nghị Trung tâm Thông tin tín dụng đình chỉ việc truy cập mạng Thông tin tín dụng điện tử trong phạm vi đơn vị cung cấp đối với người khai thác sử dụng vi phạm Quy chế này. KHAI THÁC SỬ DỤNG THÔNG TIN TÍN DỤNG ĐIỆN TỬ Điều 7. Đăng ký khai thác sử dụng Thông tin tín dụng điện tử 1. Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, bao gồm: các Vụ, Cục, Văn phòng đại diện, các đơn vị sự nghiệp đều được đăng ký khai thác sử dụng những sản phẩm Thông tin tín dụng điện tử liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình tại khoản 1 Điều 4 Quy chế này. 2. Các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được đăng ký khai thác sử dụng những sản phẩm Thông tin tín dụng điện tử tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 4 Quy chế này. 3. Các đơn vị thuộc tổ chức tín dụng bao gồm: Hội sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, đơn vị trực thuộc tổ chức tín dụng phải đăng ký khai thác sử dụng những sản phẩm Thông tin tín dụng điện tử tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 4 Quy chế này. 4. Các tổ chức khác chỉ được đăng ký khai thác sử dụng những sản phẩm Thông tin tín dụng điện tử tại khoản 3, 4 và 5 Điều 4 Quy chế này. 5. Tất cả các đơn vị đã được cấp quyền truy cập mạng Thông tin tín dụng điện tử đều được khai thác sử dụng những sản phẩm Thông tin tín dụng điện tử tại khoản 6 và 7 Điều 4 Quy chế này mà không phải đăng ký. 1. Điều kiện: a) Có máy móc, thiết bị đủ khả năng khai thác sử dụng Thông tin tín dụng điện tử; b) Có yêu cầu, mục đích khai thác sử dụng Thông tin tín dụng điện tử rõ ràng; c) Có Phiếu đăng ký khai thác sử dụng do Thủ trưởng đơn vị đề nghị theo mẫu của Trung tâm Thông tin tín dụng; d) Được Trung tâm Thông tin tín dụng cấp quyền truy cập mạng Thông tin tín dụng điện tử. 2. Trách nhiệm: a) Đối với đơn vị khai thác sử dụng Thông tin tín dụng điện tử - Đăng ký người trực tiếp khai thác sử dụng theo Phiếu đăng ký và bàn giao quyền truy cập mạng Thông tin tín dụng điện tử của Trung tâm Thông tin tín dụng; - Quản lý người trực tiếp khai thác sử dụng do đơn vị đã đăng ký; - Quản lý nội dung các sản phẩm Thông tin tín dụng đã khai thác; - Chịu mọi trách nhiệm về sai phạm do người khai thác sử dụng Thông tin tín dụng điện tử mà đơn vị đã đăng ký khai thác sử dụng gây ra; - Thanh toán đầy đủ, đúng hạn đối với các sản phẩm Thông tin tín dụng đã đăng ký, khai thác sử dụng phải trả phí. b) Đối với người khai thác sử dụng - Không được làm lộ địa chỉ, mã khoá truy cập mạng Thông tin tín dụng điện tử đã được giao trách nhiệm quản lý, sử dụng; - Truy cập mạng đúng địa chỉ, quyền hạn, mã khoá để bảo vệ an toàn mạng; - Chỉ được khai thác sử dụng Thông tin tín dụng điện tử trong quyền hạn được cấp. 3. Quyền hạn: a) Đề nghị Trung tâm Thông tin tín dụng hướng dẫn và giải quyết những vướng mắc trong việc khai thác sử dụng Thông tin tín dụng điện tử; b) yêu cầu Trung tâm Thông tin tín dụng cung cấp kịp thời, trung thực các sản phẩm Thông tin tín dụng điện tử đúng với đăng ký đã được bàn giao. Điều 9. Phí dịch vụ thông tin đối với việc khai thác sử dụng Thông tin tín dụng 1. Phí theo năm được áp dụng đối với các tổ chức tín dụng đăng ký khai thác sử dụng những sản phẩm Thông tin tín dụng điện tử quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này. 2. Phí từng lần khai thác sử dụng được áp dụng đối với các đơn vị khi khai thác sử dụng những sản phẩm Thông tin tín dụng điện tử quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều 4 Quy chế này. 3. Không tính phí đối với những sản phẩm Thông tin tín dụng điện tử quy định tại khoản 1, 6 và 7 Điều 4 Quy chế này. 4. Biểu phí dịch vụ Thông tin tín dụng được áp dụng cho từng thời kỳ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Điều 10. Các tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng mã khoá, hoặc lợi dụng mã khoá của người khác, hoặc có hành vi phá hoại, vi phạm các quy định tại Quy chế này để cung cấp, khai thác sử dụng Thông tin tín dụng điện tử sai mục đích, sai đối tượng, thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý như sau: 1. Tạm thời đình chỉ việc truy cập mạng Thông tin tín dụng điện tử. 2. Đình chỉ việc truy cập mạng Thông tin tín dụng điện tử. 3. Xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 11. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định./. | |||
|
- 1Quyết định 51/2007/QĐ-NHNN về quy chế hoạt động thông tin tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 1349/QĐ-NHNN năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành đã hết hiệu lực pháp luật giai đoạn 01/01/2006 – 31/12/2008 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 1Quyết định 51/2007/QĐ-NHNN về quy chế hoạt động thông tin tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 1349/QĐ-NHNN năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành đã hết hiệu lực pháp luật giai đoạn 01/01/2006 – 31/12/2008 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Quyết định 987/2001/QĐ-NHNN về quy chế quản lý, cung cấp và khai thác sử dụng Thông tin tín dụng điện tử do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 987/2001/QĐ-NHNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/08/2001
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Lê Đức Thuý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 39
- Ngày hiệu lực: 17/08/2001
- Ngày hết hiệu lực: 01/07/2008
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực