Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 984/2005/QĐ-UBND | Đông Hà, ngày 25 tháng 5 năm 2005 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03/12/2004;
- Căn cứ Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 ngày 20/5/1998;
- Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/11/1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09/6/2000 (sau đây gọi chung là Luật Đầu tư nước ngoài);
- Căn cứ Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (Sửa đổi) số 03/1998/QH và Nghị định số 35/2002/NĐ-CP ngày 29/3/2002 về sửa đổi bổ sung Nghị định số 51/1999/NĐ-CP; Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định số 152 /2004/NĐ-CP ngày 06/8/2004, sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ (Sau đây gọi chung là Nghị định số 51/1999/NĐ-CP và Nghị định số 164/2003/NĐ-CP);
- Căn cứ Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài; Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài (Sau đây gọi chung là Nghị định số 24/2000/NĐ-CP và Nghị định số 27/2003/NĐ-CP);
- Căn cứ Nghị quyết số 4.3/2005/NQ-HĐ ngày 22/4/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị, khoá V, kỳ họp thứ 4,
QUYẾT ĐỊNH
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Giám đốc các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức, cỏ nhân có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM/ UBND TỈNH QUẢNG TRỊ |
CHI TIẾT CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Kèm theo Quyết định số 984 /2005/QĐ-UBND ngày 25 /5/2005 của UBND tỉnh Quảng Trị)
Phạm vi điều chỉnh của quy định này bao gồm các hoạt động đầu tư có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân trong nước được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; các nhà đầu tư nước ngoài (kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài) và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Khi đầu tư vào Quảng Trị, nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi theo quy định của nhà nước Việt Nam và hưởng ưu đãi của tỉnh Quảng Trị tại Văn bản này
Điều 4. Điều kiện ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước:
Dự án đầu tư đáp ứng các điều kiện sau đây được hưởng ưu đãi đầu tư :
1. Đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực quy định tại Danh mục A phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22-12-2003 của Chính phủ về Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm và có sử dụng số lao động bình quân trong năm ít nhất là:
a) Ở địa bàn thị xã Đông Hà: 50 người.
b) Ở địa bàn các huyện, thị xã còn lại: 20 người.
Điều 5. Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi chính sách
Trong trường hợp Nhà nước Việt Nam hoặc tỉnh Quảng Trị có thay đổi chính sách làm thiệt hại đến lợi ích của nhà đầu tư, thì cho phép các nhà đầu tư tiếp tục hưởng các ưu đãi đã ghi trong giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đối với thời gian còn lại của dự án hoặc được tỉnh xem xét giải quyết thoả đáng quyền lợi cho nhà đầu tư.
Trường hợp quy định mới có mức ưu đãi cao hơn các quy định tương ứng trước đó thì áp dụng theo các quy định mới.
CUNG CẤP THÔNG TIN, ĐỊA ĐIỂM LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Nhà đầu tư khi lập dự án để đầu tư tại Quảng Trị được ban hành quy định về một số chính sách phát triển khoa học, công nghệ và nhân lực có trỡnh độ quan cung cấp miễn phí các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các tài liệu khác có liên quan đến việc lập dự án đầu tư.
Nhà đầu tư được cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư hoặc xin cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cung cấp các văn bản mẫu, hướng dẫn các thủ tục cần thiết.
Trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch đã được duyệt trong từng thời kỳ, các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp giới thiệu, hướng dẫn, giúp đỡ nhà đầu tư lựa chọn vị trí thực hiện đầu tư phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của dự án.
Điều 8. Hỗ trợ bồi thường GPMB và công trình ngoài hàng rào
8.1 Hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng: Nhà đầu tư thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư quy định tại khoản 1, khoản 2 phụ lục 1 của quy định này được UBND tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng (trừ trường hợp các dự án đầu tư tại thị xã, thị trấn, thị tứ và các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài, UBND tỉnh có thoả thuận riêng bằng văn bản với nhà đầu tư).
8.2 Hỗ trợ các công trình kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào dự án:
Các dự án thuộc Danh mục lĩnh vực A, A1, A2, A3 đầu tư tại các khu vực quy hoạch và đảm bảo các điều kiện quy định thì sẽ được tỉnh xem xét hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào dự án bao gồm cấp điện, cấp nước, đường giao thông và thoát nước theo các mức cho mỗi loại công trình, kết cấu hạ tầng tương ứng như sau:
a. Đối với các dự án đầu tư trong nước, mức tối đa là:
- 80%, nếu dự án đầu tư tại các địa bàn Danh mục C
- 70%, nếu dự án đầu tư tại các địa bàn Danh mục B và thị xã Quảng Trị
- 50%, nếu dự án đầu tư tại địa bàn thị xã Đông Hà
B. Đối với các dự án đầu tư nước ngoài, mức tối đa là :
- 80%, nếu dự án đầu tư tại các địa bàn Danh mục C1
- 50%, nếu dự án đầu tư tại địa bàn thị xã Đông Hà (Danh mục B1)
8.3 Nhà đầu tư có nhu cầu hỗ trợ kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng và các hạng mục công trình kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào nói tại môc 8.1, 8.2, Điều 8 phải được UBND tỉnh chấp thuận ghi trong Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hoặc bằng văn bản chấp thuận khác trước khi triển khai thực hiện dự án và tổng mức vốn hỗ trợ tối đa không quá 02 tỷ đồng.
Các dự án đặc biệt yêu cầu mức hỗ trợ cao hơn 02 tỷ đồng, tỉnh sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể.
Điều 9. Hỗ trợ sản xuất vùng nguyên liệu
Các nhà đầu tư khi đầu tư vào tỉnh Quảng Trị để sản xuất vùng nguyên liệu có quy mô tập trung từ 100 ha trở lên phục vụ công nghiệp chế biến nông, lâm và từ 30 ha trở lên đối với thuỷ, hải sản theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được xem xét hỗ trợ lần đầu một phần kinh phí làm đường tạm đảm bảo giao thông.
Điều 10. Chính sách tạo vốn thực hiện dự án
10.1. Các doanh nghiệp Việt Nam được dùng giá trị quyền sử dụng đất hoặc giá trị thuê đất để góp vốn liên doanh với các đối tác nước ngoài theo quy định của Pháp luật.
10.2. UBND tỉnh Quảng Trị có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của nhà nước.
Điều 11. Ưu đãi về sử dụng lao động và đào tạo
11.1. Ưu tiên tuyển chọn lao động sinh sống tại nơi đã được giải phóng mặt bằng mà nhà đầu tư thuê đất để thực hiện dự án.
11.2. Các doanh nghiệp khi có dự án đầu tư tại Quảng Trị đúng điều kiện ưu đãi quy định tại Văn bản này, nếu có nhu cầu đào tạo nghề lần đầu cho 20 lao động trở lên, có hộ khẩu tại Quảng Trị (Thời gian đào tạo theo quy định của nhà nước, có chứng chỉ đào tạo của các cơ sở đào tạo, dạy nghề được cơ quan có thẩm quyền cấp phép), được tỉnh hỗ trợ với mức tối đa: 500.000 đồng/người nếu đào tạo trên địa bàn tỉnh, 800.000 đồng/ người nếu đào tạo ngoài tỉnh (Trường hợp trong tỉnh không có cơ sở đào tạo theo đúng ngành nghề của doanh nghiệp).
Doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí đào tạo tự chịu trách nhiệm về quản lý người lao động sau khi đào tạo làm việc cho doanh nghiệp mình để đảm bảo tính hiệu quả của công tác đào tạo.
Điều 12. Khuyến khích và vận động xúc tiến đầu tư:
Các tổ chức, cá nhân trực tiếp xúc tiến thu hút dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh Quảng Trị được hỗ trợ kinh phí bằng 1%o (một phần ngàn) trên tổng mức vốn đầu tư thực hiện dự án nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng, sau khi dự án đi vào hoạt động.
Điều 13. Bảo đảm nguồn vốn hỗ trợ
HĐND tỉnh bảo đảm bố trí vốn ngân sách tỉnh theo kế hoạch hàng năm để thực hiện chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư theo đề nghị của UBND tỉnh. Trong trường hợp cần thiết, khi được UBND tỉnh chấp thuận bằng văn bản, nhà đầu tư có thể ứng vốn trước để thực hiện các công việc thuộc diện chính sách khuyến khích và ưu đãi của tỉnh như quy định tại văn bản này và sẽ được UBND tỉnh hoàn trả lại số vốn đó theo thoả thuận giữa UBND tỉnh với nhà đầu tư.
Điều 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi tối đa về thuế thu nhâp doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Quảng Trị theo quy định của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 164/2003/Né-CP ngày 22/12/2003 về Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 06/8/2004 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 164/2003/Né-CP ngày 22/12/2003 của Chính phñ.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ ĐẦU TƯ.
Điều 16. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
16.1- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Là cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư và hồ sơ xin hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng của dự án từ vốn ngân sách tỉnh, lấy ý kiến các ngành liên quan và tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định.
Có trách nhiệm trình UBND tỉnh cân đối và bố trí vốn ngân sách đầu tư của tỉnh trong kế hoạch hàng năm để thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư quy định tại Văn bản này.
16.2- Các Sở, Ban ngành cấp tỉnh: Có trách nhiệm cung cấp thông tin, hướng dẫn và quản lý hoạt động đầu tư theo chức năng nhiệm vụ của mình, đảm bảo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.
16.3- UBND các huyện, thị xã: Có trách nhiệm kêu gọi và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư có dự án đầu tư tại địa phương mình, chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan lập và thực hiện phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư (nếu có) trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt, đảm bảo tiến độ bàn giao đất cho nhà đầu tư.
Cụ thể hoá chính sách này phù hợp với từng địa phương, nhất là các dự án khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống.
Điều 17. Trách nhiệm của nhà đầu tư
Nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi tại văn bản này, trong quá trình thực hiện sản xuất, kinh doanh nếu không thực hiện đúng các điều kiện để được hưởng ưu đãi thì chậm nhất trong vòng 90 ngày phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp ưu đãi đầu tư và cơ quan thuế, cơ quan Tài chính cùng cấp để điều chỉnh, bổ sung hoặc thu hồi một phần hay toàn bộ ưu đãi đầu tư đã được cấp.
18.1- Sở Kế hoạch & Đầu tư là các cơ quan đầu mối thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc hướng dẫn, giúp đỡ các thủ tục có liên quan đến hoạt động đầu tư trong và ngoài nước theo quy định tại văn bản này.
18.2- Sở Tài nguyên & Môi trường là cơ quan đầu mối trong việc thực hiện cơ chế 01 cửa về trình tự thủ tục đất đai, khoáng sản và môi trường đối với các dự án đầu tư trong phạm vi áp dụng của Qui định này.
18.3- Các Sở, ban ngành và các huyện, thị xã định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh về hoạt động thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh vào ngày 15 tháng 12 và gửi cho Sở Kế hoạch & Đầu tư để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc kịp thời báo cáo bằng văn bản về UBND tỉnh nhằm tháo gỡ, bổ sung hoặc điều chỉnh các quy định tại văn bản này phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo lợi ích lâu dài cho các nhà đầu tư.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành các quy định tại văn bản này, đảm bảo tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư có dự án đầu tư tại tỉnh Quảng Trị./.
KÈM THEO QUY ĐỊNH CHI TIẾT CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Bao gồm 07 phụ lục)
DANH MỤC DỰ ÁN, NGÀNH NGHỀ LĨNH VỰC KHUYẾN KHÍCH ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
Ngoài các ưu đãi tối đa được hưởng do Chính phủ quy định, các dự án đầu tư vào những lĩnh vực và đảm bảo các điều kiện quy định dưới đây được tỉnh khuyến khích và được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh.
1. Đối với các dự án đầu tư trong nước: (Danh mục A1)
- Các dự án nuôi, trồng thuỷ sản ở trên đất chưa được khai thác có diện tích từ 50 ha trở lên.
- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tập trung ở địa bàn thuộc Danh mục B hoặc C quy định tại văn bản này theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước ban hành, có qui mô từ 30 căn hộ trở lên.
- Dự án sản xuất hàng hoá có mức vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên ở thị xã Đông Hà và thị xã Quảng Trị, trên 10 tỷ đồng ở các địa bàn Danh mục B và trên 5 tỷ đồng ở địa bàn Danh mục C.
- Các dự án chế biến nông, lâm sản từ nguồn nguyên liệu trong nước có mức vốn trên 10 tỷ đồng ở địa bàn thị xã Đông Hà, trên 03 tỷ đồng ở thị xã Quảng Trị và địa bàn Danh mục B, trên 01 tỷ đồng ở địa bàn Danh mục C.
- Các dự án chế biến thuỷ sản từ nguồn nguyên liệu trong nước có mức vốn trên 15 tỷ đồng vùng ven thị xã Đông Hà, từ 10 tỷ đồng trở lên ở các địa bàn Danh mục B và C.
- Đầu tư xây dựng khu công viên văn hoá, bao gồm đầy đủ các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí có mức vốn trên 20 tỷ đồng ở thị xã Đông Hà, trên 10 tỷ đồng ở các huyện, thị xã còn lại.
- Các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch bao gồm đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái, du lịch biển đảo, khu du lịch vui chơi giải trí có mức vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng và đầu tư xây dựng xây dựng khách sạn từ 3 sao trở lên ở thị xã Đông Hà.
- Đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT.
2. Đối với các dự án đầu tư nước ngoài:
2.1. Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư: (Danh mục A2 )
- Sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu 80% giá trị, sản lượng sản phẩm trở lên.
- Chế biến nông sản, lâm sản (trừ gỗ rừng tự nhiên trong nước), thuỷ sản từ nguồn nguyên liệu trong nước, xuất khẩu 50% sản phẩm trở lên, có mức vốn trên 3 triệu USD.
- Nuôi trồng nông, lâm, thuỷ sản có diện tích tập trung 300 ha trở lên.
- Sản xuất vật liệu mới, vật liệu quý hiếm có vốn đầu tư trên 1 triệu USD.
- Đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT.
2.2. Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư: ( Danh mục A3)
- Sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu 50% sản phẩm trở lên có mức vốn đầu tư trên 1 triệu USD.
- Sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu từ 30% sản phẩm trở lên và sử dụng nhiều nguyên liệu, vật tư trong nước (có giá trị 30 % chi phí sản xuất trở lên), có mức vốn đầu tư trên 2 triệu USD.
- Dự án có sử dụng thường xuyên từ 100 lao động trở lên.
- Chế biến nông sản, lâm sản (trừ gỗ rừng tự nhiên trong nước), thuỷ sản từ nguyên liệu trong nước, có mức vốn trên 1 triệu USD.
- Sản xuất vật liệu tổng hợp thay gỗ, chất dẻo xây dựng, sợi thuỷ tinh có mức vốn trên 2 triệu USD.
- Sản xuất các loại vật liệu xây dựng nhẹ, có mức vốn trên 1 triệu USD.
- Sản xuất nguyên liệu, phụ liệu cao cấp để sản xuất giày, dép, quần áo xuất khẩu, có mức vốn trên 1 triệu USD.
- Sản xuất bao bì cao cấp phục vụ hàng xuất khẩu, có mức vốn trên 0,5 triệu USD.
- Xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng các Khu Công nghiệp.
DANH MỤC A PHỤ LỤC BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH 164/2003/NĐ-CP
Các dự án đầu tư vào các ngành, nghề, lĩnh vực sau đây được hưởng ưu đãi:
I. Trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng; trồng cây lâu năm trên đất hoang hoá, đồi, núi trọc; khai hoang; Làm muối; nuôi trồng thủy sản ở vùng nước chưa được khai thác:
1. Trồng, chăm sóc rừng.
2. Trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả trên đất hoang hoá, đồi, núi
trọc.
3. Khai hoang phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
4. Sản xuất, khai thác, tinh chế muối.
5. Nuôi, trồng các loại thủy sản ở vùng nước chưa được khai thác.
II. Xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển vận tải công cộng; phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá dân tộc:
1. Đầu tư xây dựng mới, hiện đại hoá nhà máy điện, phân phối điện, truyền tải điện. Xây dựng cơ sở sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, khí sinh vật.
2. Đầu tư xây dựng nhà máy nước, hệ thống cấp nước phục vụ sinh hoạt, phục vụ công nghiệp; đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước.
3. Đầu tư xây dựng mới, hiện đại hoá: cầu, đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, nơi đỗ xe;
4. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tập trung ở địa bàn thuộc Danh mục B hoặc C ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Phát triển vận tải công cộng: đầu tư phương tiện vận tải đường sắt, vận tải đường biển, vận tải hành khách đường bộ bằng xe ô tô từ 17 chỗ ngồi trở lên, vận tải hành khách đường thủy bằng phương tiện cơ giới.
6. Đầu tư cung cấp dịch vụ kết nối Intemet, cung cấp dịch vụ truy nhập Intemet, cung cấp dịch vụ ứng dụng Intemet tại địa bàn thuộc Danh mục B, C ban hành kèm theo Nghị định này; dịch vụ bưu phẩm, dịch vụ bưu kiện.
7. Mở trường học bán công, dân lập, tư thục ở các bậc học: giáo dục mầm non; giáo dục phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đào tạo trình độ cao đẳng và trình độ đại học.
8. Thành lập cơ sở dạy nghề, nâng cao tay nghề cho công nhân.
9. Đầu tư xây dựng bảo tàng, thư viện, nhà văn hoá, đoàn ca, múa, nhạc dân tộc; sản xuất, chế tạo, sửa chữa nhạc cụ dân tộc; duy tu bảo tồn, bảo tàng, thư viện, nhà văn hoá.
10. Thành lập bệnh viện dân lập, bệnh viện tư nhân khám, chữa bệnh, thành lập cơ sở thực hiện vệ sinh phòng chống dịch bệnh; thành lập trung tâm hoạt động cứu trợ tập trung chăm sóc người tàn tật, trẻ mồ côi, trung tâm lão khoa.
III. Sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu:
Dự án sản xuất, kinh doanh hàng hoá có mức xuất khẩu đạt giá trị trên 50% tổng giá trị hàng hoá sản xuất, kinh doanh của dự án trong năm tài chính.
IV. Đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ; chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp:
1. Đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ.
2. Chế biến nông sản từ nguồn nguyên liệu trong nước: chế biến gia súc, gia cầm; chế biến và bảo quản rau quả; sản xuất dầu, tinh dầu, chất béo từ thực vật; sản xuất sữa lỏng và các sản phẩm chiết xuất từ sữa; sản xuất bột thô; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; sản xuất nước uống đóng chai, đóng hộp từ hoa quả.
3. Sản xuất bột giấy, giấy, bìa, ván nhân tạo trực tiếp từ nguồn nguyên liệu nông, lâm sản trong nước.
4. Chế biến, bảo quản thủy sản từ nguồn nguyên liệu trong nước.
5. Dịch vụ hỗ trợ trồng cây nông nghiệp, cây công nghiệp và cây lâm nghiệp; hoạt động hỗ trợ chăn nuôi; hoạt động hỗ trợ lâm nghiệp; dịch vụ thủy sản; dịch vụ bảo vệ vật nuôi; nhân và lai tạo giống; dịch vụ bảo quản nông sản, lâm sản, thủy sản; xây dựng kho bảo quản nông, lâm, thủy sản.
V. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ; tư vấn về pháp lý, đầu tư, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ:
1. Đầu tư xây dựng cơ sở, công trình kỹ thuật: phòng thí nghiệm, trạm thí nghiệm nhằm ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất; sản xuất vật liệu mới, vật liệu quý hiếm.
2. Đầu tư sản xuất máy tính, sản phẩm phần mềm.
3. Cung cấp các dịch vụ: Nghiên cứu công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
4. Đầu tư sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện điện tử; sản xuất thiết bị viễn thông, Intenet; ứng cụng công nghệ mới để sản xuất thiết bị thông tin, viễn thông.
5. ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao; ứng dụng công nghệ mới về sinh học trong: phục vụ y tế, sản xuất cây giống, con giống, phân bón sinh học, thuốc trừ sâu sinh học, vắc xin thú y; thu gom rác thải, xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường, tái chế phế liệu, phế thải.
6. ứng dụng công nghệ sử dụng hoặc sản xuất ra máy móc, thiết bị sử dụng nguồn năng lượng sinh học, năng lượng từ gió, mặt trời, địa nhiệt, thủy triều.
7. Tư vấn pháp luật, đầu tư, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, dịch vụ tư vấn về khoa học và công nghệ; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
VI. Những ngành, nghề khác:
1. Trồng mía, trồng bông, trồng chè phục vụ công nghiệp chế biến; trồng cây dược liệu; sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.
2. Sản xuất đồ chơi cho trẻ em; dệt vải, hoàn thiện các sản phẩm dệt; sản xuất tơ, sợi các loại; thuộc, sơ chế da.
3. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản theo chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có quy mô trang trại trở lên.
4. Sản xuất hoá chất cơ bản, hoá chất tinh khiết, hoá chất chuyên dụng, thuốc nhuộm.
5. Đầu tư sản xuất: thuốc tân dược chữa bệnh cho người; thiết bị y tế, dụng cụ chỉnh hình, xe, dụng cụ chuyên dùng cho người tàn tật; xây dựng kho bảo quản dược phẩm; dự trữ thuốc chữa bệnh cho người để phòng chống lụt bão, thảm hoạ thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm; thuốc bảo vệ thực vật; thuốc phòng, chữa bệnh cho động vật và cho thủy sản.
6. Đầu tư sản xuất: khí cụ điện trung, cao thế; động cơ diezen; thiết bị, máy móc, phụ tùng cho các tàu vận tải, tàu dánh cá; máy công cụ, máy móc, thiết bị, phụ tùng, máy phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp; máy chế biến thực phẩm; máy cho ngành dệt, may; máy cho ngành da; máy khai thác mỏ; máy xây dựng; rô bốt công nghiệp; đầu máy xe lửa, toa xe; xe ô tô các loại, phụ tùng xe ô tô; máy phát điện; thiết bị cơ khí chính xác; thiết bị, máy móc kiểm tra, kiểm soát an toàn quá trình sản xuất công nghiệp; sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại; đóng, sửa chữa tàu, thuyền; sản xuất thiết bị xử lý chất thải và các sản phẩm công nghiệp trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ.
7. Sản xuất thép cao cấp, hợp kim, kim loại màu, kim loại quý hiếm, sát xốp dùng trong công nghiệp; sản xuất xi măng đặc chủng, vật liệu cách âm, cách điện, cách nhiệt cao, vật liệu tổng hợp thay gỗ, chất dẻo xây dựng, sợi thủy tinh, vật liệu chịu lửa; than cốc, than hoạt tính; sản xuất phân bón.
8. Các ngành nghề sản xuất hàng thủy công mỹ nghệ truyền thống: chạm trổ; khảm trai; sơn mài; khắc đá; làm hàng mây tre, trúc; dệt thảm, dệt lụa tơ tằm, dệt thổ cẩm, thêu ren; sản xuất hàng gốm sứ, sản xuất đồ đồng mỹ nghệ, sản xuất giấy dó.
9. Đầu tư xây dựng chợ loại 1, khu triển lãm; xúc tiến thương mại; hoạt động kinh doanh chứng khoán; hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của Quỹ tín dụng nhân dân.
10. Dịch vụ hàng hải, hàng không, đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa.
11. Đầu tư xây dựng khu du lịch quốc gia, khu du lịch sinh thái; vườn quốc gia; đầu tư xây dựng khu công viên văn hoá, bao gồm có đủ các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí.
12. Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Đầu tư sản xuất, chế biến, dịch vụ công nghệ cao trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp nhỏ và vừa, cụm công nghiệp.
13. Đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) và hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) .
I. Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư
- Sản xuất, chế biến xuất khẩu 80% sản phẩm trở lên;
- Chế biến nông sản, lâm sản (trừ gỗ), thuỷ sản từ nguồn nguyên liệu trong nước xuất khẩu 50% sản phẩm trở lên;
- Sản xuất các loại giống mới có chất lượng và có hiệu quả kinh tế cao;
- Nuôi trồng nông, lâm, thủy sản;
- Sản xuất thép cao cấp, hợp kim, kim loại mầu, kim loại đặc biệt, phôi thép, sắt xốp; luyện gang;
- Sản xuất máy móc, thiết bị, cụm chi tiết trong các lĩnh vực : khai thác dầu khí, mỏ, năng lượng; sản xuất thiết bị nâng hạ cỡ lớn; sản xuất máy công cụ gia công kim loại, thiết bị luyện kim;
- Sản xuất thiết bị y tế trong công nghệ phân tích và công nghệ chiết xuất trong y học;
- Sản xuất thiết bị kiểm nghiệm độc chất trong thực phẩm;
- Sản xuất vật liệu mới, vật liệu quý hiếm; ứng dụng công nghệ mới về sinh học; công nghệ mới để sản xuất thiết bị thông tin, viễn thông;
- Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin;
- Công nghiệp kỹ thuật cao;
- Đầu tư vào nghiên cứu phát triển (R&D) chiếm 25% doanh thu;
- Sản xuất thiết bị xử lý chất thải;
- Xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường, xử lý chất thải;
- Sản xuất nguyên liệu thuốc kháng sinh;
- Đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT.
II. Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư
- Thăm dò, khai thác và chế biến sâu khoáng sản;
- Sản xuất, chế biến xuất khẩu từ 50% sản phẩm trở lên;
- Sản xuất, chế biến xuất khẩu từ 30% sản phẩm trở lên và sử dụng nhiều nguyên liệu, vật tư trong nước (có giá trị từ 30% chi phí sản xuất trở lên);
- Sử dụng thường xuyên từ 500 lao động trở lên
- Chế biến nông sản, lâm sản (trừ gỗ rừng tự nhiên trong nước), thuỷ sản từ nguồn nguyên liệu trong nước;
- Bảo quản thực phẩm; bảo quản nông sản sau thu hoạch;
- Phát triển công nghiệp hoá dầu; xây dựng, vận hành đường ống dẫn dầu, dẫn khí, kho, cảng dầu;
- Chế tạo thiết bị cơ khí chính xác, thiết bị kiểm tra, kiểm soát an toàn, sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại;
- Sản xuất khí cụ điện trung, cao thế;
- Sản xuất các loại động cơ diezen có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến; sản xuất máy, phụ tùng ngành động lực, thuỷ lực, máy áp lực;
- Sản xuất phụ tùng ô tô, phụ tùng xe máy; sản xuất, lắp ráp thiết bị, xe máy thi công xây dựng; sản xuất thiết bị kỹ thuật cho ngành vận tải;
- Đóng tàu thuỷ; sản xuất động lực tàu thủy, thiết bị phụ tùng cho các tàu vận tải, tàu đánh cá;
- Sản xuất thiết bị thông tin, viễn thông;
- Sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử;
- Sản xuất thiết bị, phụ tùng, máy nông nghiệp, lâm nghiệp, thiết bị tưới tiêu;
- Sản xuất thiết bị ngành dệt, may;
- Sản xuất các loại nguyên liệu thuốc trừ sâu bệnh;
- Sản xuất các loại thuốc trừ sâu bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y có phần giá trị gia tăng nội địa từ 40% trở lên;
- Sản xuất các loại hoá chất cơ bản, hoá chất tinh khiết, thuốc nhuộm, hoá chất chuyên dùng;
- Sản xuất nguyên liệu chất tẩy rửa, phụ gia cho ngành hóa chất;
- Sản xuất xi măng đặc chủng, vật liệu composit, vật liệu cách âm, cách điện, cách nhiệt cao, vật liệu tổng hợp thay gỗ, vật liệu chịu lửa, chất dẻo xây dựng, sợi thuỷ tinh;
- Sản xuất các loại vật liệu xây dựng nhẹ;
- Sản xuất bột giấy;
- Sản xuất tơ, sợi, vải đặc biệt dùng trong ngành công nghiệp;
- Sản xuất nguyên liệu, phụ liệu cao cấp để sản xuất giầy, dép, quần áo
xuất khẩu;
- Sản xuất bao bì cao cấp phục vụ hàng xuất khẩu;
- Sản xuất nguyên liệu thuốc, sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người đạt tiêu chuẩn GMP quốc tế;
- Cải tạo, phát triển nguồn năng lượng;
- Vận tải hành khách công cộng;
- Xây dựng, cải tạo cầu, đường bộ, đường sắt, sân bay, bến cảng, nhà ga;
- Xây dựng nhà máy sản xuất nước, hệ thống cấp thoát nước;
- Xây dựng - kinh doanh kết cấu hạ tầng của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
- Dịch vụ kỹ thuật phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp./.
1. Căn cứ quy định đối với các dự án đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và theo Nghị định 164/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn gồm: huyện Hải Lăng, huyện Triệu Phong, huyện Gio Linh, huyện Vĩnh Linh vµ huyện Cam Lộ (gọi chung là Danh mục B).
- Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: huyện Đakrông, huyện Hướng Hoá và huyện Đảo Cồn Cỏ (gọi là Danh mục C).
2. Quy định đối với các dự án đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài:
- Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn: Thị xã Đông Hà (gọi là Danh mục B1).
- Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn gồm: Thị xã Quảng Trị, huyện Hải Lăng, huyện Triệu Phong, huyện Gio Linh, huyện Vĩnh Linh, huyện Cam Lộ, huyện Đakrông, huyện Hướng Hoá và huyện Đảo Cồn Cỏ (Gọi chung là Danh mục C1).
HỒ SƠ XIN VỐN HỖ TRỢ ĐẦU TƯ KẾT CẤU HẠ TẦNG NGOÀI HÀNG RÀO
Nhà đầu tư có dự án đầu tư trên địa bàn Quảng Trị thuộc diện được hưởng ưu đãi như quy định tại văn bản này, có nhu cầu tỉnh hỗ trợ vốn ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước...) ngoài hàng rào, thì phải đảm bảo thực hiện đồng thời các điều kiện sau:
- Các hạng mục cơ sở hạ tầng này phải đưa vào tính toán sơ bộ trong dự án đầu tư và được tổng hợp thành một khoản mục trong dự án, gọi là các hạng mục cơ sở hạ tầng xin ngân sách tỉnh hỗ trợ.
- Từng hạng mục cụ thể sau khi được UBND tỉnh chấp thuận được thể hiện cụ thể trong Giấy phép đầu tư (đối với dự án theo Luật Đầu tư nước ngoài) hoặc Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư (đối với dự án theo Luật đầu tư trong nước) hoặc văn bản chấp thuận khác thì phải tiến hành lập báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư (tùy mức vốn đầu tư cụ thể), thiết kế cơ së trình thẩm định và phê duyệt, thực hiện chọn thầu, thi công, giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán... theo đúng trình tự quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc nguồn vốn ngân sách .
Nhà đầu tư có nhu cầu tỉnh hỗ trợ vốn đầu tư nói tại phô lôc nµy gửi hồ sơ về Sở Kế hoạch và Đầu tư để được xem xét, trình UBND tỉnh quyết định.
THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
I. Điều kiện đối với các dự án đăng ký cấp giấy phép đầu tư
1. Các dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư phải đồng thời đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Không thuộc nhóm A theo quy định của Chính phủ.
b) Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành hoặc quy hoạch sản phẩm đã được duyệt. Trong trường hợp các quy hoạch trên chưa được duyệt, thì phải được sự đồng ý của Bộ quản lý ngành.
c) Không thuộc danh mục dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Các dự án có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm từ 80% trở lên.
b) Dự án đầu tư vào khu công nghiệp không thuộc nhóm A nhưng thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư.
c) Thuộc lĩnh vực sản xuất có quy mô vốn đầu tư đến 05 triệu USD hoặc danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư.
3. Các dự án còn lại thuộc diện thẩm định cấp Giấy phép đầu tư.
II. Hồ sơ và quy trình đăng ký cấp phép đầu tư
1. Hồ sơ đăng ký cấp phép đầu tư
a) Đơn đăng ký cấp phép đầu tư,
b) Hợp đồng liên doanh và Điều lệ doanh nghiệp liên doanh hoặc Điều lệ doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh,
c) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên.
2. Hồ sơ đăng ký cấp phép đầu tư được thành lập 03 bộ, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc và tất cả được nộp cho Sở Kế hoạch & Đầu tư để trình UBND tỉnh cấp Giấy phép đầu tư.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm trình UBND tỉnh cấp Giấy phép đầu tư. Thời gian tối đa để nhà đầu tư có Giấy phép đầu tư không quá 09 ngày làm việc (rút ngắn 06 ngày so với quy định của Chính phủ) kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của nhà đầu tư.
III. Hồ sơ và quy trình thẩm định cấp phép đầu tư
1. Hồ sơ thẩm định cấp giấy phép đầu tư gồm:
a) Đơn xin cấp Giấy phép đầu tư;
b) Hợp đồng liên doanh và Điều lệ doanh nghiệp liên doanh hoặc Điều lệ doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh;
c) Giải trình kinh tế kỹ thuật;
d) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các Bên liên doanh, các Bên hợp doanh, Nhà đầu tư nước ngoài;
e) Các tài liệu liên quan đến chuyển giao công nghệ (nếu có).
2. Hồ sơ được lập thành 12 bộ đối với dự án nhóm A và 08 bộ đối với dự án nhóm B, trong đó ít nhất có 01 bộ gốc và tất cả được nộp cho Sở Kế hoạch & Đầu tư.
3. Quy trình thẩm định cấp Giấy phép đầu tư:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch & Đầu tư tham mưu trình UBND tỉnh ký văn bản và gửi hồ sơ dự án tới Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật và các Bộ, ngành liên quan lấy ý kiến đối với dự án;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các Bộ, ngành có ý kiến bằng văn bản gửi UBND tỉnh về nội dung dự án thuộc phạm vi quản lý của mình; quá thời hạn trên mà không có ý kiến bằng văn bản thì coi như chấp thuận dự án;
c) Trong thời hạn 22 ngày làm việc (rút ngắn 08 ngày so với quy định của Chính phủ), kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND tỉnh hoàn thành việc thẩm định dự án và cấp Giấy phép đầu tư.
Thời hạn trên không kể thời gian Nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư.
Mọi yêu cầu của UBND tỉnh đối với Nhà đầu tư về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án được thực hiện bằng văn bản trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Sau khi hết thời hạn quy định nêu trên mà không cấp Giấy phép đầu tư, UBND tỉnh thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư nêu rõ lý do, đồng thời sao gửi cho các cơ quan có liên quan.
THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC
I. Văn bản chấp thuận đầu tư
Tất cả các dự án đầu tư tại tỉnh Quảng Trị theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước đều phải có văn bản chấp thuận chủ trương cho đầu tư của UBND tỉnh trước khi gửi hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Riêng đối với dự án đầu tư của Doanh nghiệp nhà nước thì phải có Quyết định phê duyệt dự án của cơ quan có thẩm quyền theo quy định hiện hành của Nhà nước.
II. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư
Hồ sơ cấp mới, gồm:
- Đơn xin cấp ưu đãi đầu tư,
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy đăng ký hoạt động,
- Dự án đầu tư hoặc phương án kinh doanh kèm theo Quyết định phê duyệt (nếu có quy định theo Quy chế Quản lý Đầu tư và Xây dựng),
- Danh mục máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải chuyên dùng phải nhập khẩu (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư,
- Các giấy tờ khác có tính đặc thù của dự án mà do công tác quản lý yêu cầu cần phải có.
Hồ sơ được lập thành 02 bộ, trong đó có 01 bộ gốc gửi đến Sở Kế hoạch & Đầu tư để xem xét, trình UBND tỉnh quyết định. Trong trường hợp cần thiết có thể lấy ý kiến một số Sở, ban ngành và UBND huyện, thị x· liên quan trước khi trình UBND tỉnh quyết định.
Đối với các dự án xin cấp ưu đãi bổ sung hoặc điều chỉnh, các dự án đã thực hiện nay xin cấp ưu đãi thì ngoài các giấy tờ trên còn có thêm bản báo cáo tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh của dự án lập theo mẫu quy định.
Thời hạn thẩm định cấp ưu đãi đầu tư không quá 10 ngày làm việc (rút ngắn 10 ngày so với quy định của chính phủ), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- 1Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996
- 2Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) 1998
- 3Nghị định 51/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi
- 4Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2000
- 5Nghị định 24/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 6Nghị định 35/2002/NĐ-CP sửa đổi Danh mục A, B và C ban hành tại phụ lục kèm theo Nghị định 51/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi
- 7Nghị định 27/2003/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 8Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9Nghị định 164/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
- 10Nghị định 152/2004/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 164/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Quyết định 984/2005/QĐ-UBND ban hành quy định chi tiết chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị
- Số hiệu: 984/2005/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/05/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Lê Hữu Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra