- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Nghị định 107/2009/NĐ-CP về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
- 6Thông tư 17/2010/TT-BCT quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại do Bộ Công thương ban hành
- 7Nghị định 118/2011/NĐ-CP sửa đổi thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 983/QĐ-UBND | Bến Tre, ngày 21 tháng 5 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 17/2010/TT-BCT ngày 05 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại;
Căn cứ Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng; Nghị định số 118/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1104/TTr-SCT ngày 25 tháng 4 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 với một số nội dung chủ yếu sau:
- Phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh với số lượng, loại hình, quy mô và phân bố hợp lý, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng LPG cho sản xuất, kinh doanh, các phương tiện giao thông và nhu cầu của dân cư.
- Tốc độ tăng trưởng khối lượng tiêu thụ LPG qua mạng lưới kinh doanh LPG của tỉnh đạt bình quân 14, 4%/năm giai đoạn 2011-2015 và 15, 0%/năm giai đoạn 2016-2020.
- Đảm bảo các cửa hàng kinh doanh hiện có và các cơ sở kinh doanh LPG xây dựng mới tuân thủ quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn của Nhà nước, đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh LPG; thu hút các thành phần kinh tế tham gia xây dựng phát triển mạng lưới cơ sở LPG trên địa bàn.
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh LPG.
- Phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cho sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
- Đảm bảo tính kế thừa và phát triển, tính hợp lý giữa phát triển số lượng và quy mô các cơ sở kinh doanh LPG, vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh của các thương nhân tham gia kinh doanh LPG trên thị trường; chú trọng đến yêu cầu tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở kinh doanh LPG đảm bảo nâng cao chất lượng phục vụ và văn minh thương mại.
- Đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước về điều kiện kinh doanh LPG, đặc biệt chú trọng về an toàn, phòng, chống cháy nổ, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường; nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với kinh doanh LPG, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ đối với các cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn.
a) Định hướng phát triển các chủ thể tham gia kinh doanh: Thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia cung ứng LPG trên địa bàn tỉnh; khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư vào các cơ sở kinh doanh cần vốn lớn, yêu cầu tiêu chuẩn cao, có thương hiệu mạnh, cạnh tranh lành mạnh về chất lượng cung ứng, tăng chế độ dịch vụ hậu mãi như: Bảo trì, bảo dưỡng… và các chủ thể phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Nhà nước về an toàn, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
b) Định hướng phát triển mạng lưới, loại hình cửa hàng kinh doanh LPG:
- Khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô các cửa hàng hiện có; không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho các cửa hàng không đủ tiêu chuẩn quy định; các cửa hàng nằm trong chợ và gần các khu đông người khác để đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ; hạn chế cấp cho các cửa hàng có mật độ phân bố quá dày để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
- Phát triển các cửa hàng kinh doanh LPG chai kết hợp với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại khu vực đô thị và trạm nạp LPG vào ô tô tại các tuyến đường giao thông quan trọng của tỉnh; phát triển cửa hàng chuyên doanh các mặt hàng LPG và các phụ kiện có liên quan tại các khu vực.
c) Định hướng phát triển mạng lưới trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp LPG cho phương tiện vận tải, trạm cấp LPG, kho chứa LPG:
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển trạm nạp LPG vào chai cung ứng cho thị trường, đáp ứng yêu cầu các đại lý, cửa hàng trong tỉnh và xuất tỉnh.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đại lý, tổng đại lý xây dựng mới các kho dự trữ LPG để tăng quy mô kinh doanh, giảm chi phí vận chuyển;
- Từng bước phát triển trạm nạp LPG vào ô tô, trước hết khuyến khích các cửa hàng xăng dầu trên quốc lộ, cửa ngõ của tỉnh, gần thành phố Bến Tre kết hợp kinh doanh LPG nạp vào ô tô.
- Phát triển hệ thống trạm cấp LPG tại các đô thị như: Thành phố Bến Tre, Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Nam gắn với quy hoạch xây dựng các khu dân cư, chung cư, căn hộ cao cấp, hiện đại và các khu công nghiệp có các ngành sản xuất tiêu thụ LPG lớn.
d) Định hướng tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh:
- Đảm bảo thực hiện các quan điểm, mục tiêu, định hướng quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh LPG đáp ứng tốt nhu cầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh trên cơ sở thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về điều kiện kinh doanh.
- Phát triển mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý và các chủ thể kinh doanh LPG một cách thường xuyên (thông qua báo cáo, kiểm tra, hội nghị, hội thảo... ).
- Tích cực kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện các quy định của Nhà nước về kinh doanh LPG và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm quy định an toàn phòng, chống cháy nổ, gây ảnh hưởng không tốt với môi trường, gian lận thương mại trong kinh doanh LPG.
4. Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh:
a) Tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng cửa hàng kinh doanh LPG:
- Ưu tiên phát triển cửa hàng xây mới tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, mức thu nhập của dân cư cao, nhu cầu LPG lớn, tập trung, những xã chưa có cửa hàng kinh doanh LPG; khuyến khích và hướng dẫn khoảng cách từ cửa hàng xây mới đến các cửa hàng hiện tại tối thiểu từ 0, 5km ở thành phố, 0, 8-1km ở đô thị loại IV, loại V và 1, 5-2km ở nông thôn.
- Địa điểm xây dựng không vi phạm các quy hoạch khác của địa phương.
- Địa điểm xây dựng không nằm trong hẻm cụt, chợ, những nơi khó có khả năng chữa cháy nếu có sự cố xảy ra; không nằm gần các công trình công cộng như: Bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại... (hướng dẫn khoảng cách tối thiểu 100m).
b) Quy hoạch các cửa hàng kinh doanh LPG theo địa bàn hành chính:
- Đối với các cửa hàng kinh doanh LPG xây dựng mới:
+ Giai đoạn từ nay đến năm 2015: Hạn chế phát triển cửa hàng mới ở các thị trấn, phường đã có cửa hàng kinh doanh LPG; ưu tiên phát triển thêm các cửa hàng ở các đô thị mới, khu dân cư mới, khu cụm công nghiệp có lực lượng lao động lớn, ở các xã chưa có mạng lưới kinh doanh LPG vươn tới.
+ Giai đoạn 2015-2020: Phát triển cửa hàng kinh doanh LPG bổ sung ở những nơi có nhu cầu tiêu thụ cao tại các thị xã, thị trấn mới thành lập, ở các khu dân cư mới, khu, cụm công nghiệp có lực lượng lao động lớn.
- Đối với các cửa hàng cần đầu tư nâng cấp: Tất cả các cửa hàng kinh doanh LPG đều cần có kho để chứa chai LPG rỗng hoặc chai chứa LPG trong quá trình luân chuyển. Vì vậy, những cửa hàng yêu cầu đầu tư nâng cấp là cửa hàng không có kho chứa LPG chai hoặc kho chưa đủ diện tích chuẩn. Thời gian tối đa bắt buộc các cửa hàng phải nâng cấp là ngày 31 tháng 12 năm 2014.
- Trên địa bàn toàn tỉnh, giai đoạn 2014-2015 quy hoạch phát triển mới 44 cửa hàng; giai đoạn 2016-2020 phát triển mới 84 cửa hàng và 22 cửa hàng cần phải đầu tư nâng cấp. Phát triển mới 03 trạm nạp LPG vào ô tô và 6 trạm chiết nạp LPG vào chai.
Hằng năm, căn cứ thực trạng và nhu cầu, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bổ sung quy hoạch về số lượng cửa hàng kinh doanh LPG cho phù hợp.
a) Giải pháp về vốn đầu tư và đất:
- Vốn đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh LPG phụ thuộc vào nhu cầu, năng lực của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, do họ tự huy động và bố trí sử dụng.
- Đất để xây dựng các cơ sở kinh doanh LPG trên từng địa bàn cũng sẽ do chủ đầu tư tự thu xếp, có thể là đất thuộc quyền sử dụng của chủ đầu tư hoặc thuê của chủ thể khác thông qua hợp đồng thuê theo quy định của pháp luật. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tạo điều kiện về thủ tục, trình tự, thời gian trong việc chuyển quyền sử dụng đất cho các chủ đầu tư kinh doanh LPG.
b) Giải pháp về bố trí địa điểm xây dựng cơ sở kinh doanh LPG:
- Địa điểm quy hoạch dự kiến xây dựng mới cơ sở kinh doanh LPG là địa chỉ mở, trên cơ sở quy hoạch số lượng cửa hàng, trạm nạp cần phát triển cho từng khu vực.
- Khi thương nhân có nhu cầu đăng ký đầu tư kinh doanh LPG trong khu vực quy hoạch thì Phòng Kinh tế và Hạ tầng/Phòng Kinh tế các huyện, thành phố kiểm tra, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, huyện xem xét đối chiếu với khoảng cách tối thiểu theo quy định và số lượng cửa hàng đã có; nếu phù hợp về khoảng cách và còn chỉ tiêu mà chưa có nhà đầu tư thì thông báo cho thương nhân và báo cáo với Sở Công Thương. Nếu trên địa bàn, có cửa hàng xin ngừng kinh doanh LPG hoặc bị rút hoặc không được tái cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thì chỉ tiêu cấp xây dựng mới được tăng lên tương ứng với số lượng cửa hàng tự ngừng và bị ngừng kinh doanh. Sở Công Thương căn cứ quy hoạch và các quy định hiện hành nếu đủ điều kiện thì chấp thuận cho thương nhân đầu tư cửa hàng, các trạm nạp LPG và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
- Vị trí xây dựng trạm chiết nạp LPG vào chai có kho chứa phải thuận tiện cho việc vận chuyển nhập LPG và cung ứng chai LPG cho các cửa hàng bán lẻ, gần đường giao thông cả đường thủy và bộ; tránh xa các khu dân cư tập trung; cấm bố trí trạm nạp LPG vào chai ở tầng hầm hoặc trong các tầng nhà của nhà nhiều tầng; khuyến khích thương nhân đầu tư trạm chiết nạp LPG vào chai có kho chứa ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được quy hoạch.
Đối với các cửa hàng kinh doanh LPG tồn tại trước thời điểm ban hành Quy hoạch nhưng không đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 cửa hàng theo tiêu chí thì tạm thời được tiếp tục hoạt động nhưng phải từng bước sắp xếp, bố trí lại theo hướng vận động di dời và ưu tiên bố trí đến vị trí phù hợp quy hoạch.
c) Giải pháp về công nghệ, thiết kế xây dựng, cung cấp điện, phòng chống cháy nổ đảm bảo an toàn cho các cơ sở kinh doanh LPG và bảo vệ môi trường:
- Giải pháp công nghệ: Cơ sở kinh doanh LPG lựa chọn công nghệ và giai đoạn đầu tư mới phù hợp với thực tiễn kinh doanh; đồng thời cần chú ý ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường, mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng. Các cửa hàng kinh doanh, trạm chiết nạp phải thực hiện đúng các quy định, tiêu chuẩn của Nhà nước.
- Giải pháp về thiết kế xây dựng: Giải pháp tổng mặt bằng theo Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng và TCVN 6223: 2011.
- Giải pháp cung cấp điện: Việc lắp đặt hệ thống điện và các thiết bị dùng điện phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật hiện hành như: QCVN 07: 2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; TCVN 6223: 2011…
- Giải pháp về an toàn phòng, chống cháy nổ: Các cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên quan tâm đến công tác PCCC cơ sở, kiểm tra, chấn chỉnh việc thực hiện đầy đủ các biện pháp PCCC nhằm loại trừ các nguy cơ có thể dẫn đến cháy, nổ xảy ra; chủ động phát hiện và ngăn ngừa những sơ hở thiếu sót có nguy cơ gây cháy và cháy lớn; các cửa hàng kinh doanh LPG, trạm nạp thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ, trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy ban đầu theo quy định.
d) Giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước:
- Trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn, cần đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách, quy định của pháp luật hoàn chỉnh hơn nữa; phổ biến kịp thời các văn bản pháp lý cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong tỉnh và trên cơ sở đó tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật.
- Củng cố, tăng cường vai trò quản lý của các ngành, các cấp đảm bảo thực hiện các quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn theo đúng quy hoạch được phê duyệt; đảm bảo các chủ thể kinh doanh tuân thủ pháp luật; trong quá trình thực hiện quy hoạch, chủ động điều chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn, bảo đảm lợi ích của các chủ thể kinh doanh và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng trong kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương và tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh. Thường xuyên thực hiện công tác chống gian lận trong kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh và tăng cường hoạt động kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm; thành lập bộ phận giám sát việc thực hiện quy hoạch để theo dõi tiến trình thực hiện quy hoạch, đề xuất điều chỉnh quy hoạch kịp thời, phù hợp với cung cầu thị trường và quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch.
- Hỗ trợ thương nhân đầu tư kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích các trường đào tạo nghề mở các chuyên ngành đào tạo về kinh doanh LPG tại tỉnh.
Điều 2. Các ngành, các địa phương phải căn cứ vào nội dung Quy hoạch này khi xây dựng phát triển ngành, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong từng kỳ 5 năm và hằng năm nếu có liên quan đến phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh LPG để đảm bảo tính thống nhất chung trong toàn tỉnh.
Điều 3. Giao Giám đốc Sở Công Thương có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức quán triệt nội dung và triển khai, cụ thể hóa thực hiện Quy hoạch này.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1616/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề cương chi tiết Đề án quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 2Quyết định 1208/QĐ-UBND năm 2013 Phê duyệt Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu và Quy hoạch định hướng phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
- 3Quyết định 606/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, có xét đến 2025
- 4Quyết định 1807/QĐ-UBND năm 2014 bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng tỉnh An Giang đến năm 2020
- 5Quyết định 2680/QĐ-UBND năm 2014 sửa đổi Quyết định 2865/QĐ-UBND Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 6Quyết định 702/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 7Quyết định 1213/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 8Quyết định 990/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020, xét đến năm 2025
- 9Quyết định 558/QĐ-UBND năm 2018 về điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Nghị định 107/2009/NĐ-CP về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
- 6Thông tư 17/2010/TT-BCT quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại do Bộ Công thương ban hành
- 7Nghị định 118/2011/NĐ-CP sửa đổi thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng
- 8Thông tư 41/2011/TT-BCT quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng do Bộ Công thương ban hành
- 9Quyết định 1616/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề cương chi tiết Đề án quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 10Quyết định 1208/QĐ-UBND năm 2013 Phê duyệt Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu và Quy hoạch định hướng phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
- 11Quyết định 606/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, có xét đến 2025
- 12Quyết định 1807/QĐ-UBND năm 2014 bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng tỉnh An Giang đến năm 2020
- 13Quyết định 2680/QĐ-UBND năm 2014 sửa đổi Quyết định 2865/QĐ-UBND Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 14Quyết định 702/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 15Quyết định 1213/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 16Quyết định 990/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020, xét đến năm 2025
- 17Quyết định 558/QĐ-UBND năm 2018 về điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020
Quyết định 983/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch Phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- Số hiệu: 983/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/05/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Võ Thành Hạo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/05/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực