Hệ thống pháp luật

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 98/QĐ-UBDT

Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG TRONG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2021-2025 (GIAI ĐOẠN II)

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC

Căn cứ Nghị định số 13/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;

Căn cứ Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025”;

Căn cứ Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/02/2020 của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025 (giai đoạn II) (có Kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Dân Tộc thiểu số, Chánh Văn phòng Ủy ban, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị có liên quan thuộc Ủy ban Dân tộc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- BT, CN Đỗ Văn Chiến (để b/c);
- Bộ Tài chính (Vụ HCSN);
- Các Vụ, đơn vị UBDT;
- CQ công tác DT các tỉnh, tp trực thuộc TW;
- Website UBDT;
- Lưu: VT, DTTS (5).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM




Hoàng Thị Hạnh

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG TRONG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2021-2025” (GIAI ĐOẠN II)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 98/QĐ-UBDT, ngày 18 tháng 02m 2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)

Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015, Ủy ban Dân tộc xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025” (giai đoạn II) như sau;

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung giai đoạn II (2021-2025), nhiệm vụ của Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 498/QĐ-TTg và hoàn thành các mục tiêu cụ thể của Đề án:

+ Trên 90% cán bộ làm công tác dân tộc các cấp, cán bộ văn hóa - xã hội xã được tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng vận động, tư vấn, truyền thông thay đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số vào năm 2025.

+ Giảm bình quân 2% - 3%/năm số cặp tảo hôn và 3%-5%/năm số cặp kết hôn cận huyết thống đối với các địa bàn, dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn kết hôn cận huyết thống cao. Đến năm 2025, phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số.

- Thay đổi nhận thức, ý thức trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân vùng dân tộc thiểu số trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; tạo sự đồng thuận trong xã hội góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số.

2. Yêu cầu

- Các hoạt động thực hiện nội dung, nhiệm vụ của Đề án phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về hôn nhân và gia đình, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế.

- Đề cao trách nhiệm và huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia thực hiện tuyên truyền, vận động đồng bào xóa bỏ những tập tục có hại trong hôn nhân và phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

- Tăng cường công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện Đề án;

- Phân công nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi

Vùng dân tộc thiểu số, chú trọng khu vực trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ - Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.

2. Đối tượng

- Thanh niên, người chưa thành niên từ đủ 10 tuổi trở lên, cả nam và nữ ở vùng dân tộc thiểu số;

- Phụ huynh học sinh/cha mẹ nam, nữ thanh niên, người chưa thành niên từ đủ 10 tuổi trở lên là người dân tộc thiểu số.

- Cán bộ cơ sở tham gia tuyên truyền, ngăn ngừa tảo hôn và kết hôn cận huyết thống ở vùng dân tộc thiểu số;

- Bộ đội biên phòng, các hội, đoàn thể, già làng, trưởng thôn bản, người có uy tín, chức sắc, chức việc vùng đồng bào dân tộc thiểu số;

- Các tổ chức, cá nhân liên quan tham gia thực hiện Đề án.

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến năm 2025

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

a) Các hoạt động chủ yếu:

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở, mở các chuyên trang, chuyên mục trên các báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, đài truyền hình, đài tiếng nói và qua hệ thống thông tin, truyền thanh tuyến xã; tập trung cung cấp thông tin, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân, phòng ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống như Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Trẻ em, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Dân số & Gia đình...; tuyên truyền về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống,...

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống: (01 cuộc thi/năm/tỉnh bằng hình thức sân khấu hóa) tại các trường trung học cơ sở, phổ thông trung học và các trường dân tộc nội trú để tuyên truyền sâu rộng về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;

- Tuyên truyền, vận động trực tiếp, trực diện thông qua hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật; qua các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí tại cộng đồng và lưu động tại thôn bản;

- Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, vận động với các hoạt động giao lưu văn hóa, lễ hội, hoạt động hòa giải tại cộng đồng, các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt của chính quyền, đoàn thể, hoạt động ngoại khóa trong trường học, các câu lạc bộ, các tổ, nhóm;

b) Phương thức thực hiện: Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, cơ quan, địa phương liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.

2. Biên soạn, phát hành tài liệu, sản phẩm tuyên truyền về hôn nhân và phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

a) Nội dung, hình thức tài liệu, sản phẩm tuyên truyền:

- Rà soát, lựa chọn và biên soạn tài liệu hướng dẫn, tìm hiểu pháp luật về hôn nhân và gia đình; về tác hại, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của các nhóm đối tượng tuyên truyền khác nhau như nam, nữ, dân tộc, nhóm tuổi, trình độ,...;

- Tài liệu tập huấn về kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, gia đình, về phòng, chống, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số;

- Tài liệu giới thiệu về những phong tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc trong hôn nhân và những tập tục có hại trong hôn nhân cần vận động xóa bỏ;

- Tài liệu Hỏi - đáp pháp luật về hôn nhân, về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;

- Tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân, gia đình, về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên bản tin thông tin cơ sở để sử dụng trong hệ thống thông tin cơ sở;

- Tờ rơi, tờ gấp, pa nô, áp phích, tranh cổ động, khẩu hiệu,... tuyên truyền pháp luật về hôn nhân, dân số và gia đình;

- Cung cấp tài liệu, sản phẩm truyền thông tuyên truyền về hôn nhân, về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, dân số, gia đình bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc;

- Xây dựng tiểu phẩm băng tiếng, băng hình, địa hình truyền thông; xây dựng chuyên mục, chương trình tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan trên đài, báo, tạp chí...;

- Biên soạn sổ tay, tài liệu cung cấp thông tin, kiến thức về hôn nhân và gia đình như: tư vấn và khám sức khỏe cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn, đặc biệt là vị thành niên, thanh niên để phát hiện, phòng ngừa và hướng dẫn điều trị các bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi kết hôn, mang thai, sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ, các nguy cơ sinh con bị bệnh, tật bẩm sinh, góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững và nâng cao chất lượng giống nòi.

b) Phương thức thực hiện: Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan tổ chức biên soạn, cung cấp tài liệu, sản phẩm truyền thông để tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số trong hôn nhân.

c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.

3. Triển khai nhân rộng mô hình điểm và các mô hình chuyên đề “Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại địa phương

a) Nội dung hoạt động: Triển khai các hoạt động truyền thông, vận động, tư vấn, can thiệp, nghiên cứu, ứng dụng, triển khai nhân rộng các mô hình, bài học kinh nghiệm ở địa phương và các nhận định của Quốc tế phù hợp nhằm thay đổi hành vi, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng nhằm thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số.

b) Địa bàn, thời gian thực hiện: Thực hiện ở các địa phương.

c) Phương thức thực hiện: Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành cơ quan liên quan hướng dẫn, chỉ đạo Ban Dân tộc các tỉnh triển khai nhân rộng mới mô hình điểm tại địa phương và Trường học THCS, PTTH và các trường DTNT.

4. Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tại địa phương tham gia thực hiện Đề án

a) Các hoạt động chủ yếu:

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, phòng ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tại địa phương tham gia thực hiện Đề án;

- Biên soạn, cung cấp tài liệu tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, phòng ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số;

- Hỗ trợ, cung cấp tài liệu, sản phẩm truyền thông liên quan về hôn nhân, phòng ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện tuyên truyền và ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và nhân nhân cận huyết thống ở vùng dân tộc thiểu số;

- Tổ chức thăm quan, học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động tư vấn pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tại địa phương tham gia thực hiện Đề án.

- Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tham gia thực hiện Đề án; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức đội ngũ báo cáo viên pháp luật am hiểu văn hóa, tập quán, tâm lý và biết tiếng dân tộc thiểu số.

b) Phương thức thực hiện: Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc các tỉnh và các cơ quan, trường học, tổ chức liên quan triển khai thực hiện.

c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.

5. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn hóa, lễ hội

a) Các hoạt động:

Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn hóa, lễ hội nhằm cung cấp thông tin, tuyên truyền về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; đề xuất, lựa chọn cách thức tổ chức triển khai các hoạt động có yếu tố đặc thù riêng cho đối tượng là người dân tộc thiểu số vùng dân tộc thiểu số, gắn với những tình huống phát sinh trong đời sống hằng ngày, phù hợp với tập quán văn hóa, giới, lứa tuổi và dân tộc để thực hiện Đề án.

b) Phương thức thực hiện: Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan Trung ương và địa phương, các tổ chức quốc tế liên quan tổ chức thực hiện nhằm ngăn ngừa, hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số.

c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.

6. Xây dựng cơ sở dữ liệu về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

a) Các hoạt động

- Xây dựng và triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở quốc gia và các địa phương; bảo đảm các số liệu được tách biệt theo giới tính, độ tuổi, vị trí địa lý, hoàn cảnh kinh tế xã hội, trình độ học vấn và những yếu tố cơ bản khác.

- Bảo đảm thu thập số liệu định kỳ theo 6 tháng và hàng năm nhằm cung cấp số liệu cập nhật, chính xác cho công tác quản lý, theo dõi, giám sát, đánh giá Đề án 498 ở quốc gia và các địa phương.

b) Phương thức thực hiện: Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan Trung ương và địa phương, các tổ chức quốc tế liên quan tổ chức xây dựng và triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số.

c) Thời gian thực hiện: Năm 2021-2022.

7. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết kế hoạch thực hiện

a) Các hoạt động chủ yếu:

- Tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án tại địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; sự phối hợp của các Bộ, ban, ngành liên quan trong triển khai thực hiện Đề án.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

b) Phương thức thực hiện: Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương tổ chức các đoàn công tác kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án đã được địa phương phê duyệt hàng năm.

c) Thời gian thực hiện: Hằng năm kiểm tra, đánh giá, sơ kết rút kinh nghiệm trong thực hiện; năm 2025 tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Từ ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành.

2. Thực hiện theo kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 khi được các cấp thẩm quyền phê duyệt.

3. Các nguồn tài chính hợp pháp khác: Nguồn kinh phí viện trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban Dân tộc:

- Chủ trì, tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành, cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 đã được tích hợp trong dự án 9.1. Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và 2030.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hằng năm để triển khai thực hiện Đề án;

- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện Đề án.

2. Các Bộ, ngành cơ quan Trung ương liên quan theo nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện và phối hợp với Ủy ban Dân tộc triển khai các hoạt động liên quan góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Đề án, đã được tích hợp trong chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và 2030.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan công tác dân tộc của tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trên địa bàn xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án ở địa phương; bố trí kinh phí thực hiện Đề án trong chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và 2030; chỉ đạo các cơ quan báo chí của địa phương chú trọng đổi mới nội dung; hình thức tuyên truyền, tăng thời lượng phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình và công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Ủy ban Dân tộc.

 

TT

TỈNH, THÀNH PHỐ

TT

TỈNH, THÀNH PHỐ

1

BAN DÂN TỘC TP HÀ NỘI

28

BAN DÂN TỘC TỈNH BÌNH ĐỊNH

2

BAN DÂN TỘC TỈNH HÀ GIANG

29

BAN DÂN TỘC TỈNH PHÚ YÊN

3

BAN DÂN TỘC TỈNH CAO BẰNG

30

BAN DÂN TỘC TỈNH KHÁNH HÒA

4

BAN DÂN TỘC TỈNH BẮC KẠN

31

BAN DÂN TỘC TỈNH NINH THUẬN

5

BAN DÂN TỘC TỈNH TUYÊN QUANG

32

BAN DÂN TỘC TỈNH BÌNH THUẬN

6

BAN DÂN TỘC TỈNH LÀO CAI

33

BAN DÂN TỘC TỈNH KON TUM

7

BAN DÂN TỘC TỈNH ĐIỆN BIÊN

34

BAN DÂN TỘC TỈNH GIA LAI

8

BAN DÂN TỘC TỈNH LAI CHÂU

35

BAN DÂN TỘC TỈNH ĐẮK LẮK

9

BAN DÂN TỘC TỈNH SƠN LA

36

BAN DÂN TỘC TỈNH ĐẮK NÔNG

10

BAN DÂN TỘC TỈNH YÊN BÁI

19

BAN DÂN TỘC TỈNH THANH HÓA

11

BAN DÂN TỘC TỈNH HÒA BÌNH

20

BAN DÂN TỘC TỈNH NGHỆ AN

12

BAN DÂN TỘC TỈNH THÁI NGUYÊN

21

BAN DÂN TỘC TỈNH KIÊN GIANG

13

BAN DÂN TỘC TỈNH LẠNG SƠN

22

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH

14

BAN DÂN TỘC TỈNH QUẢNG NINH

23

BAN DÂN TỘC TỈNH QUẢNG BÌNH

15

BAN DÂN TỘC TỈNH BẮC GIANG

24

BAN DÂN TỘC TỈNH QUẢNG TRỊ

16

BAN DÂN TỘC TỈNH PHÚ THỌ

25

BAN DÂN TỘC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

17

BAN DÂN TỘC TỈNH VĨNH PHÚC

26

BAN DÂN TỘC TỈNH QUẢNG NAM

18

BAN DÂN TỘC TỈNH TRÀ NINH BÌNH

27

BAN DÂN TỘC QUẢNG NGÃI

37

BAN DÂN TỘC TỈNH LÂM ĐỒNG

45

BAN DÂN TỘC TỈNH VĨNH LONG

38

BAN DÂN TỘC TỈNH BÌNH PHƯỚC

46

BAN DÂN TỘC TỈNH AN GIANG

39

BAN DÂN TỘC TỈNH TÂY NINH

47

BAN DÂN TỘC TP CẦN THƠ

40

BAN DÂN TỘC TỈNH BÌNH DƯƠNG

48

BAN DÂN TỘC TỈNH HẬU GIANG

41

BAN DÂN TỘC TỈNH ĐỒNG NAI

49

BAN DÂN TỘC TỈNH SÓC TRĂNG

42

BAN DÂN TỘC TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

50

BAN DÂN TỘC TỈNH BẠC LIÊU

43

BAN TÔN GIÁO TỈNH LONG AN

51

BAN DÂN TỘC TỈNH CÀ MAU

44

BAN DÂN TỘC TỈNH TRÀ VINH

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 98/QĐ-UBDT năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025 (giai đoạn II) do Ủy ban Dân tộc ban hành

  • Số hiệu: 98/QĐ-UBDT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 18/02/2021
  • Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc
  • Người ký: Hoàng Thị Hạnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/02/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản