Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 979/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2022 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “THÍ ĐIỂM ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT”
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20 tháng 6 năm 2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” (sau đây gọi là Đề án) với những nội dung chính sau:
I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thi hành pháp luật nói chung, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong tình hình mới hiện nay.
2. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; bảo đảm tính khách quan, thực chất, chặt chẽ, khoa học trong đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
3. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; kết quả đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những tiêu chí đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và người đứng đầu.
1. Mục tiêu tổng quát
Đổi mới toàn diện, tạo sự linh hoạt, sáng tạo, chủ động, khả thi, phù hợp với tính chất, mục tiêu, yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thực tiễn cuộc sống; đưa công tác này đi vào thực chất, hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, ý thức tôn trọng, chấp hành, sử dụng pháp luật của cơ quan, tổ chức, người dân, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Mục tiêu cụ thể
- Ban hành Khung tiêu chí đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật khoa học, khách quan, khả thi, phù hợp với yêu cầu, bối cảnh thực tiễn.
- Tổ chức thực hiện và hoàn thành việc đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số bộ, ngành, địa phương.
- Tổng kết quá trình thí điểm, đề xuất định hướng hoàn thiện thể chế và xây dựng các giải pháp phù hợp về đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên phạm vi cả nước.
1. Về thời gian thực hiện Đề án
Đề án triển khai thực hiện từ năm 2022 - 2026.
2. Về phạm vi áp dụng
Đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Dân tộc và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Đồng Nai, Sóc Trăng.
IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nghiên cứu, khảo sát hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Tổ chức khảo sát thực trạng việc đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện thí điểm.
Thời gian thực hiện: Năm 2022.
b) Nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm các nước và ở Việt Nam trong xây dựng và tổ chức thực hiện các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác truyền thông, thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật.
Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm.
Thời gian thực hiện: Năm 2022-2023.
c) Tổ chức tọa đàm, hội thảo, diễn đàn trao đổi về thực trạng, các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thời gian thực hiện: Năm 2023-2025.
2. Ban hành Khung tiêu chí đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (sau đây gọi là Khung tiêu chí)
a) Khung tiêu chí đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Nội dung Khung tiêu chí gồm tiêu chí chung và tiêu chí riêng, bảo đảm linh hoạt, có thể áp dụng đánh giá cho từng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể gắn với đối tượng, lĩnh vực, vấn đề, thời gian, không gian cụ thể.
- Việc đánh giá thực hiện trên cơ sở so sánh, đo lường giữa mục tiêu, yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nguồn lực đầu tư với kết quả đạt được trên thực tế.
- Các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá cần bảo đảm kết hợp giữa đánh giá hiệu quả việc thực hiện quản lý nhà nước, phổ biến, giáo dục pháp luật của các bộ, ngành, địa phương và đánh giá sự tác động của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với chuyển biến về nhận thức, hành vi tuân theo pháp luật của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Kết nối với các bộ tiêu chí, chỉ số khác có nội dung liên quan nhằm bảo đảm tính thống nhất, tránh trùng lắp, lãng phí nguồn lực trong đánh giá.
- Đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện trên cơ sở tự đánh giá của cơ quan, tổ chức, đơn vị và đánh giá của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Xây dựng và ban hành Khung tiêu chí
- Tiêu chí chung đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm.
Thời gian thực hiện: Năm 2022 - Quý III/2023.
- Tiêu chí riêng của bộ, ngành, Ủy ban nhân dân thực hiện thí điểm.
Cơ quan chủ trì: Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm.
Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp.
Thời gian thực hiện: Quý IV/2023.
c) Xây dựng, ban hành văn bản, tài liệu hướng dẫn về đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm.
Thời gian thực hiện: Năm 2023
d) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm.
Thời gian thực hiện: Quý IV/2023 - 2024.
3. Tổ chức thực hiện đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Xây dựng, ban hành kế hoạch đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của từng bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm.
Cơ quan chủ trì: Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm.
Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp.
Thời gian thực hiện: Quý IV/2023.
b) Tổ chức tự đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo Khung tiêu chí
Cơ quan chủ trì: Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm.
Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp.
Thời gian thực hiện: Năm 2024-2025.
c) Tổ chức lấy ý kiến đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật.
Cơ quan chủ trì: Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm
Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp.
Thời gian thực hiện: Năm 2024-2025.
d) Tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả thực hiện Khung tiêu chí
Cơ quan chủ trì: Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm.
Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp.
Thời gian thực hiện: Năm 2024-2025.
đ) Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Khung tiêu chí của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm
Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm.
Thời gian thực hiện: Năm 2024-2025.
e) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm.
Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm.
Thời gian thực hiện: Năm 2024-2026.
a) Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia, hỗ trợ nguồn lực để tổ chức thực hiện đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định pháp luật; phối hợp với các tổ chức quốc tế, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài trong quá trình thực hiện Đề án.
Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm.
Thời gian thực hiện: Năm 2022-2026.
b) Tổ chức các hoạt động truyền thông về đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Cơ quan chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm, các cơ quan thông tấn, báo chí.
Thời gian thực hiện: Năm 2022-2026.
c) Xây dựng phần mềm khảo sát trực tuyến; xây dựng, cập nhật dữ liệu thống kê các thông tin, số liệu về kết quả đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm.
Thời gian thực hiện: Năm 2023-2026.
a) Tổng kết Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thời gian thực hiện: Năm 2026.
b) Tổ chức tổng kết việc thực hiện đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và đề xuất định hướng hoàn thiện thể chế, giải pháp phù hợp đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên phạm vi cả nước.
Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thời gian thực hiện: Năm 2026.
1. Phân công trách nhiệm
a) Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh thực hiện thí điểm
- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Đề án;
- Định hướng các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án;
- Chỉ đạo các cơ quan bố trí nguồn lực, huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Bộ Tư pháp
- Chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án; thường xuyên theo dõi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thí điểm;
- Nghiên cứu, khảo sát, tổ chức tọa đàm, hội thảo về hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Xây dựng và ban hành tiêu chí chung và phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm trong việc xây dựng các tiêu chí riêng trong Khung tiêu chí;
- Nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức thực hiện công tác đánh giá hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Huy động nguồn lực xã hội tham gia, hỗ trợ tổ chức thực hiện đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Xây dựng các phần mềm phục vụ đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Khung tiêu chí của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm;
- Tổng kết thực hiện thí điểm, đề xuất định hướng hoàn thiện thể chế, các giải pháp khác về đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
c) Bộ Tài chính
Tham mưu bố trí kinh phí và hướng dẫn cơ chế tài chính để thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn đóng góp, tài trợ hợp pháp khác.
d) Bộ Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp chỉ đạo, định hướng cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện thông tin, truyền thông về thực hiện đánh giá hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật.
đ) Các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thí điểm
- Ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện thí điểm.
- Xây dựng và ban hành tiêu chí riêng thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành, Ủy ban nhân dân.
- Bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị.
- Báo cáo kết quả thực hiện thí điểm về Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Phối hợp Bộ Tư pháp tổng kết thí điểm, đề xuất hoàn thiện thể chế, các giải pháp khác về đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tiếp tục thực hiện Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đồng thời với việc thực hiện thí điểm.
e) Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc tuyên truyền, phổ biến vận động Nhân dân chấp hành pháp luật, giám sát, phản biện xã hội và phối hợp tham gia đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
g) Đề nghị Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội, tham gia đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Kinh phí thực hiện Đề án
a) Kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; các nguồn đóng góp, tài trợ hợp pháp khác.
b) Khuyến khích nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tăng cường sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án liên quan đã được phê duyệt và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Công văn 1091/BVHTTDL-PC về hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 2Công văn 744/BTP-PBGDPL hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022 do Bộ Tư pháp ban hành
- 3Kế hoạch 194/KH-BGDĐT về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022 của ngành giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 4Thông tư 03/2018/TT-BTP quy định về Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Quyết định 1521/QĐ-TTg năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Kết luận 80-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 1091/BVHTTDL-PC về hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 8Công văn 744/BTP-PBGDPL hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022 do Bộ Tư pháp ban hành
- 9Kế hoạch 194/KH-BGDĐT về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022 của ngành giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quyết định 979/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 979/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/08/2022
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phạm Bình Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra