Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 975/QĐ-BNN-TY

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA KHỐNG CHẾ BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi điều 3 của Nghị định 01/2008/NĐ-CP;

Căn cứ Công văn số 412/VPCP-KTN ngày 19/1/2010 của Văn phòng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và thanh toán bệnh Lở mồm long móng, xây dựng vùng an toàn dịch lở mồm long móng;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình quốc gia khống chế bệnh lở mồm long móng (LMLM) giai đoạn 2011 - 2015 với các nội dung sau:

- Cơ quan chỉ đạo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Cơ quan thực hiện: Cục Thú y, UBND, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.

- Cơ quan phối hợp:

+ Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Viện Thú y, Cục Chăn nuôi, Vụ Tài chính, Vụ Kế hoạch, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Cục Quản lý xây dựng công trình.

+ Các đơn vị thuộc các Bộ khác: Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an).

+ Thời gian thực hiện 5 năm từ 2011 - 2015.

- Mục tiêu cụ thể:

Khống chế bệnh LMLM, không để dịch xảy ra trên diện rộng, giảm số ổ dịch, số gia súc mắc bệnh tại các tỉnh biên giới phía Bắc, Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, ngăn chặn dịch từ nước ngoài vào; kết quả tiêm phòng đạt trên 80% so với tổng đàn, 100% so với diện tiêm ở các vùng tiêm phòng bắt buộc. Xây dựng được một số vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh trong nước.

- Đối tượng tiêm phòng: trâu, bò.

- Phạm vi tiêm phòng:

+ Vùng khống chế bệnh (Control zone) gồm 8 tỉnh biên giới phía Bắc là: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La; 6 tỉnh biên giới Tây Nam là Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh và Bình Phước; 5 tỉnh Tây Nguyên là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng; và 32 huyện của các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, và Quảng Nam có biên giới với Lào, các huyện thường xuyên xảy ra dịch.

+ Vùng đệm (Buffer zone) gồm 19 tỉnh nằm sát vùng khống chế, có nguy cơ phát dịch cao là: Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Kạn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thụân; và 3 huyện thuộc tỉnh Ninh Bình (Nho Quan, Tam Điệp và Yên Mô)

- Cơ chế tài chính: Thực hiện cơ chế tài chính như giai đoạn 2008 - 2010, cụ thể:

+ Đối với đàn trâu, bò giống của nhà nước; đàn trâu, bò của các hộ gia đình, cá nhân trong vùng khống chế thuộc diện phải tiêm phòng bắt buộc: kinh phí mua vắc xin do ngân sách Trung ương đảm bảo 100%;

+ Đối với đàn trâu, bò giống của nhà nước; đàn trâu, bò của các hộ gia đình, cá nhân trong vùng đệm thuộc diện phải tiêm phòng: kinh phí mua vắc xin do ngân sách Trung ương hỗ trợ 50% và ngân sách địa phương hỗ trợ 50%;

+ Kinh phí chỉ đạo tiêm phòng, giám sát huyết thanh học sau tiêm phòng, tập huấn, hội thảo, họp sơ kết, tổng kết đánh giá, gửi mẫu đi nước ngoài, xây dựng bản đồ dịch lễ, hợp tác trao đổi kinh nghiệm với các nước của Cục Thú y: do ngân sách trung ương đảm bảo bằng nguồn ngân sách khác không thuộc Chương trình.

+ Đối với đàn gia súc của cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trang trại: tự đảm bảo kinh phí mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng.

+ Đối với đàn gia súc của các địa phương không nằm trong Chương trình (vùng khống chế và vùng đệm), hàng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch tiêm phòng ở ổ dịch cũ, vùng nguy cơ cao, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kinh phí mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng.

+ Chi phí tổ chức tiêm phòng, giám sát sau tiêm phòng của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: chi phí tập huấn, tuyên truyền, trả

Thiếu trang

 

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA KHỐNG CHẾ BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 975/QĐ-BNN-TY ngày 16 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nội dung

Tổng cộng

Phân bố nguồn kinh phí hình thành chương trình LMLM

Ngân sách Trung ương

Kinh phí địa phương

Cộng

Kinh phí Chương trình

Kinh phí SXTY

1

Kinh phí mua vắc xin vùng khống chế

212,899.67

212,899.67

212,899.67

 

 

2

Kinh phí mua vắc xin vùng đệm

195,894.31

97,947.16

97,947.16

 

97,947.16

3

Kinh phi chỉ đạo tiêm phòng

43,460.00

 

 

 

43,460.00

4

Kinh phí giám sát sau tiêm phòng

22,878.00

 

 

 

22,878.00

5

Kinh phí trả công tiêm phòng

192,373.64

 

 

 

192,373.64

 

Tổng cộng

667,505.62

310,846.83

310,846.83

 

356,658.80

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 975/QĐ-BNN-TY năm 2011 về phê duyệt Chương trình quốc gia khống chế bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2011-2015 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 975/QĐ-BNN-TY
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/05/2011
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản