Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 97/2006/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 23 tháng 10 năm 2006 |
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và điều kiện năng lực của tổ chức, các nhân trong hoạt động xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị;
Căn cứ Thông tư số 02/2006/TT-BXD ngày 17 tháng 5 năm 2006 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Công chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về công tác bàn giao các công trình cơ sở hạ tầng giao thông công chính trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Giám đốc Sở Giao thông Công chính chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Quy định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Giao thông Công chính, Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
VỀ CÔNG TÁC BÀN GIAO CÁC CÔNG TRÌNH CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 97/2006/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2006 của UBND thành phố Đà Nẵng)
1. Công tác bàn giao phải đảm bảo theo đúng trình tự pháp luật quy định, nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý, khai thác, vận hành đúng với khả năng thực tế của các công trình cơ sở hạ tầng giao thông công chính trên địa bàn thành phố, đồng thời thống nhất trong công tác lập hồ sơ hoàn công;
2. Phục vụ cho các cơ quan, đơn vị có nhu cầu thu thập số liệu liên quan đến công trình cơ sở hạ tầng đô thị thuộc lĩnh vực giao thông công chính;
3. Đảm bảo đáp ứng tốt cho công tác quản lý, khai thác bằng phần mềm quản lý, khai thác các công trình cơ sở hạ tầng đô thị thuộc lĩnh vực giao thông công chính trên địa bàn thành phố.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Các công trình cơ sở hạ tầng giao thông công chính do UBND thành phố giao cho Sở Giao thông Công chính thành phố Đà Nẵng, UBND các quận, huyện tiếp nhận quản lý, khai thác, vận hành bao gồm:
a) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống giao thông (công trình đường bộ và cầu đường bộ), hệ thống điện chiếu sáng công cộng (kể cả hệ thống đèn tín hiệu giao thông, hệ thống điện chiếu sáng kiệt, hẻm), hệ thống thoát nước đô thị, hệ thống xử lý các chất thải, vệ sinh môi trường đô thị;
b) Cơ sở hạ tầng xã hội: Dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên.
2. Đối tượng áp dụng: Các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án và các đơn vị, tổ chức liên quan.
Các công trình cơ sở hạ tầng giao thông công chính đã thi công xong. Để làm cơ sở bàn giao, chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn thành hồ sơ tài liệu nghiệm thu phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Các công trình cơ sở hạ tầng giao thông công chính trên địa bàn thành phố (có quy mô bất kỳ) đều phải thực hiện công tác nghiệm thu theo Điều 23, 24, 25 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và phải được lập thành Biên bản theo mẫu nêu tại các phụ lục của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP;
2. Đối với các công trình có đấu nối về hạng mục giao thông, thoát nước, điện chiếu sáng công cộng phải kèm theo văn bản thoả thuận của các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành theo phân cấp;
3. Khi tổ chức nghiệm thu hoàn thành các hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng được đưa vào sử dụng thì thực hiện theo mục 3.7 phần II của Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng. Chủ đầu tư mời đại diện chủ quản lý sử dụng hoặc chủ sở hữu công trình tham gia nghiệm thu (gồm đại diện cơ quan chủ quản của đơn vị trực tiếp quản lý sử dụng và đơn vị trực tiếp quản lý sử dụng nêu tại Điều 7 của Quy định này).
Quy định về công tác bàn giao gồm:
1. Nguyên tắc bàn giao: Các công trình, hạng mục công trình độc lập thuộc cơ sở hạ tầng giao thông công chính chỉ được bàn giao khi thi công hoàn chỉnh đúng theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt và đảm bảo điều kiện để đưa vào khai thác, vận hành.
2. Nội dung bàn giao:
Về hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình gồm:
- Hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng thi công công trình theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP, phụ lục số 3, 4 của Thông tư số 12/2005/TT-BXD;
- Biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình để đưa vào sử dụng do Sở chuyên ngành thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình hoặc hạng mục công trình thực hiện theo mẫu phụ lục số 2 của Thông tư số 12/2005/TT-BXD;
- Báo cáo khảo sát địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, nguồn nước (nêu rõ tổ chức thực hiện và thời gian thực hiện);
- Phải thể hiện cụ thể vị trí lắp đặt các công trình ngầm và có hồ sơ thẩm định an toàn giao thông đường bộ theo quy định hiện hành.
b) Về thực tế hiện trường: Tại hiện trường công trình đã thi công xong (kiểm tra thực tế hiện trường để đối chiếu với hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, tài liệu hoàn thành công trình xây dựng; phải tổng dọn vệ sinh trước khi bàn giao, các hư hỏng thiếu sót cần bổ sung, sửa chữa và thời gian sửa chữa (nếu có); đặc biệt lưu ý kiểm tra các vị trí lắp đặt các công trình ngầm, phải lập thành văn bản; thành phần theo khoản 3 Điều 3 của Quy định này.
3. Thành phần tham gia bàn giao: Chủ đầu tư chỉ tiến hành công tác bàn giao công trình hoặc hạng mục công trình sau khi đã tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình, hạng mục công trình theo quy định. Thành phần bàn giao (theo mẫu phụ lục số 1 của Quy định này).
1. Đối với công trình hoặc hạng mục công trình giao thông:
a) Có đầy đủ hệ thống báo hiệu đường bộ theo đúng nội dung Điều lệ Báo hiệu đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số 4393/2001/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải bao gồm: Biển báo hiệu các loại, vạch kẻ đường, tín hiệu đèn giao thông (nếu có) và các công trình phụ trợ khác nhằm tăng cường đảm bảo an toàn giao thông; ngoài những yêu cầu trên cần phải có:
- Cột Kilômét đối với đường Quốc lộ (QL), đường tỉnh (ĐT), đường huyện (ĐH);
- Mốc lộ giới đối với đường Quốc lộ (QL), đường tỉnh (ĐT), đường huyện (ĐH), đường xã (ĐX);
- Cọc tiêu, tường bảo vệ và hàng rào chắn đối với những đoạn đường nguy hiểm.
b) Về yêu cầu chung, nội dung, số lượng, trách nhiệm lập hồ sơ và quy cách hồ lập sơ hoàn công theo hướng dẫn lập hồ sơ hoàn công công trình giao thông cầu đường bộ (ban hành kèm theo Quyết định số 2578/QĐ/1998/GTVT-CGĐ ngày 14/10/1998 của Bộ GTVT);
c) Đối với các công trình hầm, cầu lớn, công trình áp dụng công nghệ mới phải có các tài liệu liên quan đến công nghệ và chuyển giao công nghệ thi công, qui trình bảo trì công trình khi vận hành, khai thác sử dụng theo Quyết định số 2177/QĐ-BGTVT ngày 29 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về việc bổ sung nội dung, danh mục hồ sơ hoàn công công trình giao thông, cầu đường bộ.
2. Đối với công trình điện chiếu sáng công cộng, trường hợp phải bàn giao tạm thời cho đơn vị quản lý, vận hành, khai thác phải đảm bảo các yêu cầu:
a) Phải được nghiệm thu kỹ thuật theo đúng quy định nêu tại Điều 7 của Quy định này;
b) Có tủ điện điều khiển riêng;
c) Công trình có nhiều tuyến thì bàn giao từng tuyến hoàn chỉnh, công trình lớn bàn giao từng tủ điều khiển nhưng phải đảm bảo trên 60% khối lượng;
d) Sau 01 (một) tháng vận hành thử;
đ) Lập biên bản giao nhận cụ thể vật tư, thiết bị điện được lắp đặt;
e) Khi có hư hỏng tại tủ điều khiển hoặc trên tuyến kể cả bóng đèn đơn vị trực tiếp tiếp nhận quản lý thông báo cho chủ đầu tư, ban quản lý dự án để yêu cầu đơn vị thi công sửa chữa, trường hợp không sửa chữa thì chủ đầu tư, ban quản lý dự án sẽ ký hợp đồng với đơn vị khác sửa chữa và khấu trừ vào công trình;
g) Đối với công trình điện chiếu sáng công cộng cần đóng điện kịp thời phục vụ nhân dân khi chưa có nguồn cấp điện theo thiết kế được duyệt phải đấu nối tạm thời trong các trường hợp sau:
- Điểm đấu nối vào lưới điện chiếu sáng công cộng đang vận hành thì chủ đầu tư, ban quản lý dự án phối hợp với Công ty Quản lý vận hành điện chiếu sáng công cộng Đà Nẵng để tính toán cắt giảm số lượng bóng đèn sáng hoặc tắt hợp lý để đảm bảo điện áp của lưới;
- Điểm đấu nối tạm tại công tơ riêng sau khi ký hợp đồng mua bán điện với Điện lực Đà Nẵng tại vị trí không đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải tính toán điện áp đảm bảo cho đèn để có cơ sở bàn giao tạm thời;
- Chủ đầu tư, ban quản lý dự án có trách nhiệm hoàn chỉnh điểm đấu nối đúng theo thiết kế được duyệt và bàn giao cho Công ty Quản lý vận hành điện chiếu sáng công cộng Đà Nẵng.
h) Hiệu lực thời gian bàn giao tạm thời không quá 02 (hai) tháng.
i) Sau thời gian bàn giao tạm thời chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải tổ chức bàn giao chính thức cho đơn vị quản lý, vận hành, khai thác. Quá thời gian nêu trên đơn vị trực tiếp tiếp nhận bàn giao có văn bản thông báo và chủ đầu tư, ban quản lý dự án sẽ chịu trách nhiệm quản lý và vận hành công trình này và đồng thời đề nghị các cơ quan liên quan không cho đơn vị thi công không tham gia thi công các công trình điện chiếu sáng trên địa bàn thành phố.
k) Chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải lập thủ tục bàn giao hợp đồng mua bán điện với Điện lực Đà Nẵng cho Công ty Quản lý vận hành điện chiếu sáng công cộng Đà Nẵng; trong thời gian tiếp nhận bàn giao tạm thời và chính thức Công ty Quản lý vận hành điện chiếu sáng công cộng Đà Nẵng chịu trách nhiệm chi trả tiền điện sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Giao thông Công chính.
3. Đối với công trình hoặc hạng mục công trình cây xanh công cộng và công viên:
a) Phải xác định nguồn gốc xuất xứ của cây trồng, cây không mang mầm mống sâu bệnh, đảm bảo không ô nhiễm môi trường. Cây được nhập từ nước ngoài về phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng;
b) Chủng loại cây trồng phải phù hợp với các quy định tại Đề án Quy hoạch và phát triển cây xanh đường phố thành phố đến năm 2010 đã được Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 958/QĐ-UB ngày 13 tháng 02 năm 2004 của UBND thành phố về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch và phát triển cây xanh đường phố đến năm 2010;
c) Chủng loại cây được chọn trồng phải phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu của khu vực thi công. Đặc biệt phù hợp với cấu trúc của cơ sở hạ tầng và không gian để tán cây phát triển. Đồng thời cây mới trồng phải được bảo vệ, chống giữ thân chắc chắn, ngay thẳng đảm bảo cây sinh trưởng tốt;
d) Cây đưa ra trồng phải đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định hiện hành của Nhà nước;
đ) Ngoài ra cây xanh được trồng theo dọc đường dây dẫn điện phải đảm bảo hành lang an toàn lưới điện theo quy định của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ và Quyết định số 49/2005/QĐ-UB ngày 25 tháng 4 năm 2005 của UBND thành phố về việc Ban hành Quy định quản lý hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố;
e) Cây hoa, cây bụi: Cây không có gai sắc nhọn, hoa quả có mùi hắc, bố cục phù hợp với qui hoạch được duyệt; cây cỏ lá, hoa màu sắc phong phú theo 4 mùa, sử dụng nghệ thuật phối kết cây với cây, cây với công trình và xung quanh hợp lý tạo nên sự hài hoà;
g) Các thiết bị phục vụ vui chơi và các thiết bị phụ trợ trước khi lắp đặt có hồ sơ thiết kế kỹ thuật - dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị tư vấn thiết kế phải xây dựng cụ thể các bước nghiệm thu công trình, kiểm định vật tư, thiết bị đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Sau khi đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng, bàn giao công trình phải có quy trình bảo dưỡng, bảo trì công trình đưa vào khai thác sử dụng. Trường hợp thiết bị sử dụng công nghệ mới thực hiện theo Điều 6 của Quy định này (Phải cụ thể về công tác sử dụng, vận hành, nội quy đối tượng được phục vụ, cụ thể về thời gian công tác bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên và định kỳ công trình khi vận hành, khai thác sử dụng, bậc nghề chuyên môn để thực hiện).
4. Đối với công trình hoặc hạng mục các công trình thoát nước đô thị (gồm toàn bộ mạng lưới cống ngầm, hồ điều hoà, hồ thu nước, giếng thăm các cửa xả, hồ ao, hố ga, cống rãnh, kênh thoát nước, trạm xử lý nước thải, hệ thống thu gom nước thải, các công trình phụ trợ thoát nước quanh hồ, dọc bờ kênh, mương thoát nước):
Công trình hoặc hạng mục công trình được tiến hành bàn giao sau khi đã tháo dỡ ván khuôn, các thanh chống, nạo vét sạch sẽ và không bị cản dòng chảy do bố trí các công trình phụ trợ khác (có biên bản kiểm tra và xác nhận của đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác).
Điều 6. Đối với các công trình hoặc hạng mục công trình cơ sở hạ tầng vực giao thông công chính được áp dụng công nghệ mới để thi công, thì phải bàn giao các tài liệu liên quan đến công nghệ và chuyển giao công nghệ thi công, qui trình bảo trì công trình khi vận hành, khai thác sử dụng và chủ đầu tư tổ chức lớp tập huấn chuyển giao công nghệ hoặc bảo trì cho bên nhận quản lý, sử dụng.
Điều 7. Để tiến hành kiểm tra thực tế hiện trường, các ban quản lý dự án (hoặc chủ đầu tư) gửi tài liệu hoàn thành công trình xây dựng về Sở Giao thông Công chính, các đơn vị trực tiếp quản lý khai thác theo phân cấp như sau:
Đối với hệ thống Quốc lộ do Cục Đường bộ Việt Nam uỷ thác quản lý, hệ thống tỉnh lộ và đô thị có mặt cắt mặt đường lớn hơn 7,50m, Sở Giao thông Công chính giao các đơn vị quản lý trực tiếp các hạng mục cụ thể như sau:
1. Công ty Quản lý sửa chữa công trình giao thông Đà Nẵng: Quản lý hạng mục công trình giao thông;
2. Xí nghiệp Quản lý thoát nước thuộc Công ty Môi trường đô thị ĐN: Quản lý hạng mục công trình thoát nước đô thị;
3. Công ty Quản lý vận hành điện chiếu sáng công cộng Đà Nẵng: Quản lý hạng mục điện chiếu sáng công cộng;
4. Công ty Công viên Đà Nẵng: Quản lý hạng mục công viên, cây xanh đường phố đối với đường có dải phân cách > 3m;
5. Công ty Cây xanh Đà Nẵng: Quản lý hạng mục cây xanh đường phố đối với các tuyến đường còn lại;
6. Ngoài ra, đối với những công trình hoặc hạng mục công trình đặc biệt, phức tạp sẽ có quyết định giao nhiệm vụ tiếp nhận quản lý của Giám đốc Sở Giao thông Công chính cho đơn vị.
Điều 8. UBND các quận, huyện tiếp nhận hồ sơ hoàn công và quản lý theo phân cấp quản lý đường bộ tại khoản 2 Điều 22 của Quy định quản lý, khai thác, sử dụng đường bộ và hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn thành phố (kèm theo Quyết định số 151/2005/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm2005 của UBND thành phố).
Điều 9. UBND các phường xã tiếp nhận hồ sơ hoàn công và quản lý theo phân cấp quản lý đường bộ tại khoản 3 Điều 22 của Quy định quản lý, khai thác, sử dụng đường bộ và hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (kèm theo Quyết định số 151/2005/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2005 của UBND thành phố).
Điều 10. Thời gian gửi hồ sơ và hình thức hồ sơ hoàn công
1. Thời gian gửi hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình xây dựng về đơn vị quản lý, sử dụng tối thiểu 07 ngày làm việc trước khi tiến hành bàn giao;
2. Tất cả các tài liệu được xếp theo trình tự của danh mục tại phụ lục số 3 của Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Bộ Xây dựng phải được cài vào các bìa file cứng có kẹp sắt, cài qua lỗ đột trực tiếp vào mép tài liệu;
3. Hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình xây dựng được đóng thành tập theo khổ giấy A4 (kể cả các bản vẽ có kích thước khác với khổ giấy A4). Trường hợp bản vẽ khổ lớn nhiều có thể đóng thành tập riêng theo khổ giấy A3 (đặc biệt có thể đóng thành tập theo khổ giấy A2 hoặc A1) và đúng theo quy định tại Thông tư số 02/2006/TT-BXD ngày 17 tháng 5 năm 2006 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;
4. Trên các bìa file phải dán nhãn, ghi tên tài liệu, kèm theo danh mục chi tiết, đánh số trang tài liệu chứa trong đó;
5. Hồ sơ giao nộp phải đảm bảo tính pháp lý, các chứng chỉ thí nghiệm là bản gốc hoặc bản phô tô có công chứng. Trường hợp đặc biệt cho phép chủ đầu tư, ban quản lý dự án ký xác nhận và đóng dấu;
6. Nộp hồ sơ hoàn công kèm theo đĩa CD-ROM (nội dung trong đĩa gồm thuyết minh hoàn công công trình, hạng mục công trình và phần bản vẽ); công trình điện chiếu sáng công cộng trong kiệt hẽm có nguồn vốn Nhà nước và nhân dân cùng làm không phải kèm theo đĩa CD-ROM. Nội dung thuyết minh hồ sơ hoàn công lập theo mẫu phụ lục số 2 của Quy định này;
7. Không nhận hồ sơ hoàn công để trong cặp 3 dây.
Điều 11. Về số lượng hồ sơ hoàn công
1. Đối với các công trình được xây dựng bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế giao thông công chính: Hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình xây dựng được lập theo đúng quy định hiện hành và giao nộp 02 bộ (đơn vị chủ quản quản lý, sử dụng công trình 01 bộ, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng 01 bộ) và kèm theo đĩa CD-ROM theo số lượng hồ giao nộp (nội dung trong đĩa theo khoản 6 Điều 10) đối với công trình, hạng mục công trình sửa chữa lớn;
2. Đối với các công trình được xây dựng không phải bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế giao thông công chính: Hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình xây dựng được lập theo đúng quy định hiện hành và giao nộp 03 bộ (đơn vị chủ quản quản lý, sử dụng công trình 01 bộ, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng 01 bộ và cơ quan lưu trữ Nhà nước theo phân cấp 01 bộ) và kèm theo đĩa CD-ROM theo số lượng hồ giao nộp (nội dung trong đĩa theo khoản 6 Điều 10).
3. Các công trình hoặc hạng mục công trình được phân cấp quản lý nêu tại Điều 8 và 9 của Quy định này thì chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải giao nộp về Sở Giao thông Công chính 01 bộ hồ sơ hoàn công để lưu trữ theo quy định.
Điều 12. Từ chối tiếp nhận công trình
Các công trình cơ sở hạ tầng giao thông công chính trên địa bàn thành phố đã hoàn thành nếu không thực hiện đúng các nội dung của Quy định này thì cơ quan được giao nhiệm nhiệm vụ quản lý, khai thác, vận hành có quyền phát văn bản từ chối tiếp nhận bàn giao các hạng mục công trình hoặc công trình và các chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải tự chịu trách nhiệm về quản lý, khai thác và duy tu sửa chữa.
Điều 13. Về bảo hành công trình hoặc hạng mục công trình
1. Sau thời gian kết thúc bảo hành công trình hoặc hạng mục công trình thì chủ đầu tư hoặc ban quản lý dự án phải tiến hành tổ chức phúc tra đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo hành công trình hoặc hạng mục công trình và lập thành văn bản với thành phần tham gia gồm chủ đầu tư hoặc ban quản lý dự án, cơ quan quản lý sử dụng, khai thác, vận hành và đơn vị thi công. Căn cứ kết quả phúc tra nếu được chấp thuận thì chủ đầu tư hoặc ban quản lý dự án làm thủ tục thanh toán phần kinh phí đã được giữ lại trong thời gian bảo hành công trình hoặc hạng mục công trình;
2. Các công trình hoặc hạng mục công trình đã được bàn giao cho đơn vị quản lý, khai thác, sử dụng nếu có các hư hỏng có thể khắc phục được trong thời gian bảo hành công trình thì đơn vị quản lý, khai thác, sử dụng có văn bản gửi chủ đầu tư, ban quản lý dự án để chỉ đạo đơn vị thi công sửa chữa kịp thời. Trường hợp đơn vị thi công không chấp hành sửa chữa thì đơn vị quản lý, khai thác sử dụng mời chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các đơn vị liên quan kiểm tra, xác nhận khối lượng để đơn vị quản lý sửa chữa và được chủ đầu tư, ban quản lý dự án thanh toán phần kinh phí đã được giữ lại trong thời bảo hành. Trường hợp phát hiện các hư hỏng nặng, khó khắc phục thì xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 14. Tổ chức, các nhân thực hiện tốt trong việc thực hiện quy định Nhà nước về công tác bàn giao các công trình cơ sở hạ tầng giao thông công chính trên địa bàn thành phố và Quy định này sẽ được khen thưởng theo quy định chung.
Điều 15. Tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm về công tác bàn giao các công trình cơ sở hạ tầng giao thông công chính trên địa bàn thành phố tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định.
Ngoài ra các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy định về thi công các công trình cơ sở hạ tầng giao thông công chính trên địa bàn thành phố sẽ xử lý vi phạm theo Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý, công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà.
Điều 16. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân phản ánh về Sở Giao thông Công chính để nghiên cứu, tổng hợp, trình UBND thành phố xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp ./.
CỘNG HOÀ XÃ HỘi CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
Đà Nẵng, ngày……. tháng …… năm 200
BÀN GIAO HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH HOẶC CÔNG TRÌNH ĐỂ QUẢN LÝ SỬ DỤNG, VẬN HÀNH VÀ KHAI THÁC
Công trình: ……………………………………………………
Hạng mục công trình: ………………………………………..
Địa điểm xây dựng: …………………………………………..
I. Thành phần tham gia bàn giao công trình hoặc hạng mục công trình:
a/ Bên giao:
- Chủ đầu tư (đại diện chủ đầu tư):
b/ Bên nhận:
- Đơn vị chủ quản lý, chủ sử dụng công trình hoặc hạng mục công trình:
- Đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng công trình hoặc hạng mục công trình (nếu có):
II. Thời gian tiến hành bàn giao:
Bắt đầu: …………… ngày …………. tháng ……. năm …….…
Kết thúc: …………… ngày ………… tháng ……. năm ……….
III. Tiến hành bàn giao:
Các bên đã xem xét các hồ sơ tài liệu đã được nghiệm thu, kiểm tra thực tế hiện trường và thống nhất bàn giao gồm:
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công - dự toán hạng mục hoặc công trình;
- Hồ sơ pháp lý (theo phụ lục 3 - Thông tư 12/2005/TT-BXD);
- Tài liệu chất lượng (theo phụ lục 3 - Thông tư 12/2005/TT-BXD);
- Đĩa CD - ROM (nội dung trong đĩa gồm thuyết minh và phần bản vẽ theo quy định lập bản vẽ hoàn công);
- Khối lượng bàn giao quản lý, sử dụng:
Số TT | Hạng mục | Đơn vị | Khối lượng | |
Theo thiết kế được phê duyệt | Theo thực tế được bàn giao | |||
1 | …………………………………. | ……….. | ……………….. | ………………. |
2 | …………………………………. | ……….. | ……………….. | ………………. |
IV. Giá trị hạng mục công trình hoặc công trình bàn giao:
- Giá trị dự toán công trình, hạng mục công trình được duyệt: cùng thời điểm bàn giao;
- Giá trị quyết toán được cấp thẩm quyền thẩm tra và phê duyệt: bàn giao sau 10 ngày kể từ ngày có quyết định quyết toán hạng mục công trình hoặc công trình
V. Kiến nghị:
- Chủ đầu tư (ban quản lý dự án) phải tiến hành tổ chức phúc tra đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo hành công trình hoặc hạng mục công trình và lập thành văn bản (thành phần gồm chủ đầu tư hoặc ban quản lý dự án, đơn vị quản lý sử dụng, vận hành, khai thác và đơn vị thi công);
- ………………………………………………………………………………
VI. Kết luận:
- Chấp nhận (hay không chấp nhận) bàn giao hạng mục công trình hoặc công trình để quản lý sử dụng và khai thác.
- Yêu cầu và thời hạn phải sửa xong các khiếm khuyết mới chấp nhận hạng mục công trình hoặc công trình được bàn giao quản lý sử dụng và khai thác.
- Bảo hành hạng mục công trình hoặc công trình theo quy định hiện hành của Nhà nước ./.
Đại diện đơn vị chủ quản lý, chủ sở hữu | Đại diện chủ đầu tư |
Đại diện đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng
(Ký tên, ghi rõ họ và tên, chức vụ và đóng dấu)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
Đà Nẵng, ngày……. tháng …… năm 200
1. Công trình: …………………………………………………………...
2. Hạng mục công trình: …………………………………………….….
3. Địa điểm xây dựng: …………………………………………………..
I/ GIỚI THIỆU CHUNG:
Giới thiệu về công trình: ………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
Chủ đầu tư: ……………………………………………………………….
Điều hành dự án:………………………………………………………….
Tư vấn Giám sát (hoặc GSKTA): ………………………………………..
Cơ quan thẩm tra: ………………………………………………………...
Cơ quan phê duyệt: ………………………………………………………
Đơn vị thi công: ………………………………………………………
Chỉ huy trưởng công trường: ……………………………………………
Phòng kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng: ………………………
Đội trưởng thi công: ……………………………………………………
Phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp: ………………………………….
Tổ trưởng thi công: ……………………………………………………
II/ CÁC CĂN CỨ ĐỂ THI CÔNG:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
III/ NHỮNG THAY ĐỔI SO VỚI THIẾT KẾ ĐƯỢC DUYỆT:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
IV/ CHỈ TIÊU KỸ THUẬT ÁP DỤNG TRONG THI CÔNG:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
V/ QUI MÔ THI CÔNG:
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
VI/ THIẾT BỊ THI CÔNG CHỦ YẾU: Liệt kê các thiết bị về số lượng và năng suất của từng thiết bị
VII/ VẬT LIỆU XÂY DỰNG:
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
VIII/ BIỆN PHÁP THI CÔNG:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
IX/ THỜI GIAN THI CÔNG:
Khởi công ngày: ………………………………………………….
Hoàn thành ngày: …………………………………………………
X/ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Người viết thuyết minh | ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU XÂY LẮP |
- 1Thông tư 12/2005/TT-BXD hướng dẫn về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Nghị định 106/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp
- 3Thông tư 20/2005/TT-BXD hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Thông tư 02/2006/TT-BXD Hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 5Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004
- 6Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 7Luật Giao thông đường bộ 2001
- 8Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9Luật xây dựng 2003
- 10Nghị định 126/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà
- 11Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 12Quyết định 49/2005/QĐ-UB về Quy định quản lý hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 13Quyết định 151/2005/QĐ-UBND về Quy định quản lý, khai thác, sử dụng đường bộ và hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 14Quyết định 2578/QĐ/1998/GTVT-CGĐ về nội dung, danh mục hồ sơ hoàn công công trình giao thông cầu, đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Quyết định 97/2006/QĐ-UBND Quy định về công tác bàn giao công trình cơ sở hạ tầng giao thông công chính trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- Số hiệu: 97/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/10/2006
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Trần Văn Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/11/2006
- Ngày hết hiệu lực: 08/04/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra