Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 964/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 17 tháng 4 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI TRONG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ TRONG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực Trồng trọt, thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Có phụ lục kèm theo).
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
1. Cập nhật thủ tục hành chính được công bố vào Hệ thống thông tin thủ tục hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng quy định;
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, hoàn thành việc cấu hình thủ tục hành chính trên phần mềm Hệ thống xử lý một cửa tập trung;
3. Triển khai thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Kèm theo Quyết định số 964/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
Phần I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TT | Tên thủ tục hành chính | Thời hạn giải quyết | Địa điểm thực hiện | Tên VBQPPL quy định TTHC |
I | Lĩnh vực Trồng trọt |
|
|
|
1 | Công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm | 45 ngày làm việc | Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế | - Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ NNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2 | Công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm | 30 ngày làm việc | ||
II | Lĩnh vực Phát triển nông thôn | |||
1 | Kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu | 01 ngày làm việc | Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế | - Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ; - Thông tư số 39/2018/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
2 | Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm muối nhập khẩu | 03-07 ngày làm việc (tùy phương thức) |
Phần II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. Lĩnh vực Trồng trọt
1. Tên thủ tục: Công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
- Bước 2: Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định thành lập Hội đồng bình tuyển cây đầu dòng.
- Bước 4: Trong thời hạn ba mươi lăm (35) ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định thành lập, Hội đồng bình tuyển tiến hành thẩm định cây đầu dòng, lập biên bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bước 5: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản đánh giá của Hội đồng bình tuyển, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định cấp hoặc không cấp Giấy công nhận cây đầu dòng; Trường hợp không công nhận phải thông báo cho người nộp đơn và nêu rõ lý do.
- Bước 6: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Giấy công nhận cây đầu dòng về Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế, số 01 Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế.
- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày Lễ, ngày nghỉ theo quy định).
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
- Qua Bưu điện
- Trực tuyến qua Cổng dịch vụ công.
c) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm theo mẫu.
- Các tài liệu liên quan gồm: Sơ đồ vườn cây; báo cáo về nguồn giống; kết quả nghiên cứu, hội thi (nếu có).
Báo cáo về nguồn giống phải có các nội dung: nguồn gốc xuất xứ; thời gian, vật liệu gieo trồng; các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất lợi về sâu bệnh hại, khô hạn, ngập úng, rét hại, nắng nóng (số liệu của 03 năm liên tục gần nhất).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 45 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định cấp hoặc không cấp Giấy công nhận cây đầu dòng.
- Trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn, nêu rõ lý do.
h) Phí, lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ NNPTNT Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung được sửa đổi.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN CÂY ĐẦU DÒNG/VƯỜN CÂY ĐẦU DÒNG CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế
1. Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………….
2. Địa chỉ: …………………………..Điện thoại/Fax/E-mail …………………………….
3. Tên giống: ……………………………….
4. Vị trí hành chính và địa lý của cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng
Thôn…………….xã…………….huyện tỉnh/TP: …………………………………………
5. Các thông tin chi tiết về cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng đăng ký công nhận:
- Năm trồng:
- Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ghép, cây giâm hom, cây chiết cành và vật liệu nhân giống khác): ………………
- Tình hình sinh trưởng (chiều cao, đường kính tán cây, tình hình sâu bệnh hại và một số chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng): ………….
- Năng suất, chất lượng của giống (nêu những chỉ tiêu chủ yếu):
Đối với vườn cây đầu dòng, cần có thêm những thông tin sau:
- Mã hiệu nguồn giống (cây đầu dòng):
- Diện tích vườn (m2):
- Khoảng cách trồng (m x m):
6. Các tài liệu liên quan khác kèm theo:
- Sơ đồ vườn cây;
- Tóm tắt quá trình phát hiện hoặc lịch sử trồng trọt;
- Kết quả nghiên cứu, đánh giá hoặc hội thi đã có;
- Tình hình sinh trưởng, phát triển của nguồn giống.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện nộp phí bình tuyển, thẩm định theo đúng quy định./.
| Ngày ... tháng ... năm 20 ….. |
(*Cá nhân phải có bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân gửi kèm theo đơn)
2. Tên thủ tục: Công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
- Bước 2: Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định thành lập Tổ thẩm định vườn cây đầu dòng.
- Bước 4: Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định thành lập, Tổ thẩm định vườn cây đầu dòng, lập biên bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bước 5: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản đánh giá của Tổ thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định cấp hoặc không cấp Giấy công nhận vườn cây đầu dòng; Trường hợp không công nhận phải thông báo cho người nộp đơn và nêu rõ lý do.
- Bước 6: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Giấy công nhận vườn cây đầu dòng về Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế, số 01 Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế.
- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày Lễ, ngày nghỉ theo quy định).
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
- Qua Bưu điện
- Trực tuyến qua Cổng dịch vụ công.
c) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm theo Phụ lục 01 hoặc Annex 01 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ NNPTNT Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm
- Các tài liệu liên quan gồm: Sơ đồ vườn cây, báo cáo về vườn cây đầu dòng.
Báo cáo về vườn cây đầu dòng phải có các nội dung: Nguồn gốc xuất xứ; thời gian, vật liệu gieo trồng; nhận xét về sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất lợi về sâu bệnh hại, khô hạn, ngập úng, rét hại, nắng nóng.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định cấp hoặc không cấp Giấy công nhận vườn cây đầu dòng.
- Trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn, nêu rõ lý do.
h) Phí, lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm quy định tại Phụ lục 01 hoặc Annex 01 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ NNPTNT Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
i) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ NNPTNT quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung được sửa đổi.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN CÂY ĐẦU DÒNG/VƯỜN CÂY ĐẦU DÒNG CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế
1. Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………….
2. Địa chỉ: ………………………….Điện thoại/Fax/E-mail ……………………..
3. Tên giống: ………………………………
4. Vị trí hành chính và địa lý của cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng
Thôn………………..xã…………………..huyện………….tỉnh/TP: ………………..
5. Các thông tin chi tiết về cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng đăng ký công nhận:
- Năm trồng:
- Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ghép, cây giâm hom, cây chiết cành và vật liệu nhân giống khác): ……………….
- Tình hình sinh trưởng (chiều cao, đường kính tán cây, tình hình sâu bệnh hại và một số chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng): …………..
- Năng suất, chất lượng của giống (nêu những chỉ tiêu chủ yếu):
Đối với vườn cây đầu dòng, cần có thêm những thông tin sau:
- Mã hiệu nguồn giống (cây đầu dòng):
- Diện tích vườn (m2):
- Khoảng cách trồng (m x m):
6. Các tài liệu liên quan khác kèm theo:
- Sơ đồ vườn cây;
- Tóm tắt quá trình phát hiện hoặc lịch sử trồng trọt;
- Kết quả nghiên cứu, đánh giá hoặc hội thi đã có;
- Tình hình sinh trưởng, phát triển của nguồn giống.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện nộp phí bình tuyển, thẩm định theo đúng quy định./.
| Ngày ... tháng ... năm 20…… |
(*Cá nhân phải có bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân gửi kèm theo đơn)
II. Lĩnh vực Phát triển nông thôn
1. Tên thủ tục: Kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu
a) Trình tự thực hiện
Bước 1: Lập hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu:
Trước hoặc khi lô hàng muối về đến cửa khẩu, người nhập khẩu gửi 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu và cam kết chất lượng hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục III và các thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành (Nghị định số 154/2018/NĐ-CP) đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
Bước 2: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh tiếp nhận, chuyển hồ sơ cho Chi cục Phát triển nông thôn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa (Nghị định số 74/2018/NĐ-CP). Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan Hải quan để được phép thông quan hàng hóa muối nhập khẩu.
Bước 3: Trả kết quả kiểm tra:
Trả kết quả trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc gửi qua đường bưu điện theo đề nghị của người nhập khẩu.
Bước 4: Trong thời hạn 15 (mười năm) ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp cho Chi cục Phát triển nông thôn bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng muối nhập khẩu hoặc Chứng thư giám định chất lượng lô hàng muối nhập khẩu.
Bước 5: Chi cục Phát triển nông thôn xem xét sự phù hợp các chỉ tiêu chất lượng muối giữa Giấy chứng nhận chất lượng hoặc Chứng thư giám định chất lượng lô hàng hóa muối nhập khẩu với tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 39/2018/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm muối nhập khẩu để làm căn cứ áp dụng biện pháp miễn kiểm tra sau 03 lần kiểm tra liên tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP; xử lý kết quả kiểm tra muối nhập khẩu không đạt yêu cầu chất lượng lưu thông trên thị trường theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Nghị định số 132/2008/NĐ-CP) và khoản 5 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh;
- Qua bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Giấy Đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP;
- Bản sao Hợp đồng (Contract) mua bán hàng hóa (là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người nhập khẩu phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch);
- Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing List - nếu có);
- Bản sao Hóa đơn (Invoice) có xác nhận của người nhập khẩu;
- Bản sao Vận đơn (Bill of Loading) có xác nhận của người nhập khẩu;
- Bản sao Tờ khai hàng hóa nhập khẩu có xác nhận của người nhập khẩu;
- Bản sao Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O-Certificate of Origin - nếu có);
- Bản sao Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan (nếu có);
- Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng muối nhập khẩu hoặc Chứng thư giám định chất lượng lô hàng muối nhập khẩu;
- Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định (trừ trường hợp nhập khẩu muối rời).
Số lượng: 01 (một) bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhập khẩu muối.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Chi cục Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
h) Phí, lệ phí: Chưa quy định.
i) Mẫu đơn, tờ khai:
Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
- Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng hóa muối nhập khẩu hoặc Chứng thư giám định chất lượng lô hàng hóa muối nhập khẩu phải đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng muối nhập khẩu quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 39/2018/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm muối nhập khẩu.
- Người nhập khẩu phải cam kết chất lượng muối nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Nếu phát hiện vi phạm thì chịu sự kiểm tra, xử lý của cơ quan kiểm tra theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP và khoản 4, khoản 5 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;
- Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;
- Thông tư số 39/2018/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm muối nhập khẩu.
Mẫu số 01
(Ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Kính gửi…………… (Tên Cơ quan kiểm tra)……….
Người nhập khẩu: ……………………………………………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………….Fax: ………………….Email: ………………..
Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa sau:
STT | Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại | Đặc tính kỹ thuật | Xuất xứ, nhà sản xuất | Khối lượng/ số lượng | Cửa khẩu nhập | Thời gian nhập khẩu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Địa chỉ tập kết hàng hóa: ……………………………………………………………..
Hồ sơ nhập khẩu gồm: ……………………………………………………………….
Hợp đồng (Contract) số: ……………………………………………………………..
- Danh mục hàng hóa (Packing list) (nếu có): …………………………………….
- Giấy chứng nhận hợp quy hoặc Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu hoặc Chứng thư giám định chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu: ……………………..
do Tổ chức………………………………. cấp ngày: …/…../…. tại: ……………….
- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý (nếu có) số:…………………………… do Tổ chức chứng nhận: ………………. cấp ngày: …./……/…. tại: ……………………………………
- Hóa đơn (Invoice) (nếu có) số: ……………………………………………………
- Vận đơn (Bill of Lading) (nếu có) số: ……………………………………………..
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu có) số: ………………………………………
- Giấy chứng nhận xuất xứ C/O (nếu có) số: ……………………………………..
- Giấy Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có) số: ……………………………
- Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa, mẫu nhãn hàng nhập khẩu, nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định).
Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của các nội dung đã khai báo nêu trên về hồ sơ của lô hàng hóa nhập khẩu, đồng thời cam kết chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật ………………………. và tiêu chuẩn công bố áp dụng ……………………………..
(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA) | ……ngày …. tháng ….. năm 20….. |
2. Tên thủ tục: Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm muối nhập khẩu
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Lập hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm muối nhập khẩu:
Trước hoặc khi lô hàng muối về đến cửa khẩu, người nhập khẩu gửi 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm muối nhập khẩu theo Mẫu số 4 Phụ lục I và các thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (Nghị định số 15/2018/NĐ-CP) đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
Trường hợp phải lấy mẫu và kiểm nghiệm an toàn thực phẩm mẫu muối nhập khẩu (áp dụng đối với phương thức kiểm tra chặt), người nhập khẩu thống nhất với Chi cục Phát triển nông thôn ngày lấy mẫu muối1 và thông báo với cơ quan Hải quan cửa khẩu thời gian, địa điểm để chứng kiến việc lấy mẫu.
Bước 2: Chi cục Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra:
Chi cục Phát triển nông thôn áp dụng phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm muối nhập khẩu theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
- Đối với phương thức kiểm tra chặt: Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy mẫu, kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo yêu cầu và ra thông báo thực phẩm đạt/ hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.
- Đối với phương thức kiểm tra thông thường: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và ra “Thông báo thực phẩm đạt/ hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu” theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.
Bước 3: Xử lý lô hàng muối nhập khẩu không đạt yêu cầu đối với phương thức kiểm tra chặt và phương thức kiểm tra thông thường:
Chi cục Phát triển nông thôn quyết định các biện pháp xử lý theo các hình thức quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm và báo cáo kết quả xử lý thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sau khi hoàn tất việc xử lý đối với thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quyết định của cơ quan kiểm tra nhà nước, người nhập khẩu có trách nhiệm báo cáo cơ quan kiểm tra nhà nước và cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
Bước 4: Người nhập khẩu có trách nhiệm nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.
Bước 5: Trả kết quả kiểm tra:
Trả kết quả trực tiếp tại cơ quan kiểm tra hoặc gửi qua đường bưu điện theo đề nghị của người nhập khẩu.
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh;
- Qua bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP;
- Bản tự công bố sản phẩm;
- Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing List);
- Bản sao Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan (nếu có);
- Bản chính 03 (ba) Thông báo kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm muối nhập khẩu được cơ quan kiểm tra đánh giá đạt yêu cầu an toàn thực phẩm sau 03 lần kiểm tra liên tiếp tại các ngày khác nhau đối với lô hàng muối nhập khẩu cùng loại, cùng xuất xứ, cùng nhà sản xuất, cùng người nhập khẩu theo phương thức kiểm tra chặt (áp dụng đối với phương thức kiểm tra thông thường2);
Số lượng: 01 (một) bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết3:
- Đối với phương thức kiểm tra chặt: Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
- Đối với phương thức kiểm tra thông thường: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhập khẩu muối.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Chi cục Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm muối nhập khẩu.
h) Phí, lệ phí: Chưa quy định.
i) Mẫu đơn, tờ khai:
Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm muối nhập khẩu theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Người nhập khẩu phải thực hiện tự công bố sản phẩm muối nhập khẩu theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và khoản 1 Điều 3 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP mới được phép lưu thông trên thị trường và có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP:
- Đối với nhập khẩu muối thực phẩm (muối ăn): Bản tự công bố sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 9-1: 2011/BYT của Bộ Y tế đối với muối i-ốt.
- Đối với nhập khẩu muối tinh: Bản tự công bố sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9639-2013 muối (natri clorua) tinh và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
1) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
- Thông tư số 39/2018/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm muối nhập khẩu./.
Mẫu số 04
(Ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ)
Tên cơ quan chủ quản | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA THỰC PHẨM NHẬP KHẨU
Số: /20…/ĐKNK
1. Tên, địa chỉ, điện thoại của người nhập khẩu:
……………………………………………
2. Tên, địa chỉ, điện thoại của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa: ………
3. Tên, địa chỉ, điện thoại của thương nhân xuất khẩu:
……………………………………………
4. Thời gian nhập khẩu dự kiến:
……………………………………………………………………
5. Cửa khẩu đi: ………………………………..….6. Cửa khẩu đến: ………………………….
7. Thời gian kiểm tra: …………………………………….8. Địa điểm kiểm tra: ……………………………………….
9. Dự kiến tên cơ quan kiểm tra:
…………………………………………………………..
10. Thông tin chi tiết lô hàng:
TT | Tên mặt hàng | Nhóm sản phẩm (Theo QCVN hoặc Codex hoặc tiêu chuẩn sản phẩm của nhà sản xuất) | Tên và địa chỉ nhà sản xuất | Phương thức kiểm tra | Số văn bản xác nhận phương thức kiểm tra* |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
* Số văn bản xác nhận phương thức kiểm tra là số thông báo của cơ quan có thẩm quyền thông báo mặt hàng được kiểm tra theo phương thức kiểm tra.
…….., ngày tháng năm 20…… | …….., ngày tháng năm 20 …. |
1 Điều chỉnh việc lấy mẫu do Cơ quan kiểm tra tại cửa khẩu nhập thực hiện để phù hợp với khoản 16 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
2 Điều chỉnh tên phương thức kiểm tra để phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ.
3 Điều chỉnh giảm thời hạn giải quyết TTHC để phù hợp với quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ.
- 1Quyết định 371/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính mới, thay thế lĩnh vực lâm nghiệp, lĩnh vực thủy lợi, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
- 2Quyết định 1238/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính, bị bãi bỏ lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 206/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Trồng trọt được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu
- 4Quyết định 571/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính mới; thay thế; sửa đổi, bổ sung; bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị
- 5Quyết định 513/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục gồm 01 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực trồng trọt thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn của tỉnh Gia Lai
- 6Quyết định 478/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục gồm 04 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và 01 thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai
- 7Quyết định 1258/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Ủy ban nhân dân cấp huyện/ cấp xã tỉnh Thanh Hóa
- 8Quyết định 383/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Gia Lai
- 9Quyết định 384/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục gồm 01 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, tỉnh Gia Lai
- 10Quyết định 589/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính mới, thay thế các lĩnh vực: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 11Quyết định 591/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 12Quyết định 590/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 13Quyết định 883/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ
- 14Quyết định 684/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau
- 15Quyết định 2850/QĐ-UBND năm 2021 công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực kế hoạch tài chính và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 16Quyết định 299/QĐ-UBND năm 2023 công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế (bao gồm thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã)
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 371/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính mới, thay thế lĩnh vực lâm nghiệp, lĩnh vực thủy lợi, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
- 6Quyết định 1238/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính, bị bãi bỏ lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 7Quyết định 206/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Trồng trọt được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu
- 8Quyết định 571/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính mới; thay thế; sửa đổi, bổ sung; bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị
- 9Quyết định 513/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục gồm 01 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực trồng trọt thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn của tỉnh Gia Lai
- 10Quyết định 478/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục gồm 04 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và 01 thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai
- 11Quyết định 1258/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Ủy ban nhân dân cấp huyện/ cấp xã tỉnh Thanh Hóa
- 12Quyết định 383/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Gia Lai
- 13Quyết định 384/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục gồm 01 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, tỉnh Gia Lai
- 14Quyết định 589/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính mới, thay thế các lĩnh vực: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 15Quyết định 591/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 16Quyết định 590/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 17Quyết định 883/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ
- 18Quyết định 684/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau
- 19Quyết định 2850/QĐ-UBND năm 2021 công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực kế hoạch tài chính và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Quyết định 964/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực Trồng trọt, thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số hiệu: 964/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/04/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Phan Ngọc Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra