ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 964/QĐ-UBND-HC | Đồng Tháp, ngày 06 tháng 10 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức và Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ công văn số 794/BGDĐT-GDĐH ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nhân lực các tỉnh, thành vùng Tây Nam Bộ”;
Xét đề nghị Sở Xây dựng tại công văn số 822/SXD-VP ngày 19 tháng 8 năm 2014;
Theo kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại cuộc họp Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 24 tháng 9 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế cử tuyển ngành Xây dựng tỉnh Đồng Tháp theo Đề án “Đào tạo nhân lực các tỉnh, thành vùng Tây Nam Bộ”.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỬ TUYỂN NGÀNH XÂY DỰNG TỈNH ĐỒNG THÁP THEO ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CÁC TỈNH, THÀNH VÙNG TÂY NAM BỘ”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 964/QĐ-UBND-HC ngày 06/10/2014 của ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Quy chế này áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp theo thời gian thực hiện của Đề án “Đào tạo nhân lực các tỉnh, thành vùng Tây Nam Bộ”.
1. Cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đang công tác trong các cơ quan Nhà nước thuộc tỉnh Đồng Tháp.
2. Người đã tốt nghiệp Trung học phổ thông trở lên.
1. Kiến trúc;
2. Quy hoạch vùng và đô thị;
3. Kỹ thuật xây dựng;
4. Kỹ thuật đô thị;
5. Thiết kế nội thất;
6. Kiến trúc cảnh quan;
7. Thiết kế đồ họa;
8. Thiết kế đô thị.
1. Đối với công chức, viên chức: 02 người/năm/huyện, thị xã, thành phố.
2. Đối với thí sinh tự do: không quá 02 người/huyện, thị xã, thành phố/năm.
TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN, QUY TRÌNH VÀ HỒ SƠ XÉT TUYỂN
Điều 5. Tiêu chuẩn và điều kiện xét tuyển
1. Đối với trường hợp được cơ quan nhà nước cử đi học
a) Người được xét đi học phải có hộ khẩu thường trú tại các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp;
b) Có thời gian công tác ít nhất 02 năm và không quá 40 tuổi tính đến ngày cử đi học;
c) Đã tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp các ngành xây dựng, giao thông, thủy lợi;
d) Có cam kết sau khi tốt nghiệp phục vụ tại địa phương ít nhất gấp 03 lần thời gian đào tạo.
2. Đối với trường hợp xã hội hóa
a) Người được xét đi học phải có hộ khẩu thường trú tại các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp;
b) Học sinh phổ thông đã tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hoặc đã dự thi vào một trong các ngành tương ứng các ngành đào tạo của Quy chế và có kết quả điểm thi ≤ 03 điểm và phải lớn hơn điểm sàn do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố so với điểm trúng tuyển, điểm năng khiếu không dưới 05 điểm; các thí sinh được xét lấy từ trên xuống, ưu tiên những thí sinh có hộ khẩu thường trú tại huyện không có công chức, viên chức đăng ký đào tạo và tỉnh sẽ không giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp;
c) Người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp do doanh nghiệp cử đi đào tạo;
d) Người tốt nghiệp trung cấp nghề đã học và thi tốt nghiệp các môn văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát nhu cầu, tổng hợp danh sách đăng ký (đối với trường hợp cử tuyển) để tiến hành xét duyệt danh sách, lập hồ sơ đề nghị gửi về Sở Xây dựng tổng hợp chậm nhất đến ngày 29 tháng 8.
2. Sở Xây dựng tổng hợp hồ sơ cử tuyển của Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với công chức, viên chức thuộc huyện) và tiếp nhận hồ sơ của thí sinh tự do, gửi Sở Nội vụ thẩm định và trình Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, quyết định.
1. Phiếu đăng ký dự tuyển;
2. Cam kết của người dự tuyển;
3. Sơ yếu lý lịch;
4. Bản sao có thị thực văn bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp hoặc Cao đẳng (nếu có);
5. Bản sao có thị thực học bạ (bảng điểm);
6. Giấy khám sức khỏe có giá trị trong vòng 06 tháng;
7. Bản sao có chứng thực hộ khẩu, CMND;
8. Giấy giới thiệu của cơ quan cử đi học (đối với trường hợp cơ quan cử đi đào tạo);
9. Biên bản họp Hội đồng cấp huyện (đối với trường hợp cơ quan cử đi đào tạo);
10. Quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện xét duyệt danh sách người đi học (đối với trường hợp cơ quan cử đi đào tạo).
Điều 8. Hình thức, thời gian đào tạo và đối tượng được miễn khóa học hoàn chỉnh kiến thức được thực hiện theo thông báo tuyển sinh hằng năm của Trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 9. Địa điểm đào tạo: Cơ sở đào tạo tại Cần Thơ.
Điều 10. Kinh phí đào tạo: Không hỗ trợ kinh phí đào tạo cho các đối tượng.
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI ĐI HỌC
1. Đối với trường hợp được cơ quan nhà nước cử đi học
a) Thực hiện quy chế đào tạo, nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch đào tạo của Nhà trường.
b) Chấp hành nội quy, quy định của Nhà trường và pháp luật của Nhà nước.
c) Chấp hành sự phân công của địa phương đã cử đi học với thời gian ít nhất là 03 lần thời gian được đào tạo.
d) Trường hợp tự ý bỏ học hoặc bị buộc thôi học theo quy chế của Trường, tùy theo mức độ phải chịu hình thức kỷ luật của đơn vị cử đi đào tạo.
e) Đóng kinh phí đào tạo đầy đủ theo quy định của Nhà trường.
2. Đối với trường hợp xã hội hóa
a) Thực hiện quy chế đào tạo, nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch đào tạo của Nhà trường.
b) Chấp hành nội quy, quy định của Nhà trường và pháp luật của Nhà nước.
c) Đóng kinh phí đào tạo đầy đủ theo quy định của Nhà trường.
1. Đối với trường hợp được cơ quan nhà nước cử đi học
a) Được lãnh nguyên lương và các chế độ khác theo quy định.
b) Được hưởng học bổng khuyến khích học tập và học bổng tài trợ theo quy định của Trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị tài trợ.
c) Được Nhà trường hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học và các hoạt động văn-thể-mỹ trong thời gian khóa học chính thức.
2. Đối với trường hợp xã hội hóa
a) Được hưởng học bổng khuyến khích học tập và học bổng tài trợ theo quy định của Trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị tài trợ.
b) Được Nhà trường hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học và các hoạt động văn-thể-mỹ trong thời gian khóa học chính thức.
c) Được tự do xin việc làm sau khi ra trường.
1. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
a) Tổ chức triển khai quy chế này đến các địa phương, đơn vị, cá nhân biết, thực hiện.
b) Tổng hợp hồ sơ đăng ký từ Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với công chức, viên chức thuộc huyện) và tiếp nhận hồ sơ đăng ký của thí sinh tự do.
2. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng xét và thống nhất đề xuất trình Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét quyết định cử đi học.
b) Rà soát nhu cầu đào tạo chung của Tỉnh để tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng theo từng giai đoạn.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chỉ đạo phòng Nội vụ hoặc phòng Kinh tế hạ tầng, phòng Quản lý đô thị làm đầu mối, tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của các đơn vị và tiến hành lập hồ sơ gửi về Sở Xây dựng tổng hợp.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh với Sở Xây dựng để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh bổ sung, điều chỉnh Quy chế cho phù hợp với điều kiện thực tế./.
- 1Quyết định 1465/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2Quyết định 2310/QĐ-UBND phê duyệt Chỉ tiêu và Kế hoạch tuyển dụng công chức làm việc tại sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã và công chức làm Thanh tra xây dựng cấp quận, cấp phường thuộc thành phố Hà Nội năm 2013
- 3Quyết định 2747/2007/QĐ-UBND quy định tạm thời về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 4Quyết định 34/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong thực hiện chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đối với học sinh tỉnh Lào Cai
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức
- 3Quyết định 1465/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 4Thông tư 03/2011/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 5Quyết định 2310/QĐ-UBND phê duyệt Chỉ tiêu và Kế hoạch tuyển dụng công chức làm việc tại sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã và công chức làm Thanh tra xây dựng cấp quận, cấp phường thuộc thành phố Hà Nội năm 2013
- 6Quyết định 2747/2007/QĐ-UBND quy định tạm thời về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 7Quyết định 34/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong thực hiện chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đối với học sinh tỉnh Lào Cai
Quyết định 964/QĐ-UBND-HC năm 2014 về Quy chế cử tuyển ngành Xây dựng tỉnh Đồng Tháp theo Đề án “Đào tạo nhân lực các tỉnh, thành vùng Tây Nam Bộ"
- Số hiệu: 964/QĐ-UBND-HC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/10/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Trần Thị Thái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/10/2014
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết