Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 961/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2010 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU CẦU TREO, TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
Xét đề nghị của Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính: xã Sơn Kim 1, xã Sơn Kim 2, xã Sơn Tây và thị trấn Tây Sơn thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh với tổng diện tích tự nhiên là 56.685 ha. Ranh giới được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn;
- Phía Nam giáp huyện Vụ Quang;
- Phía Đông giáp xã Sơn Lĩnh, Sơn Diệm huyện Hương Sơn;
- Phía Tây giáp tỉnh Bolykhămxay, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Là Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: công nghiệp – thương mại – dịch vụ - du lịch – đô thị và nông lâm nghiệp
- Là cửa ngõ giao thương quốc tế và đầu mối giao thông quan trọng trong nước – quốc tế trên hành lang kinh tế Đông Tây.
- Là Trung tâm kinh tế văn hóa, dịch vụ du lịch của tỉnh Hà Tĩnh và vùng Bắc Trung bộ có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ, hiện đại.
3. Dự báo phát triển dân số và đất xây dựng trong vùng
a) Dân số
- Dự báo đến năm 2015 quy mô dân số chính thức đạt khoảng 30.000 người.
- Dự báo đến năm 2025 quy mô dân số chính thức đạt khoảng 50.000 người.
b) Đất xây dựng
- Đến năm 2015: nhu cầu sử dụng đất xây dựng các khu chức năng chính đạt khoảng 1.219 ha.
- Đến năm 2025: nhu cầu sử dụng đất xây dựng các khu chức năng chính đạt khoảng 2.448 ha, bao gồm:
+ Đất đô thị tập trung: 465 ha;
+ Đất dân cư nông thôn: 407 ha;
+ Đất sản xuất công nghiệp, có thể kết hợp công nghiệp chế biến và trang trại nông nghiệp: 560 ha;
+ Đất du lịch sinh thái: 382 ha;
+ Đất tôn giáo tín ngưỡng: 2 ha;
+ Đất quốc phòng: 8 ha;
+ Đất cây xanh, quảng trường công cộng, thể dục thể thao cấp đô thị: 92 ha;
+ Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật: 57 ha;
+ Đất nghĩa trang: 40 ha;
+ Đất giao thông nội bộ trong Khu kinh tế (bao gồm cả giao thông tĩnh): 246 ha;
+ Đất giao thông đối ngoại: 61 ha;
+ Đất dự trữ phát triển: 128 ha.
4. Định hướng phát triển không gian
a) Các định hướng phát triển không gian:
- Phát triển các khu chức năng tập trung với cấu trúc không gian phù hợp điều kiện địa hình tự nhiên, địa chất khu vực phía Bắc tuyến đường QL 8A. Các công trình được phân bố dọc theo các triền núi, triền đồi, kết thúc ở các quảng trường và không gian mở ven sông. Khai thác tối đa các yếu tố không gian mặt nước hiện có, tôn tạo thành các chuỗi hồ nhỏ tăng diện tích mặt nước vào mùa khô.
- Quy hoạch các khu đô thị hoạt động hiệu quả, các trung tâm đô thị lớn tại các điểm có quỹ đất, quy mô phù hợp và không chịu ảnh hưởng do lũ lụt và sạt, lở đất.
- Phát triển các cụm dân cư nông thôn xen kẽ với trang trại tại khu vực phía Nam sông Ngàn Phố, di dời các nhóm dân cư khỏi vùng chịu ảnh hưởng của lũ lụt ven sông.
b) Phân khu chức năng:
Không gian quy hoạch xây dựng phát triển Khu kinh tế có tổng diện tích đất là 12.500 ha được quy hoạch thành các khu chức năng kết nối linh hoạt theo từng giai đoạn phát triển, cụ thể như sau:
- Các khu đô thị có tổng diện tích khoảng 465 ha, được phân bố tại: khu vực cửa khẩu 12,5 ha, khu vực thị trấn Tây Sơn hiện nay mở rộng ra phía Bắc 225 ha, khu vực cổng B 144,5 ha, khu vực Đại Kim 83 ha.
- Các khu dân cư nông thôn có tổng diện tích khoảng 407 ha, gồm các khu vực quy hoạch mới và cải tạo từ các khu dân cư hiện có, phân bố rải rác cả ở phía Bắc và Nam sông Ngàn Phố.
- Các khu đất công nghiệp, trang trại (có thể kết hợp công nghiệp chế biến) có diện tích khoảng 560 ha, bao gồm: khu công nghiệp Đại Kim có quy mô khoảng 33,5 ha, các khu vực phát triển công nghiệp, trang trại tại khu vực phía Nam sông Ngàn Phố có quy mô khoảng 526,5 ha.
- Các khu du lịch sinh thái có quy mô diện tích khoảng 382 ha, bao gồm: khu vực sinh thái Nước Sốt khoảng 113 ha, các khu vực nằm dọc các khe suối phía Bắc sông Ngàn Phố khoảng 236 ha và các khu vực dọc phía Nam sông Ngàn Phố khoảng 33 ha.
- Các khu công viên cây xanh đô thị, quảng trường công cộng và trung tâm thể dục thể thao có tổng diện tích khoảng 92 ha, bao gồm: 22 ha công viên và 15 ha trung tâm thể dục thể thao tại khu đô thị phía Tây cổng B, còn lại khoảng 42 ha đất công viên cây xanh và 13 ha quảng trường công cộng trong các khu đô thị.
- Đất tôn giáo tín ngưỡng có quy mô khoảng 2 ha trong các cụm dân cư.
- Đất an ninh quốc phòng có quy mô khoảng 8 ha.
- Đất các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và nghĩa trang có quy mô khoảng 97 ha, trong đó: đất nghĩa trang là 40 ha, đất đầu mối hạ tầng khoảng 57 ha, bao gồm: các nhà máy xử lý nước cấp bố trí tại các khu chức năng có diện tích khoảng 4 ha, các trạm xử lý nước thải được bố trí theo từng khu vực có diện tích khoảng 3 ha, các trạm biến áp và hành lang tuyến điện cao thế có tổng diện tích khoảng 50 ha.
- Đất giao thông thuộc Khu kinh tế có quy mô khoảng 307 ha, trong đó đất giao thông nội bộ khoảng 246 ha (đã bao gồm cả bến bãi và giao thông tỉnh), đất giao thông đối ngoại khoảng 61 ha.
- Đất các khu vực dự trữ phát triển có quy mô khoảng 128 ha.
- Đất khác trong phạm vi quy hoạch có quy mô khoảng 10.052 ha bao gồm đất sinh thái nông nghiệp khoảng 1.300 ha, đất lâm nghiệp (rừng sản xuất) khoảng 2.490 ha, đất cồn cát ven sông khoảng 314 ha, mặt nước tự nhiên và mương máng … có quy mô khoảng 500 ha, đất rừng phòng hộ khoảng 5.448 ha.
5. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
a) Định hướng quy hoạch giao thông:
- Giao thông đối ngoại
+ Đường bộ: nâng cấp cải tạo quốc lộ 8A đạt tiêu chuẩn đường cấp III, có điều chỉnh hướng tuyến một số điểm, riêng đoạn qua khu vực cổng B có bề rộng mặt cắt ngang là 32 m. Đoạn quốc lộ 8A từ ngã 3 Nước Sốt đi cửa khẩu Cầu Treo, sẽ kết hợp với tuyến đường đi thủy điện Hương Sơn để tổ chức thành các tuyến giao thông một chiều. Tại các đoạn tuyến đi qua các khu đô thị (từ cổng B đến Khu công nghiệp Đại Kim) sẽ mở rộng lòng đường, bố trí dải phân cách cứng giữa hai chiều xe chạy, lòng đường rộng 15 m, hè đường 2 x 4,5 m.
+ Đường thủy: do độ dốc lớn nên khả năng vận tải hạn chế, bảo đảm cho thuyền trọng tải dưới 15 tấn đi vào mùa mưa và thuyền trọng tải khoảng 3 tấn đi vào mùa khô.
- Giao thông đối nội
+ Xây dựng mới tuyến đường gắn kết các khu nông lâm nghiệp, trang trại phía Nam sông Ngàn Phố đồng thời xác định ranh giới giữa các khu rừng sản xuất khai thác lâm nghiệp, khu vực rừng tự nhiên với các không gian xây dựng các khu chức năng. Xây dựng một số tuyến đường nhánh phục vụ hoạt động tại các khu vực lâm nghiệp, du lịch sinh thái và kết nối liên hoàn với mạng đường chính. Các tuyến đường này có nền đường rộng từ 7,5 – 9m.
+ Hệ thống đường nội bộ các khu chức năng được phân theo khu vực Bắc và Nam sông Ngàn Phố. Đối với khu vực phía Bắc hệ thống đường giao thông thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị. Nâng cấp cải tạo kết hợp xây dựng mới các trục đường xương cá gắn kết trực tiếp với đường quốc lộ 8A, với mặt cắt đường rộng 27 – 30m. Các tuyến còn lại có mặt cắt ngang đường rộng 13 – 20m. Đối với khu vực phía Nam hệ thống giao thông áp dụng tiêu chuẩn đường ngoài đô thị cấp IV và cấp V miền núi. Nâng cấp cải tạo các tuyến đường hiện có, xây dựng các tuyến mới bao sát khu vực chân núi với mặt cắt ngang đường rộng từ 7,5 – 9m.
+ Công trình phục vụ giao thông:
. Xây dựng hệ thống cầu tràn bê tông vượt khe suối, mở rộng khẩu độ thoát lũ. Xây dựng cầu mới qua sông Ngàn Phố tại các vị trí: bến đò Trung Lưu, xí nghiệp chè Sơn Tây, cầu Đại Kim, cầu qua vị trí Vũng Tròn. Cải tạo nâng cấp các cầu Trúc Vạc, Rào Qua, Trưng, Rào Mắc, Nước Sốt và các cầu cống thuộc đoạn đường đèo đi lên cửa khẩu Cầu Treo.
. Bến bãi đỗ xe: xây dựng bãi đỗ xe xuất, nhập hàng hóa tại khu vực cửa khẩu (cổng A) có quy mô 1 ha và khu vực cổng B có quy mô 1,2 ha. Xây dựng bến xe đối ngoại tại khu vực cổng B quy mô 1,7 ha; xây dựng các bãi đỗ xe gắn với các khu chức năng, khu dân cư của đô thị theo sự hình thành và phát triển của đô thị.
b) San nền thoát nước:
- Cao độ xây dựng phải được tính toán, xác định trên cơ sở mực nước ngập lũ thực đo hàng năm và địa hình tự nhiên ở từng khu vực. Cần có kè chắn ổn định và giải pháp trồng cây xanh giữ nước chống xói lở.
- Quy hoạch thoát nước mưa: được thiết kế cho từng khu vực riêng biệt, từng lưu vực. Tại các khu chức năng mới xây dựng sẽ áp dụng hệ thống thoát nước mưa riêng biệt, tại các khu dân cư mật độ không cao sẽ áp dụng hệ thống thoát chung với nước thải. Các giải pháp cụ thể bao gồm: nạo vét mở rộng lòng các khe suối thoát nước mưa, cải tạo mở rộng khẩu độ cầu, cống hiện có, xây dựng mạng lưới đường ống đồng bộ tại các khu chức năng, di dân ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng lũ quét và trượt lở, ổn định nền xây dựng tạo taluy mái dốc và kè bờ chống sạt lở bảo đảm cảnh quan.
c) Cấp nước:
- Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt áp dụng trong quy hoạch là 120 lít/người/ngày đêm.
- Nguồn cấp nước: dự kiến sử dụng nguồn nước mặt từ sông Ngàn Phố và các suối nhánh, xây dựng công trình đầu mối cấp nước cho từng khu vực.
- Mạng lưới đường ống được thiết kế bảo đảm an toàn cấp nước cho từng khu vực.
d) Cấp điện:
- Tiêu chuẩn cấp điện: tính toán theo chỉ tiêu áp dụng đối với đô thị loại IV. Tổng phụ tải điện dài hạn là 67,5 MVA.
- Nguồn cấp điện: cấp từ lưới điện quốc gia thông qua: trạm biến áp 110/22KV Hương Sơn và Nhà máy thủy điện Hương Sơn.
- Xây dựng đường dây 110 KV từ trạm 110KV Hương Sơn đi thủy điện Hương Sơn.
- Cải tạo nắn tuyến 35KV hiện có từ mạch đơn sang mạch kép, vận hành 22 KV cấp điện cho khu vực phía Bắc sông Ngàn Phố. Xây dựng mới đường dây 22KV mạch kép, từ trạm 110KV Hương Sơn kết nối với thủy điện Hương Sơn, cấp điện cho khu vực phía Nam sông Ngàn Phố. Mạng trung thế của Khu kinh tế có kết cấu mạch vòng vận hành hở.
- Lưới điện hạ thế tại khu vực cửa khẩu và thị trấn Tây Sơn sử dụng cáp ngầm. Các điểm dân cư khác được cấp điện bằng đường dây nổi. Lưới điện chiếu sáng trong Khu kinh tế được bố trí đi cùng mạng lưới điện hạ thế.
đ) Thoát nước và vệ sinh môi trường
- Quy hoạch thoát nước thải: tiêu chuẩn tính toán lượng nước thải sinh hoạt tính theo tiêu chuẩn cấp nước. Tổng lượng nước thải khoảng 14.000m3/ngày đêm. Hệ thống thoát nước thải được thiết kế tùy theo từng khu vực đảm bảo bám sát địa hình tự nhiên và hiệu quả vận hành hệ thống. Đối với khu chức năng có mật độ xây dựng cao sẽ áp dụng hệ thống thoát nước thải riêng biệt, đối với các khu vực mật độ thấp sẽ sử dụng hệ thống thoát nước chung. Trạm xử lý được bố trí tại từng khu chức năng có mật độ xây dựng cao với công nghệ xử lý bằng hồ sinh học phù hợp với điều kiện của địa phương. Nước thải của các công trình đều phải được xử lý sơ bộ trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. Nước thải công nghiệp phải được thu gom và xử lý riêng đạt tiêu chuẩn về môi trường trước khi xả vào sông, suối trong khu vực.
- Thu gom và xử lý chất thải rắn: các tiêu chuẩn tính toán chính đối với chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp lần lượt là 1,2 kg/người/ngày đêm và 0,3 tấn/ha/ngày đêm. Tổng khối lượng chất thải rắn dự kiến là 241 tấn/ngày đêm. Chất thải rắn được thu gom và phân loại tại nguồn. Chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp tại các bãi chôn lấp có quy mô mỗi bãi chôn lấp khoảng 1 – 2 ha. Chất thải công nghiệp và y tế phải được xử lý theo quy định. Khu xử lý chất thải rắn tập trung của Khu kinh tế được bố trí tại khu vực gần thị trấn Tây Sơn có quy mô khoảng 15 ha.
- Quy hoạch nghĩa trang: chỉnh trang và mở rộng nghĩa trang hiện trạng tại thị trấn Tây Sơn có quy mô khoảng 3 ha, có kế hoạch di dời các nghĩa trang nhỏ lẻ khi cần thiết. Mỗi xã xây dựng từ 1 – 2 điểm nghĩa trang tập trung trên cơ sở tôn tạo, mở rộng các nghĩa trang hiện trạng đủ điều kiện phát triển theo quy định, quy mô mỗi nghĩa trang khoảng 2 ha.
e) Thông tin liên lạc:
- Đầu tư mới và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc trong Khu kinh tế đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại hình dịch vụ viễn thông.
g) Các giải pháp giám sát, giảm thiểu tác động và bảo vệ môi trường:
- Thực hiện các chương trình giám sát chất lượng môi trường; đặc biệt giám sát chất lượng nước sông Ngàn Phố, nguồn cấp nước cho Khu kinh tế;
- Bảo vệ các khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn, nạo vét khơi thông dòng chảy, bảo đảm thoát lũ cho sông suối. Xây dựng, gia cố các mái dốc taluy, kè chống sạt lở.
6. Quy hoạch đợt đầu – giai đoạn đến 2015:
a) Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật đợt đầu:
- Quy mô dân số dự kiến khoảng 30.000 người;
- Quy mô đất xây dựng các khu chức năng chính khoảng 1.219 ha.
b) Các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư:
- Đầu tư xây dựng đồng bộ khu vực cửa khẩu Cầu Treo với quy mô khoảng 30 ha;
- Dự án đầu tư xây dựng Nhà kiểm soát liên hợp cửa khẩu quốc tế Cầu Treo kết hợp với Quốc Môn;
- Dự án xây dựng tuyến đường chính phía Nam sông Ngàn Phố (kết hợp đường cứu hộ phòng lũ);
- Dự án nâng cấp quốc lộ 8A;
- Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Đại Kim;
- Dự án trồng rừng nguyên liệu giá trị cao;
- Các dự án đầu tư nâng cấp và mở rộng đô thị phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đợt đầu tại thị trấn Tây Sơn và các khu chức năng khác.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
a) Công bố công khai Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo đến năm 2025 được duyệt.
b) Xây dựng và ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị cho khu vực Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo.
c) Triển khai lập, điều chỉnh các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết để cụ thể hóa đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo đến năm 2025 làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư xây dựng và quản lý đô thị.
2. Bộ Giao thông vận tải: triển khai Dự án Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 8A đoạn trong Khu kinh tế theo đúng quy hoạch chung được duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Quyết định 1438/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 3745/VPCP-CN năm 2019 về điều chỉnh nội dung Đề án xây dựng cầu treo dân sinh đảm bảo an toàn giao thông do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 2Luật xây dựng 2003
- 3Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 4Nghị định 29/2008/NĐ-CP về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
- 5Quyết định 1438/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 3745/VPCP-CN năm 2019 về điều chỉnh nội dung Đề án xây dựng cầu treo dân sinh đảm bảo an toàn giao thông do Văn phòng Chính phủ ban hành
Quyết định 961/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 961/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/06/2010
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Hoàng Trung Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra