- 1Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 2Nghị định 68/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực
- 3Nghị định 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- 4Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015 Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 1Quyết định 59/2010/QĐ-TTg ban hành Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 05/2014/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- 3Quyết định 60/2015/QĐ-TTg về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BẢO HIỂM XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 96/QĐ-BHXH | Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2016 |
TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 05/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011;
Căn cứ Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Tài chính - Kế toán,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Điều 2. Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho các đơn vị trực thuộc để làm căn cứ tổ chức thực hiện; đồng thời gửi về Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký; các quy định tại Quyết định này được thực hiện từ năm tài chính 2016. Các văn bản quy định do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành trước đây trái với Quyết định này đều hết hiệu lực.
Điều 4. Trưởng Ban Tài chính - Kế toán, Trưởng Ban Thu, Trưởng Ban Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TỔNG GIÁM ĐỐC |
PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ĐỐI VỚI BẢO HIỂM XÃ HỘI CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG, CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRỰC THUỘC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 96/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
1. Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011.
2. Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Quy chế chi tiêu nội bộ và trích lập các quỹ đối với các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
4. Dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hàng năm được Thủ tướng Chính phủ giao.
5. Tổng số biên chế (bao gồm: công chức, viên chức và lao động hợp đồng) Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao cho Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi chung là các đơn vị) năm kế hoạch.
6. Số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) bảo hiểm y tế (BHYT); số thu BHXH, BHTN, BHYT; số doanh nghiệp tham gia BHXH, BHTN, BHYT; số đối tượng hưởng BHXH, BHTN, BHYT; số tiền chi BHXH, BHTN, BHYT năm kế hoạch.
1. Chi tiền lương và các khoản đóng góp theo lương
1.1. Tiêu chí phân bổ
- Số biên chế kế hoạch được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam giao hàng năm.
Biên chế kế hoạch (theo chỉ tiêu biên chế Tổng Giám đốc giao hàng năm) = Biên chế có mặt đến 31/12 năm trước năm kế hoạch + Biên chế chưa tuyển dụng.
- Hệ số tiền lương bình quân thời điểm 31/12 năm trước năm kế hoạch.
1.2. Định mức phân bổ
a) Quỹ tiền lương bao gồm tiền lương ngạch bậc, lương tập sự, lương hợp đồng và các loại phụ cấp theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và tiền lương tăng thêm, xác định như sau:
Quỹ tiền lương: Q = Q1 + Q2
Trong đó:
- Q1: Quỹ tiền lương của số biên chế có mặt đến thời điểm tháng 31/12 năm trước năm kế hoạch, được tính theo công thức sau:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||
Q1 = |
| Tổng số biên chế có mặt đến 31/12 năm trước năm kế hoạch | x | Hệ số tiền lương bình quân 1 biên chế tại thời điểm 31/12 năm trước năm kế hoạch | + | Dự kiến số biên chế nâng lương hàng năm | x | Hệ số nâng lương bình quân |
| x | Mức lương cơ sở/ tháng theo quy định | x | Hệ số 1,8 lần | x | 12 tháng | |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Q2: Quỹ tiền lương của số biên chế chưa tuyển dụng (biên chế có mặt đến 31/12 năm trước năm kế hoạch so với chỉ tiêu biên chế Tổng Giám đốc giao), được tính theo công thức sau:
Q2 = | Tổng số biên chế chưa tuyển dụng đến tháng 31/12 năm trước năm kế hoạch | x | Hệ số lương khởi điểm CCVC tuyển mới (2,34) | x | Mức lương cơ sở/tháng theo quy định | x | Hệ số 1,8 lần | x | 12 tháng |
Ghi chú: Trường hợp Nhà nước bổ sung chế độ chính sách về tiền lương, BHXH Việt Nam sẽ thực hiện bổ sung quỹ lương theo quy định.
b) Các khoản đóng góp theo lương, kinh phí công đoàn: Căn cứ mức đóng BHXH, BHTN, BHYT, kinh phí công đoàn theo quy định của Nhà nước.
c) Các khoản phụ cấp khác: Phụ cấp theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; phụ cấp cho cán bộ làm việc tại bộ phận một cửa bộ phận làm việc có yếu tố độc hại; phụ cấp thanh tra viên; kiểm soát thủ tục chính; Thực hiện giao theo số biên chế thực tế làm việc tại các vị trí được hưởng phụ cấp tại thời điểm 31/12 năm trước năm kế hoạch và mức phụ cấp tương ứng theo quy định của Nhà nước.
2. Chi quản lý hành chính
2.1. Tiêu chí phân bổ: Theo số biên chế được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam giao hàng năm, có xem xét đến các tỉnh có địa bàn rộng, số đơn vị hành chính cấp huyện nhiều.
2.2. Định mức phân bổ
2.2.1. Để lại dự phòng 5% phân bổ cho các nhiệm vụ phát sinh đột xuất trong năm.
2.2.2. Kinh phí còn lại thực hiện phân bổ theo tiêu chí và tỷ lệ như sau:
a) Chi quản lý hành chính: Phục vụ hoạt động thường xuyên bộ máy phát sinh hàng năm (phúc lợi tập thể, thông tin liên lạc, công tác phí, hội nghị phí, đoàn ra, đoàn vào, văn phòng phẩm, điện nước, xăng dầu,...); các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường xuyên phát sinh hàng năm (thực hiện chỉ đạo, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật...); các khoản kinh phí mua sắm, thay thế trang thiết bị và phương tiện làm việc; kinh phí sửa chữa thường xuyên tài sản. Mức chi quản lý hành chính hàng năm do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định trên cơ sở dự toán Thủ tướng Chính phủ giao hệ số là 1. Phân bổ cho các đơn vị theo hệ số quy đổi như sau:
Biên chế | Hệ số quy đổi |
- Trên 700 biên chế: | 1 |
- Từ 350 đến dưới 700 biên chế: | 1,2 |
- Từ 150 đến dưới 350 biên chế: | 1,3 |
- Dưới 150 biên chế: | 1,4 |
b) Hỗ trợ chi quản lý hành chính
- Hỗ trợ BHXH các tỉnh có địa bàn rộng, có số lượng đơn vị hành chính cấp huyện cao hơn số lượng đơn vị hành chính cấp huyện bình quân chung của toàn quốc. Định mức phân bổ 30 triệu đồng/huyện/năm x Số huyện cao hơn bình quân chung của toàn quốc.
- Hỗ trợ BHXH các tỉnh hàng năm có nhiều đoàn công tác đến kiểm tra, thanh tra, làm việc. Mức hỗ trợ do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định trên cơ sở nhiệm vụ hàng năm.
c) Chi khác
- Đoàn ra, đoàn vào tại Văn phòng BHXH Việt Nam: Phân bổ theo kế hoạch đã được lãnh đạo BHXH Việt Nam phê duyệt.
- Hội nghị triển khai công tác và tập huấn nghiệp vụ của Ngành: Phân bổ theo kế hoạch đã được lãnh đạo BHXH Việt Nam phê duyệt.
- Bảo hiểm bắt buộc đối với trụ sở làm việc: Phân bổ cho Văn phòng BHXH Việt Nam theo Hợp đồng mua bảo hiểm bắt buộc đối với trụ sở làm việc.
- Hỗ trợ BHXH các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc BHXH tỉnh được trang bị xe ô tô chuyên dùng: Căn cứ dự toán hàng năm được cấp có thẩm quyền giao và số lượng xe ô tô chuyên dùng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam phê duyệt mức hỗ trợ cụ thể.
- Các khoản chi phát sinh đột xuất khác: Mức phân bổ do Tổng Giám đốc quyết định từng trường hợp cụ thể.
1. Chi phục vụ công tác thu
Căn cứ vào tổng nguồn kinh phí được cấp có thẩm quyền giao năm kế hoạch, BHXH Việt Nam thực hiện phân bổ như sau:
1.1. Chi phục vụ công tác thu
1.1.1. Cơ sở để phân bổ
Số đối tượng, số thu BHXH, BHYT, BHTN theo dự toán năm kế hoạch.
1.1.2. Tiêu chí phân bổ
a) Phân bổ cho Văn phòng BHXH Việt Nam và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc
Phân bổ 2,5% tổng số kinh phí chi phục vụ công tác thu và giao cho Văn phòng BHXH Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc để chi hoạt động phối hợp chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác thu và chi tổ chức các hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về công tác thu BHXH, BHTN, BHYT.
b) Phân bổ cho BHXH tỉnh
Số kinh phí còn lại sau khi phân bổ cho Văn phòng BHXH Việt Nam và các đơn vị trực thuộc, giữ lại 10% đến cuối năm phân bổ cho BHXH các tỉnh khi điều chỉnh kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN.
Tổng số kinh phí dành phân bổ cho BHXH tỉnh được phân bổ theo các tiêu chí sau:
- 25% kinh phí phân bổ theo số công chức, viên chức được giao của BHXH tỉnh trong năm kế hoạch (Không bao gồm lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2010/NĐ-CP)
Kinh phí phân bổ cho BHXH từng tỉnh | = | Tổng số kinh phí dành cho tiêu chí phân bổ theo số công chức, viên chức | x | Tỷ trọng số công chức, viên chức của BHXH từng tỉnh |
Trong đó:
Tỷ trọng số công chức, viên chức của BHXH từng tỉnh | = | Số công chức, viên chức của BHXH từng tỉnh |
Tổng số công chức, viên chức của BHXH các tỉnh |
- 20% kinh phí phân bổ theo số dự toán thu BHXH, BHYT, BHTN (không bao gồm số thu BHXH tự nguyện) năm kế hoạch.
Kinh phí phân bổ cho BHXH từng tỉnh | = | Tổng số kinh phí dành cho tiêu chí số thu BHXH, BHYT, BHTN năm kế hoạch | x | Tỷ trọng số thu BHXH, BHYT, BHTN năm kế hoạch của BHXH từng tỉnh |
Trong đó:
Tỷ trọng số thu BHXH, BHYT, BHTN năm kế hoạch của BHXH từng tỉnh | = | Số thu BHXH, BHYT, BHTN năm kế hoạch của BHXH từng tỉnh |
Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN năm kế hoạch của BHXH các tỉnh |
- 30% kinh phí phân bổ theo kế hoạch số người tham gia BHXH, BHYT (không bao gồm số người tham gia BHXH tự nguyện) năm kế hoạch
Kinh phí phân bổ cho BHXH từng tỉnh | = | Tổng số kinh phí dành cho tiêu chí số người tham gia BHXH, BHYT, năm kế hoạch | x | Tỷ trọng số người số người tham gia BHXH, BHYT năm kế hoạch của BHXH từng tỉnh |
Trong đó:
Tỷ trọng số người tham gia BHXH, BHYT năm kế hoạch của BHXH từng tỉnh | = | Số người tham gia BHXH, BHYT năm kế hoạch của BHXH từng tỉnh |
Tổng số người tham gia BHXH, BHYT năm kế hoạch của BHXH các tỉnh |
- 25% kinh phí phân bổ theo tỷ lệ tăng số người cùng tham gia BHXH, BHYT BHTN năm kế hoạch so với năm trước năm kế hoạch.
Kinh phí phân bổ cho BHXH từng tỉnh | = | Tổng số kinh phí dành cho tiêu chí tỷ lệ tăng số người cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN năm kế hoạch của BHXH các tỉnh | x | Tỷ lệ tăng số người cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN năm kế hoạch so với năm trước năm kế hoạch của BHXH từng tỉnh |
Tổng tỷ lệ tăng số người cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN năm kế hoạch so với năm trước năm kế hoạch của BHXH các tỉnh |
- Sau khi phân bổ theo các tiêu thức trên, căn cứ tình hình nợ đọng năm trước năm kế hoạch của từng đơn vị để giảm trừ 20% kinh phí, đồng thời sử dụng khoản kinh phí này để bổ sung cho BHXH các tỉnh làm tốt công tác phát triển đối tượng và giảm nợ đọng của năm trước năm kế hoạch.
Ghi chú: Kinh phí nợ đọng không tính phần nợ của khối HCSN, xã phường thị trấn và ngân sách Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng BHYT.
Chi tiết cách tính như sau:
Mức giảm trừ kinh phí do nợ đọng lớn (tính theo tỷ lệ % số nợ đọng so với số thu BHXH, BHYT, BHTN): Hằng năm, căn cứ tỷ lệ nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN của khối doanh nghiệp so với tỷ lệ nợ giao chỉ tiêu phấn đấu giảm nợ đối với BHXH các tỉnh để tính giảm trừ:
Tỷ lệ nợ đọng thực tế năm trước năm kế hoạch là a; Tỷ lệ nợ đọng BHXH Việt Nam giao năm trước năm kế hoạch là b, cách tính giảm trừ như sau:
Tỷ lệ nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN thực tế năm trước năm kế hoạch so với tỷ lệ nợ đọng đã giao năm trước năm kế hoạch | Mức giảm trừ |
a ≤ b | Không giảm trừ |
b < a ≤ b + 0,5% | Giảm 5% số tiền giữ lại |
b + 0,5% < a ≤ b + 1% | Giảm 10% số tiền giữ lại |
b + 1% < a ≤ b + 1,5% | Giảm 15% số tiền giữ lại |
... | ... |
b + 9,5% < a ≤ b + 10% | Giảm 100% số tiền giữ lại |
- Số tiền giảm trừ giữ lại do nợ lớn dành để phân bổ cho BHXH các tỉnh làm tốt công tác phát triển đối tượng và giảm nợ đọng của năm trước năm kế hoạch, cụ thể:
+ 50% số tiền giữ lại phân bổ cho các tỉnh theo chỉ tiêu tăng lao động tham gia BHXH, BHYT: căn cứ vào tỷ lệ % tăng so với năm trước năm thực hiện, tỷ lệ phân bổ cụ thể như sau:
Tỷ lệ % tăng lao động so với năm trước năm thực hiện | Tỷ lệ phân bổ cho các tỉnh |
Từ 0,1% đến dưới 2% | 10% số tiền được phân bổ |
Từ 2% đến dưới 4% | 20% số tiền được phân bổ |
Từ 4% đến dưới 6% | 30% số tiền được phân bổ |
Từ 6% trở lên | 40% số tiền được phân bổ |
+ 50% số tiền giữ lại phân bổ cho chỉ tiêu giảm nợ BHXH, BHYT, BHTN: căn cứ vào tỷ lệ % giảm nợ so với tỷ lệ % phấn đấu giảm nợ do BHXH Việt Nam giao của năm trước năm kế hoạch, tỷ lệ phân bổ cụ thể như sau:
Tỷ lệ % giảm nợ so với tỷ lệ % phấn đấu giảm nợ BHXH Việt Nam giao | Tỷ lệ phân bổ cho các tỉnh |
Giảm từ 0,1% đến dưới 0,5% | 10% số tiền được phân bổ |
Từ 0,5% đến dưới 1% | 20% số tiền được phân bổ |
Từ 1% đến dưới 2% | 30% số tiền được phân bổ |
Từ 2% trở lên | 40% số tiền được phân bổ |
1.2. Chi phí thu BHXH tự nguyện, thu bảo hiểm y tế của người tham gia theo hộ gia đình, của học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (gọi chung là BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện)
a) Chi thù lao đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện (bình quân bằng 5,25% tổng số thu BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện không tính trên số thu do ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng).
- Tiêu chí phân bổ: Số thu từng nhóm đối tượng của từng tỉnh theo dự toán giao hàng năm.
- Định mức phân bổ:
Mức phân bổ của từng tỉnh | = | Mức chi thù lao đại lý theo từng nhóm đối tượng | x | Dự toán thu BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện của từng nhóm đối tượng của từng tỉnh |
(Mức chi thù lao cho Đại lý thu theo từng nhóm đối tượng của từng BHXH tỉnh, BHXH Việt Nam có văn bản hướng dẫn riêng)
+ Sau khi phân bổ giữ lại 10% để điều chỉnh dự toán cuối năm.
+ Các đơn vị chi thù lao cho Đại lý thu theo đúng mức chi do BHXH Việt Nam quy định, trường hợp thừa hoặc thiếu kinh phí BHXH Việt Nam sẽ điều chỉnh.
b) Chi chi đào tạo, tập huấn đại lý thu (bình quân 1,75% tổng số thu BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện)
* Phân bổ 0.35% trên tổng số tiền đóng của đối tượng (không bao gồm số thu tiền đóng do ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng) giao cho Văn phòng BHXH Việt Nam để chi cho đào tạo, tập huấn, kiểm tra về công tác thu qua đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT của hộ gia đình và cơ sở giáo dục.
* Phân bổ 1,4% trên tổng số tiền đóng của đối tượng (không bao gồm số thu tiền đóng do ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng) giao cho BHXH tỉnh chi cho các hoạt động phối hợp tổ chức thực hiện: Tập huấn, đào tạo đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT của hộ gia đình và cơ sở giáo dục và khen thưởng cho đại lý thu làm tốt công tác thu BHXH tự nguyện, BHYT của hộ gia đình và cơ sở giáo dục. Tiêu chí và định mức phân bổ như sau:
- Tiêu chí phân bổ: Theo Dự toán thu BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện và số lượng đại lý thu của từng tỉnh.
- Định mức phân bổ:
+ 0,4% phân bổ theo dự toán thu BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện, cụ thể:
Kinh phí phân bổ cho BHXH từng tỉnh | = | Tổng số kinh phí dành cho phân bổ theo số thu BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện | x | Tỷ trọng số thu BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện năm kế hoạch của BHXH từng tỉnh |
Trong đó:
Tỷ trọng số thu BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện năm kế hoạch của BHXH từng tỉnh | = | Số thu BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện dự kiến năm kế hoạch của BHXH từng tỉnh |
Tổng số thu BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện dự kiến năm kế hoạch của BHXH các tỉnh |
+ 1% phân bổ theo số lượng đại lý thu của từng tỉnh, cụ thể:
Kinh phí phân bổ cho BHXH từng tỉnh | = | Tổng số kinh phí dành cho chi đào tạo, tập huấn đại lý thu năm kế hoạch | x | Tỷ trọng số lượng đại lý thu năm kế hoạch của BHXH từng tỉnh |
Trong đó:
Tỷ trọng số lượng đại lý thu năm kế hoạch của BHXH từng tỉnh | = | Số lượng đại lý thu dự kiến năm kế hoạch của BHXH từng tỉnh |
Tổng số đại lý thu dự kiến năm kế hoạch của BHXH các tỉnh |
13. Chi in thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT; BHTN, in tờ rời sổ BHXH
a) Tiêu chí phân bổ:
- Chi in tờ rời sổ BHXH xác nhận thời gian đã đóng BHXH, BHTN năm trước (đến 31/12): Thực hiện phân bổ theo số người tham gia BHXH bắt buộc năm trước năm kế hoạch.
- Chi in Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu C12-TS ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-BHXH): Thực hiện phân bổ theo số đơn vị cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN năm kế hoạch.
b) Định mức phân bổ: Tính theo giá mua giấy in, mực in từng năm.
1.4. Chi hỗ trợ UBND xã lập danh sách tham gia BHYT
- Chi hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND xã) để thực hiện lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn (gồm: Chi phí in ấn, phô tô tài liệu, biểu mẫu và chi thù lao cho người lập danh sách). Mức chi cụ thể hằng năm do BHXH Việt Nam thông báo trên cơ sở mức dự toán được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Tiêu chí phân bổ: Căn cứ danh sách tăng, giảm người tham gia BHYT trên địa bàn do UBND xã lập theo quy định.
2. Chi phục vụ công tác chi (không bao gồm chi phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp)
Căn cứ vào tổng nguồn kinh phí được giao năm kế hoạch, thực hiện phân bổ cho các đơn vị như sau:
2.1. Để lại 10% để phân bổ cho các nhiệm vụ phát sinh đột xuất trong năm và điều chỉnh dự toán chi BHXH, BHTN.
2.2. Kinh phí còn lại thực hiện phân bổ theo tiêu chí và tỷ lệ như sau:
2.2.1. Phân bổ cho Văn phòng BHXH Việt Nam và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Phân bổ 2% tổng số kinh phí chi phục vụ công tác chi và giao cho Văn phòng BHXH Việt Nam và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc (trừ Trung tâm Giám định và thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc và Phía Nam) để chi hoạt động phối hợp chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác chi; chi tổ chức các hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về công tác chi BHXH, BHTN, BHYT.
2.2.2. Phân bổ cho BHXH tỉnh, Trung tâm Giám định BHYT và thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc và Phía Nam
Sau khi đã trừ kinh phí để tại BHXH Việt Nam, tổng số kinh phí dành cho BHXH tỉnh, Trung tâm Giám định BHYT và thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc và Phía Nam được phân bổ theo các tiêu chí, tỷ lệ và cách tính như sau:
a) 40% kinh phí phân bổ theo số người hưởng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT (hàng tháng + một lần + số thẻ BHYT phát hành) năm kế hoạch
Kinh phí phân bổ cho BHXH từng tỉnh | = | Tổng số kinh phí dành cho tiêu chí số người hưởng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT năm kế hoạch | x | Tỷ trọng số người hưởng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT năm kế hoạch của BHXH từng tỉnh |
Trong đó:
Tỷ trọng số người hưởng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT năm kế hoạch của BHXH từng tỉnh | = | Số người hưởng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT năm kế hoạch của BHXH từng tỉnh |
Tổng số người hưởng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT năm kế hoạch của BHXH các tỉnh |
b) 30% kinh phí phân bổ theo số tiền chi BHXH, BHTN, BHYT năm kế hoạch
Kinh phí phân bổ cho từng đơn vị | = | Tổng số kinh phí dành cho tiêu chí số tiền chi BHXH, BHTN, BHYT năm kế hoạch | x | Tỷ trọng số tiền chi BHXH, BHTN, BHYT năm kế hoạch của từng đơn vị |
Trong đó:
Tỷ trọng số tiền chi BHXH, BHTN, BHYT năm kế hoạch của từng đơn vị | = | Số tiền chi BHXH, BHTN, BHYT năm kế hoạch của từng đơn vị |
Tổng số tiền chi BHXH, BHTN, BHYT năm kế hoạch của các đơn vị |
c) 30% kinh phí phân bổ theo số công chức, viên chức được giao năm kế hoạch (Không bao gồm lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2010/NĐ-CP)
Kinh phí phân bổ cho từng đơn vị | = | Tổng số kinh phí dành cho tiêu chí số công chức, viên chức được giao trong năm kế hoạch | x | Tỷ trọng số công chức, viên chức được giao năm kế hoạch của từng đơn vị |
Trong đó:
Tỷ trọng số công chức, viên chức được giao năm kế hoạch của từng đơn vị | = | Số công chức, viên chức được giao năm kế hoạch của từng đơn vị |
Tổng số công chức, viên chức được giao năm kế hoạch của các đơn vị |
3. Phí chuyển tiền, chi phí vận chuyển, bảo vệ tiền
3.1. Giữ lại 10% để phân bổ cho các đơn vị theo dự toán điều chỉnh chi BHXH, BHTN.
3.2. Phân bổ cho Văn phòng BHXH Việt Nam để thực hiện chi trả chi phí chuyển tiền phát sinh tại BHXH Việt Nam khi chuyển tiền thu, chi BHXH, BHYT, BHTN, chi quản lý bộ máy cho các đơn vị.
3.3. Kinh phí còn lại thực hiện phân bổ theo tiêu chí và tỷ lệ như sau:
3.3.1. Tiêu chí phân bổ: Tính theo số thu, chi BHXH, BHTN, BHYT năm kế hoạch
3.3.2. Cách tính tiêu chí phân bổ
Kinh phí phân bổ cho từng đơn vị | = | Tổng số lệ phí chuyển tiền được phân bổ năm kế hoạch | x | Tỷ trọng dự toán thu, chi BHXH, BHTN, BHYT năm kế hoạch của từng đơn vị |
Trong đó:
Tỷ trọng dự toán thu, chi BHXH, BHTN, BHYT năm kế hoạch của từng đơn vị | = | Dự toán thu, chi BHXH, BHTN, BHYT năm kế hoạch của từng đơn vị |
Tổng số dự toán thu, chi BHXH, BHTN, BHYT năm kế hoạch của các đơn vị |
Tổng số thu chi BHXH, BHTN, BHYT không bao gồm các khoản thu, chi BHTN, BHYT từ ngân sách Trung ương, thu đóng BHYT cho các đối tượng do quỹ BHXH đóng.
4. Chi phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp (bao gồm cả chi phí chi trả do ngân sách nhà nước cấp)
Tổng dự toán chi phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN (bao gồm cả chi phí do ngân sách nhà nước cấp) được phân bổ cho các đơn vị như sau:
4.1. Phân bổ 63% mức chi phí chi trả được cấp có thẩm quyền giao hàng năm cho BHXH các tỉnh:
a) Mức phân bổ
Mức phân bổ cho từng tỉnh | = | Mức chi thù lao cho tổ chức làm đại lý chi của từng tỉnh | x | Dự toán chi BHXH, BHTN được Tổng Giám đốc giao hàng năm (trừ khoản chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động, chi đóng BHYT) |
(Mức chi thù lao cho tổ chức làm đại lý chi của từng tỉnh, BHXH Việt Nam có văn bản hướng dẫn riêng).
b) Sau khi phân bổ giữ lại 10% để phân bổ cho các đơn vị khi điều chỉnh dự toán chi BHXH, BHTN.
c) Các đơn vị thực hiện chi thù lao cho tổ chức làm đại lý chi trả đúng mức chi do BHXH Việt Nam quy định. Trường hợp thừa hoặc thiếu BHXH Việt Nam sẽ điều chỉnh.
4.2. Còn lại 37% trên mức chi phí chi trả (được tính là 100%) phân bổ cho BHXH các tỉnh để sử dụng chi phí cho việc chi trả theo các tiêu chí và tỷ lệ như sau:
a) Để lại 10% để phân bổ cho BHXH các tỉnh khi điều chỉnh dự toán chi BHXH, BHTN.
b) Kinh phí còn lại phân bổ như sau:
- 35% kinh phí phân bổ theo số người hưởng BHXH, BHTN hàng tháng của năm kế hoạch (bình quân/tháng)
Kinh phí phân bổ cho BHXH từng tỉnh | = | Tổng số kinh phí dành cho tiêu chí số người hưởng BHXH hàng tháng năm kế hoạch | x | Tỷ trọng số người hưởng BHXH hàng tháng năm kế hoạch của BHXH từng tỉnh |
Trong đó:
Tỷ trọng số người hưởng BHXH hàng tháng năm kế hoạch của BHXH từng tỉnh | = | Số người hưởng BHXH hàng tháng năm kế hoạch của BHXH từng tỉnh |
Tổng số người hưởng BHXH hàng tháng năm kế hoạch của BHXH các tỉnh |
- 20% kinh phí phân bổ theo số chi BHXH hàng tháng của năm kế hoạch
Kinh phí phân bổ cho BHXH từng tỉnh | = | Tổng số kinh phí dành cho tiêu chí số chi BHXH hàng tháng năm kế hoạch | x | Tỷ trọng chi BHXH hàng tháng năm kế hoạch của BHXH từng tỉnh |
Trong đó:
Tỷ trọng số chi BHXH hàng tháng năm kế hoạch của BHXH từng tỉnh | = | Số chi BHXH hàng tháng năm kế hoạch của BHXH từng tỉnh |
Tổng số chi BHXH hàng tháng năm kế hoạch của BHXH các tỉnh |
- 5% kinh phí phân bổ theo số người hưởng các chế độ BHXH một lần, BHTN (không tính người hưởng chế độ ốm đau, thai sản) năm kế hoạch
Kinh phí phân bổ cho BHXH từng tỉnh | = | Tổng số kinh phí dành cho tiêu chí số người hưởng các chế độ BHXH một lần, BHTN năm kế hoạch | x | Tỷ trọng số người hưởng các chế độ BHXH một lần, BHTN năm kế hoạch của BHXH từng tỉnh |
Trong đó:
Tỷ trọng số người hưởng các chế độ BHXH một lần, BHTN của BHXH từng tỉnh | = | Số người hưởng các chế độ BHXH một lần, BHTN năm kế hoạch của BHXH từng tỉnh |
Tổng người hưởng các chế độ BHXH một lần, BHTN năm kế hoạch của BHXH các tỉnh |
- 40% kinh phí phân bổ theo hệ số điều chỉnh
Kinh phí phân bổ cho BHXH từng tỉnh | = | Tổng số kinh phí dành cho tiêu chí hệ số điều chỉnh | x | Tỷ trọng số xã, phường có tính đến hệ số quy đổi của BHXH từng tỉnh |
Trong đó:
Tỷ trọng số xã, phường có tính đến hệ số quy đổi của BHXH từng tỉnh | = | Số xã, phường có tính đến hệ số quy đổi của BHXH từng tỉnh |
Tổng số xã, phường có tính đến hệ số quy đổi của BHXH các tỉnh |
Hệ số điều chỉnh được tính theo tỷ trọng số xã, phường, thị trấn có tính đến hệ số quy đổi cho các xã có phụ cấp khu vực từ 0,1 trở lên cụ thể như sau:
Phụ cấp khu vực của xã | Hệ số quy đổi |
+ Không có phụ cấp khu vực + Hệ số phụ cấp 0,1 + Hệ số phụ cấp 0,2 + Hệ số phụ cấp 0,3 + Hệ số phụ cấp 0,4 + Hệ số phụ cấp 0,5 + Hệ số phụ cấp 0,7 + Hệ số phụ cấp 1 | 1,0 1,2 1,4 1,6 1,8 2,0 2,2 2,5 |
5. Chi in ấn biểu mẫu chứng từ, sổ BHXH, thẻ BHYT
Căn cứ vào tổng nguồn kinh phí được giao năm kế hoạch thực hiện phân bổ cho các đơn vị như sau:
5.1. Giữ lại 10% để phân bổ cho BHXH các tỉnh theo dự toán khi điều chỉnh số đối tượng thu, chi BHXH, BHTN, BHYT.
5.2. Phân bổ cho Văn phòng BHXH Việt Nam: Phân bổ kinh phí in phôi sổ BHXH, thẻ BHYT cho Văn phòng BHXH Việt Nam để thực hiện in ấn tập trung toàn Ngành, in các biểu mẫu khác theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5.3. Phân bổ cho các đơn vị
Kinh phí còn lại sau khi giữ lại và phân bổ cho Văn phòng BHXH Việt Nam thực hiện phân bổ cho các đơn vị theo tiêu chí và cách tính như sau:
- Tiêu chí phân bổ: Tính theo số người tham gia và số người hưởng BHXH, BHTN, BHYT năm kế hoạch.
- Cách tính:
Kinh phí phân bổ cho từng đơn vị | = | Số người tham gia và số người hưởng BHXH, BHTN, BHYT năm kế hoạch của từng đơn vị | x | Tổng số kinh phí dành cho các đơn vị |
Tổng số người tham gia, người hưởng BHXH, BHTN, BHYT năm kế hoạch của các đơn vị |
6. Chi tuyên truyền
6.1. Tiêu chí phân bổ
- Dân số (Dân số của từng tỉnh lấy theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê năm trước năm kế hoạch và tỷ lệ tăng dân số hàng năm).
- Số lượng doanh nghiệp.
- Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn có hệ số điều chỉnh theo vùng miền.
6.2. Định mức phân bổ
a) Giữ lại 10% để thực hiện các nhiệm vụ phát sinh đột xuất trong năm.
b) Phân bổ cho Văn phòng BHXH Việt Nam: Phân bổ theo kế hoạch tuyên truyền đã được Tổng Giám đốc phê duyệt.
c) Phân bổ cho Báo, Tạp chí BHXH: Phân bổ theo kế hoạch tuyên truyền đã được Tổng Giám đốc phê duyệt về in ấn báo BHXH, tạp chí BHXH phục vụ công tác tuyên truyền.
d) Kinh phí còn lại phân bổ cho BHXH các tỉnh như sau:
- 30% kinh phí phân bổ theo dân số của từng tỉnh năm kế hoạch
Kinh phí phân bổ cho BHXH từng tỉnh | = | Tổng số kinh phí dành cho tiêu chí dân số năm kế hoạch | x | Tỷ trọng dân số năm kế hoạch của từng tỉnh |
Trong đó:
Tỷ trọng dân số năm kế hoạch của từng tỉnh | = | Dân số năm kế hoạch của từng tỉnh |
Tổng dân số năm kế hoạch của cả nước |
- 20% kinh phí phân bổ theo số doanh nghiệp hiện có mà cơ quan BHXH đang quản lý có tính đến hệ số quy đổi theo số lượng doanh nghiệp.
Kinh phí phân bổ cho BHXH từng tỉnh | = | Tổng số kinh phí dành cho tiêu chí số doanh nghiệp cơ quan BHXH hiện đang quản lý có tính đến hệ số quy đổi theo số lượng doanh nghiệp | x | Tỷ trọng số doanh nghiệp cơ quan BHXH hiện đang quản lý có tính đến hệ số quy đổi theo số lượng doanh nghiệp |
Trong đó:
Tỷ trọng số doanh nghiệp cơ quan BHXH hiện đang quản lý có tính đến hệ số quy đổi theo số lượng doanh nghiệp | = | Số doanh nghiệp cơ quan BHXH hiện đang quản lý có tính đến hệ số quy đổi theo số lượng doanh nghiệp của từng tỉnh |
Tổng số doanh nghiệp cơ quan BHXH hiện đang quản lý có tính đến hệ số quy đổi của các tỉnh |
Hệ số quy đổi theo số lượng doanh nghiệp cơ quan BHXH hiện đang quản lý như sau:
Số lượng doanh nghiệp | Hệ số quy đổi |
+ Từ 10.000 doanh nghiệp trở lên | 1 |
+ Từ 5.000 doanh nghiệp đến dưới 10.000 doanh nghiệp | 2 |
+ Từ 2.000 doanh nghiệp đến dưới 5.000 doanh nghiệp | 3 |
+ Từ 500 doanh nghiệp đến dưới 2.000 doanh nghiệp | 4 |
+ Dưới 500 doanh nghiệp | 5 |
- 40% kinh phí phân bổ theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn có hệ số điều chỉnh theo vùng miền
Kinh phí phân bổ cho BHXH từng tỉnh | = | Tổng số kinh phí dành cho tiêu chí hệ số điều chỉnh xã, phường, thị trấn | x | Tỷ trọng số xã, phường có tính đến hệ số quy đổi của BHXH từng tỉnh |
Trong đó:
Tỷ trọng số xã, phường có tính đến hệ số quy đổi của BHXH từng tỉnh | = | Số xã, phường có tính đến hệ số quy đổi của BHXH từng tỉnh |
Tổng số xã, phường có tính đến hệ số quy đổi của BHXH các tỉnh |
Hệ số điều chỉnh được tính theo tỷ trọng số xã, phường, thị trấn có tính đến hệ số quy đổi cho các xã có phụ cấp khu vực từ 0,1 trở lên cụ thể như sau:
Phụ cấp khu vực của xã | Hệ số quy đổi |
+ Không có phụ cấp khu vực | 1,0 |
+ Hệ số phụ cấp 0,1 | 1,2 |
+ Hệ số phụ cấp 0,2 | 1,4 |
+ Hệ số phụ cấp 0,3 | 1,6 |
+ Hệ số phụ cấp 0,4 | 1,8 |
+ Hệ số phụ cấp 0,5 | 2,0 |
+ Hệ số phụ cấp 0,7 | 2,2 |
+ Hệ số phụ cấp 1 | 2,5 |
- 10% điều chỉnh bổ sung cho BHXH các tỉnh sau khi phân bổ theo 3 tiêu chí trên có kinh phí tuyên truyền quá thấp, không đủ kinh phí để triển khai các hình thức tuyên truyền mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
Căn cứ vào tổng dự toán cấp có thẩm quyền giao năm kế hoạch, tình hình tổ chức thực hiện thực tế của các đơn vị, BHXH Việt Nam sẽ thực hiện phân bổ kinh phí chi không thường xuyên cho các đơn vị theo các nội dung sau:
1. Chi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ;
a) Phân bổ để chi các hoạt động trực tiếp phục vụ cho công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng (chi xây dựng, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; chi tổ chức các cuộc họp, hội thảo, hội nghị; chi đi công tác để kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng và các chi khác liên quan trực tiếp đến công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức. Mức phân bổ hàng năm do Tổng Giám đốc BHXH quyết định trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
b) Kinh phí còn lại phân bổ cho theo kế hoạch, chương trình đào tạo nghiệp vụ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chi nghiên cứu khoa học: Căn cứ theo Quyết định giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Chi sửa chữa, mua sắm tài sản cố định: Phân bổ trên cơ sở hiện trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của từng đơn vị và khả năng nguồn kinh phí hàng năm.
1. BHXH Việt Nam thực hiện phân bổ dự toán chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN hàng năm cho BHXH các tỉnh; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam theo phương thức như sau:
a) Đầu năm thực hiện phân bổ theo tiêu chí, định mức phân bổ chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN trên cơ sở dự toán thu, chi được có thẩm quyền giao.
b) Trong quá trình tổ chức thực hiện BHXH Việt Nam sẽ điều chỉnh dự toán hàng năm đối với các đơn vị trong trường hợp Nhà nước có điều chỉnh mức lương cơ sở đối với công chức, viên chức; các đơn vị được cấp có thẩm quyền điều chỉnh nhiệm vụ thu, chi; phát sinh nhiệm vụ đột xuất.
2. Căn cứ vào tiêu chí, định mức phân bổ theo Quyết định này, dự toán được giao và tình hình thực tế của từng đơn vị, BHXH tỉnh xây dựng và ban hành định mức phân bổ dự toán chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN cho các đơn vị trực thuộc bảo đảm công khai, minh bạch và theo đúng các quy định của pháp luật để làm căn cứ tổ chức thực hiện./.
- 1Công văn 2960/BHXH-DVT năm 2015 về kiểm soát chi phí và quản lý thanh toán các thuốc bảo hiểm y tế có hàm lượng, dạng bào chế, dạng phối hợp ít có cạnh tranh trong đấu thầu và có chi phí cao do Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam ban hành
- 2Công văn 3650/BHXH-DVT năm 2015 về kiểm soát chi phí và quản lý thanh toán các thuốc bảo hiểm y tế có hàm lượng, dạng bào chế, dạng phối hợp ít có cạnh tranh trong đấu thầu và có chi phí cao do Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam ban hành
- 3Nghị quyết 1083/2015/UBTVQH13 về chi phí quản lý Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2016-2018 và việc ngân sách nhà nước chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 4Quyết định 15/2016/QĐ-TTg về mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2016 - 2018 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2082/QĐ-TTg năm 2015 về phân bổ dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của ngân sách Trung ương năm 2015 (Đợt 2) do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 6Thông tư 116/2016/TT-BTC hướng dẫn lập, phân bổ dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí sản phẩm công ích giống nông nghiệp, thủy sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 51/2018/QĐ-TTg về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2019-2021 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 2Nghị định 68/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực
- 3Quyết định 59/2010/QĐ-TTg ban hành Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- 5Nghị định 05/2014/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- 6Công văn 2960/BHXH-DVT năm 2015 về kiểm soát chi phí và quản lý thanh toán các thuốc bảo hiểm y tế có hàm lượng, dạng bào chế, dạng phối hợp ít có cạnh tranh trong đấu thầu và có chi phí cao do Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam ban hành
- 7Công văn 3650/BHXH-DVT năm 2015 về kiểm soát chi phí và quản lý thanh toán các thuốc bảo hiểm y tế có hàm lượng, dạng bào chế, dạng phối hợp ít có cạnh tranh trong đấu thầu và có chi phí cao do Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam ban hành
- 8Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015 Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 9Quyết định 60/2015/QĐ-TTg về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Nghị quyết 1083/2015/UBTVQH13 về chi phí quản lý Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2016-2018 và việc ngân sách nhà nước chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 11Quyết định 15/2016/QĐ-TTg về mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2016 - 2018 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 2082/QĐ-TTg năm 2015 về phân bổ dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của ngân sách Trung ương năm 2015 (Đợt 2) do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 13Thông tư 116/2016/TT-BTC hướng dẫn lập, phân bổ dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí sản phẩm công ích giống nông nghiệp, thủy sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 14Quyết định 51/2018/QĐ-TTg về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2019-2021 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 96/QĐ-BHXH năm 2016 về tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Số hiệu: 96/QĐ-BHXH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/01/2016
- Nơi ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Thị Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực