Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 96/2005/QĐ-UBND | Đồng Xoài, ngày 23 tháng 08 năm 2005 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH BÌNH PHƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-TP-NV ngày 05/5/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ: Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý Nhà nước về công tác Tư pháp ở địa phương;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2005/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII kỳ họp thứ tư về việc phê chuẩn cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bình Phước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp và Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “bản Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Bản Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế bản Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp được ban hành kèm theo Quyết định số 70/1999/QĐ-UB ngày 14/4/1999 của UBND tỉnh.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 96/2005/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2005 của UBND Tỉnh Bình Phước)
Điều 1. Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước (dưới đây gọi tắt là Sở) là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Sở chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.
Sở có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được dự toán kinh phí để hoạt động và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định.
Điều 2. Sở tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; công chứng, chứng thực; hộ tịch, quốc tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài, lý lịch tư pháp; luật sư, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, giám định tư pháp, hòa giải ở cơ sở; bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực công tác tư pháp theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Sở có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực quản lý của Sở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó sau khi được phê duyệt.
2. Về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
a) Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý công tác tư pháp ở địa phương theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ;
c) Tham gia soạn thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan chuyên môn khác của Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì soạn thảo theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Thẩm định và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về nội dung thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật;
đ) Tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh;
e) Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Bộ Tư pháp;
3. Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:
a) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tự kiểm tra văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành;
b) Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật;
c) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định pháp luật;
4. Về phổ biến giáo dục pháp luật:
a) Xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật dài hạn, hằng năm ở địa phương; tổ chức thực hiện kế hoạch đó sau khi được phê duyệt;
b) Làm Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh;
c) Biên soạn, phát hành các tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Thống kê và tổ chức các hoạt động xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật của tỉnh;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn và ở các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
e) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn việc xây dựng hương ước, quy ước của thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế ở tỉnh;
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và doanh nghiệp Nhà nước của tỉnh;
6. Hướng dẫn, kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
7. Quản lý Nhà nước về tổ chức, hoạt động công chứng của Phòng công chứng thuộc Sở theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ về chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh;
8. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ về quản lý tổ chức, cán bộ của cơ quan thi hành án dân sự của tỉnh theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
9. Về quản lý hộ tịch, quốc tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài và lý lịch tư pháp:
a) Hướng dẫn, kiểm tra công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương;
b) Chịu trách nhiệm giải quyết các công việc về hộ tịch, quốc tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Cấp phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về việc cập nhật nội dung phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật;
10. Về quản lý luật sư và hoạt động tư vấn pháp luật:
a) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép thành lập, tổ chức lại, giải thể Đoàn luật sư;
b) Cấp, thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, Chi nhánh Văn phòng Luật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh, Trung tâm tư vấn pháp luật; Giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện đăng ký hoạt động, đăng ký thay đổi nội dung giấy phép thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; đăng ký hoạt động của Chi nhánh Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
d) Cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
đ) Theo dõi việc thuê luật sư nước ngoài, luật sư Việt Nam, việc hợp tác hành nghề, việc nhận luật sư tập sự Việt Nam của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, việc thuê và hoạt động hành nghề luật sư nước ngoài tại Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh Việt Nam;
e) Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật cho các tư vấn viên pháp luật;
g) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra hoạt động của Đoàn Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam và Trung tâm tư vấn pháp luật theo thẩm quyền;
11. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước và trực tiếp tổ chức một số hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
12. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về công tác giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
13. Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chương trình cải cách hành chính trong lĩnh vực tư pháp và tổ chức thực hiện chương trình đó;
14. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý của Sở; giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật hoặc phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;
15. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;
16. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý Nhà nước về tư pháp;
17. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp;
18. Quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Sở; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
19. Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh;
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
1. Lãnh đạo Sở:
Sở do Giám đốc điều hành và có từ 01 đến 02 Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc. Các chức vụ này do UBND tỉnh bổ nhiệm theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Tư pháp quy định và theo các quy định của Đảng và Nhà nước về quản lý cán bộ.
2. Cơ cấu tổ chức của Sở:
a) Các tổ chức giúp việc Giám đốc Sở:
* Văn phòng Sở
* Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:
- Phòng Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
- Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Phòng Hộ tịch - Quốc tịch - Lý lịch tư pháp.
- Phòng Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
* Thanh tra Sở
b) Các đơn vị trực thuộc Sở:
- Phòng Công chứng số 1.
- Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản.
- Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước.
3. Văn phòng Sở có 01 Chánh Văn phòng và 01 Phó Chánh Văn phòng; mỗi phòng chuyên môn, nghiệp vụ có 01 Trưởng phòng và 01 Phó Trưởng phòng; Thanh tra Sở có 01 Chánh thanh tra và 01 Phó Chánh thanh tra. Chức vụ Chánh Văn phòng, Trưởng phòng do UBND tỉnh bổ nhiệm; chức vụ Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở bổ nhiệm sau khi có sự thỏa thuận bằng văn bản của Chánh Thanh tra tỉnh; chức vụ Phó Chánh Văn phòng, Phó Trưởng phòng, Phó Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở bổ nhiệm.
4. Nhiệm vụ cụ thể của mỗi phòng do Giám đốc Sở quy định.
5. Các đơn vị trực thuộc Sở do UBND tỉnh quyết định thành lập và có Quy chế tổ chức và hoạt động riêng.
6. Biên chế của Sở thuộc biên chế quản lý Nhà nước được UBND tỉnh giao hàng năm.
1. Sở làm việc theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc Sở quyết định mọi vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở được quy định trong bản Quy chế này và là người chịu trách nhiệm cao nhất trước UBND tỉnh; đồng thời chịu trách nhiệm trước Bộ Tư pháp về các lĩnh vực công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Sở và trước pháp luật. Các Phó Giám đốc Sở giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc Sở phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác. Phó Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước Giám đốc, đồng thời cùng Giám đốc liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về phần việc được phân công phụ trách.
2. Các phòng làm việc theo chế độ thủ trưởng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi công việc được giao của phòng. Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng phân công phụ trách một số mặt công tác và được ủy quyền điều hành công việc của phòng khi Trưởng phòng đi vắng.
3. Sở hoạt động theo chương trình, kế hoạch công tác hàng năm được Bộ Tư pháp, UBND tỉnh giao và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong bản Quy chế này.
4. Sở đảm bảo họp giao ban hàng tuần để đánh giá kết quả công tác và đề ra công tác cho tuần sau. Khi cần thiết tổ chức họp bất thường để triển khai các nhiệm vụ đột xuất của UBND tỉnh, của Bộ Tư pháp giao.
Điều 6. Sở có mối quan hệ công tác với các ngành, các cấp như sau:
1. Đối với Bộ Tư pháp:
Sở chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác chuyên môn của ngành tại địa phương với Bộ Tư pháp theo định kỳ và yêu cầu đột xuất.
2. Đối với UBND tỉnh:
Sở chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của UBND tỉnh, Giám đốc Sở phải thường xuyên báo cáo công tác với UBND tỉnh theo quy định và yêu cầu đột xuất. Trước khi thực hiện chủ trương chính sách của các Bộ, ngành Trung ương có liên quan đến chương trình công tác, kế hoạch chung của tỉnh, Giám đốc Sở phải xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.
3. Đối với các Sở, ngành:
Sở có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, có quyền đề nghị các Sở, ngành báo cáo tình hình và các vấn đề có liên quan đến các lĩnh vực mà Sở quản lý bằng văn bản hoặc trực tiếp trao đổi để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh.
4. Đối với UBND các huyện, thị xã:
Sở tăng cường mối quan hệ với UBND các huyện, thị xã trong việc thực hiện nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực ngành quản lý, cùng nhau giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. Trường hợp có những vấn đề chưa nhất trí, các bên xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.
Sở có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của ngành cho Phòng Tư pháp, được quyền yêu cầu Phòng Tư pháp báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ trên địa bàn huyện, thị xã theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất; kiểm tra về chuyên môn và các mặt công tác thuộc chức năng quản lý của Sở.
Điều 7. Bản Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Việc sửa đổi, bổ sung bản Quy chế này do Giám đốc Sở Tư pháp và Giám đốc Sở Nội vụ đề nghị UBND tỉnh xem xét quyết định.
Bản Quy chế này thay thế bản Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp được ban hành kèm theo Quyết định số 70/1999/QĐ-UB ngày 14/4/1999 của UBND tỉnh./.
- 1Quyết định 209/QĐ-UBND năm 2012 sửa đổi quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế kèm theo Quyết định 1687/QĐ-UBND
- 2Quyết định 1320/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực
- 3Quyết định 20/2012/QĐ-UBND sửa đổi quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh kèm theo Quyết định 39/2009/QĐ-UBND
- 4Quyết định 40/2012/QĐ-UBND sửa đổi quy định tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai kèm theo Quyết định 58/2009/QĐ-UBND
- 5Quyết định 12/2011/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 6Quyết định 27/2009/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước
- 1Thông tư liên tịch 04/2005/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương do Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 209/QĐ-UBND năm 2012 sửa đổi quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế kèm theo Quyết định 1687/QĐ-UBND
- 4Quyết định 20/2012/QĐ-UBND sửa đổi quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh kèm theo Quyết định 39/2009/QĐ-UBND
- 5Quyết định 40/2012/QĐ-UBND sửa đổi quy định tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai kèm theo Quyết định 58/2009/QĐ-UBND
- 6Quyết định 12/2011/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp do tỉnh Quảng Nam ban hành
Quyết định 96/2005/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước
- Số hiệu: 96/2005/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/08/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Nguyễn Tấn Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/08/2005
- Ngày hết hiệu lực: 12/07/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra