Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 948/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 11 tháng 9 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Khoáng sản năm 2010; Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản; Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; Nghị quyết số 02/NQ-TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030; Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản;

Căn cứ Quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Nam;

Căn cứ Quyết định số 1189/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề cương dự án Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Nam;

Xét tờ trình số 121/TTr-STN&MT ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường, (có hồ sơ dự án kèm theo)

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Nam, với nội dung chính:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm của Quy hoạch

1.1. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Nam phải phù hợp với: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh, Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020, Quy định bảo vệ các di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ, các công trình văn hoá có giá trị, các khu du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái.

1.2. Từ nay đến 2020, xác định khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng không phải là lĩnh vực chủ lực để phát triển kinh tế xã hội; không khuyến khích khai thác khoáng sản và chỉ lựa chọn doanh nghiệp có đầu tư chế biến sâu, hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vệ sinh môi trường.

1.3. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường là quy hoạch định hướng, quy hoạch mở, do vậy trong quá trình thực hiện kịp thời cập nhật, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện trong từng giai đoạn.

2. Mục tiêu của Quy hoạch

2.1. Đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường; xác định nhu cầu trữ lượng khoáng sản cần thăm dò, khai thác, chế biến và khả năng đáp ứng từ nguồn tài nguyên khoáng sản; xác định danh mục, tiến độ thăm dò, khai thác và chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển vật liệu xây dựng ở tỉnh Hà Nam đến năm 2020 và các năm sau.

2.2. Xác định đầy đủ tiềm năng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh.

2.3. Xây dựng cơ sở khoa học thăm dò, khai khác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản kết hợp với bảo vệ môi trường, di tích lịch sử, an ninh quốc phòng để phát triển bền vững ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động.

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường đến 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Nam. (Bảng 1 phụ lục kèm theo).

1.1. Quy hoạch thăm dò, khai thác sử dụng khoáng sản đá làm VLXD thông thường đến 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Nam

+ Tổng số mỏ: 32 mỏ

+ Tổng trữ lượng: 982.293.000 m3

+ Tổng công suất khai thác: 10 triệu m3/năm

Trong đó:

- Huyện Kim Bảng

+ Số mỏ: 12 mỏ

+ Trữ lượng: 508.142.000 m3

+ Công suất khai thác: 4,5 triệu m3/năm

- Huyện Thanh Liêm

+ Số mỏ: 20 mỏ

+ Trữ lượng: 474.151.000 m3

+ Công suất khai thác: 5,5 triệu m3/năm

1.2. Quy hoạch thăm dò, khai thác sử dụng khoáng sản đá làm VLXD thông thường định hướng từ năm 2020 đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Tổng trữ lượng: 315.672.000 m3

Trong đó:

- Huyện Kim Bảng

+ Số mỏ: 5 mỏ

+ Trữ lượng: 221.489.000 m3

- Huyện Thanh Liêm

+ Số mỏ: 2 mỏ

+ Trữ lượng: 94.183.000 m3

2. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng sét làm gạch ngói đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Nam. (Bảng 2 phụ lục kèm theo).

+ Số mỏ: 12 mỏ

+ Trữ lượng: 13.168.435 m3

+ Công suất khai thác: 650.000 m3/năm

3. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng cát xây dựng, cát san lấp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Nam. (Bảng 3 phụ lục kèm theo).

+ Số mỏ: 6 mỏ

+ Trữ lượng: 14.480.580 m3

4. Quy hoạch khai thác, sử dụng đất đá san lấp trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Bảng 4 phụ lục kèm theo).

4.1. Quy hoạch khai thác, sử dụng đất đá san lấp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Nam

+ Số mỏ: 4 mỏ

+ Diện tích: 208,9 ha

+ Trữ lượng: 68.425.000 m3

4.2. Quy hoạch khai thác, sử dụng đất đá san lấp định hướng từ 2020 đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Nam

+ Số mỏ: 3 mỏ

+ Trữ lượng: 36.881.000 m3

III. CÁC GIẢI PHÁP TẬP TRUNG THỰC HIỆN

1. Quản lý nhà nước về khoáng sản:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, công tác quản lý, giám sát chặt chẽ việc thăm dò, khai thác, chế biến và vận chuyển; thực hiện việc cải tạo phục hồi môi trường, đóng cửa các mỏ khi hết hạn khai thác.

- Công bố công khai Quy hoạch đã được phê duyệt đến UBND cấp huyện, cấp xã nơi có tài nguyên khoáng sản; thực hiện cắm mốc để bảo vệ khu vực cấm, tạm thời cấm, quản lý khu vực chưa khai thác để các ngành, địa phương, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư biết và triển khai thực hiện, định kỳ cập nhập, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

- Ban hành Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh phù hợp với Luật Khoáng sản năm 2010 và các luật khác. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh, kịp thời những trường hợp vi phạm về quy hoạch, vi phạm pháp luật khoáng sản và pháp luật khác liên quan.

2. Về huy động vốn đầu tư

Thu hút các doanh nghiệp có năng lực tài chính, kỹ thuật đầu tư dự án theo quy mô công nghiệp có hiệu quả kinh tế, đảm bảo môi trường và an toàn lao động.

3. Về cơ chế, chính sách

- Có chính sách khuyến khích đầu tư thiết bị, công nghệ tiên tiến thu hồi triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản, nâng cao giá trị của khoáng sản; khuyến khích đào tạo nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật hoạt động trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật dùng chung.

- Thực hiện phân cấp mạnh cho chính quyền cấp huyện, cấp xã phù hợp với phân cấp nguồn thu từ hoạt động khoáng sản; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản theo hướng tập trung một đầu mối, thông thoáng, thuận tiện và giảm thời gian.

4. Về khoa học công nghệ, môi trường

- Áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ tiên tiến thu hồi tối đa khoáng sản; công nghệ khai thác cắt tầng nhằm mục đích an toàn, hạn chế sạt lở đất, đá gây sự cố về môi trường;

- Các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản thực hiện đầy đủ các biện pháp trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, dự án cải tạo, phục hồi môi trường đã được cấp thẩm quyền phê duyệt trong và sau quá trình khai thác, chế biến khoáng sản.

IV. CÁC SẢN PHẨM CỦA QUY HOẠCH:

1. Bản đồ địa chất - khoáng sản tỉnh Hà Nam tỷ lệ 1:50.000.

2. Bộ bản đồ khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường, nguyên liệu sản xuất xi măng tỉnh Hà Nam tỷ lệ 1:10.000; khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; khu vực đá vôi xi măng, đôlômit, đá vôi hoá chất, sét xi măng.

3. Bản đồ hiện trạng thăm dò, khai thác khoáng sản tỷ lệ 1:10.000.

4. Bộ bản đồ các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản địa bàn tỉnh Hà Nam tỷ lệ 1:10.000.

5. Báo cáo tóm tắt và báo cáo tổng hợp Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường đến 2020 định hướng đến năm 2030 địa bàn tỉnh Hà Nam; báo cáo chuyên đề về khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản được Chính phủ phê duyệt.

6. Tài liệu khảo sát thực địa, nhật ký, sơ đồ tài liệu thực tế, thiết đồ công trình, mẫu, sổ mẫu và các kết quả phân tích; các tài liệu, hồ sơ, thủ tục pháp lý.

7. Đĩa CD lưu giữ các tài liệu nêu trên.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch:

1. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện Quy hoạch; công bố rộng rãi Quy hoạch được phê duyệt, định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện và cập nhật các vấn đề phát sinh, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

2. Các Sở, ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nội dung của Quy hoạch.

3. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ nội dung quy hoạch phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành liên quan trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Quy hoạch.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Mai Tiến Dũng

 

PHỤ LỤC

QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN LÀM VLXD THÔNG THƯỜNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Kèm theo Quyết định số 948/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

Bảng 1. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng đá làm VLXD thông thường trên địa bàn tỉnh đến năm 2020

TT

Tên mỏ và số hiệu trên bản đồ

Đơn vị hành chính (xã)

Cốt khai thác tối ưu (m)

Diện tích (ha)

Tài nguyên, trữ lượng

(ngàn m3)

Công việc chủ yếu, trình tự thực hiện quy hoạch

HUYỆN KIM BẢNG

 

 

907.17

508.142

 

1

Mỏ đá vôi Bắc Tân Lang K.2

Tượng Lĩnh, Tân Sơn

+ 15

111.1

Cấp 121: 21.168

Khai thác TL 121

2

Mỏ dolomit Tân Lang K.3

Tân Sơn

+ 05

150.6

Cấp 121: 36.567

Khai thác Tl 121

3

Mỏ đá Bắc Tân Lang K.4

Tượng Lĩnh, Tân Sơn

+ 05

36.09

Cấp 121: 5.531

Khai thác TL 121

4

Mỏ đá Tây Thôn Vồng K.7

Tân Sơn, Khả Phong

+ 05

15.21

Cấp 121: 4.807

Khai thác Tl 121

5

Mỏ đá vôi Đông xóm Suối Ngang K.14

Liên Sơn, Ba Sao

+ 110

81.69

Cấp 121: 21.633

Cấp 333: 55.399

Khai thác TL 121

Thăm dò cấp 333 GĐ 2020 - 2030

6

Mỏ đá vôi Hang Diêm K.15.1

Liên Sơn

+ 05

149.3

Cấp 121: 70.350

Cấp 333: 40.821

Khai thác TL 121

Thăm dò cấp 333 GĐ 2020 - 2030

7

Mỏ đá Đông Nam Xóm Suối Ngang K.16

Liên Sơn

+ 100

8.5

Cấp 333: 4.032

Thăm dò cấp 333 giai đoạn 2020 – 2030

8

Mỏ đá VIMECO Tây Hồ Trứng K.21.1

Liên Sơn

+ 40

12.9

Cấp 121: 7.585

Khai thác TL 121

9

Mỏ đá Tây Nam Hồ Trứng K.22.1

Thanh Sơn

+ 50

90

Cấp 333: 81.237

Thăm dò GĐ 2020-2030

10

Mỏ đá Bút Sơn – Lạt Sơn K.25

Thanh Sơn

+ 05

89.12

Cấp 121: 3.345

Cấp 333: 1.446

Khai thác hết cả 2 cấp trữ lượng

11

Mỏ đá Nam Hồ Trứng K.36.1

Thanh Sơn

+ 30

125

Cấp 121: 110.906

Cấp 333: 40.000

Khai thác TL 121

Thăm dò cấp 333 GĐ 2020 - 2030

12

Mỏ đá tây nam Hồng Sơn K.37

Thanh Sơn

+ 25

37.66

Cấp 121: 3.315

Khai thác TL 121

 

HUYỆN THANH LIÊM

 

 

542.36

474.151

 

1

Mỏ Đông Thung Đôn (T.3)

Kiện Khê, Thanh Thuỷ

+ 30

55.29

Cấp 333: 2.037

Khai thác

2

Mỏ đá Đông bắc Thung Đôn (T.4)

Kiện Khê

+ 50

16.66

Cấp 333: 4.681

Khai thác

3

Mỏ Núi Hâm – Núi Tây Hà (T.5)

Kiện Khê

+ 05

33.24

Cấp 333: 4.085

Khai thác

4

Mỏ đá Đông nam Thung Đôn (T.6)

Kiện Khê, Thanh Thuỷ

+ 90

17.34

Cấp 121: 5.110

Khai thác

5

Mỏ đá Núi Tây Hà (T.7)

Kiện Khê, Thanh Thuỷ

+ 40

21.69

Cấp 333: 7.762

Khai thác

6

Mỏ Thung Cổ Chày (T.9)

Kiện Khê, Thanh Thuỷ

+ 90

15.2

Cấp 121: 10.383

Khai thác TL 121

7

Mỏ đá núi Hang Bụt, Đầu Bò (T.10)

Thanh Thuỷ

+ 30

12

Cấp 333: 1.499

Khai thác

8

Mỏ đá Đồng Ao (T.11)

Thanh Thuỷ, Thanh Tân

+ 05

29

Cấp 121: 19.764

Cấp 333: 257

Khai thác cả hai cấp trữ lượng

9

Mỏ đá Núi Ông Voi – Núi Ông (T.14)

Thanh Thuỷ

+ 30

192.44

Cấp 121: 155.768

Khai thác TL 121

10

Mỏ Núi Bảy Ngọn (T.15)

Thanh Thuỷ

+ 45

5

Cấp 121: 4.026

Khai thác TL 121

11

Mỏ đá núi Bà Đầm (T.16)

Thanh Thuỷ

+ 30

14.8

Cấp 121: 11.330

 

Khai thác TL 121

12

Mỏ đá đông Thung Dược (T.19)

Thanh Thuỷ

+ 150

41.48

Cấp 121: 9.755

Cấp 333: 9.226

Khai thác TL 121

13

Mỏ Cổng Trời

(T. 20.1)

Thanh Thuỷ

+ 150

71.98

Cấp 121: 5.166

Khai thác TL 121

14

Mỏ đá thung Chu Văn Luận (T.21)

Thanh Thuỷ, Thanh Tân

+ 200

40.06

Cấp 333: 15.890

Thăm dò giai đoạn 2020 – 2030

15

Mỏ đá nam thung Chu Văn Luận (T.22.1)

Thanh Thuỷ, Thanh Tân

+ 120

 

Cấp 333: 78.293

Thăm dò giai đoạn 2020 – 2030

16

Mỏ đá núi Bảy Ngọn – Đông Núi Voi Đá (T.23)

Thanh Thuỷ, Thanh Tân

+ 50

190.3

Cấp 121: 53.874

Khai thác TL 121

17

Mỏ đá thôn Nam Công (T.25)

Thanh Tân, Thanh Nghị

+ 25

171.6

Cấp 121: 44.444

Khai thác TL 121

18

Mỏ đá Thanh Bồng – Hải Phú (T.46)

Thanh Nghị, Thanh Hải

+ 05

90.35

Cấp 121: 9.181

Khai thác TL 121

19

Mỏ đá Núi Chùa (T.47)

Thanh Nghị, Thanh Hải

+ 05

22.4

Cấp 121: 12.376

Khai thác TL 121

20

Mỏ đá tây Hiếu Hạ (T.48)

Thanh Hải

+ 05

30.55

Cấp 121: 9.244

Khai thác TL 121

TỔNG CỘNG

1.449,53

982.293

 

 

Bảng 2. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản sét gạch ngói tỉnh Hà Nam đến năm 2020

TT

Tên mỏ và số hiệu trên bản đồ

Đơn vị hành chính (xã)

Cốt KT tối ưu (m)

Diện tích (ha)

Tài nguyên, trữ lượng (ngàn m3)

Công việc chủ yếu, trình tự thực hiện quy hoạch

1

Mỏ sét gạch ngói Đầm Đầu Voi – Đầm Dâu

Xã Thanh Hải, Thanh Liêm

- 2.5

16.2

Cấp 121: 3.385,949

Khai thác

2

Mỏ sét gạch ngói bãi bồi sông Đáy

Xã Khả Phong, Kim Bảng

- 0.5

3.6

Cấp 333: 89,196

Khai thác

3

Mỏ sét Xướng Bùi

Xã Thanh Sơn, Kim Bảng

- 0.5

4.53

Cấp 333: 109,816

Khai thác

4

Mỏ sét Thanh Bồng

Xã Thanh Nghị, Thanh Liêm

 

21.8

Cấp 121: 1.319,110

Khai thác

5

Mỏ sét gạch Mộc Bắc (B.1)

Xã Mộc Bắc, Duy Tiên

- 2

15.6

Cấp 333: 400

Bước 1: Thăm dò GĐ 2015

Bước 2: Khai thác GĐ 2020

6

Mỏ sét gạch Mộc Bắc (B.2)

Xã Mộc Bắc, Duy Tiên

- 2

95.7

Cấp 333: 114

Bước 1: Thăm dò GĐ 2015

Bước 2: Khai thác GĐ 2020

7

Mỏ sét gạch ngói xã Nguyên Lý ( NL2, NL3)

Xã Nguyên Lý, Lý Nhân

0

42.1

Cấp 333: 715,7

Bước 1: Thăm dò GĐ 2015

Bước 2: Khai thác GĐ 2020

8

Mỏ sét gạch ngói xã Chân Lý (CL2, CL3, CL6)

Xã Chân Lý, Lý Nhân

- 1.0

55.3

Cấp 121: 732,928

Cấp 333: 940,1

Bước 1: Thăm dò GĐ 2015

Bước 2: Khai thác GĐ 2020

9

Mỏ sét gạch ngói xã Nhân Đạo (NĐ3, NĐ4, NĐ5)

Xã Nhân Đạo, Lý Nhân

0

81

Cấp 333: 1.620

Bước 1: Thăm dò GĐ 2015

Bước 2: Khai thác GĐ 2020

10

Mỏ sét gạch ngói xã Nhân Thịnh (NT2)

Xã Nhân Thịnh, Lý Nhân

- 0.5

34.2

Cấp 333: 649,8

Bước 1: Thăm dò GĐ 2015

Bước 2: Khai thác GĐ 2020

11

Mỏ sét gạch ngói xã Phú Phúc (PP9, PP11)

Xã Phú Phúc, Lý Nhân

- 1.5

100.9

Cấp 121: 746,936

Cấp 333: 1967,5

Bước 1: Thăm dò GĐ 2015

Bước 2: Khai thác GĐ 2020

12

Mỏ sét gạch ngói xã Hoà Hậu (HH2, HH3, HH5)

Xã Hoà Hậu, Lý Nhân

- 0.5

22.2

Cấp 333: 377,4

Bước 1: Thăm dò GĐ 2015

Bước 2: Khai thác GĐ 2020

Tổng cộng

493,13

13.168,435

 

 

Bảng 3. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản cát xây dựng, san lấp tỉnh Hà Nam

TT

Tên mỏ và số hiệu trên bản đồ

Đơn vị hành chính (xã)

Cốt khai thác tối ưu (m)

Diện tích (ha)

Tài nguyên, trữ lượng (ngàn m3)

Công việc chủ yếu, trình tự thực hiện quy hoạch

1

Mỏ cát xây dựng, san lấp Hoàn Dương (B.4)

Xã Mộc Bắc, Duy Tiên

- 2

80.6

Cấp 333: 3.224

Bước 1: Thăm dò GĐ 2015

Bước 2: Khai thác GĐ 2020

2

Mỏ cát xây dựng san lấp Yên Hoà

Xã Mộc Bắc, Duy Tiên

- 1.5

55.7

Cấp 333: 2.108

Bước 1: Thăm dò GĐ 2015

Bước 2: Khai thác GĐ 2020

3

Mỏ cát xây dựng san lấp Lảnh Trì (D.4)

Xã Mộc Nam, Duy Tiên

- 1.5

36

Cấp 333: 1.440

Bước 1: Thăm dò GĐ 2015

Bước 2: Khai thác GĐ 2020

4

Mỏ cát xây dựng, san lấp Chân Lý (CL.8)

Xã Chân Lý, Lý Nhân

+ 0.42

19.6

Cấp 122: 313,144

Khai thác TL 122

5

Mỏ cát xây dựng, san lấp Chân Lý (CL.9)

Xã Chân Lý, Lý Nhân

+ 0.42

20

Cấp 122: 164,589

Khai thác TL 122

6

Mỏ cát xây dựng, san lấp Nhân Thịnh (NT.6)

Xã Nhân Thịnh, Lý Nhân

+ 2

85

Cấp 122: 212,5

Cấp 333: 3.187,50

Khai thác TL 122

Thăm dò TL 333

Tổng cộng

269.9

14.480,58

 

 

Bảng 4. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng các mỏ đất đá san lấp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020

TT

Tên mỏ và số hiệu trên bản đồ

Đơn vị hành chính (xã)

Cốt khai thác tối ưu (m)

Diện tích (ha)

Tài nguyên, trữ lượng (ngàn m3)

Công việc chủ yếu, trình tự thực hiện quy hoạch

1

Mỏ đất đá san lấp Thung Đồng Gien (K.40)

Thanh Sơn

+ 100

13.15

Cấp 333: 5.588

Dự trữ giai đoạn 2030

2

Mỏ đất đá san lấp Thung Đồng Gơ (K.43)

Thanh Sơn

+ 100

49.95

Cấp 333: 20.313

Dự trữ giai đoạn 2030

3

Mỏ đất đá san lấp Thung Bể (K.44)

Thanh Sơn

+ 75

24.40

Cấp 333: 10.980

Dự trữ giai đoạn 2030

4

Mỏ đất đá san lấp thôn Bồng Lạng Hạ (T.43)

Thanh Nghị

+ 5

121.4

Cấp 333: 31.544

Khai thác 2015 - 2020

Tổng tài nguyên trữ lượng

208,9

68.425

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 948/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Nam

  • Số hiệu: 948/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/09/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
  • Người ký: Mai Tiến Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản