Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 939/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 08 tháng 6 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH VÀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC QUỐC TỊCH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH CÀ MAU

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 1021/QĐ-BTP ngày 08/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực quốc tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 40/TTr-STP ngày 30/5/2018 và Báo cáo số 182/BC-STP ngày 04/6/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục 04 thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Quốc tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau và 04 thủ tục hành chính bị bãi bỏ đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố tại Quyết định số 1011/QĐ-UBND 12/6/2017 (kèm theo danh mục).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Giám đốc Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hồng Quân

 

DANH MỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC QUỐC TỊCH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 939/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

Số TT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Căn cứ văn bản quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính

I.

Quyết định số 1011/QĐ-UBND 12/6/2017

1.

T-CMU-289514-TT

Cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam

Quyết định số 1021/QĐ-BTP ngày 08/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực quốc tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.

2.

T-CMU-289515-TT

Nhập quốc tịch Việt Nam

3.

T-CMU-289516-TT

Trở lại quốc tịch Việt Nam ở trong nước

4.

T-CMU-289518-TT

Cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam ở trong nước

 

DANH MỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC TỊCH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝCỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 939/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau)

Số TT

Tên thủ tục hành chính

Thời hạn giải quyết

Địa điểm thực hiện

Phí, lệ phí

(nếu có)

Căn cứ pháp lý

Ghi chú

 

1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ, thủ tục hành chính trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau thông qua Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Cà Mau (Địa chỉ: Tầng 1, tầng 2, Tòa nhà Viettel, số 298, đường Trần Hưng Đạo, phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau), sau đây viết tắt là “Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh Cà Mau”.

2. Hoặc nộp trực tuyến tại Trang Một cửa điện tử của Sở Tư pháp, địa chỉ website http://sotp.dvctt.camau.gov.vn, nếu đủ điều kiện và có giá trị như nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện, sau đây viết tắt là “Trực tuyến”.

3. Thời gian tiếp nhận vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định), cụ thể như sau:

- Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.

- Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.

1

Cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam

04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

 

- Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh Cà Mau;

- Trực tuyến.

- Nếu nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp: 100.000 đồng.

- Nếu nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: không phải nộp lệ phí.

- Miễn lệ phí đối với: người di cư từ Lào được phép cư trú xin xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; kiều bào Việt Nam tại các nước láng giềng có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của UBND cấp xã.

- Luật Quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc Hội (Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008);

- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam (Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ);

- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ (Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an);

- Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an sửa đổi, bổ sung điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an (Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an);

- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch (Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

Những bộ phận tạo thành còn lại của TTHC được kết nối, tích hợp theo số hồ sơ “B-BTP-277279-TT” của Bộ Tư pháp

2

Nhập quốc tịch Việt Nam

- Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị công an tỉnh xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch.

- Trong thời hạn 24 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Công an tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi đến Sở Tư pháp.

- Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh.

- Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp Chủ tịch UBND tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch UBND cấp tỉnh , Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

- Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là không quốc tịch thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

- Sau khi có quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước gửi đăng Công báo, Bộ Tư pháp đăng tải lên trên thông tin điện tử của Bộ Tư pháp trong thời hạn 10 ngày, Bộ Tư pháp gửi cho người được nhập quốc tịch bản sao Quyết định kèm theo bản trích sao danh sách những người được nhập quốc tịch, đồng thời gửi 01 bản cho UBND cấp tỉnh nơi tiếp nhận hồ sơ để theo dõi quản lý, các việc đã giải quyết về quốc tịch. Đồng thời thông báo cho Sở Tư pháp, nơi đăng ký khai sinh trước đây của người được nhập quốc tịch Việt Nam ( nếu đăng ký khai sinh trong nước ) hoặc nơi lưu trữ Sổ đăng ký khai sinh của chế độ cũ để ghi chú vào sổ đăng ký khai sinh. Nội dung ghi chú bao gồm: Quyết định; ngày, tháng, năm ban hành quyết định; nội dung Quyết định. Cán bộ ghi chú phải ký, ghi rõ họ tên và ngày tháng năm thực hiện ghi chú.

- Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh Cà Mau;

- Trực tuyến.

- Lệ phí: 3.000.000 đồng

- Miễn lệ phí đối với những trường hợp sau:

+ Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam (phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó).

+ Người không quốc tịch có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.

- Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008;

- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ;

- Nghị định số 97/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ (Nghị định số 97/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ);

- Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch;

- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an;

- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Những bộ phận tạo thành còn lại của thủ tục hành chính được kết nối, tích hợp theo số hồ sơ “B-BTP-277288-TT” của Bộ Tư pháp

3

Trở lại quốc tịch Việt Nam ở trong nước

- Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị công an tỉnh xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch.

- Trong thời hạn 16 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Công an tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi đến Sở Tư pháp.

- Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh.

- Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp Chủ tịch UBND tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người đó để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

- Trong trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

- Sau khi có Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước gửi đăng công báo, Bộ Tư pháp đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và trong thời hạn 10 ngày, Bộ Tư pháp gửi cho người được trở lại quốc tịch Việt Nam bản sao Quyết định kèm theo bản trích sao danh sách những người được trở lại quốc tịch và gửi 01 bản cho UBND cấp tỉnh nơi tiếp nhận hồ sơ để theo dõi, quản lý, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch.

- Trong trường hợp người được trở lại quốc tịch Việt Nam mà trước đó đã ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh việc thôi quốc tịch Việt Nam thì Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp, nơi đã đăng ký khai sin trước đây của người được trở lại quốc tịch Việt Nam (nếu đăng ký khai sinh trong nước) hoặc nơi lưu trữ Sổ đăng ký khai sinh của chế độ cũ để ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh. Nội dung ghi chú bao gồm: số Quyết định; ngày, tháng, năm ban hành Quyết định; nội dung Quyết địn. Cán bộ ghi chú phai ghi rõ ngày, tháng, năm sinh thực hiện ghi chú.

- Trường hợp trước đây đương sự đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện hoặc UBND cấp xã thì sau khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo tiếp cho UBND cấp huyện, UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai để ghi chú vào sổ đăng ký khai sinh.

- Trường hợp trước đây đương sự đã đăng ký khai sinh tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì thông báo được gửi cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, nơi đã đăng ký khai sinh; nếu Sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu 01 quyển tại Bộ Ngoại giao thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thông báo tiếp cho Bộ Ngoại giao để ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh được lưu tại Bộ Ngoại giao.

- Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh Cà Mau;

- Trực tuyến.

- Lệ phí: 2.500.000 đồng.

- Miễn lệ phí đối với những trường hợp sau:

+ Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam (phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó).

+ Người mất quốc tịch có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận UBND cấp xã nơi cư trú.

- Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008;

- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ;

- Nghị định số 97/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ (Nghị định số 97/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ);

- Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch;

- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an;

- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Những bộ phận tạo thành còn lại của thủ tục hành chính được kết nối, tích hợp theo số hồ sơ “B-BTP-277289-TT” của Bộ Tư pháp

4

Cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam ở trong nước

- Đối với trường hợp có đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam, trong 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp xem xét và cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam.

- Đối với trường hợp không đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam:

+ Trong thời hạn 04 ngày kế từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp và Công an tỉnh xác minh (đối với trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc Sở Tư pháp đề nghị các cơ quan, tổ chức liên quan tra cứu kiểm tra, xác minh (trường hợp nghi ngờ tính xác thực của giấy tờ trong hồ sơ).

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị tra cứu, kiểm tra, xác minh, Bộ Tư pháp hoặc cơ quan, tổ chức liên quan có văn bản trả lời.

- Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu kiểm tra, xác minh, Sở Tư pháp xem xét và cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu), nếu xác định được người yêu cầu đang có quốc tịch Việt Nam. Trường hợp sau khi tiến hành tra cứu, xác minh, vẫn không đủ cơ sở để xác định người yêu cầu có quốc tịch Việt Nam thì Sở Tư pháp thông báo văn bản cho người đó biết.

- Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh Cà Mau;

- Trực tuyến.

- Lệ phí: 100.000 đồng.

- Miễn lệ phí đối với: người di cư từ Lào được phép cư trú xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; kiều bào Việt Nam tại các nước láng giềng có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của UBND cấp xã.

- Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008;

- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ;

- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an;

- Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an;

- Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Những bộ phận tạo thành còn lại của thủ tục hành chính được kết nối, tích hợp theo số hồ sơ “B-BTP-277292-TT” của Bộ Tư pháp

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 939/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính mới và bị bãi bỏ trong lĩnh vực Quốc tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau

  • Số hiệu: 939/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 08/06/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
  • Người ký: Trần Hồng Quân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/06/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản