Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 936QĐ/UB | HàTĩnh, ngày 25 tháng 8 năm 1992 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ GIAO ĐẤT, THU HỒI ĐẤT.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ban hành ngày 11 tháng 7 năm 1989;
- Căn cứ Luật đất đai công bố ngày 08 tháng 01 năm 1988.
- Căn cứ nghị định số 30/HĐBT ngày 23 tháng 3 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Luật đất đai;
- Xét đề nghị của trưởng Ban QLĐĐ và giám đốc sở Tư pháp Hà Tĩnh.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. - Ban hành kèm theo quyết định này “Quy định tạm thời về việc giao đất” để sử dụng vào mục đích đất ở và đất chuyên dùng trên lãnh thổ Hà Tĩnh.
Điều 2. - Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với bảnm quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3. - Các ông Chánh Văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh, trưởng Ban QLĐĐ và giám đốc sở Tư pháp Hà Tĩnh, xây dựng, Tài chính - Vật giá, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có lien quân căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận | TM/ UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH |
VỀ VIỆC GIAO ĐẤT, THU HỒI ĐẤT
( Ban hành kèm theo quyết định số 936 QĐ/UB ngày 25/8/1992).
Điều 1: Đất đai thuộc thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Việc giao các loại đất nói trong quy định này phải theo đúng quy hoạch, kế hoạch, luận chứng KTKT và bản vẽ thiết kế mặt bằng đã được cấp có thẩm quyền Nhà nước phê duyệt.
Điều 2: Việc lập các căn cứ giao đất, quyết định thu hồi đất, giao đất cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng vào các mục đích đều đặt dưới sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước, tuân theo các quy định của luật đất đai, nghị định số 30/HĐBT.
Điều 3: Cấp nào có thẩm quyền giao đất ở, thì được quyền giao đất vườn gắn liền với đất ở, đất giao thông nội bộ trong khu dân cư đó.
Điều 4: Địa phương, cơ quan, tổ chức và cá nhân được giao đất để sử dụng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và được hưởng các quyền lợi do luật đất đai quy định.
ĐIỀU KIỆN - GIỚI HẠN DIỆN TÍCH VÀ THẨM QUYỀN GIAO CÁC LOẠI ĐẤT.
1/ Điều kiện để giao đất ở:
a) - Chưa có đất ở;
b) - Có hộ tịch, hộ khẩu thường trú nơi xin đất ( xã, phường, thị trấn, thị xã)
c) - Trong gia đình có thêm một cặp vợ chồng ( có hộ khẩu ở nơi xin đất) và đất ở hiện tính theo đầu người trong hộ dưới 80% mức bình quân đất ở của địa phương.
2/ Giới hạn diện tích được giao cho mỗi hộ không quá mức quy định sau đây:
a) - Đất khu dân cư nông thôn, ngoại ô thị xã:
- Hộ không sản xuất nông - Lâm nghiệp.
+ Trên đất 1 lúa, đất lúa màu, đất chuyên màu: Mức tối đa là 150m2 đất ở kèm theo 100m2 đất vườn.
+ Trên đất đồi núi, bãi cát, cồn cát hoang: Mức tối đa là: 200m2 đất ở kèm theo không quá 800m2 đất vườn.
Hết sức hạn chế việc lấy đất trồng 2 vụ lúa ổn định để làm đất ở, trường hợp phải bố trí thì giới hạn diện tích được giao không quá 100m2 đất ở và 50m2 đất vườn.
- Hộ sản xuất nông - Lâm nghiệp:
Căn cứ giới hạn tại điểm a khoán 2 điều này tăng thêm 50m2 đất và 50m2 đất vườn. Các hộ ở đồi núi trọc giới hạn tối đa không quá 300m2 đất ở, tuỳ điều kiện đất đai của địa phương để giao đất vương kèm theo.
b) Đất khu dân cư nội thị xã, thị trấn:
- Hộ bám đường phố chính, quốc lộ, tỉnh lộ, khu trung tâm chỉ giao không quá 100m2 đất ở.
- Các vị trí khác giao không quá 120m2 đất ở, tuỳ điều kiện và khả năng đất đai từng vùng được giao thêm không quá 100m2đất vườn kèm theo cho mỗi hộ.
Điều 6: Giao đất sử dụng vào mục đích chuyên dùng. Đất chuyên dùng được quy định tại điều 36 của Luật đất đai gồm:
Đất xây dựng các công trình công nghiệp , khoa học kỷ thuật, giao thông, thuỷ lợi, văn hoá xã hộ, dịch vụ, đất dùng cho nhu cầu an ninh quốc phòng, đất dùng cho thăm dò, khai thác khoánh sản, đất làm muối, đất làm đồ gốm, gạch gói và các vật liệu xây dựng khác, đất di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, đất nghĩa địa, đất có mặt nước sử dụng vào các mục đích không phải là nông nghiệp.
1/ Điều kiện giao:
Chủ sử dụng đất phải có đầy đủ các hồ sơ xin giao đất quy định tại khoản B điều 9 của văn bản này.
2/ Giới hạn diện tích được giao:
Căn cứ vào luận chứng KTKT, thiét kế mặt bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các định mức về sử dụng đất của Nhà nước.
Điều 7: Thẩm quyền giao đất ở và đất chuyên dùng:
1/ Uỷ ban Nhân dân tỉnh:
- Giao đất từng khu dân cư cho nhân dân làm nhà ở thuộc thị xã, các thị trấn và các tụ điểm dân cư.
- Giao đất để sử dụng vào các mục đích khác không phải sản xuất nông - Lâm nghiệp trong phạm vi sau đây:
+ Từ 1 ha trở xuống đối với đất nông nghiệp, đất có rừng và đất khu dân cư, từ 2 ha trở xuống đối với đất hoang đồi níu cho mỗi công trình không theo tuyến.
+ Từ 3 ha trở xuống đối với đất nông nghiệp, đất có rừng và đất khu dân cư, từ 5 ha trở xuống đối với đất hoang đồi níu cho mỗi công trình không theo tuyến.
- Giao đất chuyên dùng cho các tổ chức, cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân để sử dụng vào mục đích, chuyên dùng trừ đất thuộc vùng lãnh hải.
2/ Uỷ ban Nhân dân huyện, thị xã:
- Giao đất ở cho tdừng hộ thuộc khu dân cư nông thôn trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất của các xã đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh xét duyệt.
- Giao đất ở cho từng hộ thị xã, thị trấn và tụ điểm dân cư trên cơ sở đã có quyết định của UBND tỉnh.
CĂN CỨ GIAO ĐẤT - TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIAO ĐẤT, THU HỒI ĐẤT, TRÁCH NHIỆM CÁC NGÀNH.
1/ Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
2/ Luận chứng kinh tế - kỷ thuật.
3/ Văn bản xét duyệt địa điểm.
4/ Thiết kế mặt bằng sử dụng đất.
Bốn căn cứ trên phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
A. Giao đất khu dân cư:
1/ Tờ trình xin giao đất.
2/ Danh sách trích ngang các hộ.
3/ Mặt bằng quy hoạch chi tiết khu vực xin giao tỷ lệ 1/500.
4/ Văn bản xét duyệt quy hoạch vùng đất xin giao.
5/ Phương án đền bù thiệt hại về giá trị kinh tế đất và lệ phí giao đất.
Đối với hộ xin đất ở, phái có đơn xin cấp đất ở, có xá nhận của cơ quan chủ quản, chứng nhận hộ khẩu của công an ( xã, Phường, thị trấn, thị xã ) và ý kiến của UBND xa, phường, thị trấn, thị xã nơi xin đất.
B. Giao đất để sử dụng vào mục đích chuyên dùng:
1/ Tờ trình xin giao đất.
2/ Ý kiến của chính quyền địa phương ( xã, Phường, thị trấn, thị xã )áy kiến của chủ sử dụng đất bị thu hồi giao cho mình.
3/ Luận chứng kinh tế - kỷ thuật. về sử dụng đất cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4/ trích sao văn bản xét duyệt quy hoạch vùng đất xin giao.
5/ Văn bản xét duyệt kế hoạch hàng năm lấy đất nông nghiệp, đất có rừng của UBND tỉnh.
6/ Văn bản xét duyệt địa điểm.
7/ Thiết kế mặt bằng sử dụng đất của công trình ( tỷ lệ 1/500)
8/ trích sao bản đồ hiện trạng vùng đất xin giao tỷ lệ 1/2000 bản đồ giải thửa ( nếu là đất canh tác) tỷ lệ 1/10.000 ( nếu là đất đồi núi).
9/ Phương án đền bù thiệt hại giá trị kinh tế đất và lệ phí giao đất.
Điều 10: Trình tự, thủ tục xin giao đất:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
1/ Tổ chức, cá nhân xin giao đất đến liên hệ với chính quyền địa phương, cán bộ địa chính xã ( phường, thị trấn), huyện ( thị xã) và các ngành hữu quan để tiến hành lập các hồ sơ quy định tại điều 9.
2/ Sau khi đủ các loại hồ sơ, ttỏ chức, cá nhân xin giao đất đến nộp tại cơ quan quản lý đất đai tỉnh, huyện ( thị xã) tuỳ theo cấp thẩm quyền giao đất cho mình.
Bước 2: Thẩm tra và trình cấp thẩm quyền:
1/ Cơ quan quản lý đất đai thẩm tra lại hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp pháp tổ chức hoặc cá nhân xin giao đất phải chuẩn bị tiếp.
2/ Thẩm tra lại thực địa về vị trí, diện tích, loại hạng đất.
3/ Trình cấp thẩm quyền ra quyết định.
Bước 3: Thi hành quyết định:
1/ Cơ quan quản lý đất đai ra thông báo quyết định của cấp có thẩm quyền cho tổ chức hoặc cá nhân được giao đất, cơ quan quản lý đất đai cấp dưới và chính quyền địa phương nơi giao đất.
2/ Tổ chức hoặc cá nhân được giao đất phải nộp tiền đền bù giá trị kinh tế đất và lệ phí đất theo thông báo để nhận quyết định giao đất, thu hồi đất.
3/ Cán bộ địa chính xa ( phường, thị trấn) phối hợp với cơ quan quản lý đất đai huyện ( Thị xã ) cắm mốc giao đất tại hiện trường, tiến hành vào số đăng ký biến động và làm các thủ tục địa chính khác.
Điều 11: Trách nhiệm các ngành:
1/ Ngành quản lý đất đai thực hiện các nội dung giao đất, thu hồi đất.
- Tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ xin giao đất.
- Kiểm tra lại thực địa về diện tích, loại hạng và vị trí đất xin giao.
- Trình cấp thẩm quyền ra quyết định.
- Cắm mốc giao đất tại hiện trường, tổ chức đăng ký bíên động, làm các thủ tục địa chính khác.
- Thu tiền đền bù giá trị kinh tế đất, lệ phí giao đất.
- Kiểm tra, thanh tra việc giao đất, thu hồi đất.
- Trình cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và miễn các nghĩa vụ về sử dụng đất cho các chủ có đất bị thu hồi, sau khi có đầy đủ các hồ sơ bàn giao đất chochủ mới.
2/ Các ngành xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp, nông nghiệp, văn hoá, cơ quan an ninh quốc phòng… và thủ trưởng các ngành liên quan căn cứ vào chức năng của từng ngành để tham mưu cho UBND các cấp trong việc lập các căn cứ giao đất quy định tại điều 8 văn bản này. Đồng thời thực hiện các quy định tăng giảm nghĩa vụ về sử dụng đất cho các chủ được giao đất, các chủ bị thu hồi đất theo chức năng của ngành mình.
Điều 12: Nghiêm cấm việc giao đất, thu hồi đất không dúng thẩm quyền, không đúng chức năng và lợi dụng việc bán tài sản để bán đất.
Điều 13: Nghĩa vụ tổ chức và cá nhân được giao đất, tổ chức và cá nhân được giao đất hợp pháp các loại đất trong bản quy định này, ngoài những quy định chung tại cá điều 24, 26, 45, 46, 48 của lụat đất đai còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
1/ Đền bù thiệt hại giá trị kinh tế đất cho Nhà nước khi được giao đất để sử dụng vào mục đích chuyên dùng hoặc đất ở, trường hợp chuyển chủ sử dụng mà không chuyển mục đích sử dụng thì không phải đền bù.
A. Căn cứ để tính mức đền bù:
Các căn cứ để tính mức đền bù thiệt hại về đất nông nghiệp, đất có rừng gồm:
a) - Diện tích:
b) - Chất lượng đất.
- Đối với đất nông nghiệp thì căn cứ vào hạng đất để tính thuế. ( Hạng phân theo quy định của địa phương từ hạng 1 đến hạng 7).
- Đối với đất có rừng thì chia thành 4 loại:
+ Đất có rừng đặc sản.
+ Đất có rừng giàu
+ Đất có rừng trung bình
+ Đất có rừng nghèo
c) Vị trí địa lý được chia thành 4 khu vực:
+ Đất nội thị xã, thị trấn
+ Đất ven thị xã, thị trấn, tụ điểm dân cư
+ Đất ven đường giao thông
+ Đất vùng nông thôn
B. Mức đền bu:
Mức đền bù thiệt hại về đất nông nghiệp, đất có rừng được tính bằng thóc, thu bằng tiền và được phấn biệt theo thời hạn sử dụng đất lâu dài hoặc tạm thời của công trình.
a) - Công trình sử dụng đất lâu dài:
LOẠI ĐẤT | Mức đền bù thiệt hại về đất nông nghiệp và đất có rừng ( kg thóc/ m2 | |||
Đất vùng nông thôn | Đất ven đường giao thông | Đất ven thị xã, thị trấn, tụ điểm dân cư | Đất nội thị xã, thị trấn | |
I. Đất nông nghiệp: |
|
|
|
|
Hạng 1 | 10 | 75 - 100 | 90 - 115 | 100 - 125 |
Hạng 2 | 8 | 60 - 75 | 70 - 90 | 80 - 100 |
Hạng 3 | 6 | 45 - 60 | 55 - 70 | 60 - 75 |
Hạng 4 | 5 | 30 - 40 | 36 - 46 | 45- 55 |
Hạng 5 | 4 | 20 - 30 | 24 - 35 | 35 - 45 |
Hạng 6 | 3 | 15 - 20 | 20 - 25 | 25 - 35 |
Hạng 7 | 2 | 5 - 10 | 10 - 15 | 15 - 20 |
II. Đất có rừng: |
|
|
|
|
Đất có rừng đặc sản | 8 | 60 - 80 | 70 - 90 | 80 - 100 |
Đất có rừng giàu | 6 | 40 - 60 | 55 - 70 | 60 - 75 |
Đất có rừng trung bình | 5 | 30 - 40 | 36 - 46 | 40 - 50 |
Đất có rừng nghèo | 3 | 15 - 25 | 20 - 30 | 25 - 35 |
b) - Công trình sử dụng đất tạm thời ( không quá 10 năm ). Đối với các công trình có thời hạn sử dụng đất thông quá 10 năm, mức đền bù trên một đơn vị diện tích trong một năm bằng 5% định mức đền bù trên một diện tích cùng hạng, cùng vị trí địa lý của các công trình sử dụng đất lâu dài. Số tiền đền bù đất tạm thì được tính căn cứ vào thời gian được phép sử dụng đất do cấp có thẩm quyền giao đất quy định. Hết thời hạn sử dụng đất các tổ chức cá nhân sử dụng đất có nghĩa vụ phục hồi mặt bằng tânghf đất canh tác trước khi bàn giao cho người được nhận đất để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
c) - Riêng đối với đất có khoáng sản và các tài nguyên quý thìmức đền bù do UBND tỉnh quyết định cụ thể từng trường hợp.
2/ Nạp lệ phí giao đất bằng 0.2 kg thóc/m2 nhưng không quá 800kg thóc cho 01 lần giao.
3/ Nạp thuế sử dụng đất theo quy định của Pháp Lệnh thuế nông nghiệp và Pháp lệnh thuế nhà đất.
4/ Đền bù thiệt hại thực tế, bồi hoàn thành quả lao động, kết quả đầu tư cho người bị thu hồi đất.
a) - Cây cối hoa màu:
- Cây hàng năm đền bù một sản lượng 1vụ
- Cây lâu năm: Căn cứ vào chu kỳ kinh tế, thời kdỳ sinh trưởng từng loại cây để đền bù sản lượng.
b) - Vật kiến trúc đền bù theo thời giá lúc giao đất.
c) - Giá trị bồi hoàn: Căn cứ vào hiện trạng chất lượng đất khi giao cho chủ sử dụng đất cũ với hiện trạng đất hiện nay để tính giá trị bồi hoàn theo thời giá lúc giao đất.
d) - UBND xã ( phường, thị trấn) lập Hội đồng định giá trị đền bù, bồi hoàn trình UBND huyện, thị xã quyết định.
5/ Giá trị tiền đền bù và lệ phí giao đất lấy thóc làm chuẩn theo giá thu mua thoả thuận giữa Nhà nước và nhân dân tại thời điểm giao đất.
Toàn bộ số tiền quy định tại khoản 1, 2 điều fphải nộpp đầy đủ một lần cho ngân sách Nhà nước trước khi tổ chức hoặc cá nhân được giao đất, trường hợp đặc biệt có quy định riêng.
Điều 14: Những thửa đất được giao cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân xây dựng nhà ởp để bán nhà cho từng hộ đồng thời sử dụng luôn cả đất thì việc đền bù giá trị kinh tế đất được thực hiện theo cơ chế đấu thầu, không theo quy định tại khoản 1 điều 13 của văn bản này.
Điều 15: Quyền lợi người được giao đất:
Ngoài những quyền lợi được quy định tại điều 45, 46, 48, 49 của Luật đất đai, người được giao đất hợp pháp được miễn giảm tiền đền bù giá trị kinh tế đất trong các trường hợp:
1/ Đất giao cho nhân dân tự xây dựng nhà để ở:
a) - Thương binh hạng 1/4 giảm 100%, hạng 2/4 giảm 50%, hạng 3/4 và bệnh binh 1/3 giảm 25%, hạng 4 và bệnh binh 2/3 giảm 15%.
b) - Chủ hộ được giao đất là cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ giảm 50%. Mỗi hộ liệt sỹ chỉ được xét giảm 01 lần.
c) - Chủ hộ được giao đất ở vùng rẻo cao, hẻo lánh được miễn 100%.
2/ Đất giao sử dụng vào mục đích chuyên dùng:
a) - Công trình theo tuyến giảm 50%.
b) - Công trình trực tiếp phục vụ quốc phòng, công trình xây dựng trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp, phúc lợi xã hội giảm 40%.
Những trường hợp miễn giảm khác phải do UBND huyện, thị xã đề nghịi UBND tỉnh quyết định.
Điều 16: Phương thức thu, chigiao nộp ngân sách.
1/ Thuế sử dụng đất: Áp dụng phương thức thu thuế nông nghiệp và thuế nhà đất do ngành thuế đảm nhận.
2/ Tiền đền bù và lệ phí giao đất:
a) - Về thu: Ngành quản lý đất đai tỉnh, huyện,thị xã chịu trách nhiệm thu và nộp ngân sách Nhà nước.
b) - Về chi: Ngành quản lý đất đai và ngành tài chính cùng cấp thống nhất kế hoạch chi dùng hàng năm trình UBND cùng cấp xét duyệt.
c) - Chế độ sử dụng các khoản thu:
- Các khoản tiền đền bù đất đai ở cơ sở chủ yếu sử dụng vào mục đích khai hoang vỡ hoá, thâm canh tăng vụ, bảo vệ, cải tạo đất, mở mang diện tích đất nông, lâm nghiệp… Ngoài ra còn sử dụng một phần vào chi phí cho các hoạt động trực tiếp phục vụ công tác QLĐĐ về các mặt: tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo cán bộ nghiệp vụ, trả phụ cấp cho cán bộ địa chính xã ( phường, thị trấn) nghiên cứu khoa học về đất. trang bị máy móc phục vụ công tác QLĐĐ, khen thưởng khoản lệ phí giao đất do ngành QLĐĐ sử dụng để chi dùng vào việc tu chỉnh hồ sơ địa chính, các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc giao đất, thu hồi đất, phục vụ QLĐĐ thường xuyên.
3/ Phân bổ ngân sách:
Toàn bộ số tiền đền bù và lệ phí giao đất, sau khi trừ phần ngân sách Trung ương, phần còn lại được phân bổ như sau:
Ngân sách tỉnh : 30%
Ngân sách huyện, thị xã : 30%
Ngân sách xã, phường, thị trấn : 40%
KHEN THƯỞNG - XỬ PHẠT VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH.
Địa phương, tổ chức và cá nhân có nhiều thành tích trong việc thực hiện quy định này sẽ được khen thưởng theo quy định của Nhà nước. Được trích 10 - 15% tiền thu được theo khoản 1 và khoản 2 điều 13 và điều 18 sau khi đã phân bổ theo khoản 3 điều 16 quy định này để khen thưởng.
1/ Địa phương, tổ chức và cá nhân vi phạm những quy định trong văn bản này sẽ bị xử phạt theo luật lệ hiện hành.
2/ Khoản thu về xử phạt nộp vào ngân sách Nhà nước và phân bổ cho ngân sách các cấp theo quy định tại khoản 3 điêù 16 và được trích để khen thưởng theo quy định tại điều 17 quy định này.
Điều 19: Giao ban QLĐĐ tỉnh phối hợp với các sở: Tư pháp, Xây dựng, Tài chính - Vật giá hướng dẫn thi hành bản quy định này./.
- 1Quyết định 525/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định tạm thời về trình tự thủ tục thoả thuận địa điểm sử dụng đất xây dựng, xét duyệt quy hoạch xây dựng, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2Quyết định 22/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định hạn mức giao đất ở, công nhận đất ở và xử lý vấn đề cụ thể khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, vườn, ao trong cùng một thửa đất với đất ở do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 1Luật Đất đai 1987
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1989
- 3Nghị định 30-HĐBT năm 1989 thi hành Luật Đất đai do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Quyết định 525/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định tạm thời về trình tự thủ tục thoả thuận địa điểm sử dụng đất xây dựng, xét duyệt quy hoạch xây dựng, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
Quyết định 936QĐ/UB năm 1992 về Quy định tạm thời giao, thu hồi đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- Số hiệu: 936QĐ/UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/09/1992
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Nguyễn Hoàng Trạch
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/09/1992
- Ngày hết hiệu lực: 20/04/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra