Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 935/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2021 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 04/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 83-KL/TW ngày 29 tháng 7 năm 2020 của Bộ Chính trị về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện Kết luận số 83-KL/TW ngày 29 tháng 7 năm 2020 của Bộ Chính trị về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (sau đây gọi là Tổ công tác).
1. Thành phần Tổ công tác
a) Tổ trưởng: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.
b) Phó Tổ trưởng thường trực: Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
c) Phó Tổ trưởng: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
d) Thành viên gồm đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, một số cơ quan thuộc Chính phủ (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp) và một số chuyên gia, nhà khoa học có kinh nghiệm trong công tác hoạch định chiến lược, xây dựng và thi hành pháp luật. Danh sách Tổ công tác kèm theo Quyết định này.
2. Bộ Tư pháp là cơ quan thường trực của Tổ công tác.
3. Trường hợp có sự thay đổi đại diện lãnh đạo tham gia Tổ công tác, các bộ, cơ quan liên quan báo cáo Tổ trưởng Tổ công tác bằng văn bản, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp điều chỉnh, bổ sung thành viên Tổ công tác.
Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ công tác
1. Chức năng:
Tổ công tác hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, có chức năng tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành công tác triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Quyết định số 04/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận số 83-KL/TW trong phạm vi nhiệm vụ được giao tại Quyết định này và nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Nhiệm vụ:
a) Tổ chức công tác rà soát kết quả thực hiện các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Kế hoạch của Ban cán sự đảng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW (giai đoạn 2016-2020).
b) Tổ chức nghiên cứu, đánh giá toàn diện bối cảnh về công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật hiện nay.
c) Tổ chức nghiên cứu, xác định nội dung định hướng tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong giai đoạn tới; nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật.
d) Nghiên cứu, xây dựng nội dung Chiến lược pháp luật Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để đưa vào Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Quyền hạn:
a) Đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nội dung, hoạt động, giải pháp thực hiện các nhiệm vụ được giao.
b) Yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp thông tin, phối hợp trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Điều 3. Chế độ làm việc của Tổ công tác
1. Tổ công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Bộ Tư pháp giúp Tổ trưởng Tổ công tác điều phối, triển khai hoạt động của Tổ công tác.
3. Tổ trưởng Tổ công tác ký các văn bản chỉ đạo, sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Phó Tổ trưởng thường trực Tổ công tác ký các văn bản chỉ đạo, sử dụng con dấu của Bộ Tư pháp.
4. Tổ công tác được mời bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân, các chuyên gia trong và ngoài nước để tham vấn khi cần thiết.
Điều 4. Trách nhiệm của thành viên Tổ công tác
1. Tổ trưởng Tổ công tác:
a) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Tổ công tác.
b) Chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác; phân công nhiệm vụ cho Phó Tổ trưởng thường trực, Phó Tổ trưởng và các thành viên Tổ công tác; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
c) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Tổ công tác; chỉ đạo chuẩn bị nội dung, các vấn đề đưa ra thảo luận ở Tổ công tác, ký các văn bản của Tổ công tác.
d) Xử lý các đề xuất, kiến nghị của các thành viên Tổ công tác.
đ) Báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác; thay mặt Tổ công tác phát biểu ý kiến của Tổ công tác khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
2. Phó Tổ trưởng thường trực Tổ công tác:
a) Thực hiện và chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ do Tổ trưởng Tổ công tác phân công.
b) Chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Tổ công tác theo phân công của Tổ trưởng Tổ công tác hoặc khi được Tổ trưởng Tổ công tác ủy quyền; bổ sung hoặc thay đổi thành viên Tổ công tác sau khi báo cáo Tổ trưởng Tổ công tác (khi cần thiết).
c) Ký thay Tổ trưởng Tổ công tác các văn bản, kết luận do Tổ trưởng Tổ công tác ủy quyền.
d) Tổ chức hoạt động Nhóm giúp việc cho Tổ công tác.
đ) Giao và chỉ đạo đơn vị thuộc Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ bộ phận thường trực của Tổ công tác.
3. Phó Tổ trưởng Tổ công tác:
a) Thực hiện và chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ do Tổ trưởng và Phó Tổ trưởng thường trực Tổ công tác phân công.
b) Chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Tổ công tác theo phân công của Tổ trưởng Tổ công tác hoặc khi được Tổ trưởng Tổ công tác ủy quyền.
4. Thành viên Tổ công tác:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Tổ công tác; tham gia đầy đủ các cuộc họp của Tổ công tác khi có thông báo mời họp.
b) Nghiên cứu, đóng góp ý kiến chuyên môn, các vấn đề đưa ra thảo luận trong phiên họp Tổ công tác. Trong trường hợp vắng mặt, có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản hoặc ủy quyền cho người đi họp thay phát biểu ý kiến chính thức của thành viên Tổ công tác.
c) Chịu trách nhiệm về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
d) Đề xuất các hoạt động của Tổ công tác khi cần thiết.
Điều 5. Nhóm giúp việc cho Tổ công tác
1. Phó Tổ trưởng thường trực thành lập, tổ chức và điều hành Nhóm giúp việc cho Tổ công tác.
2. Thành viên của Nhóm giúp việc là lãnh đạo cấp Vụ của các cơ quan có đại diện tham gia Tổ công tác và đại diện một số đơn vị thuộc cơ quan thường trực.
3. Nhóm giúp việc có trách nhiệm tham mưu, triển khai các nhiệm vụ của Tổ công tác.
1. Tổ công tác và Nhóm giúp việc cho Tổ công tác được đảm bảo kinh phí và các điều kiện cần thiết khác từ ngân sách nhà nước để hoạt động có hiệu quả.
2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm lập dự toán kinh phí cho hoạt động của Tổ công tác. Việc sử dụng kinh phí bảo đảm hoạt động của Tổ công tác phải thực hiện đúng mục đích và tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ tài chính.
Điều 7. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp và các thành viên quy định tại Điều 1, Điều 5 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| THỦ TƯỚNG |
TỔ CÔNG TÁC CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 83-KL/TW
(Kèm theo Quyết định số 935/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Ông Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Tổ trưởng;
2. Ông Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Phó Tổ trưởng thường trực;
3. Ông Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp - Phó Tổ trưởng;
4. Ông Cao Huy, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Phó Tổ trưởng;
5. Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Thành viên;
6. Ông Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Thành viên;
7. Ông Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an - Thành viên;
8. Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính - Thành viên;
9. Ông Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Thành viên;
10. Ông Nguyễn Hoàng Giang, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - Thành viên;
11. Bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Thành viên;
12. Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Thành viên;
13. Bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Thành viên;
14. Ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải - Thành viên;
15. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Thành viên;
16. Ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công Thương - Thành viên;
17. Ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng - Thành viên;
18. Ông Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế - Thành viên;
19. Ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Thành viên;
20. Ông Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - Thành viên;
21. Ông Phạm Quang Hiệu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Thành viên;
22. Ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - Thành viên;
23. Ông Đoàn Thái Sơn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Thành viên;
24. Ông Đào Việt Ánh, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Thành viên;
25. Ông Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - Thành viên;
26. Ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Thành viên;
27. Ông Nguyễn Hồng Tuyến, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp - Thành viên;
28. Ông Đinh Dũng Sỹ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ - Thành viên;
29. Ông Hoàng Thế Liên, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp - Thành viên;
30. Ông Phạm Quý Tỵ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp - Thành viên;
31. Ông Đinh Trung Tụng, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp - Thành viên;
32. Ông Nguyễn Sỹ Dũng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - Thành viên;
33. Bà Dương Thị Thanh Mai, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp - Thành viên;
- 1Quyết định 66/QĐ-TTg năm 2018 về thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- 2Quyết định 172/QĐ-TTg năm 2020 thành lập Tổ công tác về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra tại Văn phòng Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 236/QĐ-TTg năm 2020 về thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật
- 4Quyết định 1242/QĐ-TTg năm 2021 về thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Nghị quyết số 48-NQ/TW về việc chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 do Bộ Chính trị ban hành
- 2Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 3Quyết định 66/QĐ-TTg năm 2018 về thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Quyết định 172/QĐ-TTg năm 2020 thành lập Tổ công tác về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra tại Văn phòng Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 236/QĐ-TTg năm 2020 về thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật
- 7Quyết định 1242/QĐ-TTg năm 2021 về thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 935/QĐ-TTg năm 2021 về thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Kết luận 83-KL/TW về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 935/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/06/2021
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phạm Minh Chính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/06/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra