Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9307/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 49/NQ-CP NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 4 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA X VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH LỚN ĐỂ NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Bộ Công Thương triển khai Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ;
- Lưu: VT, VPUBQG.

BỘ TRƯỞNG




Vũ Huy Hoàng

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 49/NQ-CP NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 4 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA X VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH LỚN ĐỂ NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 9307/QĐ-BCT ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

I. MỤC TIÊU

Ngày 10 tháng 7 năm 2014, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 49/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong đó yêu cầu các Bộ, ngành địa phương xây dựng các Chương trình hành động riêng để triển khai Chương trình hành động của Chính phủ.

Trên cơ sở đó, Chương trình hành động này được Bộ Công Thương ban hành với mục tiêu cụ thể hóa các nhiệm vụ chủ yếu đề ra tại Nghị quyết số 49/NQ-CP của Chính phủ gắn với các chức năng, nhiệm vụ của ngành Công Thương, góp phần nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Chương trình hành động xác định các nội dung công việc cụ thể, lộ trình, thời gian thực hiện cho các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương tập trung triển khai trong thời gian tới.

II. NHỮNG NỘI DUNG CỤ THỂ

1. Hoàn thiện pháp luật và thể chế kinh tế

a) Chủ trì thực hiện nghĩa vụ rà soát chính sách thương mại và nghĩa vụ thông báo của Việt Nam trong khuôn khổ WTO. Hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia. Rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và ban hành các văn bản mới rõ ràng, cụ thể, bảo đảm tính đồng bộ, minh bạch, khả thi, phù hợp với các cam kết quốc tế và tình hình thực tế.

b) Xây dựng và hoàn thiện các chiến lược, chương trình hành động, kế hoạch, đề án về hội nhập kinh tế quốc tế từ nay đến năm 2020. Trong năm 2014 hoàn thành Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020 và Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tham gia các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đến năm 2020.

c) Tiếp tục đàm phán các hiệp định thương mại tự do trong khuôn khổ song phương (với Liên minh Châu Âu, Hiệp hội Thương mại tự do Châu Âu - Khối EFTA, Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazkhstan, Hàn Quốc, Hồng Kông) và khu vực (Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương - TPP, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực - RCEP). Tiến hành đàm phán nâng cấp các hiệp định thương mại đã ký kết, đồng thời nghiên cứu, tiến tới đàm phán các hiệp định thương mại mới, phù hợp với lợi ích và nhu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam.

d) Tham gia các hoạt động xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) năm 2015 và tiếp tục hội nhập sâu hơn trong khuôn khổ AEC sau năm 2015.

đ) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành. Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể trên các trang thông tin do Bộ quản lý.

2. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm

a) Triển khai Chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tiếp tục thực hiện Chương trình thương hiệu quốc gia. Xây dựng đồng bộ chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ.

b) Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về tạo thuận lợi cho thương mại, tăng cường khả năng cạnh tranh thương mại. Tiếp tục thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011- 2020, định hướng đến năm 2030.

c) Xây dựng và triển khai Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020.

d) Triển khai Đề án Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ theo Quyết định phê duyệt số 12/2011/QĐ-TTg ngày 22 tháng 2 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020.

đ) Tăng cường việc phối hợp giữa cơ quan Thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài và các đơn vị trực thuộc Bộ với cộng đồng doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, xúc tiến thương mại, du lịch và thu hút đầu tư; hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ tranh chấp thương mại quốc tế.

3. Phát triển đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường

a) Tiếp tục xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về kinh tế thị trường của Việt Nam làm cơ sở để chứng minh, giải quyết vấn đề công nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đối với các đối tác kinh tế.

b) Tiếp tục nghiên cứu ban hành các chính sách, quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại thị trường.

c) Chú trọng xây dựng và hoàn thiện các chính sách nhằm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ tăng giá, thao túng thị trường, vi phạm pháp luật cạnh tranh.

d) Xây dựng hệ thống văn bản quy định cơ chế vận hành và cơ sở hạ tầng hệ thống điện để thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (VREM) theo đúng tiến độ.

4. Hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn

a) Xây dựng chương trình hành động của Bộ Công Thương thực hiện kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp máy nông nghiệp thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

b) Nghiên cứu đề xuất mô hình tiêu thụ hiệu quả một số mặt hàng nông sản của Việt Nam.

5. Bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và an ninh quốc phòng

a) Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án nâng cao năng lực tái chế chất thải, hình thành các khu công nghiệp tái chế chất thải tập trung.

c) Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp ngành Công Thương.

6. Đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực

a) Đẩy mạnh đào tạo và duy trì nguồn nhân lực cho hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng và triển khai các Chương trình đào tạo riêng cho các cán bộ làm công tác liên quan trực tiếp đến hội nhập kinh tế quốc tế.

b) Thực hiện chương trình đào tạo về nâng cao năng lực xây dựng và thực hiện các dự án do WTO, ASEAN, APEC, ASEM và các tổ chức đa phương khác tài trợ.

7. Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, đánh giá

a) Định kỳ tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa X về một số chủ trương để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững sau khi Việt Nam là thành viên WTO.

b) Xây dựng báo cáo tổng kết, đánh giá tác động của việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

c) Nghiên cứu đánh giá tiềm năng xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam; nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành hàng cụ thể; nghiên cứu về thuế quan và rào cản thương mại của các thị trường xuất khẩu chủ lực.

d) Phối hợp với các tổ chức, cơ quan nghiên cứu quốc tế và trong nước để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về công tác phân tích, dự báo, đánh giá trong kiểm soát, điều hành chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô.

đ) Đánh giá tình hình hợp tác của Việt Nam trong khuôn khổ APEC; thực hiện các chương trình đào tạo, nghiên cứu và xây dựng năng lực liên quan đến hợp tác kinh tế, thương mại APEC, phục vụ việc Việt Nam tổ chức thành công năm APEC 2017.

8. Củng cố, tăng cường cơ chế phối hợp, giám sát triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế

a) Xây dựng Đề án nâng cao năng lực của các cơ quan đầu mối về hội nhập kinh tế quốc tế tại các Bộ, ngành, địa phương; thực hiện báo cáo đánh giá hàng năm về năng lực và kết quả hội nhập kinh tế của các địa phương làm cơ sở cho việc cải thiện năng lực hội nhập của các địa phương.

b) Xây dựng Đề án tăng cường sự phối hợp liên ngành, liên vùng trong việc xây dựng và triển khai các chiến lược, chương trình hành động, đề án phát triển kinh tế... để phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả nền kinh tế trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

c) Thực hiện cơ chế tham vấn đối với các doanh nghiệp và các đối tượng liên quan trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật theo nguyên tắc công khai, minh bạch của WTO.

d) Xây dựng cơ chế phối hợp, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai các chủ trương, chính sách, chương trình về hội nhập kinh tế quốc tế.

9. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền

a) Tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến thông tin, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế cho các cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về các chương trình, sự kiện, hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế có sự tham gia của Việt Nam.

b) Thông tin, tuyên truyền về Chiến lược tham gia các FTA đến năm 2020. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhằm lấy ý kiến các bên liên quan cho hoạt động đàm phán và vận động hỗ trợ công tác đàm phán kinh tế thương mại quốc tế.

c) Tích cực tuyên truyền về AEC, Hiệp định RCEP, Hiệp định TPP và các hiệp định liên quan khác.

d) Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về các thị trường xuất khẩu và cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin giữa các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài với các địa phương.

đ) Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền cho doanh nghiệp về công tác phòng vệ thương mại và hướng dẫn sử dụng Hệ thống Cảnh báo sớm.

e) Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng về thương mại điện tử.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở những nhiệm vụ chủ yếu trong Chương trình hành động này và chức năng nhiệm vụ đã được phân công, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và triển khai các hoạt động cụ thể của đơn vị mình, bảo đảm thực hiện kịp thời và hiệu quả những nội dung trong Chương trình hành động của Bộ.

2. Căn cứ vào Chương trình hành động và dự toán kinh phí của các đơn vị hàng năm, cùng với khả năng huy động nguồn ngân sách của Bộ, các đơn vị chủ động bố trí kinh phí để thực hiện Chương trình.

3. Trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình hành động này, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể, Thủ trưởng các đơn vị chủ động báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.

4. Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động, báo cáo Lãnh đạo Bộ./.

 

ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG VIỆC CỤ THỂ CHO CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Triển khai Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ

STT

Nội dung công việc

Đơn vị đề xuất và chủ trì

Cơ quan/đơn vị phối hợp

Sản phẩm

Thời hạn hoàn thành

I

Hoàn thiện pháp luật và thể chế kinh tế

1

Xây dựng Đề án rà soát chính sách thương mại lần thứ hai của Việt Nam trong khuôn khổ WTO

Văn phòng UBQG - HTKTQT, Vụ Pháp chế

Các đơn vị trong Bộ và các Bộ, ngành liên quan

Báo cáo trình Chính phủ

2016-2018

2

Rà soát tình hình thực hiện nghĩa vụ thông báo trong WTO

Vụ Pháp chế, Văn phòng UBQG - HTKTQT

Các đơn vị trong Bộ và các Bộ, ngành liên quan

Báo cáo trình Chính phủ

2015

3

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện nghĩa vụ thông báo trong WTO

Vụ Pháp chế

Các Bộ, ngành liên quan

Báo cáo trình Chính phủ

2015-2016

4

Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về các cam kết quốc tế về thương mại - công nghiệp của Việt Nam

Vụ Pháp chế

Các đơn vị trong Bộ và các Bộ, ngành liên quan

Hệ thống cơ sở dữ liệu trên mạng internet

2015-2016

5

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Cục Quản lý Cạnh tranh, Vụ Pháp chế

Các đơn vị trong Bộ và các Bộ, ngành liên quan

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2015

6

Rà soát 03 Pháp lệnh Phòng vệ Thương mại để đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia

Cục Quản lý cạnh tranh

Các Bộ ngành liên quan

Các bản báo cáo rà soát

Quý III/2015

7

Rà soát, điều chỉnh chính sách mở cửa một số lĩnh vực của nền kinh tế hiện không cam kết hoặc cam kết mở cửa chậm

Vụ Kế hoạch

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Nghị định của Chính phủ hoặc Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Hàng năm

8

Hoàn thiện Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020

Vụ CSTM Đa biên

Các đơn vị trong Bộ và các Bộ, ngành, địa phương liên quan

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2014

9

Hoàn thiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tham gia các FTA đến năm 2020

Vụ CSTM Đa biên

Các đơn vị trong Bộ và các Bộ, ngành, địa phương liên quan

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2014

10

Tiếp tục đàm phán các hiệp định: TPP, RCEP, FTA Việt Nam - EU, FTA ASEAN - Hồng Kông

Vụ CSTM Đa biên

Các đơn vị trong Bộ và các Bộ, ngành liên quan

Các hiệp định

2014 - 2020

11

Thực hiện, đàm phán rà soát, nâng cấp hiệp định thương mại hàng hóa nội khối ASEAN, các FTA giữa ASEAN với Ấn Độ, Nhật Bản, Ốt-xtrây-lia, Niu Di-lân

Vụ CSTM Đa biên

Các đơn vị trong Bộ và các Bộ, ngành liên quan

Các văn kiện hiệp định, báo cáo trình Chính phủ

2014 - 2020

12

Tham gia các hoạt động xây dựng AEC năm 2015 và tiếp tục hội nhập sâu hơn trong khuôn khổ AEC sau năm 2015

Vụ CSTM Đa biên

Các đơn vị trong Bộ và các Bộ, ngành liên quan

Các báo cáo trình Chính phủ

2014 - 2020

13

Tiếp tục tham gia đàm phán Vòng Đô-ha của WTO

Vụ CSTM Đa biên

Các đơn vị trong Bộ và các Bộ, ngành liên quan

Các hiệp định/cam kết

2014 - 2020

14

Tiếp tục thúc đẩy đàm phán các FTA với EU, Khối EFTA và Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazkhstan

Vụ Thị trường Châu Âu

Các đơn vị trong Bộ và các Bộ, ngành liên quan

Các Hiệp định

Cuối 2014

15

Tiếp tục xúc tiến thành lập mới Ủy ban liên Chính phủ với một số nước Châu Âu

Vụ Thị trường Châu Âu

Các đơn vị liên quan

Báo cáo trình Chính phủ

Hàng năm

16

Trao đổi, đàm phán việc ký Hiệp định thương mại với Cộng hòa Palau

Vụ Châu Á - Thái Bình Dương

Các Bộ, ngành liên quan

Hiệp định

2014-2016

17

Đàm phán, ký kết Hiệp định thương mại mới Việt Nam-Lào

Vụ Châu Á - Thái Bình Dương

Các Bộ, ngành liên quan

Hiệp định

2014-2015

18

Đàm phán, ký kết để gia hạn các Bản thỏa thuận thương mại gạo với các nước: Philippines, Indonesia, Đông Timo

Vụ Châu Á - Thái Bình Dương

Các Bộ, ngành liên quan

Các Bản thỏa thuận

2014-2017

19

Đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc

Vụ Châu Á - Thái Bình Dương

Các đơn vị trong Bộ và các Bộ, ngành liên quan

Các Hiệp định hợp tác thương mại và đầu tư

2014-2020

20

Đề án tham gia sáng kiến minh bạch hóa ngành công nghiệp khai khoáng

Vụ Hợp tác quốc tế

Các đơn vị trong Bộ và các Bộ, ngành liên quan

Đề án báo cáo Thủ tướng Chính phủ

Cuối năm 2014

21

Xây dựng và hoàn thiện các quy định, tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu, phù hợp với cam kết và quy định quốc tế

Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp

Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế

Các Nghị định của Chính phủ

2014-2016

22

Dự án Luật Quản lý Ngoại thương

Vụ Pháp chế

Các Bộ, ngành liên quan

Dự thảo Luật

Tùy thuộc vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội

23

Gia nhập và triển khai thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)

Vụ Pháp chế

Các Bộ, ngành liên quan

Báo cáo trình Chính phủ

2014 - 2015

II

Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm

1

Triển khai Chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương

Cục Xúc tiến thương mại

Cục Kinh tế Liên ban Thụy Sỹ (SECO)

Báo cáo kết quả triển khai các hoạt động

2017

2

Tiếp tục thực hiện Chương trình thương hiệu quốc gia

Cục Xúc tiến thương mại

Các Bộ, ngành liên quan và các Hiệp hội ngành hàng

Báo cáo kết quả triển khai các hoạt động

Hàng năm

3

Triển khai Chương trình Hỗ trợ xuất khẩu nguyên liệu thực phẩm sang EU

Cục Xúc tiến thương mại

Cơ quan Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI), thuộc Bộ Ngoại giao Hà Lan

Báo cáo kết quả triển khai các hoạt động

2017

4

Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về tạo thuận lợi cho thương mại, tăng cường khả năng cạnh tranh thương mại cho Việt Nam

Văn phòng UBQG - HTKTQT

Các đơn vị trong Bộ và các Bộ, ngành, địa phương liên quan

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2015 -2016

5

Tiếp tục triển khai Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030

Cục Xuất nhập khẩu

Các đơn vị trong Bộ và các Bộ, ngành, địa phương liên quan

Báo cáo kết quả triển khai các hoạt động

2014-2020

6

Đề án phát triển thị trường khu vực thị trường ngoài nước thời kỳ 2014-2020; định hướng đến năm 2030

Vụ Châu Á - Thái Bình Dương

Các Bộ ngành liên quan

Đề án

2014

7

Xây dựng và triển khai Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014-2020

Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ thông tin

Các Bộ, ngành, địa phương liên quan

Báo cáo kết quả triển khai các hoạt động

2014 - 2020

8

Xây dựng Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp khai thác, mở rộng thị trường xuất khẩu; liên kết liên doanh với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Vụ Kế hoạch

Các đơn vị trong Bộ, các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng liên quan

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Hàng năm

9

Triển khai Đề án Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ theo Quyết định phê duyệt số 12/2011/QĐ-TTg ngày 22 tháng 2 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ

Vụ Công nghiệp nặng

Các đơn vị trong Bộ và các Bộ, ngành, địa phương liên quan

Báo cáo trình Chính phủ

Hàng năm

10

Triển khai Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020

Cục Công nghiệp địa phương

Các địa phương, doanh nghiệp và các cơ quan liên quan

Báo cáo kết quả triển khai các hoạt động

Hàng năm

11

Triển khai thực hiện các đề án khôi phục thị trường Đông Âu; khôi phục thị trường SNG (Liên Xô cũ); thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp mạng phân phối ngoài nước

Vụ Thị trường Châu Âu

Các thương vụ và Vụ thị trường, các đơn vị liên quan

Báo cáo kết quả triển khai các hoạt động

Hàng năm

12

Đề án nâng cao năng lực mở rộng, đa dạng hóa và chuyển đổi thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam

Cục Xúc tiến Thương mại

Các đơn vị trong Bộ và các Bộ, ngành, địa phương liên quan

Đề án trình Chính phủ

2015

13

Nâng cấp và đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến về hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá

Cục Quản lý cạnh tranh

Các Bộ, ngành, cơ quan liên quan

Hệ thống Cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá với số liệu cập nhật

Quý II/2015

III

Phát triển đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường

1

Xây dựng và thực hiện cập nhật cơ sở dữ liệu về kinh tế thị trường của Việt Nam

Cục Quản lý cạnh tranh

Các Bộ, ngành liên quan

Hệ thống cơ sở dữ liệu

Hàng năm

2

Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về thị trường điện lực

Cục Điều tiết điện lực

EVN, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, Công ty mua bán điện

Cơ sở dữ liệu về thị trường điện lực

Hàng năm

3

Xây dựng hệ thống văn bản quy định cơ chế vận hành và cơ sở hạ tầng hệ thống điện để thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (VREM) theo đúng tiến độ.

Cục Điều tiết điện lực

EVN, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Công ty mua bán điện và các đơn vị liên quan

Hệ thống các văn bản

2015-2021

IV

Hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn

1

Xây dựng chương trình hành động của Bộ Công Thương thực hiện kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp máy nông nghiệp thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Vụ Công nghiệp nặng

Các đơn vị liên quan

Quyết định của Bộ trưởng

2020

2

Nghiên cứu đề xuất mô hình tiêu thụ hiệu quả một số mặt hàng nông sản của Việt Nam

Vụ thị trường trong nước

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Đề án

2014-2015

V

Bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và an ninh quốc phòng

1

Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp

Các đơn vị trực thuộc Bộ và các cơ quan truyền thông

Các bài viết, bản tin, chương trình truyền hình

2015-2020

2

Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án nâng cao năng lực tái chế chất thải, hình thành các khu công nghiệp tái chế chất thải tập trung

Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp

Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam

Đề án năng lực tái chế được cấp thẩm quyền phê duyệt

2015-2020

3

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp ngành Công Thương

Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp

Các đơn vị ngành Công Thương

Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra bảo vệ môi trường ngành Công Thương

2014-2020

VI

Đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực

1

Các chương trình đào tạo dành riêng cho các cán bộ làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế

Văn phòng UBQG - HTKTQT

Các Bộ, ngành, địa phương

Các chương trình đào tạo

Hàng năm

2

Đào tạo cán bộ đội ngũ cán bộ làm công tác phòng vệ thương mại

Cục Quản lý cạnh tranh

Các Bộ, ngành, địa phương

Các khóa đào tạo cho các cán bộ làm công tác phòng vệ thương mại và các cơ quan liên quan

Quý III/2015

3

Phối hợp với các tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước tổ chức học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động quản lý an toàn thực phẩm trong kinh doanh

Vụ thị trường trong nước

Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Khóa tập huấn, khóa học tập, trao đổi kinh nghiệm

2014-2020

4

Thực hiện chương trình đào tạo về nâng cao năng lực xây dựng và thực hiện các dự án do WTO, ASEAN, APEC, ASEM và các tổ chức đa phương khác tài trợ

Vụ CSTM Đa biên

Các Bộ, ngành liên quan

Các chương trình đào tạo

2014-2020

5

Phối hợp với phía Hàn Quốc (KOICA và Tập đoàn Lotte) thực hiện dự án thành lập Trung tâm Đào tạo nhân lực cho công nghiệp phân phối tại Việt Nam

Vụ Hợp tác quốc tế

Các cơ quan liên quan

Thành lập Trung tâm đào tạo

2015 -2018

6

Thực hiện Dự án phối hợp với UNIDO về "Nghiên cứu đối sánh và rà soát chiến lược phát triển nhằm hiện đại hóa hệ thống đào tạo kỹ năng nghề cho hoạt động sản xuất, chế tạo công nghiệp hiện đại tại Việt Nam

Vụ Hợp tác quốc tế

Các cơ quan liên quan

Báo cáo nghiên cứu

2014-2016

VII

Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, đánh giá

1

Định kỳ tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa X về một số chủ trương để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững sau khi Việt Nam là thành viên WTO

Văn phòng UBQG - HTKTQT

Các Bộ, ngành, địa phương

Báo cáo trình Chính phủ

Hàng năm

2

Báo cáo tổng kết, đánh giá tác động của việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở Việt Nam

Văn phòng UBQG - HTKTQT

Các Bộ, ngành, địa phương

Báo cáo nghiên cứu

2018

3

Nghiên cứu đánh giá: tiềm năng xuất khẩu, năng lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam; nghiên cứu đánh giá xúc tiến xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng; nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành hành cụ thể; nghiên cứu về thuế quan và rào cản thương mại của các thị trường xuất khẩu chủ lực

Cục Xúc tiến thương mại.

Các Vụ thị trường khu vực, Cục Xuất nhập khẩu...

Các báo cáo ngành hàng, báo cáo thị trường; Bảng tin; Đề tài nghiên cứu; Hồ sơ thị trường.

Từ nay đến năm 2020.

6

Phối hợp với các tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác phân tích, dự báo, điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, điều tiết thị trường trong nước

Vụ thị trường trong nước

Bộ Tài chính, Bộ NN và PTNT, Bộ KHĐT, các Hiệp hội, Tổng Công ty, tập đoàn...v.v

Các báo cáo, họp, hội nghị, đoàn công tác

2014-2020

7

Tăng cường phối hợp, cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu dự báo tình hình thị trường thế giới trong và ngoài nước đối với các ngành hàng thiết yếu

Vụ thị trường trong nước

Bộ Tài chính, Bộ NN và PTNT, Bộ KHĐT, các Hiệp hội, Tổng Công ty, tập đoàn...v.v

Các báo cáo, họp, hội nghị, đoàn công tác

2014-2020

8

Đánh giá tình hình hợp tác của Việt Nam trong khuôn khổ APEC

Vụ CSTM Đa biên

Các Bộ, ngành liên quan

Báo cáo đánh giá

2016-2018

9

Thực hiện các chương trình đào tạo, nghiên cứu và xây dựng năng lực liên quan đến hợp tác kinh tế, thương mại APEC, phục vụ việc Việt Nam tổ chức thành công năm APEC 2017.

Vụ CSTM Đa biên

Các Bộ, ngành liên quan

Báo cáo kết quả, các ấn phẩm nghiên cứu

2015-2018

VIII

Củng cố, tăng cường cơ chế phối hợp, giám sát triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế

1

Đề án nâng cao năng lực của các cơ quan đầu mối về hội nhập kinh tế quốc tế tại các Bộ, ngành, địa phương

Văn phòng UBQG - HTKTQT

Các Bộ, ngành, địa phương

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2015

2

Xây dựng Báo cáo đánh giá năng lực và mức độ hội nhập kinh tế của các địa phương thông qua Bộ Chỉ số Hội nhập kinh tế cấp địa phương

Văn phòng UBQG - HTKTQT

Các Bộ, ngành, địa phương

Báo cáo đánh giá năng lực và mức độ hội nhập kinh tế của các địa phương

Hàng năm

3

Đề án tăng cường sự phối hợp liên ngành, liên vùng trong việc xây dựng và triển khai các Chiến lược, Chương trình hành động liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế

Văn phòng UBQG - HTKTQT

Các Bộ, ngành, địa phương

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2015

4

Thực hiện cơ chế tham vấn cộng đồng doanh nghiệp về các thỏa thuận thương mại quốc tế

Văn phòng UBQG - HTKTQT

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội, ngành hàng

Các hội nghị, hội thảo, tọa đàm

Hàng năm

5

Xây dựng cơ chế tham vấn cho việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế

Văn phòng UBQG - HTKTQT

Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2016

6

Xây dựng cơ chế phối hợp, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai các chủ trương, chính sách, chương trình về hội nhập kinh tế quốc tế

Văn phòng UBQG - HTKTQT

các Bộ, ngành liên quan

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2015

7

Tăng cường sự phối hợp để triển khai việc mua bán, trao đổi điện năng giữa các quốc gia trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông và ASEAN

Vụ Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương

Cục Điều tiết điện lực, Vụ Hợp tác quốc tế

Báo cáo kết quả triển khai các hoạt động

Hàng năm

IX

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền

1

Báo cáo khảo sát, thăm dò và đánh giá về nhận thức, hiểu biết của các đối tượng có liên quan trong xã hội về cơ hội và thách thức khi hội nhập kinh tế quốc tế

Văn phòng UBQG - HTKTQT

Các Bộ, ngành, địa phương

Báo cáo khảo sát

Hàng năm

2

Tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến thông tin, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế cho các cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Văn phòng UBQG - HTKTQT

Các Bộ, ngành, địa phương

Các lớp đào tạo, tập huấn

Hàng năm

3

Thông tin, tuyên truyền về Chiến lược tham gia các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đến năm 2020

Văn phòng UBQG - HTKTQT

Các Bộ, ngành, địa phương

Các hội nghị, hội thảo, tọa đàm

2014-2015

4

Các hoạt động truyền thông nhằm lấy ý kiến các bên liên quan cho hoạt động đàm phán và vận động hỗ trợ công tác đàm phán kinh tế thương mại quốc tế

Văn phòng UBQG - HTKTQT

Các đơn vị trong Bộ và các Bộ, ngành liên quan

Các hội thảo, nghiên cứu, báo cáo

Hàng năm

5

Tổ chức tuyên truyền về AEC, các FTA: RCEP, TPP và các hiệp định liên quan khác

Văn phòng UBQG - HTKTQT; Vụ CSTM Đa biên

Các Bộ, ngành, địa phương

Các chương trình thông tin tuyên truyền, ấn phẩm...

2014-2015

6

Triển khai các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về cam kết gia nhập WTO và kết quả đàm phán Vòng Đô-ha

Vụ CSTM Đa biên

Các Bộ, ngành liên quan

Hội thảo, tài liệu, ấn phẩm, trang thông tin điện tử...

2014-2020

7

Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về các thị trường xuất khẩu và cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin giữa các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài với các địa phương

Văn phòng UBQG - HTKTQT

Các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài và Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, ngành hàng

Đề án trình Chính phủ

2017

8

Nâng cao công tác tuyên truyền cho doanh nghiệp về công tác phòng vệ thương mại

Cục Quản lý cạnh tranh

Các doanh nghiệp, Hiệp hội, ngành hàng

Các hội thảo tuyên truyền về phòng vệ thương mại và hướng dẫn sử dụng Hệ thống cảnh báo sớm cho các doanh nghiệp

Quý VI/2015

9

Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng về thương mại điện tử

Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ thông tin

Các Sở Công Thương, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam

Các hoạt động thông tin tuyên truyền

Hàng năm

10

Tổ chức quảng bá, phổ biến thông tin về APEC nói chung và năm APEC 2017 nói riêng và đào tạo cán bộ chuẩn bị cho việc Việt Nam đăng cai APEC 2017

Vụ CSTM Đa biên

Các đơn vị trong Bộ và các Bộ, ngành, liên quan

Các chương trình thông tin tuyên truyền, ấn phẩm...

2016-2017

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 9307/QĐ-BCT năm 2014 về Chương trình hành động triển khai Nghị quyết 49/NQ-CP tiếp tục thực hiện Nghị quyết về chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

  • Số hiệu: 9307/QĐ-BCT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/10/2014
  • Nơi ban hành: Bộ Công thương
  • Người ký: Vũ Huy Hoàng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản