Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 93/2006/QĐ-UBND | Vinh, ngày 20 tháng 9 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN CÔNG NHẬN LÀNG CÓ NGHỀ, LÀNG NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 06/NQ.TU ngày 08/8/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng Làng nghề thời kỳ 2001 - 2010;
Xét đề nghị của Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Nghệ An tại Tờ trình số 278/TTr.LMHTX ngày 23 tháng 8 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định về tiêu chuẩn công nhận Làng có nghề, Làng nghề Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 70/2003/QĐ-UBND ngày 7/8/2003 của UBND tỉnh Nghệ An “Về việc ban hành Quy định tạm thời về Làng nghề TTCN Nghệ An”.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Liên minh HTX Nghệ An; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ TIÊU CHUẨN CÔNG NHẬN LÀNG CÓ NGHỀ, LÀNG NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 93/2006/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2006 của UBND tỉnh Nghệ An)
Chương I:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích, phạm vi, đối tượng.
1. Quy định này nhằm khuyến khích, động viên nhân dân và các địa phương trong tỉnh khôi phục, xây dựng và phát triển ngành nghề Tiểu thủ công nghiệp (viết tắt TTCN), góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Làng nghề là nơi gìn giữ, bảo tồn nét đẹp văn hoá, bản sắc dân tộc và cần phải được khôi phục. Tôn vinh làng nghề TTCN là tôn vinh và bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống lâu đời chứa đựng trong sản phẩm.
2. Quy định này quy định tiêu chuẩn cụ thể, thủ tục để xem xét và công nhận Làng có nghề, Làng nghề Tiểu thủ công nghiệp hàng năm cho các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2. Giải thích thuật ngữ.
1. Làng là thôn, bản, khối, xóm... (sau đây gọi chung là làng) có tổ chức dân cư dưới sự quản lý trực tiếp của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
2. Làng có nghề TTCN là làng có một số lao động hay một số hộ gia đình làm nghề TTCN với hình thức chuyên nghiệp hay ở mức kinh doanh hoặc thời vụ. Làng có điều kiện và xu hướng phát triển thành sản xuất nghề tập trung với quy mô làng nghề.
3. Làng nghề TTCN là Làng có nghề TTCN phát triển với một tỷ lệ số lao động, số hộ và tỷ lệ doanh thu, thu nhập từ nghề nhất định, trở thành nguồn sống chính hoặc nguồn thu nhập quan trọng của người dân trong làng. Tỷ lệ đó phải được duy trì và ổn định trong nhiều năm.
4. Tên Làng có nghề, Làng nghề: Trong làng có thể có một nghề hoặc nhiều nghề TTCN nhưng lấy nghề có doanh số nhiều nhất để đặt tên cho Làng có nghề, Làng nghề.
Chương II:
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Tiêu chuẩn Làng có nghề, Làng nghề.
1. Làng có nghề.
Làng có đầy đủ tiêu chuẩn sau đây được xem xét cấp Giấy công nhận Làng có nghề TTCN của tỉnh Nghệ An:
a) Có từ 20% trở lên số lao động trong độ tuổi làm nghề TTCN so với tổng số lao động trong độ tuổi của làng.
b) Về giá trị sản xuất (tính theo giá so sánh) và giá trị thu nhập (tính theo giá thực tế) nghề TTCN đạt từ 20% trở lên so với tổng giá trị sản xuất và tổng thu nhập của làng.
c) Có thời gian hoạt động sản xuất liên tục ít nhất 04 tháng trở lên trong 01 năm và 02 năm trở lên đối với nghề mới du nhập, 01 năm trở lên đối với khôi phục nghề truyền thống.
d) Hoạt động sản xuất kinh doanh bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước.
g) Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Làng nghề.
Làng có nghề có đầy đủ tiêu chuẩn sau đây được xem xét cấp Bằng công nhận Làng nghề tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Nghệ An:
a) Có từ 50% trở lên số lao động trong độ tuổi làm nghề TTCN so với tổng số lao động trong độ tuổi của làng và có từ 40% trở lên số hộ chuyên làm nghề TTCN so với tổng số hộ của làng, tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%.
b) Về giá trị sản xuất (tính theo giá so sánh) và giá trị thu nhập (tính theo giá thực tế) nghề TTCN đạt từ 50% trở lên so với tổng giá trị sản xuất và tổng thu nhập của làng.
c) Có loại hình tổ chức kinh tế (HTX, DN) sản xuất - dịch vụ phù hợp, hoạt động theo quy định hiện hành, để làm đơn vị đỡ đầu (cung ứng vật tư, nguyên liệu, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm...) nhằm duy trì, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh của làng.
d) Hoạt động sản xuất kinh doanh bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước.
g) Có thời gian hoạt động sản xuất liên tục ít nhất 6 tháng trở lên trong 1 năm và 3 năm trở lên đối với nghề mới du nhập, 2 năm trở lên đối với khôi phục nghề truyền thống.
h) Có từ 30% trở lên số lao động được đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp (trừ những nghề truyền thống lâu đời) so với tổng số lao động của làng (có giấy chứng nhận học nghề trở lên do cơ quan có chức năng đào tạo dạy nghề cấp).
e) Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Điều 4. Quyền lợi của Làng có nghề, Làng nghề.
Các Làng có nghề, Làng nghề được hưởng chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước và được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu bản quyền theo quy định hiện hành.
Điều 5. Điều kiện công nhận Làng có nghề, Làng nghề và tổ chức xét duyệt
1. Điều kiện: Các Làng có nghề, Làng nghề có đủ điều kiện sau đây được xét duyệt và công nhận:
- Có đủ tiêu chuẩn và tiêu chí tại Điều 3 của quy định này;
- Đăng ký xây dựng phát triển Làng có nghề, Làng nghề với UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã); huyện, thành, thị (gọi chung là cấp huyện) và tỉnh trong kế hoạch hàng năm;
- Xây dựng Làng nghề trên cơ sở Làng có nghề đã được cấp có thẩm quyền công nhận.
2. Hồ sơ đề nghị xét duyệt gồm:
- Đơn xin xét duyệt công nhận Làng có nghề, Làng nghề (theo mẫu quy định);
- Báo cáo kết quả sản xuất - kinh doanh của Làng có nghề, Làng nghề trong thời gian 03 năm liên tục (theo mẫu quy định);
- Văn bản xác nhận và đề nghị của UBND cấp xã đối với Làng có nghề, cấp xã và cấp huyện đối với Làng nghề.
3. Tổ chức xét duyệt:
a) Đối với Làng có nghề.
UBND tỉnh giao UBND cấp huyện xét duyệt và cấp Giấy công nhận Làng có nghề TTCN.
Thời điểm xét công nhận:
- Đăng ký xây dựng Làng có nghề và hồ sơ đề nghị xét duyệt gửi về UBND cấp huyện vào tháng 10 hàng năm;
- Hàng năm UBND cấp huyện tổ chức xét duyệt công nhận Làng có nghề vào tháng 12 của năm.
b) Đối với Làng nghề.
UBND tỉnh giao Liên minh HTX chủ trì phối hợp với Cục thống kê, Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Xây dựng và các Sở, Ban, Ngành thuộc lĩnh vực ngành nghề liên quan để tổ chức kiểm tra, thẩm định, xét duyệt trình UBND tỉnh công nhận.
Thời điểm xét công nhận:
- Đăng ký xây dựng Làng nghề và hồ sơ đề nghị xét duyệt gửi về Liên minh HTX và các Sở, Ban, Ngành liên quan vào tháng 10 hàng năm;
- Hàng năm UBND tỉnh tổ chức xét duyệt công nhận Làng nghề một lần vào tháng 12 của năm.
Điều 6. Thu hồi quyết định công nhận danh hiệu Làng có nghề và Làng nghề
Các Làng có nghề, Làng nghề không duy trì hoạt động sản xuất liên tục và không đạt các tiêu chuẩn quy định tại quy định này trong thời gian 03 năm thì UBND huyện thu hồi quyết định công nhận danh hiệu Làng có nghề, UBND tỉnh thu hồi quyết định công nhận danh hiệu Làng nghề.
Chương III:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Phân công trách nhiệm.
1. Giao Liên minh HTX tỉnh chủ trì:
- Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện quy định này.
- Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan để tổ chức đoàn kiểm tra, thẩm định, xét duyệt và trình UBND tỉnh công nhận. Định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh về kết quả hoạt động của các Làng có nghề, Làng nghề.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Công nghiệp và Trung tâm khuyến công tỉnh lập kế hoạch kinh phí cho công tác tổ chức kiểm tra, thẩm định, xét duyệt và tiền thưởng cho Làng nghề từ nguồn quỹ khuyến công hàng năm.
2. Giao các Sở, Ban, Ngành liên quan: Phối hợp với Liên minh HTX ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện, lập kế hoạch kinh phí, cử đại diện tham gia đoàn kiểm tra, thẩm định, xét duyệt của tỉnh.
3. Giao UBND cấp huyện, cấp xã và các Làng nghề chịu trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển Làng có nghề, Làng nghề; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc đăng ký lập hồ sơ theo nội dung của quy định này và tạo mọi điều kiện để Làng có nghề, Làng nghề phát triển bền vững.
- Tuyên truyền vận động nhân dân hăng hái góp vốn, học nghề, tích cực lao động sản xuất phát triển ngành nghề, xây dựng Làng có nghề, Làng nghề; tổ chức xây dựng các đơn vị kinh tế hỗ trợ sản xuất kinh doanh phục vụ phát triển Làng có nghề, Làng nghề.
- Định kỳ 06 tháng, hàng năm báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của làng cho Liên minh HTX để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Điều 8. Khen thưởng và xử lý vi phạm.
1. Mọi tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc khôi phục, xây dựng và phát triển Làng có nghề, Làng nghề theo quy định này đều được tỉnh khen thưởng.
2. Mọi hành vi vi phạm quy định tại quyết định này đều bị xử lý theo pháp luật.
Điều 9. Tổ chức thực hiện.
Các cấp, các ngành liên quan với chức năng, nhiệm vụ thuộc phạm vi quyền hạn của mình tuyên truyền, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện tốt bản quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, xã, các Làng có nghề, Làng nghề phản ánh về Liên minh HTX tỉnh để tổng hợp trình UBND tỉnh xử lý hoặc điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 80/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về công nhận làng có nghề, làng nghề và chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Quyết định 208/QĐ-UB năm 2004 quy định tiêu chuẩn làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Nam
- 3Quyết định 3798/2003/QĐ-UB về Quy định (tạm thời) tiêu chuẩn làng nghề Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hải Dương
- 4Quyết định 18/2011/QĐ-UBND về Quy chế xét công nhận làng nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống trên địa bàn tỉnh Long An
- 5Quyết định 5038/QĐ-UBND năm 2012 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ 31/12/2011 trở về trước
- 6Quyết định 69/2006/QĐ-UBND quy định tạm thời về tiêu chuẩn làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp do thành phố Cần Thơ ban hành
- 1Quyết định 80/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về công nhận làng có nghề, làng nghề và chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Quyết định 5038/QĐ-UBND năm 2012 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ 31/12/2011 trở về trước
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 208/QĐ-UB năm 2004 quy định tiêu chuẩn làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Nam
- 3Quyết định 3798/2003/QĐ-UB về Quy định (tạm thời) tiêu chuẩn làng nghề Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hải Dương
- 4Quyết định 18/2011/QĐ-UBND về Quy chế xét công nhận làng nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống trên địa bàn tỉnh Long An
- 5Quyết định 69/2006/QĐ-UBND quy định tạm thời về tiêu chuẩn làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp do thành phố Cần Thơ ban hành
Quyết định 93/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định về tiêu chuẩn công nhận Làng có nghề, Làng nghề Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- Số hiệu: 93/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/09/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Nguyễn Hồng Trường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/09/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra