Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 917/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 04 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT 10 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 254/TTr-SNNPTNT ngày 30/9/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này 10 Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Chủ tịch UBND tỉnh công bố tại Quyết định số 1201/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 và Quyết định số 347/QĐ-UBND ngày 19/4/2021 (Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Cục Kiểm soát TTHC - VPCP;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Trung tâm Phục vụ hành chính công;
- Sở Thông tin và Truyền thông (Phòng CNTT);
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Bưu điện tỉnh;
- Lưu: VT, NC.

CHỦ TỊCH




Võ Ngọc Thành

 

PHỤ LỤC II

QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 917/QĐ-UBND ngày 04/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Các bước

Trình tự thực hiện

Bộ phận, cán bộ công chức, viên chức giải quyết hồ sơ

Thời gian tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Cơ quan phối hợp (nếu có)

Trình các cấp có thẩm quyền cao hơn (nếu có)

Mô tả quy trình

I

LĨNH VỰC KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu

1

Bước 1

Tiếp nhận hồ sơ

Trung tâm PVHCC tỉnh tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

01 giờ

Bưu điện tỉnh

 

Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử xuất phiếu hẹn ngay sau khi nhận đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định. Văn phòng Sở tiếp nhận hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xử lý.

2

Bước 2

Phân công thụ lý hồ sơ

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT;

Lãnh đạo phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

0,5 giờ

 

 

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT phân công cho phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Lãnh đạo phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản phân công công chức thụ lý hồ sơ.

Chủ trì kiểm tra, hồ sơ

Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.

04 giờ

 

 

Công chức chuyên môn thuộc Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đối chiếu quy định hiện hành tham mưu văn bản.

3

Bước 3

Kiểm tra thể thức

Lãnh đạo Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT

0,5 giờ

 

 

Lãnh đạo Văn phòng Sở kiểm tra thể thức văn bản, trình Lãnh đạo sở xem xét, kí duyệt.

4

Bước 4

Phê duyệt

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

01 giờ

 

 

Xem xét, ký duyệt văn bản

5

Bước 5

Trả kết quả

Trung tâm PVHCC tỉnh (quầy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

01 giờ

Bưu điện tỉnh

 

Văn thư Sở ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả đính lên hệ thống điện tử. Kết quả gửi Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản lưu, giao Quầy Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công. Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Sở Nông nghiệp và PTNT lưu hồ sơ, trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

 

Tổng cộng

 

01 ngày

 

 

 

2. Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm muối nhập khẩu

1

Bước 1

Tiếp nhận hồ sơ

Trung tâm PVHCC tỉnh tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4 giờ (0,5 ngày)

Bưu điện tỉnh

 

Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử xuất phiếu hẹn ngay sau khi nhận đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định. Văn phòng Sở tiếp nhận hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xử lý.

2

Bước 2

Phân công thụ lý hồ sơ

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT;

Lãnh đạo phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

02 giờ

 

 

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT phân công cho phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Lãnh đạo Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản phân công công chức thụ lý hồ sơ

Kiểm tra, hồ sơ

Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.

4,5 ngày (Đối với kiểm tra chặt)

 

 

Công chức chuyên môn thuộc Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đối chiếu quy định hiện hành tham mưu văn bản.

1 ngày (Đối với kiểm tra thông thường)

3

Bước 3

Kiểm tra thể thức

Lãnh đạo Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT

02 giờ

 

 

Lãnh đạo Văn phòng Sở kiểm tra thể thức văn bản, trình Lãnh đạo sở xem xét, kí duyệt.

4

Bước 4

Phê duyệt

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

01 ngày (Đối với kiểm tra chặt)

 

 

Xem xét, ký duyệt văn bản

0,5 ngày (Đối với kiểm tra thông thường)

 

 

5

Bước 5

Trả kết quả

Trung tâm PVHCC tỉnh (quầy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

0,5 ngày

Bưu điện tỉnh

 

Văn thư Sở ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả đính lên hệ thống điện tử. Kết quả gửi Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản lưu, giao Quầy Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công. Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Sở Nông nghiệp và PTNT lưu hồ sơ, trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

 

Tổng cộng

 

07 ngày (Đối với kiểm tra chặt)

 

 

 

03 ngày (Đối với kiểm tra thông thường)

II

LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

1

Bước 1

Tiếp nhận hồ sơ

Trung tâm PVHCC tỉnh tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

04 giờ

Bưu điện tỉnh

 

Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử xuất phiếu hẹn ngay sau khi nhận đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định. Văn phòng Sở tiếp nhận hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xử lý.

2

Bước 2

Phân công thụ lý hồ sơ

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT;

Lãnh đạo phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

01 ngày

 

 

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT phân công cho phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Lãnh đạo Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản phân công công chức thụ lý hồ sơ

Chủ trì kiểm tra, đánh giá, tổ chức thẩm định

Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

11 ngày (trong đó, 04 ngày tham mưu thành lập Tổ thẩm định, 07 ngày thẩm định hồ sơ)

Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, các chuyên gia có liên quan.

 

Công chức chuyên môn thuộc Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đối chiếu quy định hiện hành tham mưu văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Lãnh đạo Sở xem xét, trước khi trình Lãnh đạo UBND tỉnh.

3

Bước 3

Kiểm tra thể thức

Lãnh đạo Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT

0,5 ngày

 

 

Lãnh đạo Văn phòng Sở kiểm tra thể thức văn bản, trình Lãnh đạo sở xem xét, kí duyệt.

4

Bước 4

Phê duyệt

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1,5 ngày

 

Trình UBND tỉnh

Xem xét, ký duyệt văn bản

5

Bước 5

Trình UBND tỉnh

Trung tâm PVHCC tỉnh (quầy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

04 giờ

Bưu điện tỉnh

 

Văn thư Sở ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả đính lên hệ thống điện tử. Kết quả gửi Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản lưu, giao Quầy Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công. Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Sở Nông nghiệp và PTNT lưu và chuyển kết quả qua quầy Văn phòng UBND tỉnh.

6

Bước 6

Tiếp nhận hồ sơ

Trung tâm PVHCC (quầy Văn phòng UBND tỉnh) tiếp nhận hồ sơ chuyển đến Văn phòng UBND tỉnh

02 giờ

 

 

Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Văn phòng UBND tỉnh tiếp nhận và chuyển hồ sơ đến Văn phòng UBND tỉnh. Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh phân công phòng chuyên môn thuộc Văn phòng xử lý hồ sơ.

7

Bước 7

Tổ chức thẩm định nội dung trình phê duyệt

Phòng chuyên môn thuộc Văn phòng UBND tỉnh

01 ngày 04 giờ

 

 

Tổ chức thẩm định, tham mưu văn bản trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt. Trường hợp từ chối cấp Giấy Chứng nhận tham mưu thông báo lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.

8

Bước 8

Phê duyệt

Lãnh đạo UBND tỉnh

01 ngày

 

 

Quyết định cấp Giấy Chứng nhận

9

Bước 9

Trả kết quả

Trung tâm PVHCC (quầy Văn phòng UBND tỉnh)

02 giờ

Bưu điện tỉnh

 

Văn thư UBND tỉnh ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả đính lên hệ thống điện tử.

Nhân viên quầy Văn phòng UBND tỉnh lưu, chủ động luân chuyển kết quả sang quầy Sở Nông nghiệp và PTNT lưu để thông báo trả kết quả.

 

Tổng cộng

.

- Sở Nông nghiệp và PTNT: 15 ngày.

- UBND tỉnh: 03 ngày

 

 

 

2. Công nhận lại doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

1

Bước 1

Tiếp nhận hồ sơ

Trung tâm PVHCC tỉnh tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

04 giờ

Bưu điện tỉnh

 

Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử xuất phiếu hẹn ngay sau khi nhận đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định. Văn phòng Sở tiếp nhận hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xử lý.

2

Bước 2

Phân công thụ lý hồ sơ

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT;

Lãnh đạo Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

01 ngày

 

 

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT phân công cho Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Lãnh đạo Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản phân công công chức thụ lý hồ sơ

Chủ trì kiểm tra, đánh giá, tổ chức thẩm định

Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

11 ngày (trong đó, 04 ngày tham mưu thành lập Tổ thẩm định, 07 ngày thẩm định hồ sơ)

Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, các chuyên gia có liên quan.

 

Công chức chuyên môn thuộc Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đối chiếu quy định hiện hành tham mưu văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Lãnh đạo Sở xem xét, trước khi trình Lãnh đạo UBND tỉnh.

3

Bước 3

Kiểm tra thể thức

Lãnh đạo Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT

0,5 ngày

 

 

Lãnh đạo Văn phòng Sở kiểm tra thể thức văn bản, trình Lãnh đạo sở xem xét, kí duyệt.

4

Bước 4

Phê duyệt

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1,5 ngày

 

Trình UBND tỉnh

Xem xét, ký duyệt văn bản

5

Bước 5

Trình UBND tỉnh

Trung tâm PVHCC tỉnh (quầy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

04 giờ

Bưu điện tỉnh

 

Văn thư Sở ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả đính lên hệ thống điện tử. Kết quả gửi Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản lưu, giao Quầy Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công. Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Sở Nông nghiệp và PTNT lưu và chuyển kết quả qua quầy Văn phòng UBND tỉnh.

6

Bước 6

Tiếp nhận hồ sơ

Trung tâm PVHCC (quầy Văn phòng UBND tỉnh) tiếp nhận hồ sơ chuyển đến Văn phòng UBND tỉnh

02 giờ

 

 

Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Văn phòng UBND tỉnh tiếp nhận và chuyển hồ sơ đến Văn phòng UBND tỉnh. Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh phân công phòng chuyên môn thuộc Văn phòng xử lý hồ sơ.

7

Bước 7

Tổ chức thẩm định nội dung trình phê duyệt

Phòng chuyên môn thuộc Văn phòng UBND tỉnh

01 ngày 04 giờ

 

 

Tổ chức thẩm định, tham mưu văn bản trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt. Trường hợp từ chối cấp Giấy Chứng nhận tham mưu thông báo lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.

8

Bước 8

Phê duyệt

Lãnh đạo UBND tỉnh

01 ngày

 

 

Quyết định cấp Giấy Chứng nhận

9

Bước 9

Trả kết quả

Trung tâm PVHCC (quầy Văn phòng UBND tỉnh)

02 giờ

Bưu điện tỉnh

 

Văn thư UBND tỉnh ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả đính lên hệ thống điện tử.

Nhân viên quầy Văn phòng UBND tỉnh lưu, chủ động luân chuyển kết quả sang quầy Sở Nông nghiệp và PTNT lưu để thông báo trả kết quả.

 

Tổng cộng

 

- Sở Nông nghiệp và PTNT: 15 ngày.

- UBND tỉnh: 03 ngày

 

 

 

III

LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG, LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN

1. Cấp giấy chứng nhận xuất xứ (hoặc Phiếu kiểm soát thu hoạch) cho lô nguyên liệu nhuyễn thể hai mảnh vỏ

1

Bước 1

Tiếp nhận hồ sơ

Trung tâm PVHCC tỉnh tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

01 giờ

Bưu điện tỉnh

 

Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử xuất phiếu hẹn ngay sau khi nhận đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định. Văn phòng Sở tiếp nhận hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xử lý.

2

Bước 2

Phân công thụ lý hồ sơ

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT;

Lãnh đạo Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

01 giờ

 

 

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT phân công cho Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Lãnh đạo phòng Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản phân công công chức thụ lý hồ sơ

Chủ trì kiểm tra, thẩm tra, thẩm định hồ sơ

Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

03 giờ

 

 

Công chức chuyên môn thuộc Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tham mưu lập Kế hoạch để đi kiểm soát thu hoạch tại hiện trường.

3

Bước 3

Kiểm tra thể thức

Lãnh đạo Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT

01 giờ

 

 

Lãnh đạo Văn phòng Sở kiểm tra thể thức văn bản, trình Lãnh đạo sở xem xét, kí duyệt.

4

Bước 4

Phê duyệt

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

01 giờ

 

 

Xem xét, ký duyệt văn bản

5

Bước 5

Trả kết quả

Trung tâm PVHCC tỉnh (quầy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

01 giờ

Bưu điện tỉnh

 

Văn thư Sở ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả đính lên hệ thống điện tử. Kết quả gửi Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản lưu, giao Quầy Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công. Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Sở Nông nghiệp và PTNT lưu hồ sơ, trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

 

Tổng cộng

 

01 ngày (lập Kế hoạch để đi kiểm soát thu hoạch tại hiện trường)

 

 

 

Lưu ý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho các lô nguyên liệu nhuyễn thể hai mảnh vỏ được kiểm soát ngay sau khi thực hiện kiểm soát tại hiện trường. Trường hợp đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa ký tên và chưa đóng d ấu của Cơ quan trên Giấy chứng nhận xuất xứ tại hiện trường, Sở tổ chức cấp Phiếu kiểm soát thu hoạch ngay sau khi thực hiện kiểm soát tại hiện trường.

2. Cấp đổi Phiếu kiểm soát thu hoạch sang Giấy chứng nhận xuất xứ cho lô nguyên liệu nhuyễn thể hai mảnh vỏ

1

Bước 1

Tiếp nhận hồ sơ

Trung tâm PVHCC tỉnh tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

01 giờ

Bưu điện tỉnh

 

Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử xuất phiếu hẹn ngay sau khi nhận đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định. Văn phòng Sở tiếp nhận hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở xử lý.

2

Bước 2

Phân công thụ lý hồ sơ

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT;

Lãnh đạo Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

01 giờ

 

 

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT phân công cho Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Lãnh đạo Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản phân công công chức thụ lý hồ sơ

Phân công và xử lý, chủ trì kiểm tra, hồ sơ

Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

03 giờ

 

 

Công chức chuyên môn thuộc Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đối chiếu quy định hiện hành tham mưu văn bản.

3

Bước 3

Kiểm tra thể thức

Lãnh đạo Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT

01 giờ

 

 

Lãnh đạo Văn phòng Sở kiểm tra thể thức văn bản, trình Lãnh đạo sở xem xét, kí duyệt.

4

Bước 4

Phê duyệt

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

01 giờ

 

 

Xem xét, ký duyệt văn bản

5

Bước 5

Trả kết quả

Trung tâm PVHCC tỉnh (quầy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

01 giờ

Bưu điện tỉnh

 

Văn thư Sở ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả đính lên hệ thống điện tử. Kết quả gửi Phòng Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản lưu, giao Quầy Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công. Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Sở Nông nghiệp và PTNT lưu hồ sơ, trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

 

Tổng cộng

 

01 ngày

 

 

 

3. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

1

Bước 1

Tiếp nhận hồ sơ

Trung tâm PVHCC tỉnh tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể:

- Đối với cơ sở trồng trọt và cơ sở sơ chế gắn với trồng trọt do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện;

- Đối với các cơ sở: Chăn nuôi, giết mổ, sơ

chế, chuyên kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản và đánh bắt thủy sản do Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện;

0,5 ngày

Bưu điện tỉnh

 

Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử xuất phiếu hẹn ngay sau khi nhận đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định. Chuyển hồ sơ về Sở hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y theo quy định. Văn phòng Sở/Phòng Hành chính - Tổng hợp Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y trình Lãnh đạo Sở/Lãnh đạo Chi cục xử lý.

 

 

 

- Đối với các cơ sở: Sơ chế, chế biến độc lập; chuyên kinh doanh sản phẩm có nguồn gốc thực vật; chế biến thực phẩm có nguồn gốc động vật; thu mua, sơ chế, chế biến thực phẩm thủy sản; kho lạnh độc lập; chuyên kinh doanh sản phẩm thủy sản; sản xuất, sơ chế, chế biến muối ăn; sản xuất vật liệu bao gói gắn liền với sản xuất nông lâm thủy sản; nước đá dùng để bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản do Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tham mưu thực hiện.

 

 

 

 

2

Bước 2

Phân công thụ lý hồ sơ

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT/Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (các Chi cục);

Lãnh đạo Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/Lãnh đạo phòng chuyên môn của các Chi cục.

0,5 ngày

 

 

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT/Lãnh đạo các Chi cục phân công cho phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/Lãnh đạo phòng chuyên môn của các Chi cục; Lãnh đạo Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/Lãnh đạo phòng chuyên môn của các Chi cục phân công công chức thụ lý hồ sơ.

 

 

Chủ trì kiểm tra, thẩm tra, thẩm định hồ sơ

Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/Phòng chuyên môn của các Chi cục.

11 ngày

 

 

Công chức chuyên môn thuộc Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/ Phòng chuyên môn của các Chi cục đối chiếu quy định hiện hành tham mưu văn bản.

3

Bước 3

Kiểm tra thể thức

Lãnh đạo Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT/Lãnh đạo phòng Hành chính - Tổng hợp các Chi cục

0,5 ngày

 

 

Lãnh đạo Văn phòng Sở/ Lãnh đạo phòng Hành chính - Tổng hợp các Chi cục kiểm tra thể thức văn bản, trình Lãnh đạo sở/Lãnh đạo các Chi cục xem xét, kí duyệt.

4

Bước 4

Phê duyệt

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Lãnh đạo các Chi cục

01 ngày

 

 

Xem xét, ký duyệt văn bản

5

Bước 5

Trả kết quả

Trung tâm PVHCC tỉnh (quầy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

0,5 ngày

Bưu điện tỉnh

 

Văn thư Sở/Văn thư các Chi cục ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả đính lên hệ thống điện tử. Kết quả gửi Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/Phòng chuyên môn của các Chi cục lưu, giao Quầy Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công. Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Sở Nông nghiệp và PTNT lưu hồ sơ, trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

 

Tổng cộng

 

14 ngày (cắt giảm 01 so với quy định)

 

 

 

4. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản (trường hợp trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn).

1

Bước 1

Tiếp nhận hồ sơ

Trung tâm PVHCC tỉnh tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể:

- Đối với cơ sở trồng trọt và cơ sở sơ chế gắn với trồng trọt do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện;

- Đối với các cơ sở: Chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, chuyên kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản và đánh bắt thủy sản do Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện;

Đối với các cơ sở: Sơ chế, chế biến độc lập; chuyên kinh doanh sản phẩm có nguồn gốc thực vật; chế biến thực phẩm có nguồn gốc động vật; thu mua, sơ chế, chế biến thực phẩm thủy sản, kho lạnh độc lập; chuyên kinh doanh sản phẩm thủy sản; sản xuất, sơ chế, chế biến muối ăn; sản xuất vật liệu bao gói gắn liền với sản xuất nông lâm thủy sản; nước đá dùng để bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản do Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tham mưu thực hiện.

0,5 ngày

Bưu điện tỉnh

 

Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử xuất phiếu hẹn ngay sau khi nhận đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định. Chuyển hồ sơ về Sở hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y theo quy định. Văn phòng Sở/Phòng Hành chính - Tổng hợp Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y trình Lãnh đạo Sở/Lãnh đạo Chi cục xử lý.

2

Bước 2

Phân công thụ lý hồ sơ

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT/Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (các Chi cục);

Lãnh đạo phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/Lãnh đạo phòng chuyên môn của các Chi cục.

0,5 ngày

 

 

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT/Lãnh đạo các Chi cục phân công cho Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/Lãnh đạo phòng chuyên môn của các Chi cục; Lãnh đạo phòng Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/Lãnh đạo phòng chuyên môn của các Chi cục phân công công chức thụ lý hồ sơ.

Chủ trì kiểm tra, thẩm tra, thẩm định hồ sơ

Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/Phòng chuyên môn của các Chi cục.

12 ngày

 

 

Công chức chuyên môn thuộc Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/ Phòng chuyên môn của các Chi cục đối chiếu quy định hiện hành tham mưu văn bản.

3

Bước 3

Kiểm tra thể thức

Lãnh đạo Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT/Lãnh đạo phòng Hành chính - Tổng hợp các Chi cục

0,5 ngày

 

 

Lãnh đạo Văn phòng Sở/ Lãnh đạo phòng Hành chính - Tổng hợp các Chi cục kiểm tra thể thức văn bản, trình Lãnh đạo sở/Lãnh đạo các Chi cục xem xét, kí duyệt.

4

Bước 4

Phê duyệt

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Lãnh đạo các Chi cục

01 ngày

 

 

Xem xét, ký duyệt văn bản

5

Bước 5

Trả kết quả

Trung tâm PVHCC tỉnh (quầy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

0,5 ngày

Bưu điện tỉnh

 

Văn thư Sở/Văn thư các Chi cục ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả đính lên hệ thống điện tử. Kết quả gửi Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/Phòng chuyên môn của các Chi cục lưu, giao Quầy Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công. Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Sở Nông nghiệp và PTNT lưu hồ sơ, trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

 

Tổng cộng

 

15 ngày

 

 

 

5. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản (trườn g hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP)

1

Bước 1

Tiếp nhận hồ sơ

Trung tâm PVHCC tỉnh tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể:

- Đối với cơ sở trồng trọt và cơ sở sơ chế gắn với trồng trọt do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện;

- Đối với các cơ sở: Chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, chuyên kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản và đánh bắt thủy sản do Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện;

Đối với các cơ sở: Sơ chế, chế biến độc lập; chuyên kinh doanh sản phẩm có nguồn gốc thực vật; chế biến thực phẩm có nguồn gốc động vật; thu mua, sơ chế, chế biến thực phẩm thủy sản, kho lạnh độc lập; chuyên kinh doanh sản phẩm thủy sản; sản xuất, sơ chế, chế biến muối ăn; sản xuất vật liệu bao gói gắn liền với sản xuất nông lâm thủy sản; nước đá dùng để bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản do Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tham mưu thực hiện.

0,5 ngày

Bưu điện tỉnh

 

Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử xuất phiếu hẹn ngay sau khi nhận đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định. Chuyển hồ sơ về Sở hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y theo quy định. Văn phòng Sở/Phòng Hành chính - Tổng hợp Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y trình Lãnh đạo Sở/Lãnh đạo Chi cục xử lý.

2

Bước 2

Phân công thụ lý hồ sơ

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT/Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (các Chi cục);

Lãnh đạo phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/Lãnh đạo phòng chuyên môn của các Chi cục.

0,5 ngày

 

 

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT/Lãnh đạo các Chi cục phân công cho Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/Lãnh đạo phòng chuyên môn của các Chi cục; Lãnh đạo phòng Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/Lãnh đạo phòng chuyên môn của các Chi cục phân công công chức thụ lý hồ sơ.

Chủ trì thẩm tra, thẩm định hồ sơ

Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/Phòng chuyên môn của các Chi cục.

03 ngày

 

 

Công chức chuyên môn thuộc Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/ Phòng chuyên môn của các Chi cục đối chiếu quy định hiện hành tham mưu văn bản.

3

Bước 3

Kiểm tra thể thức

Lãnh đạo Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT/Lãnh đạo phòng Hành chính - Tổng hợp các Chi cục

02 giờ

 

 

Lãnh đạo Văn phòng Sở/ Lãnh đạo phòng Hành chính - Tổng hợp các Chi cục kiểm tra thể thức văn bản, trình Lãnh đạo sở/Lãnh đạo các Chi cục xem xét, kí duyệt.

4

Bước 4

Phê duyệt

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Lãnh đạo các Chi cục

0,5 ngày

 

 

Xem xét, ký duyệt văn bản

5

Bước 5

Trả kết quả

Trung tâm PVHCC tỉnh (quầy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

02 giờ

Bưu điện tỉnh

 

Văn thư Sở/Văn thư các Chi cục ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả đính lên hệ thống điện tử.

Kết quả gửi Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/Phòng chuyên môn của các Chi cục lưu, giao Quầy Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công. Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Sở Nông nghiệp và PTNT lưu hồ sơ, trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

 

Tổng cộng

 

05 ngày

 

 

 

IV

LĨNH VỰC KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

1

Bước 1

Tiếp nhận hồ sơ

Trung tâm Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi chung là đơn vị quản lý chuyên ngành). Cụ thể:

- Đối với sản phẩm, hàng hóa: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng do chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện;

- Đối với sản phẩm, hàng hóa: Giống vật nuôi; giống thủy sản; thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; thuốc thú y, môi trường chăn nuôi, các chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi do Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện;

- Đối với sản phẩm, hàng hóa: về chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định; do Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thực hiện.

02 giờ

Bưu điện tỉnh

 

Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử xuất phiếu hẹn ngay sau khi nhận đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định. Chuyển hồ sơ về Sở hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y theo quy định. Văn phòng Sở/Phòng Hành chính - Tổng hợp Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y trình Lãnh đạo Sở/Lãnh đạo Chi cục xử lý.

 

 

Phân công thụ lý hồ sơ

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT/Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (các Chi cục);

Lãnh đạo Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/Lãnh đạo phòng chuyên môn của các Chi cục.

0,5 ngày

 

 

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT/Lãnh đạo các Chi cục phân công cho phòng Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/Lãnh đạo phòng chuyên môn của các Chi cục; Lãnh đạo phòng Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/Lãnh đạo phòng chuyên môn của các Chi cục phân công công chức thụ lý hồ sơ.

2

Bước 2

Xử lý hồ sơ

Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/Phòng chuyên môn của các Chi cục.

01 ngày 04 giờ (đối với trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định).

 

 

Công chức chuyên môn thuộc Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/ Phòng chuyên môn của các Chi cục: Thông báo đề nghị bổ sung hồ sơ (đối với hồ sơ không đầy đủ); Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy (đối với trường hợp hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ) hoặc Thông báo lý do không tiếp nhận hồ sơ (đối với trường hợp hồ sơ đăng ký đầy đủ nhưng không hợp lệ).

03 ngày 04 giờ (đối với trường hợp hồ sơ đăng ký đầy đủ theo quy định).

3

Bước 3

Kiểm tra thể thức

Lãnh đạo Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT/Lãnh đạo phòng Hành chính - Tổng hợp các Chi cục

02 giờ

 

 

Lãnh đạo Văn phòng Sở/ Lãnh đạo phòng Hành chính - Tổng hợp các Chi cục kiểm tra thể thức văn bản, trình Lãnh đạo sở/Lãnh đạo các Chi cục xem xét, kí duyệt.

4

Bước 4

Phê duyệt

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

01 ngày

 

 

Lãnh đạo Sở xem xét, ký duyệt.

5

Bước 5

Trả kết quả

Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh (quầy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

02 giờ

Bưu điện tỉnh

 

Văn thư Sở ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả đính lên hệ thống điện tử. Kết quả gửi chuyên môn lưu, giao Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (quầy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Nhân viên Bưu điện tỉnh tại quầy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lưu hồ sơ, trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

 

Tổng cộng

 

- 03 ngày làm việc đối với hồ sơ công bố hợp quy không đầy đủ theo quy định.

- 05 ngày làm việc đối với hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ hoặc đối với hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ.

 

 

 

Lưu ý: Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan quản lý có thẩm quyền gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không được tổ chức, cá nhân bổ sung đầy đủ theo quy định, Cơ quan có thẩm quyền có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này. Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy được bổ sung đầy đủ thì tiếp tục thực hiện như trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ theo quy định.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 917/QĐ-UBND năm 2021 sửa đổi, bổ sung Quy trình nội bộ giải quyết 10 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai

  • Số hiệu: 917/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/10/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
  • Người ký: Võ Ngọc Thành
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản