Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 90/2007/QĐ-UBND | Vinh, ngày 26 tháng 07 năm 2007 |
‘
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TỈNH NGHỆ AN - PHẦN XÂY DỰNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 28/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc ban hành Định mức dự toán xây dựng công trình;
Xét đề nghị của ông Giám đốc Sở Xây dựng - Trưởng Ban soạn thảo Đơn giá XDCB tỉnh Nghệ An tại Tờ trình số 1121/SXD-KTKH ngày 16 tháng 7 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tập "Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Nghệ An - Phần Xây dựng".
Điều 2. Tập Đơn giá này được áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An và thay thế các nội dung đơn giá thuộc phần Xây dựng đã ban hành kèm theo Quyết định số 51/1999/QĐ-UB ngày 19/5/1999 của UBND tỉnh, là cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng, xác định tổng dự toán, dự toán công trình, xác định giá xét thầu, chỉ định thầu, thanh quyết toán vốn đầu tư các công trình XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 3. Giao Giám đốc Sở Xây dựng hướng dẫn thực hiện và phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan giải quyết các biến động về giá, các vướng mắc trong quá trình thực hiện; trình UBND tỉnh và Bộ Xây dựng giải quyết các nội dung vượt quá thẩm quyền.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Chủ đầu tư các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM.UỶ BAN NHÂN DÂN |
THUYẾT MINH VÀ QUY ĐỊNH ÁP DỤNG ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH – PHẦN XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 90 /2007/QĐ-UBND ngày 26 /07/2007 của UBND tỉnh Nghệ An )
I. NỘI DUNG ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - PHẦN XÂY DỰNG
Đơn giá xây dựng công trình - phần Xây dựng là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp, bao gồm toàn bộ chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công và máy thi công cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng như 1 m3 tường gạch, 1 m3 bê tông, 1 m2 lát gạch, 1 tấn cốt thép, 100 mét cọc v.v... từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng (kể cả những chi phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật).
1. Cơ sở xác định đơn giá phần xây dựng
- Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước.
- Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung từ 350.000 đồng lên 450.000 đồng.
- Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/4/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Định mức dự toán xây dựng công trình ban hành kèm theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
- Thông tư số 12/2006/TT-BLĐTBXH ngày 14/9/2006 của Bộ Lao động Thương binh & xã hội về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh tiền lương và phụ cấp lương trong doanh nghiệp theo Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ.
- Thông tư số 17/2000/TT-BXD ngày 29/12/2000 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phân loại vật liệu tính vào chi phí trực tiếp trong dự toán công trình xây dựng.
- Bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An ban hành kèm theo Quyết định số 88/2007/QĐ-UBND ngày 26/7/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An.
- Thực tế thị trường giá vật liệu xây dựng đến tận chân công trình tại thời điểm quý IV/2006 của khu vực thành phố Vinh và trung tâm các huyện lỵ, thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo kết quả khảo sát điều tra của Tổ chuyên viên giúp việc Ban soạn thảo đơn giá XDCB tỉnh và báo cáo phản ánh tình hình giá cả vật liệu xây dựng tại trung tâm các huyện lỵ, thị xã của UBND các huyện và thị xã Cửa Lò.
- Các văn bản khác có liên quan theo quy định của Nhà nước.
2. Các chi phí trong đơn giá xây dựng
2.1. Chi phí vật liệu:
Là giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển (không kể vật liệu phụ cần dùng cho máy móc, phương tiện vận chuyển và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần thiết cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng, được áp dụng theo bảng giá vật liệu xây dựng đến chân công trình tại thời điểm quý IV/2006 khu vực thành phố Vinh chưa bao gồm khoản thuế Giá trị gia tăng – VAT .
Đối với các công trình xây dựng trên địa bàn TX Cửa Lò và trung tâm 17 huyện lỵ tỉnh Nghệ An, khi sử dụng đơn giá phần xây dựng này để lập dự toán, thanh quyết toán... thì khoản mục chi phí vật liệu được điều chỉnh (bù, trừ trực tiếp) chênh lệch giá giữa giá vật liệu xây dựng đến chân công trình trên địa bàn so với Bảng giá khu vực thành phố Vinh theo Thông báo giá của Liên sở Xây dựng – Tài chính.
Chi phí vật liệu trong đơn giá đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công; riêng đối với các loại cát xây dựng đã kể đến hao hụt do độ dôi của cát. Đối với cọc ống có đường kính > 600mm (dầm cầu có khẩu độ > 25 m) được xây dựng giá vật liệu bằng loại cọc ống có đường kính 600 mm (dầm cầu có khẩu độ 25 m), giá trị chênh lệch của 02 loại ống (dầm cầu) nói trên được tính bù vào sau giá trị dự toán xây lắp trước thuế trong bản tổng hợp kinh phí dự toán xây dựng công trình.
2.2. Chi phí nhân công:
Chi phí nhân công trong đơn giá bao gồm: lương cơ bản, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các chi phí theo chế độ đối với công nhân xây dựng có thể khoán trực tiếp cho người lao động để tính cho một ngày công định mức. Cụ thể:
- Mức lương tối thiểu để tính chi phí nhân công trong đơn giá: 450.000 đồng/tháng theo Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;
- Cấp bậc thợ và tiền lương theo Bảng lương A.1 thang lương 7 bậc, ngành 8 - Xây dựng cơ bản ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ; phụ cấp lưu động ở mức 20% tiền lương tối thiểu, một số khoản lương phụ (nghỉ lễ, tết, phép...) bằng 12% lương cơ bản và một số chi phí có thể khoán trực tiếp cho người lao động tính bằng 4% so với tiền lương cơ bản.
Đối với các công trình xây dựng ở các vùng được hưởng phụ cấp khu vực chưa tính trong đơn giá hoặc được hưởng phụ cấp lưu động ở mức cao hơn 20% thì được bổ sung các khoản này vào chi phí nhân công theo hướng dẫn ở Bảng tổng hợp giá trị dự toán xây dựng như phụ lục I kèm theo.
- Chi phí nhân công trong đơn giá phần xây dựng công trình được tính trực tiếp cho các nhóm công tác xây lắp theo Định mức dự toán xây dựng công trình ban hành kèm theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
2.3. Chi phí máy thi công:
Chi phí máy thi công trong đơn giá được tính trên cơ sở định mức hao phí ca máy tương ứng với từng loại công tác xây dựng theo Định mức số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005 của Bộ Xây dựng và Bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 88/2007/QĐ-UBND ngày 26/7/2007 của UBND tỉnh Nghệ An - trong đó, phần tiền lương thợ điều khiển máy đã được điều chỉnh theo mức lương tối thiểu 450.000 đồng/tháng; phụ cấp lưu động ở mức thấp nhất 20% tiền lương tối thiểu, một số khoản lương phụ (nghỉ lễ, tết, phép...) bằng 12% tiền lương cơ bản và một số chi phí có thể khoán trực tiếp cho người lao động tính bằng 4% so với tiền lương cơ bản.
II. KẾT CẤU TẬP ĐƠN GIÁ CÔNG TRÌNH - PHẦN XÂY DỰNG
Tập đơn giá xây dựng công trình - Phần Xây dựng bao gồm 11 chương, phân theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu xây dựng và được mã hóa thống nhất theo hệ mã 2 chữ cái đầu và 5 số tiếp theo như quy định trong định mức dự toán xây dựng công trình ban hành kèm theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng:
Chương I: Côngtác chuẩnbị mặt bằng xây dựng;
Chương II: Công tác đào, đắp đất, đá, cát;
Chương III: Công tác đóng cọc, ép cọc, nhổ cọc, khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi;
Chương IV: Công tác làm đường;
Chương V: Công tác xây gạch, đá;
Chương VI: Công tác bê tông tại chỗ;
Chương VII: Công tác sản xuất, lắp dựng cấu kiện bê tông đúc sẵn;
Chương VIII: Sản xuất lắp dựng cấu kiện gỗ;
Chương IX: Sản xuất, lắp dựng cấu kiện sắt thép;
Chương X: Công tác làm mái, làm trần và các công tác hoàn thiện khác;
Chương XI: Các công tác khác.
III. CÁC QUY ĐỊNH VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Đơn giá xây dựng công trình - Phần Xây dựng là cơ sở để lập dự án đầu tư, lập kế hoạch, xác định giá trị tổng dự toán, dự toán công trình, xác định giá xét thầu, chỉ định thầu xây lắp và thanh quyết toán vốn đầu tư các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2. Chiều cao công trình quy định trong tập đơn giá này là chiều cao tính từ cos ±0.00 theo thiết kế công trình đến cos = 4 m; =16 m; = 50m và cos > 50m. Trường hợp công trình có các đơn nguyên, khối nhà, hạng mục có chiều cao khác nhau thì từng đơn nguyên, khối nhà, hạng mục áp dụng đơn giá theo chiều cao của đơn nguyên, khối nhà, hạng mục đó.
Các loại công tác xây dựng trong tập đơn giá không quy định độ cao như công tác trát, láng, ốp v.v... nhưng khi thi công ở các độ cao từ 16 mét trở lên (tương đương với tầng 6 trở lên) được áp dụng đơn giá bốc xếp và vận chuyển vật liệu lên cao.
3. Đối với các công tác xây dựng chưa có trong tập đơn giá mà có các định mức đã được các cơ quan có thẩm quyền ban hành thì Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn căn cứ vào bảng giá vật liệu trong thông báo của Liên Sở Xây dựng - Tài chính tại thời điểm tương ứng để xây dựng đơn giá chi tiết cho loại công tác đó và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nó trước cấp có thẩm quyền và pháp luật.
Đối với công trình có các công tác xây dựng mới chưa có trong hệ thống định mức hiện hành của Nhà nước, Chủ đầu tư căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công, điều kiện thi công và phương pháp xây dựng định mức dự toán theo Phụ lục số 5 của Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/4/2005 Bộ Xây dựng để xây dựng định mức cho những công tác nói trên thống nhất với Sở quản lý ngành báo cáo Bộ quản lý ngành để thoả thuận với Bộ Xây dựng ban hành áp dụng.
Công tác xây dựng chưa có trong tập đơn giá do điều kiện kỹ thuật, biện pháp thi công khác biệt với quy định trong đơn giá thì Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn căn cứ vào thiết kế, điều kiện thi công và các định mức chi tiết (định mức thi công) để lập định mức, đơn giá của các loại công tác đó gửi Sở xây dựng xem xét giải quyết và trình Bộ Xây dựng hoặc UBND tỉnh quyết định đối với những nội dung vượt quá thẩm quyền.
4. Công tác xây dựng có điều kiện kỹ thuật, biện pháp thi công khác biệt không thể áp dụng các định mức, đơn giá hiện hành thì Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn tiến hành xây dựng định mức, đơn giá theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
Đối với những công tác mà thiết kế sử dụng loại vật liệu khác với loại được chọn để tính trong đơn giá thì Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm trên địa bàn của loại vật liệu đó để điều chỉnh bù hoặc trừ chi phí vật liệu khi lập dự toán, tổng dự toán công trình đồng thời phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của việc bù hoặc trừ đó (giá vật liệu sử dụng vào công trình là giá đến chân công trình chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
5. Trường hợp công trình được sử dụng vữa bê tông thương phẩm của các đơn vị sản xuất thì áp dụng gía vữa bê tông thương phẩm thay thế vữa trạm trộn tính trong đơn giá.
Đơn giá xây dựng với điều kiện trộn, đầm bê tông bằng máy, độ sụt vữa bê tông 2 - 4 cm không có phụ gia hoá dẻo (đối với với các kết cấu cột, dầm cầu, kết cấu vỏ mỏng độ sụt vữa bê tông 6-8 cm) trong trường hợp do yêu cầu kỹ thuật thi công khối đổ phải sử dụng vữa bê tông có độ sụt khác quy định hoặc bắt buộc sử dụng phụ gia hoá dẻo thì đơn giá vữa bê tông được điều chỉnh và bổ sung chi phí phụ gia hoá dẻo theo quy định.
Công trình xây dựng có sử dụng bê tông đặc biệt (bê tông chống thấm, bê tông không co ngót, bê tông chịu axit ...), căn cứ yêu cầu kỹ thuật và định mức Nhà nước quy định để tính toán điều chỉnh.
6. Trong quá trình sử dụng Tập Đơn giá này nếu có vướng mắc thì các cơ quan, đơn vị phải phản ánh kịp thời bằng văn bản về Sở Xây dựng để Sở nghiên cứu, giải quyết và tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xử lý các nội dung vượt quá thẩm quyền./.
| UBND TỈNH NGHỆ AN |
BẢNG PHÂN LOẠI RỪNG
(Dùng cho công tác phát rừng tạo mặt bằng xây dựng)
Loại rừng | Nội dung |
I | - Bãi hoặc đồi tranh lau lách, sim mua, cỏ lau, cỏ lác trên địa hình khô ráo. Thỉnh thoảng có cây con hoặc cây có đường kính lớn hơn hoặc bằng 10cm |
II | - Rừng cây con, mật độ cây con, dây leo chiếm dưới 2/3 diện tích và cứ 100m2 có từ 5 dến 25 cây có đường kính từ 5 đến 10 cm và xen lẫn cây có đường kính lớn hơn 10 cm. - Đồng đất các loại cỏ lau, cỏ lác dầy đặc trên địa hình sình lầy, ngập nước. - Đồng đất có các loại cây mắm, cốc, vẹt ... trên địa hình khô ráo. |
III | - Rừng cây đã khai thác, cây con, dây leo chiếm hơn 2/3 diện tích và cứ 100 m2 rừng có từ 30 đến 100 cây có đường kính từ 5 đến 10 cm, có xen lẫn cây có đường kính lớn hơn 10 cm. - Đồng đất có các loại tràm, đước ... trên địa hình ráo. - Đồng đất có các loại cây mắm, cốc, vẹt ... trên địa hình lầy, thụt, nước nổi. |
IV | - Rừng tre, nứa già, lồ ô hoặc le, mật độ tre, nứa, lồ ô lê dầy đặc, Thỉnh thoảng có cây con có đường kính từ 5 đến 10 cm, dây leo, có lẫn cây có đường kính lớn hơn 10 cm. - Đồng đất có các loại tràm, đước ... trên địa hình lầy thụt, nước nổi. |
Ghi chú:
- Đường kính cây được đo ở độ cao cách mặt đất 30 cm.
- Đối với loại cây có đường kính > 10cm được quy đổi ra cây tiêu chuẩn (là cây có đường kính từ 10 - 20cm).
BẢNG PHÂN LOẠI BÙN
(Dùng cho công tác đào bùn)
Loại bùn | Đặc điểm và công cụ thi công |
1. Bùn đặc | Dùng xẻng, cuốc bàn đào được và bùn không chảy ra ngoài |
2. Bùn lỏng | Dùng xô và gầu để múc |
3. Bùn rác | Bùn đặc, có lẫn cỏ rác |
4. Bùn lẫn đá, sỏi, hầu hến | Các loại bùn trên có lẫn đá, sỏi, hầu hến |
(Dùng cho công tác đào phá đá)
Cấp đá | Cường độ chịu nén |
1. Đá cấp 1 | Đá rất cứng, có cường độ chịu nén > 1.000kg/cm2 |
2. Đá cấp 2 | Đá cứng, cường độ chịu nén > 800kg/cm2 |
3. Đá cấp 3 | Đá cứng trung bình, cường độ chịu nén > 600kg/cm2 |
4. Đá cấp 4 | Đá tương đối mềm, giòn dễ đập, cường độ chịu nén <= 600 kg/cm2 |
(Dùng cho công tác đào vận chuyển, đắp đất bằng thủ công)
Cấp đất | Nhóm đất | Tên đất | Dụng cụ tiêu chuẩn xác định nhóm đất |
1 | 2 | 3 | 4 |
I | 1 | - Đất phù sa, cát bồi, đất màu, đất mùn, đất đen, đất hoàng thổ. - Đất đồi sụt lở hoặc đất nơi khác đem đến đổ (thuộc loại đất nhóm 4 trở xuống) chưa bị nén chặt. | Dùng xẻng xúc dễ dàng |
2 | - Đất cát pha sét hoặc đất sét cát pha. - Đất màu ẩm ướt nhưng chưa đến trạng thái dính dẻo. - Đất nhóm 3, nhóm 4 sụt lở hoặc đất nơi khác đem đến đổ đã bị nén chặt nhưng chưa đến trạng thái nguyên thổ. - Đất phù sa, cát bồi, đất màu, đất bùn, đất nguyên thổ tơi xốp có lẫn rễ cây, mùn rác, sỏi đá, gạch vụn, mảnh sành kiến trúc đến 10% thể tích hoặc 50 kg đến 150 kg trong 1 m3. | Dùng xẻng cải tiến ấn nặng tay xúc được | |
3 | - Đất sét pha cát. - Đất sét vàng hay trắng, đất chua, đất kiềm ở trạng thái mềm. - Đất cát, đất đen, đất mùn có lẫn sỏi đá, mảnh vụn kiến trúc, mùn rác, gốc rễ cây từ 10% đến 20% thể tích hoặc từ 150 đến 30 kg trong 1m3. - Đất cát có lượng ngâm nước lớn, trọng lượng từ 1,7 tấn/1m3 trở lên. | Dùng xẻng cải tiến đạp bình thường đã ngập xẻng | |
II | 4 | - Đất đen, đất mùn ngâm nước nát dính. - Đất sét, đất sét pha cát, ngậm nước nhưng chưa thành bùn. - Đất do thân cây, lá cây mục tạo thành, dùng mai cuốc đào không thành tảng mà vỡ vụn ra rời rạc như xỉ. - Đất sét nặng kết cấu chặt. - Đất mặt sườn đồi có nhiều cỏ cây sim, mua, dành dành. - Đất màu mềm. | Dùng mai xắn được |
II | 5 | - Đất sét pha mầu xám (bao gồm mầu xanh lục, mầu xám của vôi). - Đất mặt sườn đồi có ít sỏi. - Đất đỏ ở đồi núi. - Đất sét pha sỏi non. - Đất sét trắng kết cấu chặt lẫn mảnh vụn kiến trúc hoặc rễ cây đến 10% thể tích hoặc 50 kg đến 150 kg trong 1m3. - Đất cát, đất mùn, đất đen, đát hoàng thổ có lẫn sỏi đá, mảnh vụn kiến trúc từ 25% đến 35% thể tích hoặc > 300 kg đến 50 kg trong 1m3. | Dùng cuốc bàn cuốc được |
III | 6 | - Đất sét, đất nâu rắn chắc cuốc ra chỉ được từng hòn nhỏ. - Đất chua, đất kiềm thổ cứng. - Đất mặt đê, mặt đường cũ. - Đất mặt sườn đồi lẫn sỏi đá, có sim, mua, dành dành mọc lên dầy. - Đất sét kết cấu chặt lẫn cuội, sỏi, mảnh vụn kiến trúc, gốc rễ cây > 10% đến 20% thể tích hoặc 150 kg đến 300 kg trong 1 m3. - Đá vôi phong hóa già nằm trong đất đào ra từng mảnh vụn kiến trúc, gốc rễ cây từ 20% đến 30% thể tích hoặc > 300 kg đến 500 kg trong 1m3. | Dùng cuốc bàn cuốc chối tay, phải dùng cuốc chim to lưỡi để đào |
7 | - Đất đồi lẫn từng lớp sỏi, lượng sỏi từ 25% đến 35% lẫn đá tảng, đá trái đến 20% thể tích. - Đất mặt đường đá dăm hoặc đường rải mảnh sành, gạch vỡ. - Đất cao lanh, đất sét, đất sét kết cấu chặt lẫn mảnh vụn kiến trúc, gốc rễ cây từ 20% đến 30% thể tích hoặc > 300 kg đến 500 kg trong 1m3 | Dùng cuốc chim nhỏ lưỡi nặng đến 2,5kg | |
IV | 8 | - Đất lẫn đá tảng, đá trái > 20% đến 30% thể tích. - Đất mặt đường nhựa hỏng. - Đất lẫn vỏ loài trai, ốc (đất sò) kết dính chặt tạo thành tảng được (vùng ven biển thường đào để xây tường). - Đất lẫn đá bọt | Dùng cuốc chim nhỏ lưỡi nặng trên 2,5 kg hoặc xà beng đào được |
9 | - Đất lẫn đá tảng, đá trái > 30% thể tích, cuội sỏi giao kết bởi đất sét. - Đất có lẫn từng vỉa đá, phiến đá ong xen kẽ (loại đá khi còn trong lòng đất tương đối mềm). - Đất sỏi đỏ rắn chắc. | Dùng xà beng choòng búa mới đào được |
(Dùng cho công tác đào, vận chuyển và đắp đất bằng máy)
Cấp đất | Tên các loại đất | Công cụ tiêu chuẩn xác định |
I | Đất cát, đất phù sa cát bồi, đất mầu, đất đen, đất mùn, đất cát, cát pha sét, đất sét, đất hoàng thổ, đất bùn. Các loại đất trên có lẫn sỏi sạn, mảnh sành, gạch vỡ, đá dăm, mảnh chai từ 20% trở lại, không có rễ cây to, có độ ẩm tự nhiên dạng nguyên thổ hoặc tơi xốp, hoặc từ nơi khác đem đến đổ đã bị nén chặt tự nhiên. Cát đen, cát vàng có độ ẩm tự nhiên, sỏi, đá dăm, đá vụn đổ thành đống |
|
II | Gồm các loại đất cấp I có lẫn sỏi sạn, mảnh sành, gạch vỡ, đá dăm, mảnh chai từ 20% trở lên. không lẫn rễ cây to, có độ ẩm tự nhiên hay khô. Đất á sét, cao lanh, đất sét trắng, sét vàng, có lẫn sỏi sạn, mảnh sành, mảnh chai, gạch vỡ không quá 20% ở dạng nguyên thổ hoặc nơi khác đổ đến đã bị né tự nhiên có độ ẩm tự nhiên hoặc khô rắn. | Dùng xẻng, mai hoặc cuốc bàn xắn được miếng mỏng |
III | Đất á sét, cao lanh, sét trắng, sét vàng, sét đỏ, đất đồi núi lẫn sỏi sạn, mảnh sành, mảnh chai, gạch vỡ từ 20% trở lên có lẫn rễ cây. Các loại đất trên có trạng thái nguyên thổ có độ ẩm tự nhiên hoặc khô cứng hoặc đem đổ ở nơi khác đến có đầm nén. | Dùng cuốc chim mới cước được |
IV | Các loại đất trong đất cấp III có lẫn đá hòn, đá tảng. Đá ong, đá phong hóa, đá vôi phong hóa có cuội sỏi dính kết bởi đá vôi, xít non, đá quặng các loại đã nổ mìn vỡ nhỏ, sét kết khô rắn chắc thành vỉa. |
|
BẢNG PHÂN CẤP ĐẤT
(Dùng cho công tác đóng cọc)
Cấp đất | Tên các loại đất |
I | Cát pha lẫn 3% đến 10% sét ở trạng thái dẻo, sét và á sét mềm, than, bùn, đất lẫn thực vật, đất đắp từ nơi khác chuyển đến. |
II | Cát đã được đầm chặt, sỏi, đất sét cứng, cát khô, cát bảo hòa nước. Đất cấp I có chứa 10% đến 30% sỏi, đá. |
BẢNG PHÂN CẤP ĐÁ CHO CÔNG TÁC KHOAN NHỒI
Cấp đất đá | Nhóm đất đá | Tên các loại đá |
IV | 4 | - Đá phiến sét, phiến than, phiến Xeritxit. - Cát kết, Dunit, Feridolit, Secpantinit... bị phong hóa mạnh tới mức vừa. Đá Macnơ chặt, than đá có độ cứng trung bình. Tup, bột kết bị phong hóa vừa. - Có thể bẻ nõn đá bằng tay thành từng mảnh. - Tạo được vết lõm trên bề mặt đá sâu tới 5mm bằng mũi nhọn của búa địa chất. |
5 | - Đá phiến sét Clorit, Phylit, cát kết với xi măng là vôi, oxit sắt, đá vôi và Đolomit không thuần. - Than Antraxxit, Porphiarrit, Secpantinit, Dunit, Keratophia phong hóa vừa. Tup núi lửa bị Kericit hóa. - Mẫu nõn khoan gọt, bẻ khó, rạch được dễ dàng bằng dao, tạo được điểm lõm sâu bằng 1 nhát búa địa chất đập mạnh. | |
III | 6 | - Đá phiến Clorit thạch anh, đá phiến Xericit thạch anh. Sét kết bị silic hóa yếu. Anhydrric chặt xít lẫn vật liệu Tup. - Cuội kết hợp với xi măng gắn kết là vôi. Đá vôi và Đôlômit chặt xít. Đá Skanơ. Đunit phong hóa nhẹ đến tươi. - Mẫu nõn có thể gọt hoặc cạo được bằng dao con. Đầu nhọn búa địa chất tạo được vết lõm tương đối ssau. |
7 | - Sét kết silic hóa, đá phiến giả sừng, đá giả sừng Clorit. Các loại đá Pocphiarit, Điabazơ, Tup bị phong hóa nhẹ. - Cuội kết chứa trên 50% cuội có thành phần là đá Macna, xi măng gắn kết là Silic và sét. - Cuội kết có thành phần là đá trầm tích với xi măng gắn kết là silic Điorit và Gabro hạt thô. - Mẫu nõn có thể bị rạch nhưng không thể gọt hặc cạo được bằng dao con. Đầu nhọn của búa địa chất có thể tạo được vết lõm nông. | |
II | 8 | - Cát kết thạch anh. Đá phiến Silic. Các loại đá Skanơ thạch anh Gơnat tinh thể lớn. Đá Granit hạt thô. - Cuội kết có thành phần là đá Macna, đá Nai, Granit, Pecmanit, Syenit, Gsrbo, Tuôcmalin thạch anh bị phong hóa nhẹ. - Chỉ cần một nhát búa đạp mạnh mẫu đá đã bị vỡ. Đầu nhọn của búa địa chất đập mạnh chỉ làm xây xát mặt ngoài của mẫu nõn. |
9 | - Syenit, Granit hạt thô - nhỏ. Đá vôi hàm lượng silic cao. Cuội kết có thành phần là đá Macna. Đá Bazan. Các loại đá Nai - Grannit, Nai Garbo, Pocphia thạch anh, Pecmatit, Skanơ tinh thể nhỏ, các Tup silic, Barit chặt xít. - Búa đập mạnh một vài lần mẫu nõn mới bị vỡ. - Đầu nhọn búa địa chất đập nhiều lần tại 1 điểm tạo được vết lõm nông trên mặt đá. | |
I | 10 | - Đá Skanơ grơnat. Các đá Granit hạt nhỏ, đá Sranơdiorit. Đá Skanơ silic, mạch thạch anh. Cuội kết núi lửa có thành phần Macna. Cát kết thạch anh rắn chắc, đá sừng. - Búa đập mạnh nhiều lần mẫu nõn mới bị vỡ. |
Đá đặc biệt | 11 | - Đá Quăczit, đá sừng cứng chắc, chứa ít sắt. Đá Anbiophia hạt mịn bị sừng hóa. Đá ngọc (ngọc bích...), các loại quặng chứa sắt. - Búa đập mạnh một nhát chỉ làm sứt mẫu đá. |
12 | - Đá Quắc các loại. - Đá Côrnhđông. - Búa đập mạnh nhiều lần mới làm sứt được mẫu đá. |
Ghi chú: Khoan tạo lỗ cọc nhồi vào đá đặc biệt nhóm 11, 12 áp dụng định mức khoan cọc nhồi đá cấp I nhân hệ số 1,35 so với định mức khoan tương ứng.
TỔNG HỢP KINH PHÍ DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG
Dự toán chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng. Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được tính bằng tỷ lệ % giá trị dự toán xây dựng sau thuế.
Bảng 1: DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG
STT | KHOẢN MỤC CHI PHÍ | CÁCH TÍNH | KẾT QUẢ |
I | CHI PHÍ TRỰC TIẾP |
|
|
1 | Chi phí vật liệu | S Qj x Djvl CLvl j=1 | VL |
2 | Chi phí nhân công | S Qj x Djnc x (1 F1/H1.n ) j=1 |
NC |
3 | Chi phí máy thi công |
S Qj x Djm x (1 K mtc ) j=1 | M |
4 | Trực tiếp phí khác | 1,5% x (VL NC M) | TT |
| Cộng chi phí trực tiếp | VL NC M TT | T |
II | CHI PHÍ CHUNG | P x T | C |
| GIÁ THÀNH DỰ TOÁN XÂY DỰNG | T C | Z |
III | THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC | (T C) x tỷ lệ quy định | TL |
| Giá trị dự toán xây dựng trước thuế | (T C TL) | G |
IV | Chênh lệch giá ống có ĐK >600mm, dầm cầu KĐ >25m (nếu có) |
| CLVT |
V | THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG | G x TXDGTGT | GTGT |
| Giá trị dự toán xây dựng sau thuế | G CLVT GTGT | GXDCPT |
| Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công | G x tỷ lệ quy định x TXDGTGT | GXDLT |
Trong đó :
Qj : Khối lượng công tác xây dựng thứ j
Djvl , Djnc , Djm : Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá
xây dựng của công tác xây dựng thứ j
F1: Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương tối thiểu chưa được tính hoặc tính chưa đủ trong bộ đơn giá xây dựng công trình.
H1.n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu của các nhóm lương thứ n.
- Nhóm I: H1.1 = 2,342
- Nhóm II:H1.2 = 2,493
- Nhóm III:H1.3 = 2,638
K mtc : Hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công (nếu có) .
P: Định mức chi phí chung (%) được quy định tại bảng 2 của phụ lục này
TL: Thu nhập chịu thuế tính trước được quy định tại bảng 2 của phụ lục này.
G: Giá trị dự toán xây dựng công trình chính, phụ trợ, tạm phục vụ thi công trước thuế.
GXDCPT: Giá trị dự toán xây dựng công trình chính, phụ trợ, tạm phục vụ thi công sau thuế.
CLvl : Chênh lệch vật liệu (nếu có)
TXLGTGT: Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng.
GXDLT: Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công
Z : Giá thành dự toán xây dựng. Chủ đầu tư căn cứ vào giá thành dự toán xây dựng, các điều kiện cụ thể nơi xây dựng công trình về tổ chức cung ứng vật tư, vật liệu xây dựng, về giải pháp công nghệ thi công xây dựng hợp lý hơn… để xây dựng giá thành công trình của Chủ đầu tư làm căn cứ lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình. Chủ đầu tư có thể thuê các tổ chức tư vấn, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để xác định giá thành công trình theo nguyên tắc trên.
- 1Quyết định 3777/2006/QĐ-UBND về Đơn giá xây dựng công trình - Phần xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2Quyết định 785/QĐ.UBND-CN năm 2011 về Đơn giá xây dựng công trình - Phần Xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 3Quyết định 141/2007/QĐ-UBND hủy bỏ các Quyết định ban hành Đơn giá xây dựng công trình, tỉnh Nghệ An
- 4Quyết định 18/2009/QĐ-UBND về xử lý kết quả tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2007
- 1Quyết định 24/2005/QĐ-BXD về "Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng" do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2Nghị định 94/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung
- 3Thông tư 12/2006/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 94/2006/NĐ-CP thực hiện điều chỉnh tiền lương và phụ cấp lương trong doanh nghiệp do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
- 4Nghị định 205/2004/NĐ-CP quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước
- 5Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 6Thông tư 17/2000/TT-BXD hướng dẫn phân loại vật liệu tính vào chi phí trực tiếp trong dự toán xây lắp công trình xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 7Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8Luật xây dựng 2003
- 9Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 10Thông tư 04/2005/TT-BXD hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành
- 11Quyết định 88/2007/QĐ-UBND ban hành Bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 12Quyết định 3777/2006/QĐ-UBND về Đơn giá xây dựng công trình - Phần xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 13Quyết định 785/QĐ.UBND-CN năm 2011 về Đơn giá xây dựng công trình - Phần Xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Quyết định 90/2007/QĐ-UBND ban hành Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Nghệ An - Phần Xây dựng do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- Số hiệu: 90/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/07/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Nguyễn Văn Hành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra