Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 895/QĐ-UBND

Quảng Bình, ngày 26 tháng 3 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2022

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật 47/2019/QH14 ngày 06/12/2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương;

Căn cứ Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.

Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

Căn cứ Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19;

Căn cứ Quyết định số 1210/QĐ-BYT ngày 09/02/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 do COVAX FACILITY hỗ trợ;

Căn cứ Quyết định số 1464/QĐ-BYT ngày 05/3/2021 của Bộ Y tế việc việc ban hành hướng dẫn tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng COVID-19;

Căn cứ Quyết định số 1467/QĐ-BYT ngày 05/3/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022;

Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 595/TTr-SYT ngày 16/3/2021 về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2022,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2022”.

Điều 2. Kế hoạch này là căn cứ để các đơn vị triển khai thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại tỉnh Quảng Bình. Kế hoạch này sẽ được cập nhật theo tình hình dịch và khả năng cung ứng vắc xin.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Y tế (để báo cáo);
- TTTU; TT HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Các sở; ban ngành; đoàn thể (để thực hiện);
- TV BCĐ Covid - 19 tỉnh;
- UBND các huyện; TX; TP (để thực hiện);
- LĐ VP UBND tỉnh;
- Trung tâm KSBT tỉnh;
- Lưu: VT, TH, KGVX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ An Phong

 

KẾ HOẠCH

TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2022
(Ban hành kèm theo Quyết định số 895/QĐ-UBND ngày 26/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phòng, chống dịch chủ động bằng việc sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng nguy cơ và cộng đồng.

2. Mục tiêu cụ thể

a) 95% đối tượng nguy cơ và cộng đồng được tiêm đủ mũi vắc xin phòng COVID-19 theo từng đợt phân bổ vắc xin.

b) Đảm bảo an toàn tiêm chủng khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

II. NGUYÊN TẮC, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN TRIỂN KHAI

1. Nguyên tắc

a) Huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện việc tiêm chủng.

b) Tổ chức triển khai tiêm chủng ngay sau khi tiếp nhận vắc xin.

c) Đảm bảo tỷ lệ bao phủ cao, an toàn tiêm chủng và tiếp cận công bằng cho người dân.

2. Đối tượng

Các nhóm đối tượng tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo Quyết định số 1210/QĐ-BYT ngày 09/02/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 do COVAX Facility hỗ trợ và Quyết định số 1467/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 05/3/2021 về việc phê duyệt Kế hoạch tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022.

Các nhóm đối tượng cần tiêm vắc xin phòng COVID-19 sắp xếp theo mức độ ưu tiên theo nhu cầu công tác và trong bối cảnh nguồn vắc xin cung cấp hạn chế tại Việt Nam, bao gồm:

a) Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm:

- Người làm việc trong các cơ sở y tế.

- Người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ Covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...).

- Quân đội, công an.

b) Nhân viên, cán bộ ngoại giao nước ngoài của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.

c) Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước...

d) Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.

đ) Người mắc các bệnh mãn tính, người trên 65 tuổi.

e) Người sinh sống tại các vùng có dịch.

g) Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội.

h) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.

i) Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch.

3. Phạm vi triển khai

Triển khai sử dụng vắc xin trên phạm vi toàn tỉnh trong đó ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng quy định tại phần II.2 ở:

- Các địa phương có nhiều đối tượng nguy cơ cao với COVID-19 trong cộng đồng.

- Các địa bàn có mật độ dân số cao, có khu công nghiệp.

4. Thời gian triển khai

Căn cứ khả năng cung ứng vắc xin của Bộ Y tế, dự kiến thời gian triển khai như sau:

- Đợt 1: Số đối tượng dự kiến tiêm: 20.520 người (gồm các lực lượng tuyến đầu chống dịch). Thời gian vào Quý I và Quý II năm 2021.

- Các đợt tiêm chủng tiếp theo sẽ triển khai căn cứ theo tiến độ cung ứng vắc xin thực tế và hướng dẫn của Bộ Y tế.

(Đính kèm Phụ lục 1: Dự kiến đối tượng sử dụng vắc xin theo tiến độ cung ứng vắc xin)

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Cung ứng vắc xin COVID-19, vật tư tiêm chủng

- Nguồn vắc xin COVID-19:

Nguồn vắc xin do COVAX Facility hỗ trợ.

Nguồn vắc xin được mua từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

- Lịch tiêm: Theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Dự trù nhu cầu vắc xin và vật tư tiêm chủng (theo Phụ lục 2 đính kèm).

2. Tiếp nhận vắc xin phòng COVID-19

Sau khi tiếp nhận được vắc xin phân bổ từ tuyến Trung ương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình (đơn vị đầu mối trực thuộc Sở Y tế) tiến hành bảo quản vắc xin và cấp phát vắc xin cho các đơn vị trên địa bàn theo quy định.

3. Vận chuyển, bảo quản, phân phối vắc xin và vật tư

a) Việc vận chuyển vắc xin từ tuyến tỉnh đến Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố được thực hiện bởi cán bộ chuyên trách tiêm chủng đã được đào tạo hướng dẫn về vận chuyển, bảo quản vắc xin.

b) Tất cả các kho bảo quản vắc xin tại các tuyến thực hiện quy định Thực hành tốt bảo quản thuốc GSP theo Thông tư 36/2018/TT-BYT ngày 22/11/2018 của Bộ Y tế.

c) Số lượng vắc xin, bơm tiêm và hộp an toàn nhập kho và xuất kho tại tất các tuyến sẽ được ghi và theo dõi qua số quản lý xuất, nhập vắc xin kèm theo biên bản bàn giao (theo quy định). Số quản lý xuất nhập vắc xin sẽ được cập nhật hàng tháng tại tất cả các tuyến.

d) Sau khi tiếp nhận vắc xin được cấp từ Kho Quốc gia hoặc kho Khu vực, việc vận chuyển vắc xin thực hiện tại các tuyến như sau:

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tiếp nhận và bảo quản vắc xin phòng COVID-19 tại kho và thực hiện cấp phát vắc xin, cụ thể:

Cấp phát vắc xin cho trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố ít nhất 03 ngày trước khi tổ chức tiêm.

Cấp phát vắc xin cho Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cuba Đồng Hới và các bệnh viện trên địa bàn 01 ngày trước khi tiêm hoặc ngay trước buổi tiêm. Đối với các bệnh viện có đủ dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin thì tiến hành bảo quản vắc xin tại kho của bệnh viện trong những ngày tổ chức tiêm chủng. Đối với các bệnh viện chưa có đủ hệ thống dây chuyền lạnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố cung cấp vắc xin cho mỗi buổi tiêm hoặc cấp bổ sung tạm thời hòm lạnh, phích vắc xin cho các bệnh viện triển khai chiến dịch, vắc xin còn tồn cuối đợt tại các bệnh viện được trả lại Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố. Riêng vắc xin còn tồn cuối đợt tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cuba Đồng Hới được trả về Trung tâm kiểm soát bệnh tật.

- Trung tâm y tế vận chuyển vắc xin từ kho Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh về kho Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố để bảo quản và cấp phát cho trạm y tế các xã, phường, thị trấn hoặc các điểm tiêm chủng trên địa bàn được yêu cầu hỗ trợ 01 ngày trước khi tiêm chủng hoặc ngay trong buổi tiêm.

- Trạm y tế xã, phường, thị trấn nhận vắc xin từ trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố bảo quản vắc xin và vận chuyển cho các điểm tiêm trong buổi tiêm chủng.

- Trong trường hợp hệ thống dây chuyền lạnh sẵn có của chương trình TCMR không đáp ứng nhu cầu vận chuyển, bảo quản vắc xin thì Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đề xuất phương án để Sở Y tế huy động hệ thống dây chuyền lạnh của các nhà phân phối, nhập khẩu, cơ sở tiêm chủng dịch vụ công lập và tư nhân trên địa bàn tỉnh.

4. Hoạt động tập huấn

Tổ chức tập huấn về sử dụng vắc xin COVID-19; theo dõi sự cố bất lợi sau tiêm chủng; bảo quản vắc xin theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Y tế, cụ thể như sau:

Cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn của Bộ Y tế tổ chức (TOT). Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện, thị xã, thành phố, các bệnh viện đa khoa đóng trên địa bàn tỉnh, các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn, cán bộ quân y thuộc các đơn vị quân đội, bệnh xá Công an và các cơ sở tiêm chủng dịch vụ ngoài công lập nếu có nhu cầu.

Thời gian thực hiện: Trước khi triển khai hoạt động tiêm chủng ít nhất 10 ngày.

Hình thức triển khai tập huấn dựa theo tình hình thực tế và lượng cung ứng vắc xin để chia theo từng giai đoạn.

5. Truyền thông về triển khai vắc xin phòng COVID-19

a) Tuyến tỉnh:

- Xây dựng kế hoạch truyền thông về sử dụng vắc xin COVID-19 nhằm nâng cao nhận thức, chia sẻ thông tin và vận động người dân, huy động xã hội tham gia tiêm chủng.

- Thực hiện các hoạt động truyền thông như: tổ chức cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, truyền thông cho người dân và cộng đồng về đối tượng ưu tiên, loại vắc xin phòng COVID-19, lợi ích của vắc xin, lịch tiêm, tính an toàn của vắc xin, các sự cố bất lợi sau tiêm, kế hoạch triển khai tiêm.

b) Tuyến huyện, thị xã, thành phố:

- Trước khi triển khai tiêm ít nhất 07 ngày:

Thực hiện thông báo, truyền thông cho đơn vị có đối tượng ưu tiên tham gia tiêm ngừa vắc xin COVID-19 biết về đối tượng, thời gian, địa điểm tổ chức tiêm chủng.

Truyền thông cho người dân và cộng đồng về đối tượng ưu tiên, loại vắc xin phòng COVID-19, lợi ích của vắc xin, lịch tiêm, tính an toàn của vắc xin, các sự cố bất lợi sau tiêm, kế hoạch triển khai tiêm.

Thực hiện truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài Phát thanh - Truyền hình, Đài Truyền thanh, báo chí... nhằm nâng cao nhận thức, chia sẻ thông tin và vận động người dân, huy động xã hội tham gia tiêm chủng. Truyền thông hiệu quả các thông điệp, phóng sự, tài liệu truyền thông về đối tượng tiêm, thông tin về vắc xin phòng COVID-19.

- Trong thời gian triển khai tiêm vắc xin COVID-19:

Thu thập thông tin từ tất cả mọi nguồn tin như trên mạng xã hội, tại cộng đồng v.v.. về việc sử dụng vắc xin phòng COVID-19 đưa tham mưu cho tuyến trên để kịp thời khắc phục và ứng phó với khủng hoảng truyền thông về tiêm chủng.

Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để theo dõi, giám sát và hỗ trợ các hoạt động truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19.

c) Tuyến xã, phường, thị trấn: Phối hợp với tuyến huyện, thị xã, thành phố và UBND cùng cấp kết hợp với các tổ chức đóng trên địa bàn thực hiện truyền thông các nội dung nêu trên.

6. Điều tra, lập danh sách đối tượng

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị y tế... tiến hành rà soát, lập danh sách các đối tượng tiêm vắc xin COVID-19 (nhóm đối tượng theo mục II.2 của Kế hoạch này) do đơn vị quản lý (theo mẫu tại Phụ lục 3 và Phụ lục 4).

- Thời gian: Hoàn thành trong vòng 05 ngày kể từ khi ban hành Kế hoạch.

7. Tổ chức tiêm chủng

a) Hình thức tiêm

Tổ chức theo hình thức tiêm chiến dịch trong thời gian ngắn nhất. Sử dụng hệ thống TCMR sẵn có; trong trường hợp cần thiết, Sở Y tế huy động các cơ sở tiêm chủng dịch vụ của nhà nước và tư nhân tham gia tổ chức tiêm chủng.

b) Phân bố các đơn vị thực hiện tiêm chủng

TT

Đơn vị thực hiện tiêm chủng

Đối tượng tiêm chủng

Hình thức tiêm

1

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh;

Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố.

Cán bộ y tế của các cơ sở, nhân viên tham gia phòng chống dịch tại cơ sở, các đối tượng đang điều trị tại bệnh viện và các đối tượng khác theo quy định.

Tổ chức tiêm chiến dịch tại cơ sở tiêm chủng, tiêm chủng lưu động

2

Trạm Y tế xã, phường, thị trấn

Nhân viên y tế, nhân viên tham gia công tác phòng chống dịch, lực lượng quân đội, công an, giáo viên trên địa bàn, những người cung cấp các dịch vụ thiết yếu, những người già trên 65 tuổi đang sinh sống trên địa bàn và các trường hợp mắc bệnh mãn tính không điều trị nội trú, các đối tượng khác theo quy định.

 

3

Bệnh viện Bộ, ngành; bệnh xá... (đủ điều kiện tiêm chủng)

Phối hợp với Sở Y tế để tiêm chủng cho các đối tượng thuộc ngành mình và hỗ trợ cho ngành y tế để triển khai cho các đối tượng khác (trong trường hợp cần thiết)

Tiêm chủng tại cơ sở hoặc chiến dịch

4

Cơ sở tiêm chủng dịch vụ

Tiêm chủng cho các đối tượng theo chỉ đạo của Sở Y tế

Tiêm chủng tại cơ sở

c) Giám sát và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

- Giám sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm chủng: các cơ sở tiêm chủng thực hiện giám sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo Hướng dẫn của Bộ Y tế. Khi xảy ra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, quy trình điều tra, báo cáo và thông báo kết quả điều tra, xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng được theo quy định tại Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ.

- Giám sát định kỳ: Các cơ sở tiêm chủng tiến hành theo dõi, giám sát phản ứng thông thường và tai biến nặng sau tiêm theo quy định tại Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và Thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế.

d) Kiểm tra, giám sát và báo cáo hoạt động tiêm

- Các cơ sở thực hiện tiêm hoàn thiện báo cáo hàng ngày, báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.

- Kiểm tra, giám sát trước, trong và sau chiến dịch: Sở Y tế; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các đơn vị có liên quan.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí: Nguồn kinh phí Trung ương, địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.

2. Nội dung và mức chi: Thực hiện theo các quy định tài chính hiện hành của Nhà nước.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và các cơ quan có liên quan hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn toàn tỉnh. Căn cứ số lượng vắc xin được phân bổ theo từng đợt, Sở Y tế có kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng theo quy định của Bộ Y tế.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc; các cơ sở tiêm chủng:

Tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế các tuyến để đảm bảo công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn toàn tỉnh.

Bố trí các điểm tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế và đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Dự trù vật tư, trang thiết bị... phục vụ công tác tiêm chủng.

Chuẩn bị các phương án đảm bảo sẵn sàng cấp cứu, xử lý tai biến đảm bảo an toàn trong tiêm chủng và các phương án phòng, chống dịch COVID-19 trong quá trình triển khai.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được cấp cho hoạt động tiêm vắc xin phòng COVID-19.

- Có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và thực hiện báo cáo theo quy định.

2. Các sở, ngành, đoàn thể liên quan; các đơn lực lượng vũ trang trên địa bàn

- Tiến hành rà soát, lập danh sách các đối tượng tiêm vắc xin phòng COVID-19 (nhóm đối tượng theo mục II.2 của Kế hoạch này) do đơn vị quản lý theo mẫu tại Phụ lục 3 và Phụ lục 4, gửi về Sở Y tế (qua Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh - Địa chỉ: 164 Bà Triệu, Thành phố Đồng Hới hoặc Khoa phòng, chống bệnh truyền nhiễm Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, Email: khoapcbtn.cdcqb@gmail.com để tổng hợp). Thời gian thực hiện: hoàn thành trong vòng 05 ngày kể từ khi ban hành Kế hoạch.

- Cung cấp cán bộ đầu mối (gồm họ và tên, số điện thoại, địa chỉ email) để chủ động liên hệ trao đổi thông tin trong quá trình triển khai thực hiện

- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức tiêm cho các đối tượng thuộc đơn vị quản lý và hỗ trợ Sở Y tế khi cần thiết.

3. Sở Tài chính

- Tham mưu UBND tỉnh về nguồn kinh phí sử dụng cho công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo Kế hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các thủ tục thanh, quyết toán theo quy định.

4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sử dụng vắc xin phòng COVID-19; tăng thời lượng phát sóng, đưa tin, bài về các hoạt động triển khai công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn toàn tỉnh.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Tiến hành rà soát, lập danh sách các đối tượng tiêm vắc xin phòng COVID-19 (nhóm đối tượng theo mục II.2 của Kế hoạch này) do đơn vị quản lý theo mẫu tại Phụ lục 3 và Phụ lục 4, gửi về Sở Y tế (thông qua Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh - Địa chỉ: 164 Bà Triệu, Thành phố Đồng Hới hoặc Khoa phòng, chống bệnh truyền nhiễm Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình qua Email: khoapcbtn.cdcqb@gmail.com để tổng hợp. Thời gian thực hiện: hoàn thành trong vòng 05 ngày kể từ khi ban hành Kế hoạch.

- Cung cấp cán bộ đầu mối (gồm họ và tên, số điện thoại, địa chỉ email) để chủ động liên hệ trao đổi thông tin trong quá trình triển khai thực hiện

- Chỉ đạo các phòng, ban liên quan xây dựng kế hoạch và thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn chuyên môn trong triển khai các hoạt động tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố; phối hợp với lực lượng y tế trên địa bàn triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19.

- Triển khai các hoạt động truyền thông cho người dân về đối tượng ưu tiên, loại vắc xin phòng COVID-19, lợi ích của vắc xin, lịch tiêm, tính an toàn của vắc xin; kế hoạch triển khai tiêm... nhằm nâng cao nhận thức, chia sẻ thông tin và vận động người dân, huy động xã hội tham gia tiêm chủng./.

 

PHỤ LỤC 1:

DỰ KIẾN LỘ TRÌNH SỬ DỤNG VẮC XIN CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 895/QĐ-UBND ngày 26/3/2021 của UBND tỉnh)

1. Đối tượng ưu tiên theo quy định

TT

Đối tượng

Số đối tượng dự kiến

Tỷ lệ tiêm chủng

Số lượng đối tượng tiêm

Ghi chú

Đợt 1: Quý I và Quý II/2021

1

Nhân viên y tế

4.500

0,95

4.275

 

2

Nhân viên tham gia phòng chống dịch: Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, tổ COVID cộng đồng, nhân viên khu cách ly, tình nguyện viên, phóng viên...

7.000

0,95

6.650

 

3

Lực lượng quân đội (bao gồm BCHQS và BCHBP tnh)

2.200

0,95

2.090

 

 

Một số đối tượng khác theo quy định của bộ Y tế

5.000

0,95

4.750

Số liệu ước tính

4

Lực lượng công an

2.900

0,95

2.755

 

Tổng cộng

21.600

0,95

20.520

 

Đợt 2: Quý III, IV/2021 (căn cứ theo tiến độ cung ứng vắc xin thực tế và hướng dẫn của Bộ Y tế)

5

Những người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hải quan, hàng không, vận tải, du lịch...

22.230

0,95

21.055

Số liệu ước tính

5.1

Nhân viên vận tải

2.000

0,95

1.900

 

5.2

Nhân viên hàng không

230

0,95

120

 

5.3

Người cung cấp các dịch vụ thiết yếu: lương thực, thực phẩm

3.000

0,95

2.885

 

5.4

Người cung cấp dịch vụ du lịch

15.000

0,95

14.250

 

5.5

Người cung cấp dịch vụ điện, nước...

2.000

0,95

1.900

 

6

Giáo viên

18.800

0,95

17.860

 

7

Người trên 65 tuổi

100.000

0,95

95.000

Số liệu ước tính

8

Những người mắc bệnh mãn tính

30.000

0,95

28.500

Số liệu ước tính

9

Người nghèo

15.000

0,95

14.250

Số liệu ước tính

10

Một số đối tượng khác theo quy định của Bộ Y tế

10.000

 

 

Số liệu ước tính

 

Tổng cộng

196.030

0,95

176.665

 

 

TỔNG

217.630

0,95

197.185

 

2. Các đối tượng còn lại

TT

Số đối tượng

Tỷ lệ tiêm chủng

Số lượng đối tượng tiêm

Ghi chú

Thời gian dự kiến: Quý IV/2021 và năm 2022

1

478.370

0,95

454.451

Số liệu ước tính

 

PHỤ LỤC 2:

DỰ KIẾN NHU CẦU VẮC XIN PHÒNG COVID-19 VÀ VẬT TƯ TIÊM CHỦNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 895/QĐ-UBND ngày 26/3/2021 của UBND tỉnh)

1. Dự kiến nhu cầu vắc xin

a) Vắc xin sử dụng cho các đối tượng nguy cơ theo quy định Bộ Y tế (do COVAX Facility hỗ trợ)

TT

Danh mục

ĐVT

Số đối tượng

Tỷ lệ tiêm chủng

Hệ số sử dụng

Số liều cn tiêm

Tổng số vắc xin cần dùng theo đợt

1

Vắc xin COVID-19 đợt 1

 

21.600

0,95

1,1

02

19.494

2

Vắc xin COVID-19 đợt 2

 

217.530

0,95

1,1

02

187.325

Tổng cộng

239.130

 

 

 

206.819

b) Vắc xin sử dụng cho các đối tượng còn lại (cân đối từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác)

TT

Danh mục

Đơn vị tính

Số đối tượng

Tỷ lệ tiêm chủng

Hệ số sử dụng

Số liều cần tiêm

Tổng số vắc xin cần dùng

1

Vắc xin phòng COVID-19

Liều

478.370

0,95

1,1

02

999.792

2. Dự kiến nhu cầu vật tư tiêm chủng

a) Nhu cầu vật tư tiêm chủng cho các đối tượng nguy cơ theo quy định Bộ Y tế

TT

Danh mục

ĐVT

Đối tượng

Tỷ lệ tiêm chủng

Hệ số sử dụng

Số lần tiêm chủng

Tổng cộng

1

Bơm kim tiêm tự khóa 0.5 ml

Cái

217.630

0,95

1,1

02

433.807

2

Hộp an toàn

Cái

Tổng số BKT/100 x Hệ số sử dụng 1,1

4.772

b) Nhu cầu vật tư tiêm chủng cho các đối tượng còn lại

TT

Danh mục

ĐVT

Đối tượng

Tỷ lệ tiêm chủng

Hệ số sử dụng

Số lần tiêm chủng

Tổng cộng

1

Bơm kim tiêm tự khóa 0.5 ml

Cái

478.370

0,95

1,1

02

999.792

2

Hộp an toàn

Cái

Tổng số BKT/100 x Hệ số sử dụng 1,1

11.832

 

PHỤ LỤC 3:

DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA TIÊM VẮC XIN COVID-19
(Ban hành kèm theo Quyết định số 895/QĐ-UBND ngày 26/3/2021 của UBND tỉnh)

Đơn vị:

Thuộc nhóm đối tượng*:

TT

Họ tên

Ngày, tháng, năm sinh

Đơn vị/cơ quan (nếu không thuộc cơ quan/đơn vị ghi địa chỉ)

Email

Số điện thoại

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập bảng

Thủ trưởng đơn vị

 

*Nhóm đối tượng:

- Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm:

Người làm việc trong các cơ sở y tế.

Người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...).

Quân đội, công an.

- Nhân viên, cán bộ ngoại giao nước ngoài của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.

- Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước...

- Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.

- Người mắc các bệnh mãn tính, người trên 65 tuổi.

- Người sinh sống tại các vùng có dịch.

- Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội.

- Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.

- Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch.

 

PHỤ LỤC 4:

DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA TIÊM VẮC XIN COVID-19
(Ban hành kèm theo Quyết định số 895/QĐ-UBND ngày 26/3/2021 của UBND tỉnh)

Đơn vị:

Thuộc nhóm đối tượng*:

TT

Tên đối tượng

Ngày, tháng, năm sinh

Địa chỉ

Đăng ký

Ghi chú

Đồng ý tiêm

Không đồng ý tiêm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập bảng

Thủ trưởng đơn vị

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 895/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2022

  • Số hiệu: 895/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/03/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
  • Người ký: Hồ An Phong
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/03/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản
File đang được cập nhật