Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 895/QĐ-UBND | Bắc Kạn, ngày 13 tháng 6 năm 2013 |
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 2680/QĐ-UBND ngày 09/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 69/TTr-SNN ngày 30/5/2013; biên bản họp Hội đồng thẩm định dự án quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2015, định hướng 2020 ngày 09/8/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 với nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên dự án: Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020.
2. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn.
3.1. Giai đoạn 2011 - 2015:
- Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt mức tăng trưởng bình quân 8,29%/năm; đến năm 2015, giá trị sản xuất ước đạt 1.097,1 tỷ đồng (theo giá thực tế), chiếm 39,7% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
- Nâng tỷ trọng sản xuất chăn nuôi hàng hóa theo hướng trang trại tập trung (quy mô vừa và nhỏ) và gia trại chiếm trên 20%; trong đó, đàn lợn chiếm 15%, đàn bò thịt chiếm 5%; đàn gà nuôi theo hướng bán công nghiệp và công nghiệp chiếm 45% tổng đàn, đàn vịt nuôi theo hướng bán thâm canh và thâm canh chiếm 25% tổng đàn;
- Các chỉ tiêu tổng đàn: trâu 96,3 nghìn con; bò 49,7 nghìn con, lợn 212,29 nghìn con, dê 10,89 nghìn con, gia cầm 1,63 triệu con, ngựa 4,0 nghìn con. Tổng sản lượng thịt hơi 24,44 nghìn tấn; sản lượng trứng: 26,95 triệu quả.
3.2. Giai đoạn 2016 - 2020:
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt mức tăng trưởng bình quân 7,38%/năm; đến năm 2020, giá trị sản xuất ước đạt 1.891,4 tỷ đồng (theo giá thực tế), chiếm khoảng 52,56% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp;
- Mức tăng trưởng số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi hàng năm đạt 25%/năm; đưa tỷ trọng sản phẩm hàng hóa chăn nuôi trang trại, gia trại trong tỉnh đạt 35 - 45% vào năm 2020 trong tổng sản phẩm ngành chăn nuôi.
- Các chỉ tiêu tổng đàn: trâu 102 nghìn con, bò 64,2 nghìn con, dê 12 nghìn con, lợn 249,5 nghìn con, gia cầm 2,56 triệu con, ngựa 4,5 nghìn con. Tổng sản lượng thịt hơi: 33,69 nghìn tấn, sản lượng trứng: 34,28 triệu quả.
4.1. Quy hoạch đàn vật nuôi và sản phẩm:
- Đàn trâu: Phấn đấu đạt 96,3 nghìn con vào năm 2015 và 102 nghìn con vào năm 2020. Sản lượng thịt đạt 4 - 5 nghìn tấn vào năm 2020. Tập trung phát triển đàn trâu ở các huyện: Na Rì, Ba Bể, Chợ Đồn, Pác Nặm và Ngân Sơn.
- Đàn bò: Đến năm 2015 tổng đàn bò đạt 49,7 nghìn con và đạt 64,2 nghìn con vào năm 2020. Sản lượng thịt: 2,27 nghìn tấn vào năm 2015 và 3,57 nghìn tấn năm 2020. Tập trung phát triển đàn bò ở các huyện: Pác Nặm, Ba Bể, Ngân Sơn và Chợ Đồn.
- Đàn lợn: Tổng đàn đạt 212,3 nghìn con vào năm 2015 và 249,5 nghìn con vào năm 2020. Sản lượng thịt: 13,9 nghìn tấn năm 2015 và 18,6 nghìn tấn năm 2020. Phát triển đàn lợn ở các huyện: Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông, Chợ Mới, Na Rì và Pác Nặm.
- Đàn gia cầm: Đến năm 2015 toàn tỉnh có 1,63 triệu con gia cầm, và đạt 2,56 triệu con vào năm 2020. Sản lượng thịt gia cầm hơi đạt 3,42 nghìn tấn vào năm 2015 và 5,38 nghìn tấn vào năm 2020, sản lượng trứng đạt 26,95 triệu quả vào năm 2015 và đạt 34,28 triệu quả vào năm 2020. Đàn gia cầm được tập trung phát triển tại các huyện: Na Rì, Chợ Đồn, Chợ Mới, Ba Bể, Bạch Thông, Ngân Sơn.
- Đàn dê: Tổng đàn dê đạt 10,89 nghìn con vào năm 2015 và 12 nghìn con vào năm 2020. Sản lượng thịt đạt 381 tấn vào năm 2015 và 420 tấn vào năm 2020. Tập trung tại các huyện: Ba Bể, Chợ Mới, Chợ Đồn, Na Rì và Bạch Thông.
- Đàn ngựa: Phát triển đàn ngựa đạt 4,0 nghìn con vào năm 2015 và 4,5 nghìn con vào năm 2020. Sản lượng thịt đạt 146 tấn vào năm 2015 và 165 tấn vào năm 2020. Tập trung ở các huyện: Chợ Đồn, Chợ Mới và Na Rì.
4.2. Quy hoạch chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại:
a) Khu chăn nuôi tập trung:
Đến năm 2015: Bố trí tổng diện tích khu chăn nuôi tập trung toàn tỉnh có 1.907 ha, bao gồm: tiểu vùng dọc theo hành lang kinh tế quốc lộ 3 có 937 ha, tiểu vùng phía Đông có 180 ha, tiểu vùng phía Tây có 150 ha, tiểu vùng phía Bắc và Tây Bắc có 591 ha.
Đến năm 2020: Bố trí 2.237 ha, các khu chăn nuôi tập trung ở các tiểu vùng: tiểu vùng dọc quốc lộ 3 có 1.013 ha, tiểu vùng phía Đông có 250 ha, tiểu vùng phía Tây có 200 ha, tiểu vùng phía Bắc và Tây Bắc có 675 ha.
b) Chăn nuôi trang trại, gia trại:
Tổ chức chăn nuôi gia trại, nông hộ có quy mô nuôi trâu, bò từ 10 con trở lên, lợn nái trên 10 con, lợn thịt từ 50 đến 500 con, gia cầm trên 1.000 con. Định hướng phát triển trang trại, gia trại như sau:
- Trang trại, gia trại chăn nuôi trâu, bò:
+ Đối với các khu chăn nuôi quy mô vừa: bố trí tại vùng đồi rừng thuộc tiểu vùng phía Bắc và Tây Bắc, tiểu vùng phía Đông và tiểu vùng phía Tây (thuộc các huyện Pác Nặm, Ngân Sơn, Chợ Đồn, Na Rì).
+ Khu chăn nuôi quy mô nhỏ: bố trí tại vùng đồi trung du chuyển tiếp thuộc tiểu vùng Bắc và Tây Bắc và tiểu vùng dọc theo hành lang kinh tế quốc tế lộ 3 (thuộc các huyện: Ba Bể, Chợ Mới).
- Trang trại, gia trại chăn nuôi lợn:
+ Đối với các khu chăn nuôi quy mô vừa: bố trí tại tiểu vùng dọc theo hành lang kinh tế quốc tế lộ 3 và tiểu vùng phía Tây (thuộc các huyện: Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới).
+ Khu chăn nuôi quy mô nhỏ: bố trí tại đất hoang hoá, đất trồng kém hiệu quả, đất ngoại ô các thị xã, thị trấn.
- Trang trại, gia trại chăn nuôi gia cầm:
+ Đối với gà, ngan: bố trí tại các sườn đồi, chân núi, các thung lũng tại cả 4 tiểu vùng (thuộc các huyện: Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ba Bể).
+ Đối với thuỷ cầm: bố trí vùng đất bãi soi, đất sản xuất nông nghiệp 1 vụ kém hiệu quả tại cả 4 tiểu vùng (thuộc các huyện: Na Rì, Chợ Đồn, Bạch Thông, Ba Bể, thị xã Bắc Kạn).
4.3. Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ, chế biến:
Đến năm 2015, quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung của tỉnh là 8 cơ sở, mỗi huyện 1 cơ sở, tổng diện tích sử dụng đất khoảng 40 nghìn m2. Đến năm 2020, là 25 cơ sở, tổng diện tích sử dụng đất khoảng 125 nghìn m2, được xây dựng theo hình thức giết mổ bán công nghiệp.
4.4. Quy hoạch hệ thống tiêu thụ sản phẩm:
- Đến năm 2015, nâng cấp, sửa chữa và mở rộng 19 chợ, đảm bảo đủ điều kiện tiêu chuẩn, toàn tỉnh có 63 chợ có chức năng buôn bán tiêu thụ gia súc gia cầm.
- Đến năm 2020, toàn tỉnh có 119 chợ và hình thành một số chợ đầu mối bán gia súc, gia cầm sống (khoảng 8 chợ). Hình thành thêm chức năng buôn bán trâu, bò giống và mua bán cỏ ở huyện Ngân Sơn, Chợ Đồn, Na Rì…
4.5. Bố trí đất dành cho phát triển chăn nuôi:
Đến năm 2020 bố trí thêm khoảng 7.195,1 ha cho phát triển chăn nuôi, trong đó: bố trí 2.237 ha phát triển khu chăn nuôi tập trung, 822,6 ha để phát triển trang trại, 13,5 ha để xây dựng các khu giết mổ tập trung, 4.090 ha trồng cỏ chuyên canh, ngoài ra cần ít nhất khoảng 32 ha để nâng cấp, sửa chữa, mở rộng và xây mới 56 chợ.
4.6. Kinh phí thực hiện quy hoạch:
- Dự kiến tổng kinh phí đầu tư thực hiện quy hoạch đến năm 2020: 318,88 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2011 - 2015: 146,67 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2016 - 2020: 172,21 tỷ đồng.
- Nguồn vốn: Ngân sách hỗ trợ; vốn vay; vốn của doanh nghiệp; vốn tự có của nhân dân và vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
5.1. Giải pháp chung:
a) Tổ chức sản xuất.
b) Khoa học công nghệ.
c) Chính sách phát triển chăn nuôi.
d) Thông tin tuyên truyền và khuyến nông chăn nuôi.
e) Đào tạo nguồn nhân lực.
5.2. Giải pháp kỹ thuật:
a) Giải pháp về giống.
b) Kỹ thuật chuồng trại và quản lý.
c) Thức ăn và nuôi dưỡng.
d) Phòng chống dịch bệnh.
g) Giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
h) Xử lý môi trường.
6. Các chương trình, dự án trọng điểm được ưu tiên
Trên cơ sở các hạng mục đầu tư cho phát triển ngành chăn nuôi, để triển khai thực hiện quy hoạch có hiệu quả, cần thiết phải giao cho các đơn vị chuyên ngành xây dựng các chương trình, dự án cụ thể:
- Dự án quy hoạch vùng sản xuất giống trâu, bò, lợn sinh sản.
- Dự án cải tạo, lai tạo đàn trâu bò.
- Dự án nạc hóa đàn lợn.
- Dự án đổi mới hệ thống chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học.
- Dự án quy hoạch đồng cỏ và chế biến thức ăn thô xanh cho trâu bò.
- Đề án phát triển cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
- Đề án xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cho lợn, trâu bò.
- Đề án phát triển và nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật các cấp và quản lý trong chăn nuôi.
7.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan công bố quy hoạch, theo dõi, đôn đốc thực hiện quy hoạch; tổ chức đánh giá định kỳ việc thực hiện quy hoạch và chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh quy hoạch trong trường hợp cần thiết.
- Xây dựng các đề án, kế hoạch triển khai thực hiện mục tiêu và các nội dung của quy hoạch. Chịu trách nhiệm làm đầu mối, chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan trong việc quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cán nhân đầu tư, mở rộng, phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với quy hoạch, đúng quy định của pháp luật.
7.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cân đối, bố trí vốn từ Ngân sách nhà nước, các nguồn vốn khác và hoàn thiện các chính sách về đầu tư, thuế để thực hiện có hiệu quả những nội dung của quy hoạch.
5.3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã hướng dẫn các chính sách về đất đai cho các tổ chức, cá nhân thuê phát triển chăn nuôi, xây dựng cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp và kiểm soát tình hình ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
7.4. Sở Y tế:
Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong chăn nuôi và chế biến thực phẩm; xây dựng, thực hiện chương trình thông tin - truyền thông - giáo dục VSATTP; kiểm tra, thanh tra về VSATTP; kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất trong thực phẩm lưu thông trên thị trường.
7.5. Sở Công thương:
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và PTNT và các ngành có liên quan kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh thực phẩm trên thị trường, nhất là các nhóm thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm cao; kiểm soát nhãn thực phẩm, thực phẩm giả, sản phẩm chăn nuôi tại các chợ, các cơ sở giết mổ tập trung và triển khai áp dụng tiêu chuẩn GMP, HACCP tại các cơ sở giết mổ quy mô công nghiệp.
7.6. UBND các huyện, thị xã:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng kiểm tra, hướng dẫn, giám sát các tổ chức, cá nhân đầu tư, mở rộng, phát triển sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh bảo đảm theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt.
- Chỉ đạo chính quyền các xã, phường, thị trấn tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về chăn nuôi tại cơ sở. Xử lý nghiêm minh, đúng quy định các vi phạm pháp luật về chăn nuôi theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm tại địa phương.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm phối hợp với UBND các huyện trong vùng quy hoạch và các ngành có liên quan tổ chức thực hiện theo đúng nội dung quy hoạch được duyệt và các quy định hiện hành của nhà nước.
Điều 3. Các ông, bà, Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1393/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu thực hiện Đề án phát triển bò thịt cao sản và Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Lâm Đồng năm 2017
- 2Quyết định 269/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt chất lượng cao tỉnh Hà Nam năm 2018
- 3Quyết định 547/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch chi tiết phát triển chăn nuôi, khu vực phát triển chăn nuôi tập trung và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 4Quyết định 2382/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ Quyết định phê duyệt Quy hoạch thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn theo quy định tại điểm d, khoản 1, điều 59 Luật Quy hoạch
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Quyết định 10/2008/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1393/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu thực hiện Đề án phát triển bò thịt cao sản và Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Lâm Đồng năm 2017
- 6Quyết định 269/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt chất lượng cao tỉnh Hà Nam năm 2018
- 7Quyết định 547/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch chi tiết phát triển chăn nuôi, khu vực phát triển chăn nuôi tập trung và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Quyết định 895/QĐ-UBND năm 2013 về phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020
- Số hiệu: 895/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/06/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Nông Văn Chí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra