Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 891/QĐ-BTTTT | Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2013 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VỀ SỐ HÓA TRUYỀN DẪN, PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH MẶT ĐẤT
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông và Nghị định số 50/2011/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi Nghị định 187/2007/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020" và Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung quyết định số 2451/QĐ-TTg;
Căn cứ Thông báo số 198/TB-VPCP ngày 23 tháng 5 năm 2013 ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án thông tin, tuyên truyền về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất (sau đây gọi là Đề án) với những nội dung chính như sau:
a) Thông tin, tuyên truyền về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất (sau đây gọi là số hóa truyền hình) là nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền; các cơ quan báo chí và thông tin đại chúng; hệ thống thông tin cơ sở; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
b) Hoạt động thông tin, tuyên truyền về số hóa truyền hình cần bám sát các mục tiêu, nội dung, lộ trình thực hiện của “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011.
c) Đảm bảo hoạt động thông tin, tuyên truyền về số hóa truyền hình triển khai sớm, kịp thời, sâu rộng, đầy đủ, chính xác, phù hợp cho từng đối tượng liên quan đến quá trình số hóa truyền hình.
d) Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước; các cơ quan báo chí và thông tin đại chúng; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; hệ thống thông tin cơ sở nhằm bảo đảm hiệu quả cao nhất trong việc triển khai Đề án.
đ) Phát huy thế mạnh của khoa học và công nghệ, các phương tiện truyền thông hiện đại như: viễn thông di động, Internet, phát thanh, truyền hình để mở rộng phạm vi truyền thông và nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin, tuyên truyền về số hóa truyền hình.
a) Đến hết năm 2014, hầu hết lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của các Bộ Ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; lãnh đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình; cán bộ phụ trách thông tin cơ sở; lãnh đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng, nhập khẩu, sản xuất, phân phối thiết bị truyền hình hiểu biết đầy đủ về sự cần thiết, mục tiêu và nội dung của Đề án.
b) Theo lộ trình số hóa truyền hình mặt đất đã được phê duyệt tại từng địa phương, thời điểm 01 năm trước khi chấm dứt truyền hình tương tự trên địa bàn, hầu hết cán bộ thông tin cơ sở; phóng viên báo chí thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông; nhân viên bán thiết bị truyền hình tại các cửa hàng điện máy tại địa phương được tập huấn và nắm rõ về lợi ích, nội dung, yêu cầu và kiến thức cơ bản của việc chuyển đổi từ truyền hình tương tự sang truyền hình số.
c) Theo lộ trình số hóa truyền hình mặt đất đã được phê duyệt tại từng địa phương, thời điểm 06 tháng trước khi chấm dứt truyền hình tương tự trên địa bàn, hầu hết số hộ dân có máy thu hình tại địa phương được phổ biến và nắm được thông tin cần thiết về việc chuyển đổi từ truyền hình tương tự sang truyền hình số.
d) Đến hết năm 2018 hầu hết người dân trên cả nước được phổ biến và nắm được thông tin cần thiết về việc chuyển đổi từ truyền hình tương tự sang truyền hình số.
1. Đối tượng
Đối tượng thông tin, tuyên truyền bao gồm:
a) Lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của các Bộ, Ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; lãnh đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình; cán bộ phụ trách thông tin cơ sở; lãnh đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng, doanh nghiệp sản xuất thiết bị thu phát sóng truyền hình.
b) Cán bộ thông tin cơ sở và đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở.
c) Phóng viên, biên tập viên báo chí, phát thanh, truyền hình trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
d) Nhân viên bán thiết bị truyền hình của các cửa hàng điện máy.
đ) Người dân và các hộ gia đình.
2. Nguyên tắc
Hoạt động thông tin, truyền thông được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
a) Nội dung thông tin, tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm và định hướng thống nhất từ trung ương đến địa phương, phù hợp với mục đích tuyên truyền, vai trò, vị trí của từng đối tượng.
b) Hình thức thông tin, tuyên truyền đa dạng, linh hoạt trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ dân trí của từng địa phương. Kết hợp các phương thức truyền thông hiện đại với các hình thức thông tin truyền thống.
c) Bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tránh dàn trải, chồng chéo. Kết hợp các nguồn lực của nhà nước và xã hội, ngân sách của trung ương, địa phương, đặc biệt là sự tham gia của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
d) Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời để điều chỉnh hoạt động thông tin, tuyên truyền phù hợp thực tiễn.
Nội dung thông tin, tuyên truyền bao gồm:
a) Mục tiêu, nội dung, lộ trình thực hiện và tình hình triển khai số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên phạm vi cả nước, từng địa phương, địa bàn cụ thể.
b) Lợi ích của người dân, của doanh nghiệp và của nhà nước khi thực hiện chuyển đổi từ truyền hình tương tự sang truyền hình số.
c) Thông tin các nội dung cần thiết về thiết bị thu xem truyền hình đáp ứng tiêu chuẩn truyền hình số lưu thông trên thị trường.
d) Thông tin các nội dung cần thiết giúp người dân, hộ gia đình nắm được thời gian chấm dứt phát sóng truyền hình tương tự trên địa bàn và các việc cần làm khi chuyển đổi từ truyền hình tương tự sang truyền hình số hoặc các phương thức thu xem truyền hình khác (cáp, vệ tinh, v.v).
đ) Chính sách và chương trình hỗ trợ của nhà nước cho người dân và doanh nghiệp khi triển khai “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất.”
1. Sản xuất, biên tập nội dung thông tin, truyền thông.
a) Biên tập tài liệu tập huấn cho các đối tượng đã được quy định tại điểm a, b, c, d, đ; khoản 1; mục II Điều này.
b) Biên tập tài liệu, tờ gấp, tờ rơi quảng cáo phổ biến cho người dân, hộ gia đình.
c) Sản xuất, biên tập, xây dựng nội dung các đoạn quảng cáo, chương trình, phim, phóng sự, bản tin để tuyên truyền trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng.
d) Sản xuất, biên tập, xây dựng nội dung chương trình, phóng sự, bản tin phát thanh để tuyên truyền qua hệ thống thông tin cơ sở (đài phát thanh, truyền hình huyện; đài truyền thanh xã; đội thông tin lưu động v.v).
đ) Xây dựng, tổ chức thi tuyển, đánh giá, lựa chọn mẫu Logo biểu trưng số hóa truyền hình.
e) Thiết kế, xây dựng, biên tập nội dung tuyên truyền qua mạng viễn thông, Internet (tin nhắn, thư điện tử, thư thoại v.v).
g) Thiết kế, xây dựng nội dung để quảng cáo ngoài trời (pano, áp phích, bảng điện tử trên đường phố, trên các phương tiện giao thông v.v).
2. Tổ chức đưa nội dung thông tin, truyền thông đến các đối tượng theo các phương thức truyền thông khác nhau.
2.1. Tuyên truyền qua hội nghị, hội thảo, tập huấn
a) Tổ chức các hội nghị, hội thảo phổ biến về “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất” cho lãnh đạo, cán bộ chủ chốt có liên quan của cơ quan quản lý nhà nước các cấp; các báo, đài phát thanh, truyền hình.
b) Tổ chức hội nghị, hội thảo phổ biến về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định quản lý chất lượng thiết bị truyền hình số mặt đất; lộ trình tích hợp tính năng thu truyền hình số mặt đất vào các máy thu hình cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng, sản xuất, nhập khẩu, phân phối thiết bị truyền hình.
c) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cơ bản về số hóa truyền hình cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo chí trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, cán bộ thông tin cơ sở và đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở.
d) Tổ chức tập huấn kiến thức cơ bản của việc chuyển đổi từ truyền hình tương tự sang truyền hình số cho đội ngũ nhân viên bán thiết bị truyền hình tại các cửa hàng điện máy.
2.2. Tuyên truyền qua báo chí, phát thanh, truyền hình
a) Phát sóng các chuyên đề, đoạn quảng cáo, băng quảng cáo, trò chơi giải trí về số hóa truyền hình trên khung chương trình phát sóng tại các đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương.
b) Mở các chuyên trang, chuyên mục, băng quảng cáo về số hóa truyền hình trên các báo điện tử.
c) Mở thêm các chuyên mục, đăng các quảng cáo về số hóa truyền hình với kỳ phát hành phù hợp trên các báo, tạp chí in.
2.3. Tuyên truyền qua hệ thống thông tin cơ sở
a) Bố trí thời lượng phù hợp phát sóng về nội dung số hóa truyền hình trên hệ thống các đài phát thanh, truyền hình cấp huyện, các đài truyền thanh cấp xã.
b) Tổ chức các đội thông tin tuyên truyền lưu động về số hóa truyền hình trên địa bàn.
c) Triển khai phương thức tuyên truyền miệng, phát tài liệu, tờ gấp, tờ rơi thông qua việc sử dụng đội ngũ tuyên truyền viên, nhân viên tại các điểm Bưu điện - Văn hóa xã, nhân viên tại các cửa hàng điện máy.
2.4. Tuyên truyền qua mạng viễn thông
Đưa các nội dung tuyên truyền số hóa truyền hình mặt đất với định dạng phù hợp (tin nhắn, thư điện tử, thư thoại v.v) đến các thuê bao viễn thông di động, Internet.
2.5. Tuyên truyền qua các phương thức khác
a) Đặt biển quảng cáo về số hóa truyền hình tại các vị trí trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn, nhà ga, sân bay, bến tàu, trung tâm thương mại, dọc trục quốc lộ và tỉnh lộ phù hợp tại các địa phương.
b) Quảng cáo trên thân xe buýt, taxi, tại các trạm đỗ xe buýt công cộng.
c) In, dán “Logo số hóa truyền hình” trên thiết bị thu xem truyền hình và trên các vỏ, hộp của các thiết bị thu truyền hình số.
d) Tổ chức các chương trình “Ngày số hóa truyền hình” tại các địa điểm thích hợp trên đường, phố tại địa bàn đang triển khai số hóa truyền hình.
3. Thiết lập các hệ thống thông tin hỗ trợ số hóa truyền hình
a) Thiết lập cổng thông tin điện tử cung cấp thông tin về số hóa truyền hình.
b) Thiết lập tổng đài hỗ trợ, tư vấn giải đáp thông tin, hướng dẫn người dân thực hiện chuyển đổi, lắp đặt thiết bị thu, xem truyền hình số.
c) Các hệ thống thông tin hỗ trợ số hóa truyền hình khác.
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước và Quỹ Viễn thông công ích Việt Nam là 50 tỷ đồng (không kể kinh phí huy động từ nguồn vốn của doanh nghiệp, kinh phí của các cơ quan báo chí, thông tin đại chúng), trong đó:
1. Nguồn vốn từ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam: 10 tỷ đồng.
2. Nguồn vốn từ Ngân sách Trung ương: 40 tỷ đồng.
1. Bộ Thông tin và Truyền thông
b) Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình thông tin tuyên truyền về số hóa truyền hình trên phạm vi cả nước.
2. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bố trí kinh phí cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án được giao trên phạm vi địa bàn của địa phương.
b) Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình, hệ thống thông tin cơ sở của địa phương tổ chức triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền về số hóa truyền hình trên địa bàn.
c) Hàng năm theo quy định của Luật ngân sách và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch kinh phí thực hiện đề án gửi Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp báo cáo theo quy định.
d) Phân bổ kinh phí ngân sách trung ương được cấp để thực hiện đúng mục tiêu, nội dung, phạm vi của Đề án và có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án được phân công.
4. Cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương
b) Dành thời lượng, dung lượng phù hợp để phát sóng; mở chuyên trang, chuyên mục; đăng quảng cáo về số hóa truyền hình theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
5. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông
a) Tổ chức đưa nội dung thông tin tuyên truyền về số hóa truyền hình đến người dân, hộ gia đình, khách hàng, thuê bao v.v... bằng các phương thức khác nhau phù hợp với đặc thù lĩnh vực kinh doanh, năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng mạng lưới của doanh nghiệp.
b) Tổ chức tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, sản xuất, nhập khẩu, phân phối thiết bị truyền hình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Viện trưởng Viện chiến lược Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo các đơn vị chức năng có liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo các các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương; Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng, doanh nghiệp viễn thông di động, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiết bị thu, phát sóng truyền hình chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 891/QĐ-BTTTT ngày 22 tháng 07 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
TT | Nhiệm vụ | Chủ trì | Phối hợp | Thời gian | Nguồn vốn | Kinh phí NSNN |
1 | Sản xuất, biên tập nội dung thông tin, tuyên truyền | Bộ TT&TT | Bộ, Ngành, Địa phương, Doanh nghiệp | 2013-2014 | Ngân sách Trung ương | 06 tỷ đồng |
2 | Tổ chức đưa nội dung thông tin, tuyên truyền đến các đối tượng |
|
|
|
|
|
2.1 | Tuyên truyền qua hội nghị, hội thảo, tập huấn | Bộ TT&TT | Bộ, Ngành, Địa phương, Doanh nghiệp | 2013-2018 | Ngân sách Trung ương | 04 tỷ đồng |
2.2 | Tuyên truyền qua báo chí, phát thanh, truyền hình | Cơ quan báo chí, PTTH | Bộ TT&TT, Địa phương | 2013-2018 | Ngân sách Trung ương | 10 tỷ đồng |
2.3 | Tuyên truyền qua hệ thống thông tin cơ sở | Bộ TT&TT, Địa phương | Bộ TT&TT | 2013-2018 | Ngân sách Trung ương | 10 tỷ đồng |
2.4 | Tuyên truyền qua mạng viễn thông | Doanh nghiệp | Bộ TT&TT | 2013-2018 | Doanh nghiệp, Quỹ dịch vụ Viễn thông Công ích | 05 tỷ đồng |
2.5 | Tuyên truyền qua các phương thức khác | Bộ TT&TT | Địa phương | 2013-2018 | Ngân sách Trung ương | 10 tỷ đồng |
3. | Thiết lập các hệ thống thông tin hỗ trợ số hóa truyền hình |
|
|
|
|
|
3.1 | Tổng đài hỗ trợ, tư vấn giải đáp thông tin | Doanh nghiệp | Bộ TT&TT | 2013-2018 | Doanh nghiệp, Quỹ dịch vụ Viễn thông Công ích | 04 tỷ đồng |
3.2 | Cổng Thông tin điện tử | Bộ TT&TT |
| 2013-2018 | Quỹ dịch vụ Viễn thông Công ích | 01 tỷ đồng |
- 1Công văn 3851/VPCP-KGVX về đầu tư xây dựng hạ tầng mạng truyền dẫn, phát sóng truyền hình kỹ thuật số mặt đất toàn quốc do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 101/TB-BTTTT năm 2013 kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo đề án số hóa truyền hình Việt Nam tại phiên họp lần thứ 3 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Quyết định 4397/QĐ.UBND-CNTM năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 4Quyết định 204/QĐ-UBND năm 2014 thành lập Ban chỉ đạo Đề án truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 205/QĐ-BTTTT năm 2014 phê duyệt Biểu trưng số hóa truyền hình tại Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Nghị định 187/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 3Công văn 3851/VPCP-KGVX về đầu tư xây dựng hạ tầng mạng truyền dẫn, phát sóng truyền hình kỹ thuật số mặt đất toàn quốc do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 50/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 187/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 5Quyết định 2451/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1671/QĐ-TTg năm 2012 sửa đổi Quyết định 2451/QĐ-TTg phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông báo 198/TB-VPCP ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Thông báo 101/TB-BTTTT năm 2013 kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo đề án số hóa truyền hình Việt Nam tại phiên họp lần thứ 3 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 9Quyết định 1260/QĐ-BTTTT năm 2013 Kế hoạch thông tin, tuyên truyền số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 10Quyết định 4397/QĐ.UBND-CNTM năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 11Quyết định 204/QĐ-UBND năm 2014 thành lập Ban chỉ đạo Đề án truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 12Quyết định 205/QĐ-BTTTT năm 2014 phê duyệt Biểu trưng số hóa truyền hình tại Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 13Thông tư liên tịch 145/2014/TTLT-BTC-BTTTT quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án thông tin, tuyên truyền về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Quyết định 891/QĐ-BTTTT năm 2013 phê duyệt Đề án thông tin, tuyên truyền về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 891/QĐ-BTTTT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/07/2013
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: Nguyễn Bắc Son
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra