Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 89/2001/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2001 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 89/2001/QĐ-TTG NGÀY 07 THÁNG 6 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN CHỈ ĐẠO CƠ CẤU LẠI TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi tổng hợp ý kiên của các thành viên Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các thành viên Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký) |
QUY CHẾ
LÀM VIỆC CỦA BAN CHỈ ĐẠO CƠ CẤU LẠI TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 89/2001/QĐ-TTg ngày 07/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ).
Điều 1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại.
1. Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ sau:
a) Xem xét các đề án và chủ trương về cơ cấu lại tài chính của các Ngân hàng thương mại;
b) Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại tài chính của Ngân hàng thương mại.
c) Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện cơ cấu lại tài chính của các Ngân hàng thương mại để báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách và giải pháp trong việc cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại.
2. Ban Chỉ đạo có những quyền hạn sau:
a) Triệu tập các cuộc họp với các Bộ, ngành, địa phương để giải quyết các vấn đề có liên quan đến cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại.
b) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương liên quan đến việc cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại.
c) Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại; cung cấp số liệu báo cáo các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại.
Điều 2. Phân công công tác và nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo.
Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc kiêm nhiệm, nhưng phải dành thời gian bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được Ban Chỉ đạo phân công.
1.Trưởng Ban:
a) Tổ chức việc xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ và yêu cầu đối với việc cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại trong từng thời gian cụ thể.
b) Triệu tập và chủ trí các cuộc họp Ban Chỉ đạo, cho ý kiến cuối cùng về chương trình, kế hoạch, nội dung các vấn đề Ban Chỉ đạo đã thảo luận và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách và giải pháp trong việc cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại.
c) Trực tiếp giao nhiệm vụ cho các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các ủy viên Ban Chỉ đạo giải quyết những vấn đề vướng mắc có liên quan đến việc cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại.
2. Phó Trưởng Ban thường trực:
a) Đề xuất, chuẩn bị nội dung, chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo, tổ chức các cuộc họp, làm việc của Ban Chỉ đạo.
b) Đôn đốc các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch công tác đã phân công.
c) Ký các văn bản của Ban Chỉ đạo để báo cáo Phó Thủ tướng - Trưởng Ban và quan hệ với các Bộ, ngành, địa phương.
d) Sau khi được ủy quyền, thay mặt Trưởng Ban chủ trì cuộc họp và làm việc với các Bộ, ngành, địa phương để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại.
đ) Giúp Trưởng Ban điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo.
e) Quyết định triệu tập các cuộc họp Ban Chỉ đạo sau khi xin ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban; thay Trưởng Ban chủ trì các euộe họp khi Trưởng Ban không dự họp.
f) Tổ chức phối hợp công tác giữa các thành viên Ban Chỉ đạo; chỉ đạo công tác của bộ phận thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo.
g) Quyết định việc mời cộng tác viên tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan.
h) Chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vu, công việc do Trưởng Ban giao cho Bộ, ngành mình và báo cáo kết quả hàng tháng cho Trưởng Ban.
i) Tham gia thảo luận và có ý kiến về đề án, các mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cẩu đối với việc cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại; về nội dung, chương trình, kế hoạch chỉ đạo công tác của Ban Chỉ đạo.
k) Thực hiện nhiệm vụ khác do Trưởng Ban giao.
3. Uỷ viên:
a) Tham gia đầy đủ các cuộc họp và các công việc chung của Ban Chỉ đạo. Trường hợp không thể tham gia dự họp, ủy viên phải báo cáo Trưởng Ban hoặc người chủ trì cuộc họp biết và phải gửi ý kiến của mình tới Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo có trách nhiệm truyền đạt lại kết quả cuộc họp cho ủy viên vắng mặt biết.
b) Chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công việc do Trưởng Ban giao cho Bộ, ngành mình và báo cáo kết quả hàng tháng cho Trưởng Ban.
c) Phối hợp với các Bộ, ngành khác và các địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ, công việc liên quan đến cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại.
d) Tham gia thảo luận và có ý kiến về đề án, các mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu đối với việc cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại; về nội dung, chương trình, kế hoạch chỉ đạo công tác của Ban Chỉ đạo.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban giao.
Điều 3. Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo:
1. Ban Chỉ đạo họp định kỳ mỗi quý một lần và họp bất thường (khi cần thiết) để thảo luận và xem xét các vấn đề theo nguyên tắc tập thể. Trường hợp Trưởng Ban không dự họp, Phó Trưởng Ban báo cáo Phó Thủ tướng - Trưởng Ban xem xét và cho ý kiến quyết định về các vấn đề thảo luận trong cuộc họp.
2. Uỷ viên có trách nhiệm đề xuất những vấn đề cần đưa ra thảo luận tại cuộc họp Ban Chỉ đạo; Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban thường trực quyết định nội dung cuộc họp.
3. Những tài liệu liên quan đến các cuộc họp, thảo luận và góp ý phải gửi trước cho các thành viên ít nhất 5 ngày làm việc.
4. Nội dung thảo luận trong các cuộc họp Ban chỉ đạo được thể hiện thành văn bản, ghi rõ kết luận chung của cuộc họp.
Quyết định 89/2001/QĐ-TTg về Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- Số hiệu: 89/2001/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/06/2001
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 25
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra