Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 881/QĐ-BCT | Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2020 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Quyết định số 3752/QĐ-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại;
Căn cứ Quyết định số 3267/QĐ-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa In-đô-nê-xi-a;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm bột ngọt, phân loại theo mã HS 2922.42.20, được nhập khẩu vào Việt Nam, có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a (mã vụ việc AD09). Nội dung chi tiết được nêu tại Thông báo kèm theo.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 07 ngày tính từ ngày được ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại và Thủ trưởng các đơn vị, các bên liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠM THỜI ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM BỘT NGỌT CÓ XUẤT XỨ TỪ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA VÀ CỘNG HÒA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A
(Kèm theo Quyết định số 881/QĐ-BCT ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
1. Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời
a) Tên gọi và đặc tính cơ bản
Các sản phẩm bột ngọt (còn được gọi là mỳ chính, Monosodium Glutamate, MSG, Mononatri glutamat, Monosodium L-glutamate, Sodium glutamate, Muối natri của acid glutamic).
b) Mục đích sử dụng chính
- Sử dụng trong chế biến thực phẩm, nấu ăn: Bột ngọt được người tiêu dùng sử dụng trực tiếp trong việc chế biến món ăn;
- Sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm gia vị khác như bột/hạt nêm, bột canh;
- Sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn, nước chấm và nước sốt, mì gói;
- Sử dụng một khối lượng nhỏ hơn trong các sản phẩm không phải thực phẩm, chẳng hạn như chất tẩy rửa, mỹ phẩm và dược phẩm.
c) Mã số hàng hóa (Mã HS) và mức thuế nhập khẩu hiện hành
Tại thời điểm hiện tại, hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời được phân loại theo mã HS sau: 2922.42.20.
Mã số | Mô tả hàng hóa | Thuế ưu đãi | ACFTA | ATIGA |
Phần VI | SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT HOẶC CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP LIÊN QUAN |
|
|
|
Chương 29 | Hóa chất hữu cơ |
|
|
|
2922 | Hợp chất amino chức oxy. |
|
|
|
| - Axit - amino, trừ loại chứa 2 chức oxy trở lên, và este của chúng; muối của chúng: |
|
|
|
2922.42 | - - Axit glutamic và muối của nó: |
|
|
|
2922.42.20 | - - - Muối natri của axit glutamic (MSG) | 20% | 0% | 0% |
Bộ Công Thương có thể sửa đổi, bổ sung danh sách các mã HS của hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời để phù hợp với mô tả hàng hóa bị điều tra và các thay đổi khác (nếu có).
2. Nước sản xuất/xuất khẩu hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời
Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là hàng hóa có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) và nước Cộng hòa In- đô-nê-xi-a (In-đô-nê-xi-a).
3. Mức thuế và danh sách các công ty bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời
STT | Tên công ty sản xuất, xuất khẩu | Tên công ty thương mại liên quan | Mức thuế chống bán phá giá tạm thời |
| Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 |
TRUNG QUỐC | |||
1 | Xinjiang Meihua Amino Acid Co., Ltd. | - Meihua Group International Trading (Hong Kong) Limited | 3.832.982 VNĐ/Tấn |
2 | Tongliao Meihua Biological Sci-tech Co., Ltd. | - Meihua Holdings Group Co., Ltd. - Langfang Meihua Seasoning Co., Ltd. - Tongliao Meihua Flavoring Food Co., Ltd. | |
3 | No.1 Branch of Tongliao Meihua Bio-Technology Co., Ltd. | ||
4 | Hulunbeier Northeast Fufeng Biotechnologies Co., Ltd. | Fufeng (Hong Kong) Import & Export Company Limited | 2.889.245 VNĐ/Tấn |
5 | Neimenggu Fufeng Biotechnologies Co., Ltd | ||
6 | Baoji Fufeng Biotechnologies Co., Ltd | ||
7 | Fufeng Marketing Co., Ltd | Wuxi Mifun International Trade Co., Ltd | |
8 | Shandong Fufeng Fermentation Co., Ltd | ||
9 | Qingdao Wanchuang International Trade Co., Ltd | ||
10 | COFCO Bio-Chemical Energy (Longjiang) Co., Ltd. | Jilin COFCO Bio- Chem & Bio-Energy Marketing Co., Ltd | 5.045.576 VNĐ/Tấn |
11 | Các công ty khác xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc | 6.385.289 VNĐ/Tấn | |
IN-ĐÔ-NÊ-XI-A | |||
12 | Các công ty xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ In-đô-nê- xi-a | 5.289.439 VNĐ/Tấn |
4. Hiệu lực và thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời
a) Hiệu lực
Thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực sau 07 ngày kể từ ngày Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời được ban hành.
b) Thời hạn áp dạng
Biện pháp chống bán phá giá tạm thời có thời hạn áp dụng là 120 (một trăm hai mươi) ngày kể từ ngày thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực (trừ khi được gia hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 81 của Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14).
c) Áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước
- Theo quy định tại Khoản 4 Điều 81 Luật Quản lý Ngoại Thương, trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế CBPG có hiệu lực trở về trước;
- Thuế CBPG được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 90 (chín mươi) ngày trước khi áp dụng thuế CBPG tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định bị bán phá giá; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế CBPG tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.
- Ví dụ, trong trường hợp thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực vào ngày 15 tháng 6 năm 2019 và sau khi kết thúc thời hạn điều tra chính thức, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức, biện pháp chống bán phá giá có thể được áp dụng có hiệu lực trở về trước tính từ ngày 17 tháng 3 năm 2019 đến ngày 14 tháng 6 năm 2019.
5. Thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời
Bước 1: Kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
- Trường hợp 1: Nếu không xuất trình được C/O thì áp dụng mức thuế chống bán phá giá tạm thời là 6.385.289 VNĐ/Tấn.
- Trường hợp 2: Nếu xuất trình được C/O từ các nước, vùng lãnh thổ khác không phải Trung Quốc hoặc In-đô-nê-xi-a thì không phải nộp thuế chống bán phá giá tạm thời.
- Trường hợp 3: Nếu xuất trình được C/O từ In-đô-nê-xi-a thì áp dụng mức thuế chống bán phá giá tạm thời là 5.289.439 VNĐ/Tấn
- Trường hợp 4: Nếu xuất trình được C/O từ Trung Quốc thì chuyển sang Bước 2.
Bước 2: Kiểm tra Giấy chứng nhận chất lượng (bản gốc) của công ty sản xuất hoặc các giấy tờ tương đương (bản gốc) chứng minh tên nhà sản xuất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận công ty sản xuất)
- Trường hợp 1: Nếu không xuất trình được Giấy chứng nhận công ty sản xuất trùng với tên công ty nêu tại Cột 1 Điều 3 của Thông báo này thì nộp mức thuế chống bán phá giá tạm thời là 6.385.289 VNĐ/Tấn.
- Trường hợp 2: Nếu xuất trình được Giấy chứng nhận công ty sản xuất nhưng không trùng với tên của các công ty sản xuất tại Cột 1 Điều 3 của Thông báo này thì nộp mức thuế chống bán phá giá tạm thời là 6.385.289 VNĐ/Tấn.
- Trường hợp 3: Nếu xuất trình được Giấy chứng nhận công ty sản xuất từ Trung Quốc trùng với tên của các công ty nêu tại Cột 1 Điều 3 của Thông báo này thì chuyển sang Bước 3.
Bước 3: Kiểm tra tên công ty xuất khẩu
- Trường hợp 1: Nếu tên công ty xuất khẩu (dựa trên hợp đồng mua bán và hóa đơn thương mại) trùng với tên các công ty sản xuất, xuất khẩu tại Cột 1 hoặc công ty thương mại liên quan tương ứng theo hàng ngang tại Cột 2 thì nộp mức thuế tương ứng theo hàng ngang tại Cột 3 Điều 3 của Thông báo này.
- Trường hợp 2: Nếu tên công ty xuất khẩu (dựa trên hợp đồng mua bán hàng hóa và hóa đơn thương mại) không trùng với tên các công ty sản xuất, xuất khẩu tại Cột 1 hoặc các công ty thương mại liên quan tương ứng theo hàng ngang tại Cột 2 Điều 3 của Thông báo này thì nộp mức thuế chống bán phá giá tạm thời là 6.385.289 VNĐ/Tấn.
6. Trình tự thủ tục tiếp theo của vụ việc
Sau khi Bộ Công Thương ban hành Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời, Cơ quan điều tra sẽ tiến hành các bước triển khai tiếp theo, cụ thể như sau:
- Điều tra tại chỗ;
- Tổ chức Phiên Tham vấn công khai;
- Gửi dự thảo kết luận điều tra cuối cùng cho bên liên quan để lấy ý kiến;
- Ban hành Kết luận điều tra cuối cùng.
Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương
Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84(24)22205303
Thư điện tử: nghiavt@moit.gov.vn (Anh Vũ Tuấn Nghĩa)
maitrh@moit.gov.vn (Chị Trần Hoàng Mai)
Quyết định và Thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời có thể truy cập và tải xuống tại trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương: www.moit.gov.vn: hoặc Cục Phòng vệ thương mại: www.trav.gov.vn hoặc www.pvtm.gov.vn.
- 1Công văn 4387/TCHQ-TXNK năm 2019 về hướng dẫn khai báo thuế chống bán phá giá tạm thời theo Quyết định 1711/QĐ-BCT do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 624/PVTM-P1 năm 2019 về áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc do Cục Phòng vệ thương mại ban hành
- 3Quyết định 3198/QĐ-BCT năm 2019 về áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn có xuất xứ từ Trung Hoa và Đại Hàn Dân quốc do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 4Quyết định 1079/QĐ-BCT năm 2020 về điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a do Bộ Công Thương ban hành
- 5Quyết định 1715/QĐ-BCT năm 2020 về điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô có xuất xứ từ Trung Hoa và Đại Hàn do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 6Quyết định 1933/QĐ-BCT năm 2020 về áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Hoa và In-đô-nê-xi-a do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 1Luật Quản lý ngoại thương 2017
- 2Nghị định 98/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 3Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại
- 4Quyết định 3752/QĐ-BCT năm 2017 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 5Công văn 4387/TCHQ-TXNK năm 2019 về hướng dẫn khai báo thuế chống bán phá giá tạm thời theo Quyết định 1711/QĐ-BCT do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 624/PVTM-P1 năm 2019 về áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc do Cục Phòng vệ thương mại ban hành
- 7Quyết định 3198/QĐ-BCT năm 2019 về áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn có xuất xứ từ Trung Hoa và Đại Hàn Dân quốc do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 8Quyết định 3267/QĐ-BCT năm 2019 về điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Hoa và In-đô-nê-xi-a do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 9Thông tư 37/2019/TT-BCT hướng dẫn biện pháp phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 10Quyết định 1079/QĐ-BCT năm 2020 về điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a do Bộ Công Thương ban hành
- 11Quyết định 1715/QĐ-BCT năm 2020 về điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô có xuất xứ từ Trung Hoa và Đại Hàn do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Quyết định 881/QĐ-BCT năm 2020 về áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Hoa và In-đô-nê-xi-a do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 881/QĐ-BCT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/03/2020
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Trần Tuấn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/03/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra