Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 88/2007/QĐ-UBND | Nam Định, ngày 11 tháng 01 năm 2007 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29/3/2003;
Căn cứ Nghị định số 114/2003/NĐ-CP , Nghị định số 115/2003/NĐ-CP , Nghị định số 116/2003/NĐ-CP , Nghị định số 117/2006/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về Cán bộ, công chức xã phường thị trấn, về chế độ công chức dự bị, về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, về việc tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức, trong các cơ quan nhà nước và công chức dự bị; Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Quyết định số 60/QĐ-TU ngày 04/5/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Nam Định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại tờ trình số 17/TTr-SNV ngày 05/01/2007 và báo cáo thẩm định số 03/BC-STP ngày 08/01/2007 của Sở Tư pháp về việc đề nghị ban hành quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy - cán bộ, công chức, viên chức - lao động,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản Quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy - cán bộ, công chức, viên chức - lao động.
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 1178/2000/QĐ-UB ngày 09/6/2000 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ,
Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành và đơn vị sự nghiệp trực thuộc tỉnh,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện và thành phố, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | THAY MẶT ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ PHÂN CÔNG, PHẢN CẤP QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY-CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC - LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 88/2007/QĐ-UBND, Ngày 11 tháng 01 năm 2007 của UBND tỉnh Nam Định)
1. Phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy - cán bộ, công chức, viên chức - lao động nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, đảm bảo quản lý thống nhất của UBND tỉnh theo tinh thần Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3, khóa VIII “Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7, khóa VIII “Về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị”; Quyết định số 60/QĐ-TU, ngày 04/5/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy "Về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ" và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cải cách nền hành chính nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Quy định trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cấp, mỗi ngành và từng đơn vị về quản lý tổ chức bộ máy - cán bộ, công chức, viên chức - lao động.
3. Xác định trách nhiệm, quyền hạn đối với Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan tương đương sở (gọi tắt là Sở), Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, thành phố (gọi tắt là cấp huyện), Giám đốc các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh của Nhà nước (gọi tắt là công ty Nhà nước), các đơn vị sự nghiệp nhằm quản lý chặt chẽ, có nền nếp và giải quyết kịp thời những yêu cầu về tổ chức bộ máy - cán bộ, công chức, viên chức - lao động để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
1. Đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và sự quản lý tập trung thống nhất của UBND tỉnh về công tác tổ chức bộ máy - cán bộ, công chức, viên chức - lao động trên các mặt: kế hoạch, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ, chính sách, theo quy định thống nhất của Trung ương và của tỉnh. Thực hiện đúng mối quan hệ quản lý tổ chức bộ máy - cán bộ, công chức, viên chức - lao động giữa ngành với cấp, giữa ngành, cấp với cơ sở.Phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị, quy định của Nhà nước để tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, quản lý sự nghiệp và quản lý sản xuất kinh doanh gọn nhẹ có hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế quản lý nhà nước, biên chế hành chính trong đơn vị sự nghiệp và biên chế gián tiếp trong công ty Nhà nước. Từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức, viên chức để lựa chọn, sắp xếp, sử dụng đúng chuyên môn được đào tạo và thực hiện tốt chính sách cán bộ.
2. Thực hiện chế độ thủ trưởng và nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý tổ chức bộ máy - cán bộ, công chức, viên chức - lao động. Quá trình thực hiện quy định về phân công, phân cấp tổ chức bộ máy - cán bộ, công chức, viên chức - lao động phải có sự bàn bạc thống nhất của thủ trưởng và cấp uỷ cùng cấp, trên cơ sở đó Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc công ty Nhà nước quyết định theo quyền quản lý và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và trước pháp luật về các quyết định của mình.
3. Việc thành lập các tổ chức mới và đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Tỉnh ủy quản lý ở khu vực nhà nước thì Ban cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo với Ban Thường vụ tỉnh ủy về việc thành lập tổ chức mới, đánh giá nhận xét, xây dựng quy hoạch và tiến hành các bước theo quy trình bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chính sách cán bộ. Sau khi có Nghị quyết, Quyết định hoặc thông báo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiến hành thể chế theo quy định của nhà nước .
4. Đối với cán bộ, công chức, viên chức - lao động được UBND tỉnh phân công, phân cấp cho Sở, Huyện, Công ty nhà nước; Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc Công ty Nhà nước quyết định đúng nguyên tắc, thủ tục theo quy định hiện hành.
Điều 3. Phạm vi áp dụng và đối tượng điều chỉnh:
1. Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước trong tỉnh và các tổ chức khác được UBND tỉnh giao chỉ tiêu biên chế;
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, công ty nhà nước trong tỉnh;
3. Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã);
4. Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng các công ty Nhà nước thuộc tỉnh;
Điều 4. Phạm vi quản lý của UBND tỉnh:
1. Thống nhất quản lý công tác tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương cán bộ, công chức hành chính, viên chức sự nghiệp và lao động trong tỉnh, chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chính phủ về nhận xét, đánh giá, tổng hợp đề xuất báo cáo với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chính phủ về các mặt công tác nói trên;
2. Thể chế hóa theo quy định của Nhà nước về tổ chức bộ máy - cán bộ, công chức, viên chức - lao động thuộc thẩm quyền theo quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và theo quy định của pháp luật cụ thể như sau:
2.1- Công tác chính quyền:
2.1.1- Xây dựng để án phân vạch, điều chỉnh địa giới, sáp nhập, chia tách và thành lập mới đơn vị hành chính ba cấp, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và trình Hội đồng nhân dân tỉnh, khi được Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí, trình Chính phủ xem xét quyết định.
2.1.2- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo luật định. Phê chuẩn kết quả bầu cử các thành viên của UBND cấp huyện. Trình Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu cử các thành viên của UBND tỉnh.
2.2- Tổ chức bộ máy:
2.2.1- Xây dựng đề án theo quy định của ban Thường vụ Tỉnh uỷ và sự chỉ đạo của Chính phủ, trình Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thành lập mới, sáp nhập, chia tách, giải thể; quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của các sở, cơ quan ngang sở và tổ chức sự nghiệp thuộc UBND tỉnh; Khi được Hội đổng nhân dân tỉnh phê duyệt, tiến hành thủ tục theo quy định hiện hành của pháp luật.
2.2.2- Thành lập mới, sáp nhập, chia tách, giải thể các phòng ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc sở, huyện kể cả các đơn vị sự nghiệp hoạt động tự trang trải (trừ các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trạm y tế xã, Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện).
2.2.3- Thành lập mới, sáp nhập, chia tách, giải thể và chuyển thành Công ty cổ phần; giao, bán, khoán, cho thuê các công ty Nhà nước thuộc UBND tỉnh theo quy định của pháp luật.
2.2.4- Quyết định xếp hạng các đơn vị, tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập thuộc tỉnh (Nghị định số 181/2005/NĐ-CP) và công ty Nhà nước theo quy định của Nhà nước và theo hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương.
2.2.5- Cấp hoặc thu hồi giấy phép, cho phép các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế trong nước đặt văn phòng đại diện, cơ quan thường trực, chi nhánh hoạt động trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2.2.6- Cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh (Nghị định số 88/2003/NĐ-CP quy định)
2.3- Biên chế:
2.3.1- Chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp huyện, các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh xây dựng kế hoạch biên chế hành chính, sự nghiệp hàng năm;
2.3.2- Xây dựng kế hoạch tổng biên chế quản lý hành chính trình Chính phủ quyết định giao chỉ tiêu biên chế hàng năm;
2.3.3- Xây dựng kế hoạch tổng biên chế sự nghiệp hàng năm, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định;
2.3.4- Quyết định giao biên chế quản lý hành chính, biên chế sự nghiệp cho các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện trong tổng biên chế được Trung ương và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh giao hàng năm.
2.4 - Cán bộ:
2.4.1- Tổ chức tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức; Tổ chức thi tuyển, sử dụng và quản lý công chức dự bị; Tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức trên cơ sở nhu cầu và biên chế của các đơn vị sự nghiệp thuộc các Sở, ban, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp huyên; Tổ chức thi nâng ngạch nhân viên lên cán sự, cán sự lên chuyên viên và các ngạch tương đương theo quy định.
2.4.2- Quyết định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, xếp ngạch, nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, khen thưởng, kỷ luật, hưu trí và thực hiện chính sách đối với các chức danh của các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh như sau:
- Chánh Văn phòng, phó Văn phòng UBND tỉnh;
- Giám đốc, phó Giám đốc sở;
- Trưởng ban, Phó trưởng ban và cấp trưởng, cấp phó cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh;
- Cán bộ khoa học có học vị tiến sỹ;
- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy có học hàm giáo sư, phó giáo sư;
- Cán bộ công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương (trừ việc bổ nhiệm ngạch);
- Giám đốc, phó Giám đốc, Kế toán trưởng công ty Nhà nước theo quy định hiện hành;
2.4.3- Quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm chức danh Thanh tra viên cấp I, trưởng phòng công chứng theo quy định của Nhà nước.
2.4.4- Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng của các sở, ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh theo quy định hiện hành.
2.4.5- Quyết định bổ nhiệm một số chức danh Trưởng phòng, Giám đốc Trung tâm thuộc Sở theo quy định của Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương (có danh mục kèm theo) ;
2.4.6- Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và miễn nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường Trung học chuyên nghiệp, Trung học dạy nghề và Trung học phổ thông.
2.4.7- Quyết định bổ nhiệm vào ngạch, xếp lương đối với công chức hành chính, viên chức sự nghiệp đạt kết quả kỳ thi nâng ngạch chuyên viên chính và tương đương theo quyết định công nhận kết quả của Hội đồng thi nâng ngạch của các Bộ, Ngành Trung ương;
2.4.8- Quyết định chuyển ngạch, nâng bậc lương hàng năm, nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức ngạch chuyên viên chính và tương đương tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và công ty nhà nước;
2.4.9- Quyết định cử cán bộ, công chức đi nghiên cứu, học tập (ngắn hạn, dài hạn), đi thăm quan, du lịch ở nước ngoài (nếu là diện cán bộ do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý thì phải có thông báo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy);
2.4.10- Quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đi học trên đại học;
2.4.11- Quản lý và thực hiên chính sách đối với Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đương nhiệm; Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Nhà giáo Nhân dân, Thầy thuốc Nhân dân, Nghê sỹ Nhân dân, Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ đang công tác tại địa phương.
2.4.12- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng theo quy định của pháp luật.
2.4.13- Quyết định các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý ở khu vực Nhà nước; đối với cán bộ, công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương sau khi có thông báo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ hoặc của Thường trực Tỉnh uỷ và văn bản đề nghị của Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND cấp huyện, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp kèm theo biên bản của Hội đồng kỷ luật cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.
2.4.14- Quyết định các hình thức kỷ luật: hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương sau khi có văn bản đề nghị của Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND huyện kèm theo biên bản của Hội đồng kỷ luật cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức.
1. Tham mưu và giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước:
1.1- Quản lý địa giới hành chính, thẩm định và làm các thủ tục về phân vạch, điều chỉnh địa giới và thành lập mới các đơn vị hành chính trong tỉnh báo cáo UBND tỉnh để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và trình Hội đổng nhân dân tỉnh, khi được Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí, làm các thủ tục trình Chính phủ theo quy định.
1.2- Về công tác tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, quản lý các chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng công ty Nhà nước.
1.3- Thẩm định và làm thủ tục trình UBND tỉnh quyết định về tổ chức bộ máy, cán bộ, biên chế, tiền lương thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
1.4- Thẩm định và làm thủ tục trình UBND tỉnh quyết định về xếp hạng các đơn vị, tổ chức sự nghiệp và dịch vụ công lập theo quy định.
1.5- Thẩm định hồ sơ trình UBND tỉnh cho phép thành lập Hội hoạt động trong phạm vi tỉnh và cấp huyện và việc đặt văn phòng đại diện của Hội trên địa bàn tỉnh có phạm vi hoạt động trên cả nước.
2. Hướng dẫn nghiệp vụ công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, UBND các cấp. Giúp UBND tỉnh theo dõi hoạt động của Hội đồng nhân dân, UBND cấp huyện, cấp xã và công tác xây dựng chính quyền cơ sở.
3. Nghiên cứu trình UBND tỉnh về số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách xã phường thị trấn; thực hiện chế độ, chính sách và lập danh sách theo dõi số lượng, chất lượng đối với cán bộ, công chức, cán bộ y tế xã, phường, thị trấn theo quy định của Chính phủ và UBND tỉnh.
4. Hoàn chỉnh hồ sơ về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, tiền lương, để UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ tỉnh uỷ và Chính phủ hoặc báo cáo các bộ, ngành của Trung ương được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền quản lý.
5. Hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định của Nhà nước về công tác tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức để trình UBND tỉnh quyết định về:
5.1- Công tác tổ chức bộ máy, tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức sau khi có quyết định hoặc thông báo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thủ tướng Chính phủ hoặc thoả thuận của bộ, ngành được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền quản lý.
5.2- Cán bộ, công chức thuộc diện quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ được cử đi học, đi bồi dưỡng theo kế hoạch dài hạn, ngắn hạn trong nước, nước ngoài để UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ xem xét quyết định.
6. Giúp UBND tỉnh xây dựng kế hoạch biên chế quản lý hành chính trình Chính phủ quyết định giao chỉ tiêu biên chế hàng năm; xây dựng kế hoạch biên chế sự nghiệp trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
7. Xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu biên chế quản lý hành chính, biên chế sự nghiệp trình UBND tỉnh quyết định. Giúp UBND tỉnh quản lý, kiểm tra việc thực hiên chỉ tiêu biên chế và báo cáo theo quy định hiện hành.
8. Giúp UBND tỉnh tổ chức tuyển dụng công chức, công chức dự bị, viên chức theo đề nghị của các Sở, Ban, Ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyên có chỉ tiêu biên chế;
8.1- Chủ trì và phối hợp với các Sở Y tế, Sở Giáo dục và đào tạo giúp uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển các ngạch viên chức chuyên ngành Y tế và chuyên ngành Giáo dục vào các đơn vị sự nghiệp có chỉ tiêu biên chế;
8.2- Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ tuyển, cử cán bộ, công chức, viên chức dự thi ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên theo chỉ tiêu phân bổ của Bộ, Ngành Trung ương.
8.3- Dự kiến số lượng cán bộ, công chức, viên chức được nâng lương trước thời hạn theo quy định của Chính phủ, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, có trách nhiệm thông báo số lượng cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương trước thời hạn, cho các Sở, Ban, Ngành, uỷ ban nhân dân cấp huyện theo quy định của Chính phủ ;
8.4- Quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với công chức dự bị đạt yêu cầu khi hết thời gian dự bị; nếu công chức dự bị không đạt yêu cầu, báo cáo UBND tỉnh để huỷ quyết định tuyển dụng.
9. Giám đốc sở Nội vụ được UBND tỉnh uỷ quyền ký quyết định một số nội dung về công tác cán bộ, công chức như sau:
9.1- Căn cứ vào kết quả kỳ thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, công chức dự bị đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh công nhận, hoặc đề nghị của Giám đốc sở, Chủ tịch UBND huyện kèm theo biên bản của Hội đồng xét tuyển, quyết định tuyển dụng công chức, công chức dự bị từ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống trong chỉ tiêu biên chế được giao, theo cơ cấu, yêu cầu nhiệm vụ của các cơ quan của tỉnh.
9.2- Căn cứ kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức, đã được Ưỷ ban nhân dân tỉnh công nhận, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện để phân công công tác và thông báo danh sách viên chức đã trúng tuyển phân công vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp để UBND cấp huyện, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp (Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Trường Cao đẳng sư phạm) ký hợp đồng làm việc theo quy định hiện hành;
9.3- Điều động công chức thuộc biên chế quản lý hành chính trong nội bộ tỉnh theo đề nghị của Giám đốc Sở và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
9.4- Điều động, tiếp nhận, cán bộ, công chức, viên chức chuyển công tác đi tỉnh ngoài, từ tỉnh ngoài về; cán bộ, công chức thuộc cơ quan Đảng, đoàn thể trong tỉnh, cán bộ viên chức trong công ty Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang theo đề nghị của Giám đốc Sở, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện về công tác tại cơ quan Nhà nước theo quy định trên cơ sở bảo đảm tiêu chuẩn, cơ cấu và còn chỉ tiêu biên chế, theo quy định của pháp luật.
9.5- Quyết định nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức hành chính ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống; quyết định chuyển ngạch, nâng ngạch đối với người đạt kết quả kỳ thi nâng ngạch, xét chuyển ngạch từ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống.
10. Quản lý nhà nước về công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, công chức cấp xã theo quy định hiện hành; giúp UBND tỉnh xây dựng kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm đào tạo, đào tạo lại, bổi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; hướng dẫn các Sở, Ban, Ngành, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định hiện hành.
11. Quyết định phê duyệt hoặc công nhận điều lệ Hội theo quy định.
1. Quản lý Nhà nước vể lao động, việc làm, tiền lương, tiền công khu vực sản xuất kinh doanh địa phương; đào tạo nghề và các chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Thẩm định và làm thủ tục về xếp hạng công ty Nhà nước trình UBND tỉnh quyết định.
3. Làm thủ tục trình UBND tỉnh quyết định xếp ngạch, nâng ngạch đối với người đạt kết quả kỳ thi nâng ngạch và nâng bậc lương của viên chức ngạch chuyên viên chính và tương đương ở các công ty Nhà nước thuộc tỉnh.
4. Hướng dẫn việc ký kết hợp đồng lao động và thoả ước lao động trong các công ty Nhà nước và các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh theo luật định.
5. Thống kê số lượng, chất lượng đối với cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động làm việc ở các công ty Nhà nước, tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh.
6. Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thi nâng ngạch của viên chức chuyên môn, nghiệp vụ; thi tay nghề, nâng bậc kỹ thuật của công nhân và thực hiện chính sách về tiền lương, tiền công, bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn đối với người lao động của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh.
7. Thống nhất quản lý Nhà nước về đào tạo nghề và dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
8. Giúp UBND tỉnh chuẩn bị các văn bản, báo cáo về lao động, việc làm, tiền lương, tiền công để UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh và bộ chuyên ngành.
Điều 7. Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND cấp huyện:
1. Quản lý nhà nước về công tác tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, lao động thuộc thẩm quyền quản lý, trong đó có các phòng, ban chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, huyện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Giám đốc sở giúp UBND tỉnh quản lý về công tác tổ chức, cán bộ và lao động ở các công ty Nhà nước trực thuộc.
3. Xây dựng đề án trình UBND tỉnh (gửi Sở Nội vụ) để xét, quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể đối với các phòng, ban chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
4. Quyết định về chức năng, nhiệm vụ tổ chức, biên chế các cơ quan, đơn vị trực thuộc như sau:
4.1- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong của các đơn vị trực thuộc. Trường hợp khi sắp xếp bộ máy bên trong của các đơn vị trực thuộc khác với quy định của cấp trên thì Giám đốc sở, Chủ tịch UBND cấp huyên trình UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) xem xét quyết định. Giám đốc sở, Chủ tịch UBND huyên tổ chức thực hiện theo thẩm quyền.
4.2- Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập, sáp nhập chia tách, giải thể và đình chỉ hoạt động đối với các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trạm Y tế, Trung tâm dạy nghề.
4.3- Giao cho UBND cấp huyện thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể và đình chỉ hoạt động đối với trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện sau khi thống nhất bằng văn bản với Sở Giáo dục và đào tạo.
4.4- Căn cứ vào nhiệm vụ của các phòng chuyên môn và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND cấp huyên phân bổ biên chế quản lý hành chính cho các phòng chuyên môn và biên chế sự nghiệp cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc trong tổng biên chế được UBND tỉnh giao hàng năm.
5. Ra quyết định về công tác cán bộ:
5.1- Bổ nhiệm các chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng; cấp trưởng, cấp phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, UBND cấp huyên (trừ các chức danh quy định tại 2.4.2 đến 2.4.14, Điều 4 bản quy định này) và báo cáo Sở Nội vụ và sở quản lý chuyên ngành để theo dõi, quản lý.
- Việc bổ nhiệm Chánh thanh tra, phó Chánh thanh tra sở và cấp huyên theo quy định của Luật Thanh tra.
5.2- Tiếp nhận, điều động cán bộ, viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp của tỉnh nếu còn chỉ biên chế, phù hợp với cơ cấu của từng ngành, từng lĩnh vực trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc và hàng quý báo cáo về Sở Nội vụ để theo dõi, quản lý.
5.3- Quyết định nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn, thâm niên vượt khung đối với viên chức từ ngạch tương đương ngạch chuyên viên trở xuống, số lượng viên chức được nâng bậc lương trước thời hạn do Sở Nội vụ thông báo từng năm theo quy định hiện hành.
- Đối với công chức hành chính sau khi hết thời gian tập sự được Giám đốc Sở, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đánh giá đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ và quyết định công nhận hết thời gian tập sự của từng công chức, báo cáo danh sách về Sở Nội vụ kèm theo quyết định công nhận hết thời gian tập sự của từng công chức để theo dõi, quản lý;
- Hoàn thiện hồ sơ đề nghị bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với công chức đã hết thời gian công chức dự bị, báo cáo Sở Nội vụ xem xét quyết định bổ nhiêm vào ngạch công chức;
- Ký hợp đổng làm việc lần đầu đối với viên chức trúng tuyển kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển theo danh sách đã trúng tuyển viên chức được Sở Nội vụ phân công vào làm việc tại đơn vị sự nghiệp thuộc Sở và Uỷ ban nhân dân cấp huyện, hết thời hạn hợp đổng làm việc lần đầu ký tiếp hợp đổng làm việc theo quy định hiện hành.
5.4- Quyết định kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở xuống đối với cán bộ, công chức, viên chức ngạch chuyên viên chính và tương đương sau khi Hội đồng kỷ luật của đơn vị sử dụng công chức, viên chức xem xét và đề nghị, trừ cán bộ, công chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý.
5.5- Quyết định các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống, sau khi Hội đồng kỷ luật của đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức xem xét và đề nghị. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức ngạch chuyên viên và tương đương bị xử lý kỷ luật từ hình thức hạ ngạch trở lên thì Giám đốc sở, Chủ tịch UBND huyện báo cáo Sở Nội vụ, khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản thì mới ra quyết định.
5.6- Quyết định khen thưởng theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý.
5.7- Quyết định cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện quản lý nghỉ việc để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết đồng thời hàng quý, 06 tháng và hàng năm báo cáo danh sách những người đã giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội về Sở Nội vụ để quản lý .
- Xây dựng kế hoạch và quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý đi học từ trình độ đại học trở xuống ;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương, của Sở Nội vụ và Sở quản lý chuyên ngành.
5.8- Chủ tịch UBND cấp huyện:
- Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đổng nhân dân và phê chuẩn kết quả bầu cử thành viên UBND xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật;
- Quyết định cử cán bộ, công chức cấp xã đi đào tạo từ trình độ đại học trở xuống;
- Quyết định tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn theo quy định của Nghị định số 114/2003/NĐ-CP và Quy chế của UBND tỉnh;
- Quyết định cử cán bộ, công chức xã phường thị trấn và cán bộ không chuyên trách đi tập huấn theo hướng dẫn của các Sở, Ban, Ngành chuyên môn cấp tỉnh
- Quyết định nâng bậc lương thường xuyên, thâm niên vượt khung, phụ cấp (nếu có) cho cán bộ, công chức và cán bộ y tế xã, phường, thị trấn theo quy định của Chính phủ và UBND tỉnh;
- Quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm chức danh, chuyển ngạch cho cán bộ, công chức, cán bộ y tế xã, phường, thị trấn theo Quyết định 58/QĐ-TTg sau khi hiệp y với Sở Nội vụ ;
- Quyết định cho cán bộ, công chức cấp xã và cán bộ y tế cấp xã trong biên chế theo quyết định số 58/QĐ-TTg nghỉ việc để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và đề nghị Bảo hiểm xã hội giải quyết, đồng thời hàng quý, 6 tháng và hàng năm báo cáo danh sách nhũng người đã giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội về sở Nội vụ để theo dõi ;
- Quản lý và phân công công tác, giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho cán bộ, công chức và cán bộ y tế xã, phường, thị trấn ;
- Quản lý và chi trả phụ cấp hàng tháng cho cán bộ già yếu nghỉ việc theo quyết định số 130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
MỐI QUAN HỆ VÀ TRÁCH NHIỆM TRONG QUẢN LÝ VỀ TỔ CHỨC CÁN BỘ
- Quan hệ giữa Giám đốc sở, Giám đốc công ty Nhà nước với cấp uỷ cùng cấp, trước khi quyết định về công tác tổ chức, cán bộ thuộc phạm vi được phân công, phân cấp phải tuân thủ theo đúng quy định về phân công, phân cấp tổ chức bộ máy, cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và UBND tỉnh.
- Những công ty Nhà nước được UBND tỉnh và cấp có thẩm quyền quyết định chuyển thành công ty cổ phần; sau khi đại hội cổ đông bầu ra Hội đổng quản trị, Hội đồng quản trị bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc điều hành, Kế toán trưởng thì công ty có trách nhiệm gửi biên bản (quyết định) và danh sách trích ngang của Chủ tịch, các phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó Giám đốc điều hành và kế toán trưởng về Sở Nội vụ để giúp UBND tỉnh quản lý và theo dõi công tác tổ chức và cán bộ của công ty cổ phần theo quy định hiện hành.
Điều 9. Quan hệ giữa Sở với Huyện:
- Căn cứ vào quy định của cấp có thẩm quyền, cấp sở phối hợp với cấp huyện xây dựng quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức chuyên môn theo quy định của ngành.
- Việc bổ nhiêm hoặc điều động cấp trưởng thuộc ngành đóng trên địa bàn cấp huyện phải trao đổi thống nhất bằng văn bản giữa ngành và cấp, nếu có ý kiến chưa thống nhất thì bên trực tiếp quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, lao động quyết định và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về những quyết định của mình, sau khi quyết định phải báo cáo UBND tỉnh (gửi Sờ Nội vụ).
- Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ và các cơ quan liên quan của tỉnh quản lý tổ chức bộ máy, biên chế tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức và lao động theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện và báo cáo kết quả các mặt về công tác tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức và lao động tiền lương theo đúng quy định của Nhà nước và cua UBND tỉnh.
- Kiến nghị với UBND tỉnh huỷ bỏ những quyết định về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, lao động của Giám đốc sở, Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc công ty Nhà nước trong tỉnh trái với phạm vi quyền hạn được phân công, phân cấp và trái nguyên tắc, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước.
1- Khi nhận được văn bản để nghị của sở, huyện vể công tác tổ chức, cán bộ, công chức, lao động Sở Nội vụ, Sở Lao động thương binh và xã hội và các cơ quan chức năng của tỉnh phải xem xét, giải quyết và trả lời bằng văn bản trong thời gian quy định.
2- Các cơ quan, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Nam Định chịu sự lãnh đạo song trùng giữa ngành và cấp phải chấp hành theo sự phân công, phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ của Bộ, Ngành chủ quản; quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ; quyết định của UBND tỉnh về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy - cán bộ, công chức, viên chức - lao động.
Sở Nội vụ và sở Lao động thương binh và xã hội căn cứ quy định này hướng dẫn thi hành và theo dõi việc thực hiện.
Trong quá trình thực hiện bản quy định này nếu có vướng mắc các đơn vị báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, bổ sung và sửa đổi cho phù hợp./.
- 1Quyết định 15/2017/QĐ-UBND Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức và lao động hợp đồng trong cơ quan hành chính thuộc thành phố Hà Nội
- 2Quyết định 1100/2017/QĐ-UBND Quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công, viên chức thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa quản lý
- 3Quyết định 13/2017/QĐ-UBND Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công, viên chức tỉnh Đắk Nông
- 4Quyết định 26/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên mầm non hợp đồng, lao động hợp đồng trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước thuộc tỉnh Nam Định
- 5Quyết định 186/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định năm 2019
- 6Quyết định 426/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 26/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên mầm non hợp đồng, lao động hợp đồng trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước thuộc tỉnh Nam Định
- 2Quyết định 186/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định năm 2019
- 3Quyết định 426/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định kỳ 2019-2023
- 1Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 2Nghị định 121/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- 3Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 4Nghị định 88/2003/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội
- 5Nghị định 117/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước
- 6Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- 7Nghị định 115/2003/NĐ-CP về chế độ công chức dự bị
- 8Nghị định 114/2003/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
- 9Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 10Quyết định 15/2017/QĐ-UBND Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức và lao động hợp đồng trong cơ quan hành chính thuộc thành phố Hà Nội
- 11Quyết định 1100/2017/QĐ-UBND Quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công, viên chức thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa quản lý
- 12Quyết định 13/2017/QĐ-UBND Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công, viên chức tỉnh Đắk Nông
Quyết định 88/2007/QĐ-UBND Quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức - lao động do tỉnh Nam Định ban hành
- Số hiệu: 88/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/01/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định
- Người ký: Trần Minh Oanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra