Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ CÔNG NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 88/2003/QĐ-BCN | Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2003 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY DA - GIẦY VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 76/2003/QĐ -BCN ngày 06 tháng 5 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc thành lập Công ty Da - Giầy Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY DA - GIẦY VIỆT NAM
(Đc phê duyệt kèm theo Quyết định số 88/2003/QĐ-BCN gày 14 tháng 5 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)
2. Công ty kinh doanh các mặt hàng sau:
a) Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng da, giày dép các loại, các sản phẩm chế biến từ da, giả da và các nguyên, phụ liệu khác;
b) Xuất nhập khẩu các loại nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, hoá chất, máy mọc, thiết bị phụ tùng, phương tiện vận tải và các loại hàng hoá khác phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong nước;
c) Hợp tác quốc tế xuất khẩu lao động, kinh doanh hội chợ triển lãm, thông tin quảng cáo, cho thuê văn phòng làm việc;
d) Làm đại lý mua, bán, giới thiệu sản phẩm cho các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước;
đ) Kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Tên giao dịch đối ngoại là: THE VIETNAM LEATHER AND FOOTWEAR CORPORATION;
Viết tắt là : LEAPRODEXIM VIETNAM.
2. Trụ sở chính tại: 25 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội;
Điện thoại (84.4)8253937- 8255780 - 8265694;
Fax: (84.4)8259216;
E-mail: leaprodexim @fpt.vn;
leaprovn@hn.vnn.vn;
Web site: www. leaprodexim.com.vn.
3. Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
4. Có nhiệm vụ bảo toàn, phát triển vốn được giao, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế và xã hội và làm đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn Nhà nước do Công ty trực tiếp nhận và quản lý.
5. Có con dấu, có tài khoản mở tại các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
6. Bảng cân đối tài sản các quỹ tập trung theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
7. Công ty có trách nhiệm bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong Công ty hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Công ty có quyền huy động vốn, đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn với các thành phần, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để thành lập các công ty theo quy định của pháp luật.
3. Chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của Công ty, trừ những thiết bị, nhà xưởng quan trọng theo quy định của Chính phủ phải được Bộ Công nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn; đối với đất đai, tài nguyên thuộc quyền quản lý và sử dụng của Công ty thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Công ty có quyền tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh như sau:
1. Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao.
2. Đổi mới công nghệ, trang thiết bị.
3. Thành lập xí nghiệp, nhà máy, trung tâm, cửa hàng tiêu thụ sản phẩm; đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty ở trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Kinh doanh những ngành nghề phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao; mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của Công ty và nhu cầu của thị trường; kinh doanh bổ sung những ngành nghề khác được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
5. Tự lựa chọn thị trường, được xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Nhà nước.
6. Tự quyết định giá mua, giá bán vật tư, nguyên liệu, sản phẩm và dịch vụ, trừ những sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá.
7. Xây dựng và áp dụng các định mức vật tư, lao động, đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm trong khuôn khổ các định mức, đơn giá của Nhà nước;
8. Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng và có các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định khác của pháp luật; được quyền quyết định mức lương, thưởng cho người lao động trên cơ sở các đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm hoặc chi phí dịch vụ và hiệu quả hoạt động của Công ty.
9. Được mời và tiếp đối tác kinh doanh nước ngoài của Công ty tại Việt Nam; cử người của Công ty ra nước ngoài công tác, học tập, tham quan khảo sát theo quy định của pháp luật.
Công ty có quyền quản lý tài chính như sau:
1. Được sử dụng vốn và các quỹ của Công ty để phục vụ kịp thời các nhu cầu trong kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có hoàn trả.
2. Tự huy động vốn để hoạt động kinh doanh, nhưng không thay đổi hình thức sở hữu; được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật; được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của Công ty tại các Ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3. Được lập và sử dụng quỹ khấu hao cơ bản, quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác của Công ty để đầu tư, phát triển và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên theo quy định của pháp luật.
4. Được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, hoạt động công ích hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ đột xuất mà Nhà nước giao.
5. Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư hoặc tái đầu tư theo quy định của Nhà nước.
Điều 10. Công ty có nghĩa vụ quản lý hoạt động kinh doanh như sau:
1. Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do Công ty thực hiện.
2. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, hàng năm phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ được Nhà nước giao và nhu cầu của thị trường trình Bộ Công nghiệp phê duyệt.
3. Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý; sử dụng thu nhập từ chuyển nhượng tài sản để tái đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp.
4. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý Công ty.
5. Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.
6. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước và báo cáo bất thường theo yêu cầu của đại diện chủ sở hữu, chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo.
7. Chịu sự kiểm tra của đại diện chủ sở hữu; tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Công ty có nghĩa vụ công bố công khai báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động của Công ty theo quy định của Nhà nước.
3. Công ty thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Điều 12. Tổ chức, bộ máy của Công ty:
1. Các phòng nghiệp vụ
a) Phòng Kế hoạch - Thị trường;
b) Phòng Tài chính - Kế toán;
c) Phòng Tổ chức - Hành chính
d) Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu;
e) Phòng Hợp tác quốc tế và Xuất khẩu lao động.
2. Các chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước.
1. Tổng giám đốc Công ty do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Tổng giám đốc Công ty là đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty. Tổng giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong Công ty và phải có tiêu chuẩn và điều kiện như quy định tại Điều 32 của Luật Doanh nghiệp Nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995;
2. Phó Tổng giám đốc Công ty giúp Tổng giám đốc Công ty điều hành Công ty theo phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền.
3. Kế toán trưởng Công ty giúp Tổng giám đốc Công ty chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán, thống kê của Công ty và có các nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật.
4. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Công ty có chức năng tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.
Điều 14. Tổng giám đốc Công ty có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của Nhà nước giao để quản lý, sử dụng theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ được Nhà nước giao và có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.
2. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của Công ty, phương án đầu tư, liên doanh và đề án tổ chức quản lý của Công ty trình Bộ Công nghiệp phê duyệt.
3. Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành các hoạt động của Công ty và các đơn vị trực thuộc .
4. Xây dựng và ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, dịch vụ, đơn giá tiền lương phù hợp với quy định của Nhà nước.
5. Ban hành quy chế, quy định về tiền lương, tiền thưởng, lao động, kỷ luật phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước để áp dụng trong Công ty.
6. Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm và dịch vụ phù hợp với các quy định của Nhà nước.
7. Trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng Công ty.
8. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật đối với trưởng phó phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ, giám đốc, Phó giám đốc đơn vị trực thuộc và các công nhân - viên chức có ngạch lương, bậc lương theo phân cấp do Công ty quản lý và các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
9. Báo cáo với Bộ Công nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về kết quả kinh doanh, dịch vụ của Công ty.
10. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ Công nghiệp và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Công ty theo quy định của pháp luật.
TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY
1. Tham gia thảo luận xây dựng hoặc bổ sung sửa đổi thoả ước lao động tập thể để người đại diện tập thể lao động thương lượng và ký kết với Tổng giám đốc.
2. Thảo luận và thông qua quy chế sử dụng các quỹ có liên quan trực tiếp đến lợi ích của người lao động trong Công ty.
3. Thảo luận và góp ý kiến về quy hoạch, kế hoạch, đánh giá hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần, vệ sinh môi trường, đào tạo và đào tạo lại người lao động của Công ty.
4. Các quyền lợi khác theo quy định của Luật Công đoàn.
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CÔNG TY VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG TY VÀ CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
(Danh sách các đơn vị trực thuộc Công ty tại Phụ lục số 1 kèm theo Điều lệ).
Điều 18. Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Công ty:
1. Tổ chức sản xuất kinh doanh theo kế hoạch đăng ký với Công ty và kế hoạch sản xuất kỹ thuật - tài chính được Công ty giao.
2. Bảo toàn và phát triển vốn, tài sản và các quỹ được Công ty giao, chấp hành nghiêm chỉnh sự điều hành quản lý thống nhất của Công ty.
3. Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế theo quy chế phân cấp quản lý của Công ty, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện đầy đủ chính sách kinh tế và luật pháp của Nhà nước.
4. Thực hiện phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị, cải thiện điều kiện làm việc, không ngừng chăm lo đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên chức.
5. Bảo vệ tài sản, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
2. Giúp việc Giám đốc có các Phó giám đốc do Giám đốc phân công.
3. Căn cứ nhiệm vụ được giao, Giám đốc các đơn vị trực thuộc đề nghị Tổng giám đốc thông qua tổ chức bộ máy, quản lý phù hợp quy mô tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh do Công ty quản lý.
Điều 21. Trách nhiệm và quyền hạn của Công ty trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư :
1. Xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch, các đề tài nghiên cứu và kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty để đăng ký với Nhà nước.
Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch đầu tư - xây dựng cơ bản - sản xuất - kỹ thuật, tài chính theo mục tiêu chiến lược của Công ty.
Quyết định giao nhiệm vụ kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc và chỉ đạo các đơn vị phấn đấu hoàn thành kế hoạch
2. Xây dựng các đề án liên doanh; tổ chức theo dõi, quản lý các đơn vị liên doanh có vốn góp của Công ty theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; chỉ đạo người đại diện quản lý phần vốn góp của Công ty tại đơn vị liên doanh để đơn vị liên doanh hoạt động theo đúng điều lệ liên doanh và mục tiêu, định hướng phát triển của Công ty và Nhà nước.
3. Tổng hợp cân đối các điều kiện vật chất, kỹ thuật, tài chính theo kế hoạch của Công ty đối với các đơn vị trực thuộc, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
Phát hiện và giải quyết kịp thời những mất cân đối trong quá trình thực hiện kế hoạch; nắm vững các biến đổi về nhu cầu của thị trường và xuất nhập khẩu để điều hòa, phối hợp nhằm sử dụng có hiệu quả năng lực sản xuất trong nội bộ Công ty.
4. Tổ chức thống kê phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty và báo cáo với các cơ quan quản lý Nhà nước theo chế độ quy định.
5. Kiểm tra, đánh giá, xét duyệt mức độ hoàn thành kế hoạch của từng đơn vị trực thuộc làm cơ sở cho việc thực hiện các chế độ thưởng, phạt và trình lập các quỹ theo chế độ của Nhà nước.
6. Làm chủ đầu tư các công trình đầu tư mới của Công ty; ủy quyền bằng văn bản cho Giám đốc đơn vị trực thuộc trong các dự án đầu tư, vay vốn ngân hàng để phục vụ mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Điều 22. Trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị trực thuộc trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư:
1. Căn cứ vào chỉ tiêu hướng dẫn của Công ty, dựa vào năng lực sản xuất, nhu cầu thị trường và hợp đồng kinh tế để xây dựng kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính; những biện pháp về tổ chức thực hiện để đăng ký với Công ty.
2. Xây dựng kế hoạch tác nghiệp và chuẩn bị các điều kiện sản xuất kinh doanh, tổ chức chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm và báo cáo Công ty theo quy định.
3. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, đơn vị được chủ động đề xuất với Công ty điều chỉnh hoặc bổ sung nhiệm vu sản xuất phù hợp nhu cầu thị trường, khả năng mới về hợp tác, phát triển sản xuất, đổi mới mặt hàng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật... nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm.
4. Tổ chức phân tích tình hình thực hiện kế hoạch năm, về sản xuất - kỹ thuật - tài chính, đầu tư, cải thiện điều kiện lao động, đời sống công nhân viên chức, báo cáo với Công ty và Hội nghị công nhân viên chức theo chế độ quy định.
1. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ của Công ty. Tổng hợp và chỉ đạo các đơn vị thực hiện kế hoạch khoa học kỹ thuật của Công ty giao. Tổ chức lực lượng nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa Công ty, các đơn vị trực thuộc với các cơ sở nghiên cứu (các viện, trường...) và hợp tác với nước ngoài.
2. Thống nhất quản lý, chỉ đạo, thực hiện các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật đối với các sản phẩm kinh doanh của Công ty và các đơn vị trực thuộc.
3. Tổ chức quản lý và kiểm tra việc thực hiện chất lượng sản phẩm của các đơn vị trực thuộc, theo tiêu chuẩn quy định.
4. Tổ chức xét duyệt các tiêu chuẩn định mức chất lượng và nhãn hiệu hàng hóa, đối với sản phẩm mới hoặc sản xuất thử.
5. Tổ chức thông tin, dịch vụ, tư vấn về khoa học kỹ thuật của ngành, xây dựng và trình các luận chứng kinh tế - kỹ thuật cho hợp tác và đầu tư các công trình mới.
6. Tham gia xét duyệt các luận chứng đầu tư, hợp tác liên doanh với nước ngoài của các đơn vị trong ngành khi có yêu cầu.
1. Tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kỹ thuật theo phương án công nghệ, định mức tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm của Công ty giao. Chủ động tổ chức, liên kết, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trên cơ sở được Công ty duyệt.
Đối với những đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật mà chi phí thuộc phạm vi quỹ phát triển sản xuất của nhà máy thì đơn vị quyết định. Những đề tài có yêu cầu chi phí lớn, vượt ra ngoài khả năng Tài chính của đơn vị thì đơn vị trình lên Công ty phê duyệt.
2. Đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện chặt chẽ việc kiểm tra, kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, bảo đảm đúng tiêu chuẩn chất lượng quy định.
3. Tổ chức quản lý toàn bộ công tác vận hành, bảo dưỡng tu bổ thiết bị, xử lý các sự cố kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động.
4. Tổ chức kiểm tra chất lượng nguyên liệu, vật tư bán thành phẩm đưa vào sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu vật tư, áp dụng công nghệ mới, dùng nguyên vật liệu sản xuất trong nước thay thế hàng nhập, cải tiến thiết bị, bảo vệ môi trường... kịp thời xác minh, khen thưởng sáng kiến, phổ biến các kết quả nghiên cứu vào sản xuất.
5. Trực tiếp đăng ký chất lượng sản phẩm và nhãn hiệu hàng hóa đã được Công ty duyệt.
1. Lập kế hoạch và tổ chức thu mua, tiêu thụ và xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty và các đơn vị trực thuộc.
2. Thực hiện hợp đồng ủy thác nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong và ngoài Công ty.
3. Chỉ đạo và kiểm tra các xí nghiệp xây dựng và thực hiện các định mức vật tư, các quy định về chế độ sử dụng, bảo quản xuất, nhập và dự trữ vật tư theo đúng quy định của Nhà nước.
4. Thường xuyên điều tra nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, cải tiến mặt hàng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng; tổ chức giới thiệu sản phẩm, thông tin quảng cáo thu thập ý kiến của khách hàng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và cải tiến việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
1. Xây dựng kế hoạch và tự tổ chức thu mua nguyên liệu, vật tư theo kế hoạch sản xuất hoặc yêu cầu Công ty cung ứng.
2. Tổ chức kiểm tra chặt chẽ các nguyên liệu, vật tư mua về đúng số lượng, quy cách, chất lượng trước khi nhập kho và quản lý sử dụng chặt chẽ vật tư theo mức đã quy định. Tổ chức ghi chép nhập, xuất vật tư, sản phẩm đúng chế độ quy định.
3. Tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm từ khâu nghiên cứu thị trường, tìm hiểu yêu cầu của khách hàng, giới thiệu mặt hàng, ký kết hợp đồng tiêu thụ, giao hàng đến thanh toán, thu tiền về.
4. Đối với tài sản cố định cần thanh lý, đơn vị báo cáo lên Công ty xử lý để thu hồi vốn theo chế độ Nhà nước quy định.
Điều 27. Trách nhiệm và quyền hạn của Công ty trong lĩnh vực tổ chức cán bộ - lao động tiền lương:
1. Quyết định cơ cấu tổ chức; nghiên cứu và ban hành quy chế - nội quy quản lý thống nhất trong Công ty.
2. Xây dựng đề án trình Bộ để xem xét hình thành các đơn vị mới, tách nhập, giải thể, chuyển sở hữu các đơn vị trực thuộc.
3. Thực hiện chế độ chính sách đối với các chức danh quy định tại khoản 8 Điều 14 và phân cấp quản lý.
4. Xây dựng và ban hành quy chế hướng dẫn để thống nhất thi hành luật lao động, bảo hiểm xã hội, thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động... trong Công ty.
5. Xây dựng quy hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ, kinh tế, công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.
6. Xây dựng kế hoạch trả lương trên cơ sở hướng dẫn, tổng hợp của các đơn vị trực thuộc và giao kế hoạch tiền lương cho các đơn vị; quyết toán tiền lương năm của các đơn vị trực thuộc theo chế độ hiện hành.
7. Nghiên cứu xem xét và quyết định các định mức lao động tổng hợp, định mức tiền lương, cấp bậc công việc, mức phụ cấp trong lương và mức thưởng cho các đơn vị trong Công ty.
1. Quản lý trực tiếp đội ngũ công nhân viên chức theo quy định của Công ty và pháp luật Nhà nước; thực hiện chế độ chính sách đối với các chức danh được quy định tại Điều 19.
2. Căn cứ nhiệm vụ kế hoạch được giao, xây dựng bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh trình Tổng giám đốc duyệt.
3. Trong phạm vi quỹ tiền lương được giao, đơn vị sử dụng lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất trong kỳ kế hoạch, ký thoả ước lao động tập thể, ký hợp đồng lao động theo quy định của Nhà nước và phân cấp quản lý.
4. Xây dựng đầy đủ và tổ chức thực hiện các nội quy về kỷ luật lao động, an toàn lao động.
5. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhân kỹ thuật, tổ chứC học tập, nâng cấp nâng bậc cho công nhân, xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề và kỹ thuật viên giỏi.
Đề nghị khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động theo quy định của Nhà nước và của công ty.
6. Quyết định hình thức trả lương cho công nhân viên chức theo kết quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở kế hoạch tiền lương được giao và theo quy chế xây dựng được Công ty duyệt.
Điều 29. Trách nhiệm và quyền hạn của Công ty trong lĩnh vực tài chính - kế toán - giá cả:
1. Quản lý toàn bộ tài sản vốn quỹ do Nhà nước giao, bảo toàn và phát triển các loại vốn, sử dụng có hiệu quả.
Điều động tài sản, vốn vật tư, nguyên liệu thiết bị... giữa các đơn vị trực thuộc Công ty, trên cơ sở thống nhất với đơn vị có tài sản. Xét và trình Bộ duyệt thanh lý các tài sản không cần dùng trong Công ty.
2. Ký kết các hợp đồng kinh tế với tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, thanh quyết toán hợp đồng với khách hàng, đảm bảo đúng pháp lệnh về hợp đồng kinh tế của Nhà nước.
3. Chỉ đạo kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong việc xây dựng giá mua nguyên nhiên vật liệu theo khung giá của Công ty từng thời kỳ, đảm bảo quy định của Nhà nước và đạt hiệu quả kinh tế cao.
4. Làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế trị giá gia tăng, thuế vốn (phần do Công ty trực tiếp kinh doanh) và đại diện ngành kiến nghị với Nhà nước về chính sách thuế, xuất nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước.
5. Tổ chức công tác hạch toán, kế toán, thống kê, phân tích hoạt động kinh tế trong toàn Công ty theo đúng pháp lệnh về kế toán thống kê hiện hành và quy chế phân cấp hạch toán của Công ty, tổng hợp báo cáo kế toán định kỳ và quyết toán cuối năm với Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính.
6. Kiểm tra xét duyệt quyết toán và hướng dẫn phân phối các quỹ cho các đơn vị trực thuộc theo quy định của Nhà nước.
Điều 30. Trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị trực thuộc trong lĩnh vực tài chính - kế toán - giá cả:
1. Quản lý toàn bộ tài sản, các loại vốn, quỹ của Công ty giao, có trách nhiệm bảo toàn, phát triển và sử dụng có hiệu quả.
2. Chủ động tăng nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, hợp tác liên kết kinh tế và sử dụng linh hoạt các loại quỹ theo nguyên tắc có hoàn lại để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.
3. Tổ chức hạch toán kế toán thống kê theo pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước quy định và phân cấp của Công ty.
4. Được Công ty phân cấp cho đơn vị ký kết các hợp đồng kinh tế thu mua nguyên liệu, bán sản phẩm với các đơn vị kinh tế trong nước. Đơn vị căn cứ vào chi phí sản xuất hợp lý, giá trị sử dụng của sản phẩm, tình hình cung cầu trên thị trường và chính sách giá cả của Nhà nước mà định giá sản phẩm và giá gia công hàng hóa của đơn vị.
Đối với giá thu mua nguyên liệu chính, đơn vị căn cứ khung giá của Công ty ở từng thời điểm để quyết định.
5. Chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế trị giá gia tăng, thuế vốn, khấu hao, thuế nhà đất, môn bài, tài nguyên (nếu có), trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động... theo quy định của Nhà nước.
6. Được vay vốn để sản xuất kinh doanh theo kế hoạch được duyệt của Công ty.
QUẢN LÝ PHẦN VỐN CỦA CÔNG TY Ở CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC
1. Xây dựng phương án góp vốn trình Bộ Công nghiệp phê duyệt.
2. Cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật người đại diện quản lý phần vốn góp của Công ty ở doanh nghiệp khác.
3. Giám sát, kiểm tra việc sử dụng phần vốn góp của Công ty, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn góp của Công ty; thu lợi nhuận từ phần vốn góp của Công ty ở các doanh nghiệp khác.
(Danh sách các đơn vị có vốn góp của Công tại Phụ lục số 2 kèm theo Điều lệ).
1. Tham gia vào bộ máy quản lý, điều hành ở doanh nghiệp có vốn góp của Công ty theo Điều lệ doanh nghiệp đó.
2. Theo dõi và giám sát tình hình hoạt động ở doanh nghiệp có vốn góp của Công ty.
3. Thực hiện chế độ báo cáo và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty về phần vốn góp của Công ty ở các doanh nghiệp đó.
1. Vốn điều lệ của Công ty gồm có:
a) Vốn được Nhà nước giao tại thời điểm thành lập Công ty.
b) Vốn Nhà nước đầu tư bổ sung cho Công ty.
c) Phần lợi nhuận sau thuế được trích bổ sung theo quy định hiện hành.
d) Các nguồn vốn khác (nếu có).
2. Khi có sự tăng giảm vốn điều lệ, Công ty phải điều chỉnh kịp thời trong Bảng cân đối tài sản và công bố vốn điều lệ của Công ty đã được điều chỉnh.
1. Công ty được thành lập và sử dụng các quỹ để đảm bảo cho sự phát triển của Công ty đạt hiệu quả cao.
2. Các quỹ của Công ty được thành lập do Tổng giám đốc quyết định, bao gồm:
a) Quỹ đầu tư phát triển được lập từ nguồn vốn khấu hao cơ bản và trích từ lợi nhuận của Công ty theo quy định của Bộ Tài chính, lợi tức thu được từ phần vốn góp của Công ty ở các doanh nghiệp khác, các liên doanh nước ngoài và các nguồn khác.
Vốn khấu hao cơ bản và lợi tức tái đầu tư của các đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty đều tập trung tại Công ty để đầu tư theo kế hoạch hàng năm.
b) Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi được trích lập theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Mức trích lập, trích nộp cụ thể và việc sử dụng các quỹ này theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 36. Tự chủ về tài chính của Công ty:
1. Công ty hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối các khoản thu, chi, có trách nhiệm bảo toàn phát triển nguồn vốn kinh doanh của Công ty kể cả phần vốn góp vào các doanh nghiệp khác và các liên doanh nước ngoài.
2. Công ty thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính trong toàn Công ty. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc thực hiện theo phân cấp và đảm bảo nguyên tắc quản lý thống nhất tập trung trong toàn Công ty.
3. Trách nhiệm vật chất của Công ty trong các mối quan hệ kinh doanh và trong quan hệ dân sự được giới hạn ở mức vốn điều lệ Công ty tại thời điểm công bố gần nhất.
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG TY VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
1. Chấp hành pháp luật, thực hiện các quy định của Chính phủ và Bộ Công nghiệp có liên quan đến Công ty.
2. Thực hiện quy hoạch, chiến lược phát triển Công ty trong tổng thể quy hoạch, chiến lược phát triển ngành; thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Bộ Công nghiệp và Nhà nước.
3. Chấp hành các chế độ tài chính, tín dụng, thuế, thu lợi nhuận; các chế độ về kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật về kế toán - thống kê.
4. Tuân thủ các quy định của Nhà nước và Bộ Công nghiệp về công tác tổ chức và cán bộ gồm: thành lập, tách, nhập, tổ chức lại, giải thể; phê chuẩn và sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng Công ty.
5. Thực hiện các quy định về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
6. Thực hiện các quy định về quan hệ đối ngoại và xuất, nhập khẩu.
7. Bảo đảm thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động trong Công ty theo quy định của pháp luật.
TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN CÔNG TY
DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CÔNG TY TẠI THỜI ĐIỂM BAN HÀNH ĐIỀU LỆ CÔNG TY
(Kèm theo Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Công ty Da - Giầy Việt Nam)
1. Nhà máy Giày Phúc Yên, thị trấn Phúc Yên, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Xí nghiệp Sản xuất - Dịch vụ thương mại Da - Giầy, 26 Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
3. Nhà máy Thuộc da Vinh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
DANH SÁCH ĐƠN VỊ CÓ VỐN GÓP CỦA CÔNG TY TẠI THỜI ĐIỂM BAN HÀNH ĐIỀU LỆ CÔNG TY
(Kèm theo Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Công ty Da - Giầy Việt Nam)
Công ty Cổ phần Giầy Hiệp An, 311 - 319 đường Gia Phú, quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 1Quyết định 94/2003/QĐ-BCN về việc giao kế hoạch năm 2003 cho Công ty Da giầy Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 2Quyết định 76/2003/QĐ-BCN về việc thành lập Công ty Da Giầy Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 3Luật Công đoàn 1990
- 4Bộ luật Lao động 1994
- 5Luật Doanh nghiệp Nhà nước 1995
- 6Nghị định 74-CP năm 1995 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy bộ công nghiệp
- 7Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996
- 8Luật Doanh nghiệp 1999
Quyết định 88/2003/QĐ-BCN phê duyệt Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Công ty Da - Giầy Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- Số hiệu: 88/2003/QĐ-BCN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/05/2003
- Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp
- Người ký: Bùi Xuân Khu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 47
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra