- 1Quyết định 38/2013/QĐ-UBND định mức kinh tế kỹ thuật một số cây trồng vật nuôi chính trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 2Quyết định 3053/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành đến hết ngày 30/11/2014 liên quan đến dịch vụ công trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp
- 3Quyết định 231/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2014
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
Số: 88/2002/QĐ-UB | Đắk Lắk, ngày 11 tháng 06 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT CÂY CÀ PHÊ VỐI, CÂY CAO SU GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 21/6/1994;
Căn cứ Quyết định số 06/2002/QĐ-BNN ngày 09/01/2002 của Bộ Nông nghiệp & PTNT “V/v Ban hành tiêu chuẩn về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê vối”;
Căn cứ Công văn số 500/CV-KNKL ngày 02/5/2002 của Cục Khuyến nông và Khuyến lâm “V/v thẩm định định mức KTKT cây cà phê, cao su”;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Tờ trình số 92/TT-NN ngày 06/6/2002 “V/v Ban hành định mức KTKT cây cà phê và cao su trên địa bàn tỉnh DakLak”. (Kèm theo Công văn số 2046/CV-KH-TĐ ngày 10/12/2001 của Sở Kế hoạch & Đầu tư “V/v Đề nghị phê duyệt định mức KTKT cây cà phê, cao su trên địa bàn tỉnh DakLak” Công văn số 739/CV-SXD-KTKH ngày 15/11/2001 của Sở xây dựng “V/v Phê duyệt định mức KTKT cây cà phê, cao su trên địa bàn tỉnh DakLak”.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành Định mức kinh tế kỹ thuật cây cà phê vối và cây cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản trên địa bàn tỉnh DakLak (có Định mức kèm theo).
Điều 2. Giao cho Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức phổ biến, hướng dẫn, triển khai thực hiện Định mức này.
Điều 3. Chánh văn phòng HĐND & UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp - PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính - Vật giá, chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các sở, ngành, đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, những văn bản trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH DAKLAK |
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT
CÂY CÀ PHÊ VỐI (COFFEA CANEPHORA) GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 88/QĐ-UB ngày 11 tháng 6 năm 2002 của UBND tỉnh Đăk Lăk)
1A – NĂM TRỒNG MỚI
TT | HẠNG MỤC CÔNG VIỆC | ĐVT | ĐỊNH MỨC | YÊU CẦU KỸ THUẬT | |
T/Công | Máy | ||||
A/ BIỆN PHÁP ĐÀO HỐ BẰNG THỦ CÔNG |
| ||||
1 | CHUẨN BỊ ĐẤT | Công | 108 |
| Đất phải được khai hoang rà rễ kỹ, gốc thân cành cây phải được gom dọn chuyển ra khỏi lô |
1 | Cày bừa đất bằng máy | Ca |
| 1,01 | Cày sâu 40 - 50 cm, bừa kỹ 2 - 3 lần, đất tơi xốp, bằng phẳng, không còn ụ mối, gốc dại |
2 | Dọn đất lượm rễ cây dại, vệ sinh lô | Công | 5 |
| Đất sạch cỏ dại, tàn dư thực vật, cần chú ý diệt sạch cỏ tranh |
3 | Chuẩn bị cọc - Thiết kế lô | Công | 3 |
| Cây cách cây 3 m, hàng cách hàng 3m, bảo đảm mật độ 1.100 cây/ha |
4 | Đào hố thủ công hoàn chỉnh | Công | 55 |
| Dài x rộng x sâu (60 x 60 x 60 cm), lớp đất mặt để riêng, xong 1 - 2 tháng trước khi trồng |
5 | Xử lý hố trước khi trộn phân lấp hố | Công | 3 |
| Xử lý vôi nông nghiệp, thuốc xử lý đất trước khi trộn phân lấp hố |
6* | Vận chuyển, rãi phân hữu cơ vào hố | Công | 20 |
| Phân hữu cơ (phân chuồng hoai mục) bón lót tối thiểu 10 kg/hố và 0.5 kg phân lân nung chảy |
7 | Trộn phân, xả thành và lấp đầy hố | Công | 22 |
| Phân hữu cơ trộn với lớp đất mặt, Lấp xuống hố cách mặt đất 10 cm trước khi trồng 01 tháng |
II | TRỒNG CÀ PHÊ - CÂY CHE BÓNG | Công | 29 |
| Đúng thời vụ 15/5 đến 15/8, tốt nhất 01/6 đến 15/7 |
1 | Lựa chọn cây giống | Công | 1 |
| Tuổi cây 6-8 tháng, 5-7 cặp lá thật, chiều cao cây 25-35 cm, không sâu bệnh dị dạng |
2 | Vận chuyển và rãi cây giống vào hố | Công | 2 |
| Mỗi hố 01 cây, không bị bể bầu đất, nếu trồng 2 cây phải chọn hai cây tương đương nhau |
3 | Trồng cây cà phê hoàn chỉnh | Công | 15 |
| Thẳng hàng dọc, hàng ngang, vét tạo bồn đúng quy cách, mặt bầu thấp hơn mặt đất 15-20 cm |
4 | Trồng cây che bóng và cây chắn gió | Công | 8 |
| Trồng trên hàng giữa hai cây cà phê, Muồng đen: 36m x (24 - 25m): Keo đậu : 12m x 12m |
5 | Gieo trồng cây muồng hoa vàng chắn gió tạm | Công | 3 |
| Gieo cách gốc cà phê 0,1m. Muồng hạt nhỏ gieo 2-3 hàng; Muồng hạt lớn gieo 1 hàng |
III | CHĂM SÓC | Công | 94 |
|
|
1 | Kiểm tra, đào hố trồng dặm | Công | 2 |
| Sau trồng 15 - 20 ngày, thao tác như trồng mới, kết thúc dặm khi mùa mưa còn 1,5 - 2 tháng |
2 | Vận chuyển và bón phân hóa học | Công | 6 |
| Phân rãi đều quanh tán, cách gốc cà phê 15 – 20 cm, xới trộn đều với lớp đất mặt độ sâu 5cm |
3 | Làm cỏ | Công | 35 |
| Kịp thời, không làm xây xát vùng cổ rễ, tốt nhất dùng tay nhổ cỏ mọc ngay sát gốc |
4 | Sửa, vét bồn tủ gốc | Công | 20 |
| Làm nước mùa khô từ 1 - 2 tháng, quy cách bồn rộng 1m, sâu 20 - 25cm, căn bản là tủ gốc |
5 | Phun thuốc BVTV | Công | 3 |
| Thường xuyên kiểm tra, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng |
6 | Chăm sóc cây che bóng, cây chắn gió tạm | Công | 5 |
| Thường xuyên rong tỉa cành lá để không che phủ lên cây cà phê |
7 | Làm cỏ đường lô | Công | 4 |
| Tiến hành làm vào đầu mùa khô để chống cháy |
8 | Phay giữa hàng bằng máy | Ca |
| 0,20 | Thực hiện cuối mùa mưa, luôn bảo đảm đất tơi xốp |
9 | Cuốc xăm sới giữa hàng bằng thủ công | Công | 18 |
| Thường xuyên bảo đảm cây trồng xen, hoặc cỏ dại không lấn át cây cà phê, đất tơi xốp |
10 | Định thân, tỉa chồi vượt | Công | 1 |
| Chỉ nuôi thêm thân phụ khi trồng 01 cây/hố, tỉa bỏ chồi vượt |
IV | KIỂM KÊ - BẢO VỆ VƯỜN CÂY | Công | 2 |
|
|
1 | Kiểm kê nghiệm thu cuối năm | Công | 1 |
| Đánh giá chất lượng vườn cây phân loại theo bảng tiêu chuẩn kèm theo |
2 | Bảo vệ vườn cây thường xuyên | Công | 1 |
| Không để trâu bò súc vật vào lô cắn phá cây cà phê, cây che bóng, cây chắn gió |
| CÔNG: + CÔNG THỦ CÔNG + MÁY THI CÔNG |
Công Ca |
233 |
1,21 |
Công xây dựng cơ bản bậc 4/6 Máy có công suất 50 CV |
*Trường hợp sử dụng các loại phân vi sinh hoặc phân sinh hóa hữu cơ để bón lót hố, định mức bình quân 03 tấn/ha. Mức hao phí nhân công thủ công vận chuyển, rãi phân vào hố là 05 công/ha
1B – NĂM TRỒNG MỚI
TT | HẠNG MỤC CÔNG VIỆC | ĐVT | ĐỊNH MỨC | YÊU CẦU KỸ THUẬT | |
T/Công | Máy | ||||
B/ BIỆN PHÁP ĐÀO HỐ BẰNG MÁY |
| ||||
I | CHUẨN BỊ ĐẤT | Công | 78 |
| Đất phải được khai hoang rà rễ kỹ, gốc thân cành cây phải được gom dọn chuyển ra khỏi lô |
1 | Cày bừa đất bằng máy | Ca |
| 1,01 | Cày sâu 40 - 50 cm, bừa kỹ 2 - 3 lần, đất tơi xốp, bằng phẳng, không còn ụ mối, gốc dại |
2 | Dọn đất lượm rễ cây dại, vệ sinh lô | Công | 5 |
| Đất sạch cỏ dại, tàn dư thực vật, cần chú ý diệt sạch cỏ tranh |
3 | Chuẩn bị cọc - Thiết kế lô | Công | 3 |
| Cây cách cây 3 m, hàng cách hàng 3m, bảo đảm mật độ 1.100 c/ha |
4 | Cày rạch hàng hoặc khoan hố bằng máy | Ca |
| 0,36 | Cày, khoan sâu 40 – 50 cm. Phải chú ý phá thành khi trộn phân lấp hố |
5 | Sửa hố hoàn chỉnh sau khi khoan, rạch hàng | Công | 25 |
| Dài x rộng x sâu (60 x 60 x 60 cm), lớp đất mặt để riêng, xong 1 - 2 tháng trước khi trồng |
6 | Xử lý hố trước khi trộn phân lấp hố | Công | 3 |
| Xử lý vôi nông nghiệp, thuốc xử lý đất trước khi trộn phân lấp hố |
7* | Vận chuyển, rãi phân hữu cơ vào hố | Công | 20 |
| Phân hữu cơ (phân chuồng hoai mục) bón lót tối thiểu 10 kg/hố và 0.5 kg phân lân nung chảy |
8 | Trộn phân, xả thành và lấp đầy hố | Công | 22 |
| Phân hữu cơ trộn với lớp đất mặt, Lấp xuống hố cách mặt đất 10 cm trước khi trồng 01 tháng |
II | TRỒNG CÀ PHÊ - CÂY CHE BÓNG | Công | 29 |
| Đúng thời vụ 15/5 đến 15/8, tốt nhất 01/6 đến 15/7 |
1 | Lựa chọn cây giống | Công | 1 |
| Tuổi cây 6-8 tháng, 5-7 cặp lá thật, chiều cao cây 25 - 35 cm, không sâu bệnh dị dạng |
2 | Vận chuyển và rãi cây giống vào hố | Công | 2 |
| Mỗi hố 01 cây, không bị bể bầu đất, nếu trồng 2 cây phải chọn hai cây tương đương nhau |
3 | Trồng cây cà phê hoàn chỉnh | Công | 15 |
| Thẳng hàng dọc, hàng ngang, vét tạo bồn đúng quy cách, mặt bầu thấp hơn mặt đất 15-20 cm |
4 | Trồng cây che bóng và cây chắn gió | Công | 8 |
| Trồng trên hàng giữa hai cây cà phê * Muồng đen 36m x (24 - 25m): *Keo đậu : 12m x 12m |
5 | Gieo trồng cây muồng hoa vàng chắn gió tạm | Công | 3 |
| Gieo cách gốc cà phê 01m, Muồng hạt nhỏ gieo 2-3 hàng; Muồng hạt lớn gieo 1 hàng |
III | CHĂM SÓC | Công | 94 |
|
|
1 | Kiểm tra, đào hố trồng dặm | Công | 2 |
| Sau trồng 15 - 20 ngày, thao tác như trồng mới, kết thúc dặm khi mùa mưa còn 1,5 - 2 tháng |
2 | Vận chuyển và bón phân hóa học | Công | 6 |
| Phân rãi đều quanh tán, cách gốc cà phê 15 – 20 cm, xới trộn đều với lớp đất mặt độ sâu 5cm |
3 | Làm cỏ | Công | 35 |
| Kịp thời, không làm xây xát vùng cổ rễ, tốt nhất dùng tay nhổ cỏ mọc ngay sát gốc |
4 | Sửa, vét bồn tủ gốc | Công | 20 |
| Làm nước mùa khô từ 1 - 2 tháng, quy cách bồn rộng 1m, sâu 20 - 25cm, căn bản là tủ gốc |
5 | Phun thuốc BVTV | Công | 3 |
| Thường xuyên kiểm tra, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng |
6 | Chăm sóc cây che bóng, cây chắn gió tạm | Công | 5 |
| Thường xuyên rong tỉa cành lá để không che phủ lên cây cà phê |
7 | Làm cỏ đường lô | Công | 4 |
| Tiến hành làm vào đầu mùa khô để chống cháy |
8 | Phay giữa hàng bằng máy | Ca |
| 0,20 | Thực hiện cuối mùa mưa, luôn bảo đảm đất tơi xốp |
9 | Cuốc xăm sới giữa hàng bằng thủ công | Công | 18 |
| Thường xuyên bảo đảm cây trồng xen, hoặc cỏ dại không lấn át cây cà phê, đất tơi xốp |
10 | Định thân, tỉa chồi vượt | Công | 1 |
| Chỉ nuôi thêm thân phụ khi trồng 01 cây/hố, tỉa bỏ chồi vượt |
IV | KIỂM KÊ - BẢO VỆ VƯỜN CÂY | Công | 2 |
|
|
1 | Kiểm kê, nghiệm thu cuối năm | Công | 1 |
| Đánh giá chất lượng vườn cây phân loại theo bảng tiêu chuẩn kèm theo |
2 | Bảo vệ vườn cây thường xuyên | Công | 1 |
| Không để trâu bò súc vật vào lô cắn phá cây cà phê, cây che bóng, cây chắn gió |
| CÔNG: + CÔNG THỦ CÔNG + MÁY THI CÔNG |
Công Ca |
203 |
1,57 |
Công xây dựng cơ bản bậc 4/6 Máy tiêu chuẩn có công suất 50 CV |
*Trường hợp sử dụng các loại phân vi sinh hoặc phân sinh hóa hữu cơ để bón lót hố định mức bình quân 03 tấn/ha. Mức hao phí nhân công thủ công vận chuyển, rãi phân vào hố là 05 công/ha
2/ NĂM KIẾN THIẾT CƠ BẢN THỨ NHẤT (KTCB 1)
TT | HẠNG MỤC CÔNG VIỆC | ĐVT | ĐỊNH MỨC | YÊU CẦU KỸ THUẬT | |
T/Công | Máy | ||||
I | TRỒNG DẶM | Công | 5 |
|
|
1 | Trồng dặm hoàn chỉnh cà phê và cây bóng | Công | 5 |
| Kiểm tra, đào hố, chuyển phân bón, cây giống, trộn phân lấp hố và trồng hoàn chỉnh 10% |
II | CHĂM SÓC | Công | 217 |
|
|
1 | Làm cỏ đường lô | Công | 4 |
| Tiến hành làm vào đầu mùa khô để chống cháy |
2 | Làm cỏ | Công | 68 |
| Kịp thời, không làm xây xát vùng cổ rễ, tốt nhất dùng tay nhổ cỏ mọc ngay sát gốc, 5 - 6 lần |
3 | Làm cỏ kết hợp tủ gốc cuối mùa mưa | Công | 20 |
| Làm sạch cỏ trong gốc, vật liệu tủ phải cách gốc 10 cm |
4 | Bón phân vô cơ | Công | 18 |
| Phân rãi hình vành khăn rộng từ 15 - 20cm theo tán lá, xới trộn đều với lớp đất mặt độ sâu 5cm |
5 | Định thân, tỉa chồi vượt, tạo hình | Công | 4 |
| Chỉ nuôi thêm thân phụ khi trồng 01cây/hố, tỉa bỏ chồi vượt, cây khuyết tán nuôi thân bổ sung |
6 | Phun thuốc BVTV | Công | 6 |
| Thường xuyên kiểm tra, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, đúng thuốc, đúng lúc, đúng lưu lượng |
7 | Công tưới nước | Công | 28 |
| Tưới phun: 400 - 500 m³/lần. Tưới gốc 200 - 400 lít/gốc/lần, chu kỳ 20 - 25 ngày |
8 | Máy tưới | Ca |
| 1,24 | Máy tiêu chuẩn Sigma Z50 |
9 | Gieo bổ sung và chăm sóc cây che bóng tạm | Công | 5 |
| Gieo bổ sung sau khi chặt sát gốc đầu mùa mưa, rong tỉa cành lá, không để lấn át cà phê |
10 | Phay giữa hàng bằng máy | Ca |
| 0,20 | Thực hiện cuối mùa mưa, luôn bảo đảm đất tơi xốp |
11 | Chăm sóc điều chỉnh cây che bóng | Công | 2 |
| Rong tỉa nâng dần tán cây che bóng lên trên tán cây cà phê, cách tán cây cà phê tối thiểu 4m |
12 | Đào hố - ép xanh | Công | 25 |
| Đầu mùa mưa (tháng 5-8), đào rãnh dọc 2 bên thành của bồn rộng 20 cm, sâu 20-25 cm |
13 | Đào sửa, vét bồn tủ gốc | Công | 30 |
| Giữa mùa mưa vét mở rộng bồn, đạt hoàn chỉnh theo kích thước rộng 2 - 2,5m, sâu 20 - 25cm |
14 | Phá muồng hoa vàng, cây che bóng tạm | Công | 2 |
| Đầu mùa mưa, chặt sát gốc, thân lá tủ vào gốc cà phê |
15 | Tạo hình bổ sung, vệ sinh vườn cây | Công | 5 |
| Tỉa chồi, cắt cành khô, tỉa thưa cành thứ cấp bên trên, quét dọn lá khô trên vườn… |
IV | KIỂM KÊ - BẢO VỆ VƯỜN CÂY |
| 2 |
|
|
1 | Kiểm kê, nghiệm thu cuối năm |
| 1 |
| Đánh giá chất lượng vườn cây phân loại theo bảng tiêu chuẩn kèm theo |
2 | Bảo vệ vườn cây thường xuyên |
| 1 |
| Không để trâu bò súc vật vào lô cắn phá cây cà phê, cây che bóng, cây chắn gió |
CỘNG: + CÔNG THỦ CÔNG |
Công |
224 |
|
Công xây dựng cơ bản bậc 4/6 | |
+ MÁY TƯỚI | Ca |
| 1,24 | Máy tiêu chuẩn Sigma Z50 | |
+ MÁY CHĂM SÓC | Ca |
| 0,20 | Máy tiêu chuẩn có công suất 50 CV |
3/ NĂM KIẾN THIẾT CƠ BẢN THỨ HAI (KTCB II)
TT | HẠNG MỤC CÔNG VIỆC | ĐVT | ĐỊNH MỨC | YÊU CẦU KỸ THUẬT | |
T/Công | Máy | ||||
I | TRỒNG DẶM | Công | 4 |
|
|
1 | Trồng dặm hoàn chỉnh cà phê và cây bóng | Công | 4 |
| Kiểm tra, đào hố, chuyển phân bón, cây giống, trộn phân lấp hố và trồng hoàn chỉnh 10% |
II | CHĂM SÓC | Công | 258 |
|
|
1 | Làm cỏ đường lô | Công | 4 |
| Tiến hành làm vào đầu mùa khô để chống cháy |
2 | Làm cỏ | Công | 60 |
| Kịp thời, không làm xây xát vùng cổ rễ, tốt nhất dùng tay nhổ cỏ mọc ngay sát gốc, 4 - 5 lần |
3 | Làm cỏ kết hợp tủ gốc cuối mùa mưa | Công | 20 |
| Làm sạch cỏ trong gốc, vật liệu tủ phải cách gốc 10 cm |
4 | Bón phân vô cơ | Công | 21 |
| Phân rãi hình vành khăn rộng từ 15 - 20cm theo tán lá, xới trộn đều với lớp đất mặt độ sâu 5cm |
5 | Định thân, tỉa chồi vượt, tạo hình | Công | 16 |
| Thường xuyên tỉa bỏ chồi vượt, cây bị khuyết tán nuôi thân bổ sung, hãm ngọn cao 1.2 - 1.3m |
6 | Tạo hình bổ sung, vệ sinh vườn cây | Công | 5 |
| Tỉa chồi, cắt cành khô, tỉa thưa cành thứ cấp bên trên, quét dọn lá khô trên vườn |
7 | Phun thuốc BVTV | Công | 10 |
| Thường xuyên kiểm tra, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng |
8 | Đào hố, rãnh để bón phân hữu cơ – ép xanh | Công | 20 |
| Đầu mùa mưa (tháng 5-8), đào rãnh dọc 2 bên thành của bồn rộng 20 cm, sâu 20 - 25 cm |
9* | Chuyển lấp phân hữu cơ, vật liệu ép xanh | Công | 25 |
| Phân hữu cơ, vật liệu ép xanh tấp vào rãnh cùng với lượng phân lân ủ chung, lấp và dậm chặt |
10 | Công tưới nước | Công | 28 |
| Tưới phun: 400 - 500 m³/lần. Tưới gốc 200 - 400 lít/gốc/lần, chu kỳ 20 - 25 ngày |
11 | Máy tưới | Ca |
| 1,74 | Máy tiêu chuẩn Sigma Z50 |
12 | Gieo bổ sung và chăm sóc cây che bóng tạm | Công | 5 |
| Gieo bổ sung sau khi chặt sát gốc, rong tỉa cành lá, không để che phủ lấn át cà phê |
13 | Phay giữa hàng bằng máy | Ca |
| 0,20 | Thực hiện cuối mùa mưa, luôn bảo đảm đất tơi xốp |
14 | Chăm sóc điều chỉnh cây che bóng | Công | 4 |
| Rong tỉa nâng dần tán cây che bóng lên trên tán cây cà phê, cách tán cây cà phê tối thiểu 4m |
15 | Đào sửa, vét bồn tủ gốc | Công | 35 |
| Giữa mùa mưa vét mở rộng bồn, đạt hoàn chỉnh theo kích thước rộng 2 - 2,5m, sâu 20 - 25cm |
16 | Phá muồng hoa vàng, cây che bóng tạm | Công | 5 |
| Đầu mùa mưa, chặt sát gốc, thân lá tủ vào gốc cà phê |
IV | KIỂM KÊ - BẢO VỆ VƯỜN CÂY |
| 2 |
|
|
1 | Kiểm kê, nghiệm thu cuối năm |
| 1 |
| Đánh giá chất lượng vườn cây phân loại theo bảng tiêu chuẩn kèm theo |
2 | Bảo vệ vườn cây thường xuyên |
| 1 |
| Không để trâu bò súc vật vào lô cắn phá cây cà phê, cây che bóng, cây chắn gió |
CỘNG: + CÔNG THỦ CÔNG |
Công |
264 |
|
Công xây dựng cơ bản bậc 4/6 | |
+ MÁY TƯỚI | Ca |
| 1,74 | Máy tiêu chuẩn Sigma Z50 | |
+ MÁY CHĂM SÓC | Ca |
| 0,20 | Máy tiêu chuẩn có công suất 50 CV |
* Trường hợp sử dụng các loại phân vi sinh hoặc phân sinh hóa hữu cơ thay cho phân chuồng định mức bình quân 02 Tấn/ha. Mức hao phí nhân công thủ công vận chuyển rãi phân vào hố là 18 công/ha. Tổng công thủ công là 257 công/ha.
ĐỊNH MỨC VẬT TƯ CHỦ YẾU CÂY CÀ PHÊ KIẾN THIẾT CƠ BẢN
TT | DANH MỤC CÁC LOẠI VẬT TƯ CHỦ YẾU | ĐVT | CHĂM SÓC KIẾN THIẾT CƠ BẢN NĂM | YÊU CẦU KỸ THUẬT | ||
TRỒNG MỚI | I | II | ||||
1 | Cây cà phê giống | Cây | 1.280 | 120 | 60 |
|
2 | Phân hữu cơ | Tấn | 15 | 0 | 10 | Phân hữu cơ hoai mục, hoặc phân vi sinh, phân sinh hóa hữu cơ. |
3 | Phân đạm (N) | Kg | 60 | 112 | 145 | Phân Urê (46% N) - Phân Sun phát SA (20% N) |
4 | Phân lân (P2O5) | Kg | 84 | 84 | 84 | Phân lân nung chảy, Super lân, Apatit (15% P2O5) |
5 | Phân Kali (K2O) | Kg | 30 | 90 | 120 | Phân Kali Chlorua (60% K2O) |
6 | Thuốc BVTV Bi-58 | Lít | 01 | 02 | 03 |
|
7 | Thuốc trừ nấm bệnh Validamycine | Lít | 01 | 02 | 02 | Nếu có |
9 | Thuốc xử lý đất Basudin | Kg | 15 | 0 | 0 | BTN.Tên thương mại khác Diazinon |
10 | Vôi nông nghiệp | Kg | 500 | 0 | 0 |
|
10 | Cây che bóng, cây đai rừng | Cây | 150 | 15 | 15 |
|
11 | Hạt muồng hoa vàng | Kg | 7 | 06 | 05 |
|
12 | Thuốc diệt cỏ (Glyphosate) | Lít | 0 | 0 | 0 |
|
1/ Trường hợp sử dụng các loại phân vi sinh hoặc phân sinh hóa hữu cơ để bón lót hố, định mức trung bình là: 03 Tấn/ha.
2/ Trường hợp sử dụng các loại phân vi sinh hoặc phân sinh hóa hữu cơ để bón năm chăm sóc KTCB, định mức trung bình là: 2.000 Kg/ha/năm
3/ Đối với phân đạm (N), yêu cầu:
+ Năm chăm sóc KTCB I: cần sử dụng khoảng 20 kg N dạng phân SA bón lần 1 vào giữa mùa khô, kết hợp với tưới nước.
+ Năm chăm sóc KTCB II: cần sử dụng khoảng 30 kg N dạng phân SA bón lần 1 vào giữa mùa khô, kết hợp với tưới nước.
4/ Trường hợp sử dụng phân hỗn hợp NPK thì căn cứ lượng dinh dưỡng tương đương với phân đơn để áp dụng.
A/ TIÊU CHUẨN CÂY CÀ PHÊ THỜI KỲ KTCB
Đối tượng cây | Chiều cao | Số cặp | Các chỉ tiêu đánh giá |
1. Năm trồng mới | |||
- Cây A | 0,40 - 0,50 | 3 - 4 | Tán lá khỏe tròn đều, sắc lá xanh đậm, không bị sâu bệnh, lá rụng rất ít. |
- Cây B | 0,30 - 0,40 | > 2 - 3 | Tán lá tương đối đều, sắc lá xanh nhưng không đậm đều, bắt đầu có biểu hiện thiếu dinh dưỡng, hơi bị rụng lá |
- Cây C | ≈ 0,30 | 2 | Biểu hiện sinh trưởng kém, còi cọc thiếu dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc không đạt yêu cầu |
2. Năm chăm sóc I | |||
- Cây A | 1,00 - 1,20 | 12 - 15 | Chiều dài cành đạt từ 0,70 - 0,8 m và các chỉ tiêu kỹ thuật như cây A trồng mới |
- Cây B | 0,60 - 1,00 | > 8 | Chiều dài cặp cành đạt > 0,50 m và các chỉ tiêu kỹ thuật như cây B trồng mới |
- Cây C | 0,50 - 0,60 | < 7 | Chiều dài cành hơn 0,50 m và các chỉ tiêu kỹ thuật như cây C trồng mới |
- Cây D |
|
| Không đạt các tiêu chuẩn trên |
3. Năm chăm sóc II | |||
- Cây A | 1,00 - 1,40 | > 15 | Chiều dài cành > 0,80 - 1,00 m và các chỉ tiêu kỹ thuật như cây A trồng mới |
- Cây B | 0,80 - 1,0 | 12 - 15 | Chiều dài cành 0,70 - 0,8 m và các chỉ tiêu kỹ thuật như cây B trồng mới |
- Cây C | > 0,60 | > 8 | Chiều dài cành 0,60 m và các chỉ tiêu kỹ thuật như cây C trồng mới |
- Cây D |
|
| Không đạt các tiêu chuẩn trên |
B/ TIÊU CHUẨN VƯỜN CÂY KTCB
Chỉ tiêu | Vườn loại A | Vườn loại B | Vườn | Ghi chú: | ||||
TM | CS I | CS II | TM | CS I | CS II | |||
Tỷ lệ cây sống % | 90 | 100 | 100 | 90 | 95 | 100 | Không thuộc hai loại vườn trên | - Thời điểm kiểm kê phân loại vườn cây: Tháng 12 hằng năm. - Sản lượng thu bói tính bằng kg cà phê quả tươi/ha. |
Trong đó: |
|
|
|
|
|
| ||
% Cây loại A | 90 | 70 | 65 | 50 | 50 | 50 | ||
% Cây loại B | 5-10 | 20 | 25 | 20 | 30 | 30 | ||
% Cây loại C | 5 | 10 | 10 | 20 | 20 | 20 | ||
Sản lượng thu bói (Kg/ha) |
|
| 5.000 |
|
| 3.500 |
GHI CHÚ: Vườn loại A phải có đầy đủ hệ thống cây che bóng, cây chắn gió phòng hộ theo quy trình kỹ thuật. Vườn B đạt từ 60-70% vườn loại A
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT
CÂY CAO SU (HÉVEA BRASILIENSIS) GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 88/QĐ-UB ngày 11 tháng 6 năm 2002 của UBND tỉnh Đăk Lăk
1A/ NĂM TRỒNG MỚI
TT | HẠNG MỤC CÔNG VIỆC | ĐỊNH MỨC | YÊU CẦU KỸ THUẬT | ||||
N/Công | Ca máy | ||||||
A/ PHƯƠNG PHÁP TRỒNG BẰNG CÂY STUMP TRẦN – MẬT ĐỘ THIẾT KẾ 555 Cây/ha | |||||||
I | CHUẨN BỊ ĐẤT | 41,5 |
|
| |||
1 | Phóng nọc thiết kế hố trồng | 1,5 |
| Cây cách cây 3 m, hàng cách hàng 6 m, bảo đảm mật độ 555 cây/ha | |||
2 | Đào hố thủ công | 28 |
| Dài x rộng x sâu (60 x 50 x 60 cm), lớp đất mặt để riêng, xong 1 – 2 tháng trước khi trồng | |||
3 | Xử lý hố. Sửa hố và chuyển phân bón lót | 3 |
| Xử lý vôi nông nghiệp, thuốc xử lý đất trước khi trộn phân lấp hố | |||
4 | Trộn phân hữu cơ bón lót, xã thành lấp hố | 9 |
| Phân hữu cơ bón lót tối thiểu 10 kg/hố và 0.5kg phân lân nung chảy trộn với lớp đất mặt | |||
II | TRỒNG CÂY CAO SU | 15,5 |
|
| |||
1 | Chọn và vận chuyển cây giống vào hố | 0,5 |
| Mỗi hố 01 Stump, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cây Stump giống, thời vụ 01/6 đến 31/7 | |||
2 | Móc hố, trồng toàn diện hoàn chỉnh | 9 |
| Dọn sạch cỏ, rễ cây xung quanh, đặt cây Stum thẳng đứng, mặt ghép về hướng gió chính | |||
3 | Cắm máng hướng tược | 1 |
| Máng tre dài 25 – 30 cm, rộng 4 – 5 cm cắm cách gốc 5cm nghiêng ra phía ngoài mắt tháp | |||
4 | Kiểm tra và trồng dặm 20% | 5 |
| Kiểm tra 20 ngày sau trồng, dặm đúng giống đã trồng, thao tác như trồng mới | |||
III | CHĂM SÓC | 61 | 0,75 |
| |||
1 | Làm cỏ trên hàng | 28 |
| Rộng 2m, cách gốc mỗi bên 01m, cỏ sát gốc phải nhổ bằng tay, tránh dùng cuốc dễ hư cây | |||
2 | Bón phân hóa học kết hợp xới xáo | 4 |
| Kết hợp làm sạch cỏ, xới quanh gốc hình vành khăn cách gốc cao su 30 – 40cm: 3 đợt/năm | |||
3 | Phát cỏ giữa hàng diệt tranh cuối mùa | 10 |
| Nếu không trồng xen cần duy trì thảm cỏ thấp cách mặt đất 5 – 10cm, trung bình 2 lần/năm | |||
4 | Bảo vệ thực vật | 1 |
| Thường xuyên kiểm tra, phòng trừ sâu bệnh, dùng đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng | |||
5 | Cắt tỉa chồi dại, chồi ngang | 1 |
| Thường xuyên cắt tỉa chồi thực sinh kịp thời để cho cây ghép phát triển tốt | |||
6 | Làm cỏ tủ gốc, bồi đất, vét bồn | 16 |
| Sau trồng 1 tháng cần bồi đất bổ sung, tạo bồn đường kính 01 cm, tủ gốc cuối mùa mưa | |||
7 | Chống cháy bằng máy |
| 0,15 | Thực hiện cuối mùa mưa đầu mùa khô. Dùng máy cày các đường rãnh cản lửa theo từng lô | |||
8 | Chống cháy thủ công | 2 |
| Kiểm tra phát dọn bờ lô, phòng chống cháy kịp thời | |||
9 | Cây chăm sóc cuối năm |
| 0,60 | Không cày sát hàng cây cao su, khoảng cách tối thiểu 01m | |||
IV | BẢO VỆ VƯỜN CÂY | 2 |
|
| |||
1 | Bảo vệ thường xuyên | 1 |
| Không để trâu bò, súc vật, thú rừng vào lô cắn phá hại cây cao su | |||
2 | Kiểm kê phân loại, nghiệm thu cuối năm | 1 |
| Yêu cầu 90% cây tháp sống, 80% cây phát triển 2 tầng lá. | |||
| CỘNG | 120 | 0,75 | Công xây dựng cơ bản bậc 4/6. Máy tiêu chuẩn công suất 50CV | |||
ĐỊNH MỨC VẬT TƯ CHỦ YẾU – YÊU CẦU KỸ THUẬT | |||||||
1 | Giống Stump trần | 610 Cây | Stump trần 10 tháng tuổi, đường kính ≥ 15cm, đo cách cổ rễ 10cm, rễ cọc thẳng, dài 40cm, mắt tháp sống ổn định | ||||
2 | Phân hữu cơ | 5 Tấn | Phân chuồng hoai mục, hoặc sử dụng các loại phân vi sinh, phân sinh hóa hữu cơ, định mức 2 – 3 Kg/ gốc | ||||
3 | Phân đạm (N) | 18,50 Kg | Phân Urê (46% N) – Phân Sun phát SA (20% N) | ||||
4 | Phân lân (P2O5) | 17,10 Kg | Phân lân nung chảy (15% P2O5) | ||||
5 | Phân kali (K2O) | 9,00 Kg | Phân Kali Chlorua (60% K2O) | ||||
6 | Vôi nông nghiệp | 200 Kg |
| ||||
7 | Máng hướng tược | 555 Cái | Máng tre dài 25 – 30 cm, rộng 4 – 5 cm | ||||
8 | Basudin | 2 Kg | BTN. Tên thương mại khác Diazinon | ||||
9 | Thuốc bảo vệ cây trồng CuSO4 | 1 Kg |
| ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
TT | HẠNG MỤC CÔNG VIỆC | ĐỊNH MỨC | YÊU CẦU KỸ THUẬT | ||||
N/Công | Ca máy | ||||||
B/ PHƯƠNG PHÁP TRỒNG BẰNG CÂY BẦU – MẬT ĐỘ THIẾT KẾ 555 Cây/ha | |||||||
I | CHUẨN BỊ ĐẤT | 41,5 |
|
| |||
1 | Phóng nọc thiết kế hố trồng | 1,5 |
| Cây cách cây 3 m, hàng cách hàng 6 m, bảo đảm mật độ 555 cây/ha | |||
2 | Đào hố thủ công quy cách 60 x 60 x 60 cm | 28 |
| Dài x rộng x sâu (60 x 50 x 60 cm), lớp đất mặt để riêng, xong 1 – 2 tháng trước khi trồng | |||
3 | Chuyển phân hữu cơ vào hố | 3 |
| Xử lý vôi công nghiệp, thuốc xử lý đất trước khi trộn phân lấp hố | |||
4 | Trộn phân hữu cơ bón lót, xã thành lấp hố | 9 |
| Phân hữu cơ bón lót tối thiểu 10 kg/hố và 0.5kg phân lân nung chảy trộn với lớp đất mặt | |||
II | TRỒNG CÂY CAO SU | 23,5 |
|
| |||
1 | Chọn và vận chuyển cây giống vào hố | 2,5 |
| Mỗi hố 01 bầu cây, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cây bầu ghép, thời vụ 15/5 đến 15/8 | |||
2 | Móc hố, trồng toàn diện hoàn chỉnh | 17 |
| Dọn sạch cỏ, rễ cây xung quanh, đặt bầu cây thẳng đứng, mắt ghép về hướng gió chính | |||
3 | Cắm máng hướng tược | 1 |
| Máng tre dài 25 – 30 cm, rộng 4 – 5 cm cắm cách gốc 5cm nghiêng ra phía ngoài mắt tháp | |||
4 | Kiểm tra và trồng dặm 20% | 3 |
| Kiểm tra 20 ngày sau trồng, đúng giống đã trồng. Thao tác như trồng mới | |||
III | CHĂM SÓC | 61 | 0,75 |
| |||
1 | Làm cỏ trên hàng | 28 |
| Rộng 2m, cách gốc mỗi bên 01m, cỏ sát gốc phải nhổ bằng tay, tránh dùng cuốc dễ hư cây | |||
2 | Bón phân hóa học kết hợp xới xáo | 4 |
| Kết hợp làm sạch cỏ, xới quanh gốc hình vành khăn cách gốc cao su 30 – 40cm: 3 đợt/năm | |||
3 | Phát cỏ giữa hàng diệt tranh cuối mùa | 10 |
| Nếu không trồng xen cần duy trì thảm cỏ thấp cách mặt đất 5 – 10cm, trung bình 2 lần/năm | |||
4 | Bảo vệ thực vật | 1 |
| Thường xuyên kiểm tra, phòng trừ sâu bệnh, dùng đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng | |||
5 | Cắt tỉa chồi dại, chồi ngang | 1 |
| Thường xuyên cắt tỉa chồi thực sinh kịp thời để cho cây ghép phát triển tốt | |||
6 | Làm cỏ tủ gốc, bồi đất, vét bồn | 16 |
| Sau trồng 1 tháng cần bồi đất bổ sung, tạo bồn đường kính 01 cm, tủ gốc cuối mùa mưa | |||
7 | Chống cháy bằng máy |
| 0,15 | Thực hiện cuối mùa mưa đầu mùa khô. Dùng máy cày các đường rãnh cản lửa theo từng lô | |||
8 | Chống cháy thủ công | 1 |
| Kiểm tra phát dọn bờ lô, phòng chống cháy kịp thời | |||
9 | Cày chăm sóc cuối năm |
| 0,60 | Không cày sát hàng cây cao su, khoảng cách tối thiểu 01m | |||
IV | BẢO VỆ VƯỜN CÂY | 2 |
|
| |||
1 | Bảo vệ thường xuyên | 1 |
| Không để trâu bò, súc vật, thú rừng vào lô cắn phá hại cây cao su | |||
2 | Kiểm kê phân loại, nghiệm thu cuối năm | 1 |
| Yêu cầu 90% cây tháp sống, 80% cây phát triển 2 tầng lá. | |||
| CỘNG (I + II + III) | 128 | 0,75 | Công xây dựng cơ bản bậc 4/6. Máy tiêu chuẩn công suất 50CV | |||
ĐỊNH MỨC VẬT TƯ CHỦ YẾU – YÊU CẦU KỸ THUẬT | |||||||
1 | Cây giống Stump có bầu đất | 585 Cây | Cây ghép có đường kính ≥ 14cm, đo cách cổ rễ 10cm, bầu đất không bị bể, không long gốc, mắt tháp sống ổn định | ||||
2 | Phân hữu cơ | 5 Tấn | Phân chuồng hoai mục, hoặc sử dụng các loại phân vi sinh, phân sinh hóa hữu cơ, định mức 2 – 3 Kg/ gốc | ||||
3 | Phân đạm (N) | 18,50 Kg | Phân Urê (46% N) – Phân Sun phát SA (20% N) | ||||
4 | Phân lân (P2O5) | 17,10 Kg | Phân lân nung chảy (15% P2O5) | ||||
5 | Phân Kali (K2O) | 9,00 Kg | Phân Kali Chlorua (60% K2O) | ||||
6 | Vôi nông nghiệp | 200 Kg |
| ||||
7 | Máng hướng tược | 555 Cái | Máng tre dài 25 – 30 cm, rộng 4 – 5 cm | ||||
8 | Basudin | 2 Kg | BTN. Tên thương mại khác Diazinon | ||||
9 | Thuốc bảo vệ cây trồng CuSO4 | 1 Kg |
| ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
2/ NĂM KIẾN THIẾT CƠ BẢN THỨ NHẤT (KTCB I)
TT | HẠNG MỤC CÔNG VIỆC | ĐỊNH MỨC | YÊU CẦU KỸ THUẬT | ||||
N/Công | Ca máy | ||||||
MẬT ĐỘ THIẾT KẾ: 555 Cây/ha |
| ||||||
I | TRỒNG DẶM | 3 |
|
| |||
1 | Trồng dặm hoàn chỉnh bằng cây có bầu đất | 3 |
| Kiểm tra, đào hố. V/chuyển cây giống, phân bón lót, trộn phân, lấp hố và trồng dặm 15% | |||
II | CHĂM SÓC | 104 | 0,75 |
| |||
1 | Làm cỏ trên hàng | 70 |
| Cách gốc cao su mỗi bên 1,5m, cỏ sát gốc phải nhổ bằng tay, tránh dùng cuốc dễ hư cây | |||
2 | Bón phân hóa học kết hợp xới xáo phá váng | 10 |
| Kết hợp làm sạch cỏ, xới quanh gốc hình vành khăn cách gốc cao su 50 – 60cm: 2 đợt/năm | |||
3 | Làm cỏ giữa hàng | 10 |
| Nếu không trồng xen cần duy trì thảm cỏ thấp cách mặt đất 5 – 10cm, trung bình 2 lần/năm | |||
4 | Phun thuốc diệt cỏ | 1 |
| Không để thuốc tiếp xúc với lá, đọt non, vỏ xây xanh cao su, phun 4 – 6 giờ trước khi có mưa | |||
5 | Vét bồn, tủ gốc giữ ẩm | 9 |
| Giữa mùa mưa vét mở rộng bồn, cuối mùa mưa xới phá váng tủ gốc bán kính 1m dày 10 cm | |||
6 | Cắt chồi ngang tạo hình | 1 |
| Thường xuyên cắt tỉa chồi ngang kịp thời, chỉ giữa lại chồi ngang ở độ cao 3m trở lên | |||
7 | Chống cháy thủ công | 2 |
| Kiểm tra phát dọn bờ lô, phòng chống cháy kịp thời | |||
8 | Chống cháy bằng máy |
| 0,15 | Thực hiện cuối mùa mưa đầu mùa khô. Dùng máy cày các đường rãnh cản lửa theo từng lô | |||
9 | Bảo vệ thực vật | 1 |
| Thường xuyên kiểm tra, phòng trừ sâu bệnh, dùng đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng | |||
10 | Cây chăm sóc giữa hàng bằng máy |
| 0,60 | Phải cày cách gốc cây cao su tối thiểu 1,5m | |||
III | BẢO VỆ LÔ | 2 |
|
| |||
1 | Bảo vệ thường xuyên | 1 |
| Không để trâu bò, súc vật, thú rừng vào lô cắn phá hại cây cao su. | |||
2 | Kiểm kê phân loại, nghiệm thu cuối năm | 1 |
| Mật độ 530 cây/ha, đạt 85% hố có cây tháp sống, đo độ cao 01m vanh bình quân 6-7 cm | |||
| CỘNG (I + II + III) | 109 | 0,75 | Công xây dựng cơ bản bậc 4/6. Máy tiêu chuẩn công suất 50CV | |||
ĐỊNH MỨC VẬT TƯ CHỦ YẾU – YÊU CẦU KỸ THUẬT | |||||||
1 | Cây giống Stump có bầu đất | 90 Cây | Cây ghép có đường kính ≥ 14cm, đo cách cổ rễ 10cm, bầu đất không bị bể, không long gốc, mắt tháp sống ổn định | ||||
2 | Phân đạm (N) | 41,40 Kg | Phân Urê (46% N) – Phân Sun phát SA (20% N) | ||||
3 | Phân lân (P2O5) | 39,00 Kg | Phân lân nung chảy, Super lân. Apatit (15% P2O5) | ||||
4 | Phân kali (K2O) | 16,80 Kg | Phân Kali Chlorua (60% K2O) | ||||
5 | Máng hướng tược | 85 Cái | Máng tre dài 25 – 30 cm, rộng 4 – 5 cm | ||||
6 | Thuốc BVTV (CuSO4) | 2 Kg |
| ||||
7 | Basudin | 2 Kg | BTN, Tên thương mại khác Diazinon | ||||
8 | Lưu huỳnh bột | 0,5 kg |
| ||||
9 | Vôi | 0,5 kg |
| ||||
10 | Thuốc diệt cỏ (Glyphosate) | 3 Lít |
| ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
GHI CHÚ: Cây giống trồng dặm nếu có điều kiện nên sử dụng Stump bầu có 2 – 3 tầng lá ổn định dặm vào đầu vụ trồng mới.
3/ NĂM KIẾN THIẾT CƠ BẢN THỨ HAI (KTCB II)
TT | HẠNG MỤC CÔNG VIỆC | ĐỊNH MỨC | YÊU CẦU KỸ THUẬT | |||
N/Công | Ca Máy | |||||
MẬT ĐỘ THIẾT KẾ: 555 Cây/ha | ||||||
I | CHĂM SÓC | 105 | 0,45 |
| ||
1 | Làm cỏ trên hàng | 65 |
| Cách gốc cao su mỗi bên 1,5m, cỏ sát gốc phải nhổ bằng tay, tránh dùng cuốc dễ hư cây | ||
2 | Bón phân hóa học kết hợp xới xáo phá váng | 15 |
| Kết hợp làm sạch cỏ, xới quanh gốc hình vành khăn cách gốc cao su 70 - 80cm; 2đợt/năm | ||
3 | Làm cỏ giữa hàng | 10 |
| Nếu không trồng xen cần duy trì thảm cỏ thấp cách mặt đất 5 - 10cm, trung bình 2 lần/năm | ||
4 | Chống cháy thủ công | 2 |
| Kiểm tra phát dọn bờ lô, phòng chống cháy kịp thời | ||
5 | Chống cháy bằng máy |
| 0,15 | Thực hiện cuối mùa mưa đầu mùa khô. Dùng máy cày các đường rãnh cản lửa theo từng lô | ||
6 | Phun thuốc diệt cỏ | 1 |
| Không để thuốc tiếp xúc với lá, đọt non, vỏ xanh cây cao su, phun 4 - 6 giờ trước khi có mưa | ||
7 | Vét bồn tủ gốc giữ ẩm | 10 |
| Giữa mùa mưa vét mở rộng bồn, cuối mùa mưa xới phá váng tủ gốc bán kính 1m dày 10cm | ||
8 | Cắt chồi ngang tạo hình | 1 |
| Thường xuyên cắt tỉa chồi ngang kịp thời, chỉ giữ lại chồi ngang ở độ cao 3m trở lên | ||
9 | Bảo vệ thực vật | 1 |
| Thường xuyên kiểm tra, phòng trừ sâu bệnh, dùng đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng | ||
10 | Cày chăm sóc giữa hàng bằng máy (ca) |
| 0,30 | Phải cày cách gốc cây cao su tối thiểu 1,5m | ||
II | BẢO VỆ LÔ | 2 |
|
| ||
1 | Bảo vệ thường xuyên | 1 |
| Không để trâu bò, súc vật, thú rừng vào lô cắn phá hại cây cao su. | ||
2 | Kiểm kê phân loại, nghiệm thu cuối năm | 1 |
| Mật độ 540 cây/ha, đạt 95% hố có cây tháp sống, đo độ cao 01m vanh bình quân 13 - 15 cm | ||
CỘNG (I + II) | 107 | 3,45 | Công xây dựng cơ bản bậc 4/6. Máy tiêu chuẩn công suất 50CV | |||
ĐỊNH MỨC VẬT TƯ CHỦ YẾU - YÊU CẦU KỸ THUẬT | ||||||
1 | Phân đạm (N) | 54,74 Kg | Phân Urê (46% N) - Phân Sun phát SA (20% N) | |||
2 | Phân lân (P2O5) | 27,45 Kg | Phân lân nung chảy, Super lân, Apatit (15% P2O5) | |||
3 | Phân Kali (K2O) | 25,80 Kg | Phân Kali Chlorua (60% K2O) | |||
4 | Thuốc BVTV (CuSO4) | 2 Kg |
| |||
5 | Basudin | 2 Kg | BTN.Tên thương mại khác Diazinon | |||
6 | Lưu huỳnh bột | 0,5 Kg |
| |||
7 | Vôi | 0,5 Kg |
| |||
8 | Thuốc diệt cỏ (Glyphosate) | 3 Lít |
| |||
|
|
|
|
|
|
|
4/ NĂM KIẾN THIẾT CƠ BẢN THỨ BA (KTCB III)
TT | HẠNG MỤC CÔNG VIỆC | ĐỊNH MỨC | YÊU CẦU KỸ THUẬT | |||
N/Công | Ca Máy | |||||
MẬT ĐỘ THIẾT KẾ: 555 Cây/ha | ||||||
I | CHĂM SÓC | 88 | 0,45 |
| ||
1 | Làm cỏ trên hàng | 60 |
| Cách gốc mỗi bên 1,5m, không được kéo đất ra khỏi gốc, tránh xây xát gốc; 4 – 5 lần/năm | ||
2 | Bón phân hóa học kết hợp xới xáo phá váng | 12 |
| Kết hợp làm sạch cỏ, xới quanh gốc hình vành khăn cách gốc cao su 90 – 100 cm; 2 đợt/năm | ||
3 | Làm cỏ giữa hàng | 8 |
| Nếu không trồng xen cần duy trì thảm cỏ thấp cách mặt đất 5 - 10cm, trung bình 2 lần/năm | ||
4 | Bừa giữa hàng bằng máy (ca) | 0 |
|
| ||
5 | Chống cháy thủ công | 2 |
| Kiểm tra phát dọn bờ lô, phòng chống cháy kịp thời | ||
6 | Phun thuốc diệt cỏ | 2 |
| Không để thuốc tiếp xúc với lá, đọt non, vỏ xanh cây cao su, phun 4 - 6 giờ trước khi có mưa | ||
7 | Cắt chồi ngang tạo hình | 2 |
| Thường xuyên cắt tỉa chồi ngang kịp thời, chỉ giữa lại chồi ngang ở độ cao 3m trở lên | ||
8 | Chống cháy bằng máy (ca) |
| 0,15 | Thực hiện cuối mùa mưa đầu mùa khô. Dùng máy cày các đường rãnh cản lửa theo từng lô | ||
9 | Bảo vệ thực vật | 2 |
| Thường xuyên kiểm tra, phòng trừ sâu bệnh, dùng đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng | ||
10 | Cày chăm sóc giữa hàng bằng máy (ca) | 0,30 | 0,30 | Phải cày cách gốc cây cao su tối thiểu 1,5m | ||
II | BẢO VỆ LÔ | 2 |
|
| ||
1 | Bảo vệ thường xuyên | 1 |
| Không để trâu bò, súc vật, thú rừng vào lô cắn phá hại cây cao su. | ||
2 | Kiểm kê phân loại, nghiệm thu cuối năm | 1 |
| Mật độ 540 cây/ha, đạt 95% hố có cây tháp sống, đo độ cao 01m vanh bình quân 20 - 23 cm | ||
CỘNG (I + II) | 90 | 0,45 | Công xây dựng cơ bản bậc 4/6. Máy tiêu chuẩn công suất 50CV | |||
ĐỊNH MỨC VẬT TƯ CHỦ YẾU - YÊU CẦU KỸ THUẬT | ||||||
1 | Phân đạm (N) | 73,14 Kg | Phân Urê (46% N) - Phân Sun phát SA (20% N) | |||
2 | Phân lân (P2O5) | 36,60 Kg | Phân lân nung chảy, Super lân, Apatii (15% P2O5) | |||
3 | Phân Kali (K2O) | 25,80 Kg | Phân Kali Chlorua (60% K2O) | |||
4 | Thuốc BVTV (CuSO4) | 2 Kg |
| |||
5 | Basudin | 2 Kg |
| |||
6 | Vôi | 0,5 Kg |
| |||
7 | Lưu huỳnh bột | 0,5 Kg |
| |||
8 | Thuốc diệt cỏ (Glyphosate) | 3 Lít |
| |||
|
|
|
|
|
|
|
5/ NĂM KIẾN THIẾT CƠ BẢN THỨ TƯ (KTCB IV)
TT | HẠNG MỤC CÔNG VIỆC | ĐỊNH MỨC | YÊU CẦU KỸ THUẬT | |||
N/Công | Ca Máy | |||||
MẬT ĐỘ THIẾT KẾ: 555 Cây/ha | ||||||
I | CHĂM SÓC | 83 | 0,15 |
| ||
1 | Làm cỏ trên hàng | 55 |
| Cách gốc mỗi bên 1,5m, không được kéo đất ra khỏi gốc, tránh xây xát gốc; 4 – 5 lần/năm | ||
2 | Bón phân hóa học kết hợp xới xáo phá váng | 12 |
| Kết hợp làm sạch cỏ, rãi phân thành băng rộng 01m giữa hàng, xới nhẹ, lấp phân; 2 đợt/ năm | ||
3 | Làm cỏ giữa hàng | 8 |
| Nếu không trồng xen cần duy trì thảm cỏ thấp cách mặt đất 5 - 10cm, trung bình 2 lần/năm | ||
4 | Phun thuốc diệt cỏ | 2 |
| Không để thuốc tiếp xúc với lá, đọt non, vỏ xanh cây cao su, phun 4 - 6 giờ trước khi có mưa | ||
5 | Cắt chồi ngang tạo hình | 1 |
| Thường xuyên cắt tỉa chồi ngang kịp thời, chỉ giữ lại chồi ngang ở độ cao 3m trở lên | ||
6 | Chống cháy thủ công | 2 |
| Kiểm tra phát dọn bờ lô, phòng chống cháy kịp thời | ||
7 | Chống cháy bằng máy |
| 0,15 | Thực hiện cuối mùa mưa đầu mùa khô. Dùng máy cày các đường rãnh cản lửa theo từng lô | ||
8 | Bảo vệ thực vật | 3 |
| Thường xuyên kiểm tra, phòng trừ sâu bệnh, dùng đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng | ||
II | BẢO VỆ LÔ | 2 |
|
| ||
1 | Bảo vệ thường xuyên | 1 |
| Không để trâu bò, súc vật, thú rừng vào lô cắn phá hại cây cao su. | ||
2 | Kiểm kê phân loại, nghiệm thu cuối năm | 1 |
| Mật độ 540 cây/ha, đạt 95% hố có cây tháp sống, đo độ cao 01m vanh bình quân 27 - 31 cm | ||
CỘNG (I + II) | 85 | 0,15 | Công xây dựng cơ bản bậc 4/6. Máy tiêu chuẩn công suất 50CV | |||
ĐỊNH MỨC VẬT TƯ CHỦ YẾU - YÊU CẦU KỸ THUẬT | ||||||
1 | Phân đạm (N) | 73,14 Kg | Phân Urê (46% N) - Phân Sun phát SA (20% N) | |||
2 | Phân lân (P2O5) | 36,60 Kg | Phân lân nung chảy, Super lân, Apatit (15% P2O5) | |||
3 | Phân Kali (K2O) | 25,80 Kg | Phân Kali Chlorua (60% K2O) | |||
4 | Thuốc BVTV (CuSO4) | 2 Kg |
| |||
5 | Basudin | 2 Kg | BTN.Tên thương mại khác Diazinon | |||
6 | Lưu huỳnh bột | 0,5 Kg |
| |||
7 | Vôi | 0,5 Kg |
| |||
8 | Thuốc diệt cỏ (Glyphosate) | 3 Lít |
| |||
9 | Validamycine | 2 Lít |
| |||
|
|
|
|
|
|
|
6/ NĂM KIẾN THIẾT CƠ BẢN THỨ NĂM (KTCB V)
TT | HẠNG MỤC CÔNG VIỆC | ĐỊNH MỨC | YÊU CẦU KỸ THUẬT | |||
N/Công | Ca Máy | |||||
MẬT ĐỘ THIẾT KẾ: 555 Cây/ha | ||||||
I | CHĂM SÓC | 65 | 0,15 |
| ||
1 | Làm cỏ trên hàng | 40 |
| Cách gốc mỗi bên 1,5m, không được kéo đất ra khỏi gốc, tránh xây xát gốc; 4 – 5 lần/năm | ||
2 | Bón phân hóa học kết hợp xới xáo phá váng | 10 |
| Kết hợp làm sạch cỏ, rãi phân thành băng rộng 01m giữa hàng, xới nhẹ, lấp phân: 2đợt/ năm | ||
3 | Làm cỏ giữa hàng | 8 |
| Nếu không trồng xen cần duy trì thảm cỏ thấp cách mặt đất 5 - 10cm, trung bình 2 lần/năm | ||
4 | Phun thuốc diệt cỏ | 2 |
| Không để thuốc tiếp xúc với lá, đọt non, vỏ xanh cây cao su, phun 4 - 6 giờ trước khi có mưa | ||
5 | Cắt chồi ngang tạo hình | 1 |
| Thường xuyên cắt tỉa chồi ngang kịp thời, chỉ giữ lại chồi ngang ở độ cao 3m trở lên | ||
6 | Chống cháy thủ công | 2 |
| Kiểm tra phát dọn bờ lô, phòng chống cháy kịp thời | ||
7 | Chống cháy bằng máy (ca) |
| 0,15 | Thực hiện cuối mùa mưa đầu mùa khô. Dùng máy cày các đường rãnh cản lửa theo từng lô | ||
8 | Bảo vệ thực vật | 2 |
| Thường xuyên kiểm tra, phòng trừ sâu bệnh, dùng đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng | ||
II | BẢO VỆ LÔ | 2 | 2 |
| ||
1 | Bảo vệ thường xuyên | 1 | 1 | Không để trâu bò, súc vật, thú rừng vào lô cắn phá hại cây cao su. | ||
2 | Kiểm kê phân loại, nghiệm thu cuối năm | 1 | 1 | Mật độ 540 cây/ha, đạt 95% hố có cây tháp sống, đo độ cao 01m vanh bình quân 34 - 40 cm | ||
CỘNG (I + II) | 67 | 0,15 | Công xây dựng cơ bản bậc 4/6. Máy tiêu chuẩn công suất 50CV | |||
ĐỊNH MỨC VẬT TƯ CHỦ YẾU - YÊU CẦU KỸ THUẬT | ||||||
1 | Phân đạm (N) | 73,14 Kg | Phân Urê (46% N) - Phân Sun phát SA (20% N) | |||
2 | Phân lân (P2O5) | 36,60 Kg | Phân lân nung chảy, Super lân, Apatit (15% P2O5) | |||
3 | Phân Kali (K2O) | 25,80 Kg | Phân Kali Chlorua (60% K2O) | |||
4 | Thuốc diệt cỏ (Glyphosate) | 2 Lít |
| |||
5 | Validamycine | 2 Lít |
| |||
|
|
|
|
|
|
|
7/ NĂM KIẾN THIẾT CƠ BẢN THỨ SÁU (KTCB VI)
TT | HẠNG MỤC CÔNG VIỆC | ĐỊNH MỨC | YÊU CẦU KỸ THUẬT | |||
N/Công | Ca Máy | |||||
MẬT ĐỘ THIẾT KẾ: 555 Cây/ha | ||||||
I | CHĂM SÓC | 63 |
|
| ||
1 | Làm cỏ trên hàng | 40 |
| Cách gốc mỗi bên 1,5m, không được kéo đất ra khỏi gốc, tránh xây xát gốc; 4 – 5 lần/năm | ||
2 | Bón phân hóa học kết hợp xới xáo phá váng | 10 |
| Kết hợp làm sạch cỏ, rãi phân thành băng rộng 01m giữa hàng, xới nhẹ, lấp phân: 2đợt/ năm | ||
3 | Làm cỏ giữa hàng | 6 |
| Nếu không trồng xen cần duy trì thảm cỏ thấp cách mặt đất 5 - 10cm, trung bình 2 lần/năm | ||
4 | Phun thuốc diệt cỏ | 2 |
| Không để thuốc tiếp xúc với lá, đọt non, vỏ xanh cây cao su, phun 4 - 6 giờ trước khi có mưa | ||
5 | Cắt chồi ngang tạo hình | 1 |
| Thường xuyên cắt tỉa chồi ngang kịp thời, chỉ giữ lại chồi ngang ở độ cao 3m trở lên | ||
6 | Chống cháy thủ công | 2 |
| Kiểm tra phát dọn bờ lô, phòng chống cháy kịp thời | ||
7 | Chống cháy bằng máy (ca) |
| 0,15 | Thực hiện cuối mùa mưa đầu mùa khô. Dùng máy cày các đường rãnh cản lửa theo từng lô | ||
8 | Bảo vệ thực vật | 2 |
| Thường xuyên kiểm tra, phòng trừ sâu bệnh, dùng đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng | ||
II | BẢO VỆ LÔ | 2 |
|
| ||
1 | Bảo vệ thường xuyên | 1 |
| Không để trâu bò, súc vật, thú rừng vào lô cắn phá hại cây cao su. | ||
2 | Kiểm kê phân loại, nghiệm thu cuối năm | 1 |
| Mật độ 540 cây/ha, đạt 95% hố có cây tháp sống, đo độ cao 01m vanh bình quân 45 - 50 cm | ||
CỘNG (I + II) | 65 | 0,15 | Công xây dựng cơ bản bậc 4/6. Máy tiêu chuẩn công suất 50CV | |||
ĐỊNH MỨC VẬT TƯ CHỦ YẾU - YÊU CẦU KỸ THUẬT | ||||||
1 | Phân đạm (N) | 73,14 Kg | Phân Urê (46% N) - Phân Sun phát SA (20% N) | |||
2 | Phân lân (P2O5) | 36,60 Kg | Phân lân nung chảy, Super lân, Apatit (15% P2O5) | |||
3 | Phân Kali (K2O) | 25,80 Kg | Phân Kali Chlorua (60% K2O) | |||
4 | Thuốc diệt cỏ (Glyphosate) | 2 Lít |
| |||
5 | Validamycine | 2 Lít |
| |||
|
|
|
|
|
|
|
- 1Nghị quyết 145/2008/NQ-HĐND về chương trình phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khóa XII, kỳ họp thứ 13 ban hành
- 2Quyết định 1114/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch sản xuất cây cà phê giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình
- 3Quyết định 38/2013/QĐ-UBND định mức kinh tế kỹ thuật một số cây trồng vật nuôi chính trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 4Quyết định 3053/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành đến hết ngày 30/11/2014 liên quan đến dịch vụ công trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp
- 5Quyết định 231/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2014
- 6Quyết định 1803/QĐ-UBND năm 2015 điều chỉnh quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2020 và quy hoạch phát triển rừng sản xuất phục vụ chế biến lâm sản giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên để phát triển chăn nuôi, trồng cỏ và sản xuất nông lâm nghiệp
- 1Quyết định 38/2013/QĐ-UBND định mức kinh tế kỹ thuật một số cây trồng vật nuôi chính trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 2Quyết định 3053/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành đến hết ngày 30/11/2014 liên quan đến dịch vụ công trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp
- 3Quyết định 231/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2014
- 1Quyết định 06/2002/QĐ-BNN về Tiêu chuẩn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê vối do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 3Nghị quyết 145/2008/NQ-HĐND về chương trình phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khóa XII, kỳ họp thứ 13 ban hành
- 4Quyết định 1114/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch sản xuất cây cà phê giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình
- 5Quyết định 1803/QĐ-UBND năm 2015 điều chỉnh quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2020 và quy hoạch phát triển rừng sản xuất phục vụ chế biến lâm sản giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên để phát triển chăn nuôi, trồng cỏ và sản xuất nông lâm nghiệp
Quyết định 88/2002/QĐ-UB về định mức kinh tế kỹ thuật cây cà phê vối, cây cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Số hiệu: 88/2002/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/06/2002
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Lê Văn Quyết
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/06/2002
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực