Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 88/2002/QĐ-UB | TP.Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 08 năm 2002 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
Căn cứ Thông tư liên Bộ Công nghiệp và Ban Tổ chức-cán bộ Chính phủ số 18/LB-TT ngày 29/6/1996 về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Sở Công nghiệp các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ;
Căn cứ Quyết định số 4310/QĐ-UB-NCVX ngày 20/12/1994 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Sở, cơ quan ngang Sở thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp (công văn số 261/TTr-SCN ngày 19/4/2002) và Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền thành phố (tờ trình số 73/TCCQ ngày 28/6/2002) ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.-Nay phê duyệt và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Công nghiệp thành phố.
Điều 2.-Giám đốc Sở Công nghiệp thành phố có trách nhiệm tổ chức triển khai và thực hiện các nội dung, điều khoản được phê duyệt tại Quy chế này.
Điều 3.-Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Bãi bỏ quyết định số 327/QĐ-UB ngày 13/7/1989 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Công nghiệp thành phố.
Điều 4.-Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh Kho bạc Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận-huyện, Thủ trưởng cơ quan có liên quan và Giám đốc Sở Công nghiệp có trách nhiệm thi hành quyết định này.-
| KT. CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 88 /2002/QĐ-UB ngày 02 tháng 8 năm 2002 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh).
1.2. Sở Công nghiệp chịu sự lãnh đạo của Thành Ủy và chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Bộ Công nghiệp và các Bộ quản lý ngành có liên quan khác của Chính phủ.
2.2. Tên giao dịch đối ngoại của Sở Công nghiệp là : INDUSTRIAL DEPARMENT OF HOCHIMINH CITY.
Trụ sở chính đặt tại : 163 Hai Bà Trưng, phường 6, quận 3 thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại : (84.8) 8296 322 - 8298018 - Fax : (84.8) 8221778.
Website : http://www.scnhcm.com; ;
E-mail : scnhcm@scnhcm.com; scnhcm@ scnhcm.gov.vn.
Điều 3.-Giám đốc Sở Công nghiệp là người chịu trách nhiệm trước Thành Ủy và Ủy ban nhân dân thành phố về toàn bộ hoạt động của Sở Công nghiệp theo Quy chế này.
4.2. Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại Sở Công nghiệp và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, theo điều lệ, chức năng, nhiệm vụ và Quy chế của các tổ chức này.
Điều 5.- Nhiệm vụ và quyền hạn :
Sở Công nghiệp có những nhiệm vụ và quyền hạn sau :
5.1- Quản lý quy hoạch, kế hoạch ngành công nghiệp, khai thác tài nguyên khoáng sản và công nghiệp điện năng trên địa bàn thành phố (sau đây gọi là ngành) :
5.1.1. Xây dựng định hướng quy hoạch hoặc đề xuất điều chỉnh cục bộ quy hoạch ngành, trình Ủy ban nhân dân thành phố thông qua và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt ; đồng thời làm cơ sở để thành phố xây dựng quy hoạch kế hoạch phát triển tổng thể, nhằm đảm bảo tính đồng bộ hài hòa và phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
5.1.2. Làm đầu mối trong việc phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các đơn vị của Trung ương đóng trên địa bàn thành phố để xây dựng đề án quy hoạch ngành của thành phố.
5.1.3. Tổ chức chỉ đạo và triển khai thực hiện quy hoạch ngành theo đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5.1.4. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Sở Công nghiệp trong việc thẩm định các đề án quy hoạch ngành khác.
5.2- Quản lý đầu tư và xây dựng :
5.2.1. Đối với những dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố :
a. Ủy quyền Giám đốc Sở Công nghiệp tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, Tổng dự toán dự án chuyên ngành nhóm B, C.
b. Tham gia thẩm định thiết kế kỹ thuật, Tổng dự toán dự án nhóm A có liên quan đến ngành.
c. Ủy quyền Giám đốc Sở Công nghiệp tổ chức thẩm định và phê duyệt các nội dung cơ bản của quá trình đấu thầu (kế hoạch đấu thầu ; Danh sách các nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế ; Hồ sơ mời sơ tuyển, tiêu chuẩn đánh giá sơ tuyển và kết quả sơ tuyển nhà thầu ; Hồ sơ mời thầu ; Tiêu chuẩn đánh giá Hồ sơ dự thầu ; danh sách xếp hạng các nhà thầu về đề xuất kỹ thuật và danh sách xếp hạng tổng hợp kỹ thuật và tài chính (đối với tuyển chọn tư vấn) ; Kết quả đấu thầu ; Nội dung hợp đồng (hợp đồng với nhà thầu nước ngoài)) đối với gói thầu thuộc dự án chuyên ngành nhóm B, C.
d. Tham gia thẩm định các nội dung cơ bản của quá trình đấu thầu như trình bày ở mục 5.2.1.c đối với gói thầu thuộc dự án chuyên ngành nhóm A
e. Ủy quyền cho Giám đốc Sở Công nghiệp theo dõi đôn đốc chủ đầu tư triển khai thực hiện đầu tư dự án chuyên ngành.
5.2.2. Đối với các dự án đầu tư có liên quan đến ngành nhưng không thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Công nghiệp được tổ chức việc thẩm định các nội dung như đã nêu ở mục 5.2.1 của Điều này theo yêu cầu của các chủ đầu tư.
5.3- Quản lý chất lượng công trình và sản phẩm công nghiệp :
5.3.1 Sở Công nghiệp có trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng đối với các công trình chuyên ngành trên địa bàn thành phố (không phân biệt nguồn vốn) theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
5.3.2. Lập và trình Ủy ban nhân dân thành phố thông qua và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra công trình chuyên ngành hàng quý, hàng năm.
5.3.3. Làm đầu mối trong việc phối hợp quản lý chất lượng sản phẩm công nghiệp trên địa bàn thành phố theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
5.3.4. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tổ chức kiểm tra, giám định và xử lý các đơn vị và cá nhân sản xuất sản phẩm công nghiệp giả trên thị trường.
5.4- Sắp xếp - tổ chức lại và di dời doanh nghiệp :
5.4.1. Xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại (dưới các hình thức cổ phần hóa, giao bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sáp nhập hoặc giải thể,... ) các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Công nghiệp, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện.
5.4.2. Tham gia Ban chỉ đạo công tác di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trên địa bàn thành phố.
5.5- Công tác quản lý khác :
5.5.1. Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân thành phố các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Chính phủ và Bộ ngành chức năng đối với các hoạt động của ngành.
5.5.2. Nghiên cứu và tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố những giải pháp chiến lược để điều tiết các hoạt động sản xuất của ngành trên địa bàn thành phố, tạo môi trường thuận lợi cho việc đầu tư-phát triển ngành.
5.5.3. Đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố về kết quả sản xuất và tình hình thực hiện kế hoạch của ngành trên địa bàn thành phố theo định kỳ.
5.5.4. Tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp ; khai thác khoáng sản; khai thác tận thu khoáng sản theo quy định hiện hành là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp và tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố theo Luật khoáng sản và theo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ Công nghiệp.
5.5.5. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, tổ chức hướng dẫn kiểm tra các doanh nghiệp thuộc ngành thực hiện đúng các văn bản quy phạm pháp luật về các tiêu chuẩn kinh tế-kỹ thuật, quy trình, quy phạm kỹ thuật, an toàn công nghiệp.
5.5.6. Tổ chức phổ biến các chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực quản lý của Sở Công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Thực hiện tuyên truyền, giáo dục pháp luật theo chuyên ngành.
5.5.7. Quản lý toàn diện các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Công nghiệp theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố.
5.5.8. Tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định hiện hành. Là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương.
5.5.9. Phối hợp với Sở Tài chính-Vật giá thành phố trong việc ban hành Bảng giá thiết bị, vật tư chuyên ngành trên địa bàn thành phố.
5.5.10. Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập các Ban Quản lý dự án chuyên ngành thuộc Sở Công nghiệp để thực hiện các dự án của ngành, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp thành phố có định hướng chiến lược của Nhà nước.
5.5.11. Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định tổ chức lại hoặc mở rộng quy mô các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển ngành trên địa bàn thành phố.
5.6- Công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ :
5.6.1. Tổ chức công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và tham gia xét duyệt các đề tài nghiên cứu, các sáng kiến của ngành.
5.6.2. Nghiên cứu, thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động ngành trên địa bàn thành phố, trong nước và quốc tế để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc sản xuất, đầu tư, phát triển và liên kết-hợp tác quốc tế.
5.6.3. Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân thành phố thông qua kế hoạch ngắn và dài hạn về đào tạo, bồi dưỡng công chức thuộc Sở Công nghiệp, chủ trì hoặc phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ quản lý doanh nghiệp và công nhân kỹ thuật của ngành.
5.6.4. Hợp tác với các cơ quan, tổ chức, trường học trong và ngoài nước trong việc nghiên cứu, trao đổi cán bộ khoa học, đào tạo và tổ chức báo cáo chuyên đề giới thiệu thông tin công nghiệp - công nghệ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
5.7- Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, xử lý vi phạm và tranh chấp chuyên ngành :
5.7.1. Thanh tra, kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước của Sở Công nghiệp đối với các cá nhân, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Sở trong việc chấp hành chính sách, chế độ quy định có liên quan của Nhà nước và Ủy ban nhân dân thành phố.
5.7.2. Giải quyết khiếu nại-tố cáo, xử lý vi phạm hành chính và tranh chấp chuyên ngành theo quy định của Nhà nước và Ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.
5.8- Quản lý hoạt động của cơ quan Sở Công nghiệp :
Quản lý cán bộ - công chức và tài sản, kinh phí hoạt động của Sở Công nghiệp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố.
5.9- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Công nghiệp phân công.
Điều 6.- Mối quan hệ công tác.
6.1- Đối với Thành Ủy và các cơ quan Đảng thuộc Thành Ủy :
6.1.1. Sở Công nghiệp chịu sự lãnh đạo của Thành Ủy về phương hướng hoạt động quản lý Nhà nước và thực hiện những nhiệm vụ khác theo Nghị quyết và chỉ đạo của Thành Ủy. Báo cáo kết quả các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của Sở Công nghiệp cho Thường trực Thành Ủy.
6.1.2. Sở Công nghiệp có trách nhiệm giữ mối quan hệ thường xuyên với Văn phòng Thành Ủy, các ban Đảng của Thành Ủy, các cấp Ủy quận-huyện và các cơ quan trực thuộc Thành Ủy để thực hiện hoặc tham gia thực hiện nhiệm vụ do Thành Ủy phân công thông qua Đảng Ủy Sở Công nghiệp và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Sở Công nghiệp theo Quy chế này.
6.2- Đối với Hội đồng nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố :
6.2.1. Sở Công nghiệp có nhiệm vụ triển khai thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố và các công tác khác thông qua Ủy ban nhân dân thành phố.
6.2.2. Sở Công nghiệp chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân thành phố về các mặt công tác, tổ chức, biên chế, kinh phí thực hiện các kế hoạch do thành phố giao và những công tác khác theo phân công của Ủy ban nhân dân thành phố.
6.2.3. Sở Công nghiệp có trách nhiệm báo cáo theo định kỳ và đột xuất các mặt hoạt động của Sở với Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định.
6.3- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố :
6.3.1. Sở Công nghiệp có quan hệ phối hợp với tất cả các cơ quan chuyên môn, các cơ quan quản lý Nhà nước và quản lý tổng hợp thuộc Ủy ban nhân dân thành phố nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Sở theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố và phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước.
6.3.2. Được yêu cầu các Sở-ngành, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và các Ủy ban nhân dân quận-huyện cung cấp thông tin, tài liệu về các doanh nghiệp thuộc ngành và các hoạt động liên quan đến ngành nhằm phục vụ cho việc theo dõi, quản lý của Sở Công nghiệp.
6.3.3. Sở Công nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn quận-huyện triển khai thực hiện quy hoạch ngành trên địa bàn của từng quận-huyện. Hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ đối với Phòng chức năng có liên quan của quận-huyện.
6.4- Đối với các Bộ ngành, cơ quan của Trung ương và các Tỉnh, thành phố khác :
6.4.1 Sở Công nghiệp chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và sự kiểm tra của Bộ Công nghiệp và các Bộ có liên quan thông qua Ủy ban nhân dân thành phố.
6.4.2. Sở Công nghiệp có nhiệm vụ phối hợp, hợp tác với các cơ quan của Trung ương và các Tỉnh, thành phố khác để xây dựng và thực hiện hiệu quả các quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, ... thuộc lĩnh vực Sở Công nghiệp quản lý.
6.4.3. Sở Công nghiệp được quan hệ với các cơ quan của Trung ương và các Tỉnh, thành phố khác trên địa bàn thành phố để thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho việc quản lý Nhà nước được Ủy ban nhân dân thành phố phân công, phân cấp hoặc để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Trung ương Bộ Công nghiệp hay Thành Ủy.
6.5- Đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố :
6.5.1. Tiếp tục phối hợp cùng Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thành phố thực hiện đề án sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp Nhà nước còn tạm thời trực thuộc Sở theo chương trình, kế hoạch được duyệt.
6.5.2. Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có các hoạt động liên quan đến ngành đều chịu sự quản lý Nhà nước của Sở Công nghiệp theo Quy chế này.
6.5.3. Sở Công nghiệp được quyền yêu cầu các doanh nghiệp thuộc ngành trên địa bàn thành phố báo cáo tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh ; được Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo đúng chức năng quyền hạn quản lý Nhà nước được Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Công nghiệp phân cấp.
6.6- Đối với Thành Đoàn và Liên Đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh :
6.6.1. Sở Công nghiệp có mối quan hệ phối hợp với Thành Đoàn và Liên đoàn lao động thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên chức lao động và Đoàn viên thanh niên phát huy vai trò xung kích, sáng tạo ; xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh về mọi mặt ; đại diện chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
Điều 7.- Lãnh đạo Sở Công nghiệp
7.1. Sở Công nghiệp do Giám đốc phụ trách quản lý và điều hành chung theo chế độ thủ trưởng có các Phó Giám đốc giúp việc và các Trưởng, Phó phòng ban trực thuộc phụ trách chuyên môn, nghiệp vụ.
7.2. Giám đốc Sở Công nghiệp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm và điều động. Phó Giám đốc Sở Công nghiệp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm và điều động theo đề nghị của Giám đốc. Các chức danh khác của Sở Công nghiệp do Giám đốc bổ nhiệm và miễn nhiệm theo sự phân cấp quản lý cán bộ của Thành Ủy và Ủy ban nhân dân thành phố.
7.3. Các Phó Giám đốc là người giúp việc Giám đốc, được Giám đốc Ủy quyền phụ trách một số nhiệm vụ và đơn vị trực thuộc Sở Công nghiệp. Các Phó Giám đốc chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc và Ủy ban nhân dân thành phố về nhiệm vụ được Ủy quyền.
7.4. Các Trưởng phòng Ban căn cứ chức năng, nhiệm vụ được Giám đốc giao để cụ thể hóa trách nhiệm, quyền hạn cho phù hợp.
Điều 8.-Trách nhiệm và quyền hạn của Giám đốc Sở Công nghiệp :
8.1. Tổ chức hoạt động của Sở Công nghiệp theo quy chế này và các hoạt động khác theo sự phân công, giao nhiệm vụ của Thành Ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Công nghiệp.
8.2. Tham gia hoặc cử đại diện tham gia với các cơ quan chức năng của Nhà nước và của Đảng để thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Thành Ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Công nghiệp.
8.3. Được cung cấp thông tin nội bộ và được tham khảo, sử dụng tài liệu, số liệu về kinh tế - xã hội ở các cơ quan Nhà nước, cơ quan của Thành Ủy, theo nguyên tắc và chế độ lưu trữ, bảo mật hiện hành.
8.4. Được đề xuất việc cử cán bộ đi nghiên cứu, học tập, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước theo các quy định hiện hành.
8.5. Được ký kết các hợp đồng nhằm thực hiện nhiệm vụ do Thành Ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Công nghiệp giao.
8.6. Quyết định mọi khoản chi tiêu theo quy định về chế độ tài chính và kế toán thống kê của Nhà nước nhằm đảm bảo hoạt động quản lý Nhà nước theo ngành của Sở Công nghiệp.
8.7. Quyết định thành lập hoặc tổ chức lại hệ thống cơ cấu các Phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Công nghiệp ; điều động, đề bạt hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân sự theo phân cấp quản lý cán bộ của Thành Ủy và Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 9.- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Công nghiệp :
9.1. Biên chế của Sở Công nghiệp được Ủy ban nhân dân thành phố giao, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Sở Công nghiệp.
9.2. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và biên chế của Sở Công nghiệp ; kết hợp với các văn bản hướng dẫn, quy định của Bộ Công nghiệp, Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Công nghiệp quyết định thành lập, phân công và quy định chức năng, nhiệm vụ các Phòng ban chức năng thuộc Sở và báo cáo Ban Tổ chức Chính quyền thành phố để theo dõi.
9.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Công nghiệp tại thời điểm lập Quy chế này được trình bày tại Phụ lục 1 và 2 đính kèm.
TÀI CHÍNH VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Điều 10.- Kinh phí hoạt động của Sở Công nghiệp :
10.1.- Các khoản thu :
10.1.1. Nguồn kinh phí ngân sách cấp : Căn cứ theo dự toán hàng năm của Sở Công nghiệp, ngân sách Nhà nước cấp kinh phí cho hoạt động của Sở Công nghiệp, có tính đến yêu cầu xây dựng và phát triển về lâu dài.
10.1.2. Các khoản thu sự nghiệp : thu từ hoạt động thẩm định các dự án, thu phí, lệ phí theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố và phù hợp với quy định của Nhà nước.
10.1.3. Các khoản thu sự nghiệp khác : các khoản tài trợ của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước theo đúng quy định của Nhà nước nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hoạt động sản xuất công nghiệp.
10.1.4. Các khoản thu khác theo quy định của ngành và của Ủy ban nhân dân thành phố.
10.2.- Các khoản chi :
10.2.1. Chi cho quản lý hành chính theo chế độ quy định đối với cơ quan hành chính sự nghiệp.
10.2.2. Chi lương của cán bộ công chức và lao động theo hợp đồng.
10.2.3. Chi cho các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất công nghiệp.
10.2.4. Chi hỗ trợ cho các hoạt động đoàn thể theo quy định của Nhà nước.
10.2.5. Các khoản chi khác theo quy định của Nhà nước.
Điều 11.-Căn cứ vào nội dung Quy chế này, Giám đốc Sở Công nghiệp có trách nhiệm ban hành quy chế tổ chức và hoạt động cụ thể của các Phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ ; quy định cụ thể về chế độ làm việc, chế độ quản lý theo từng lĩnh vực, phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ công chức thuộc phạm vi cơ cấu tổ chức của Sở Công nghiệp.
Điều 12.-Các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Sở Công nghiệp đều phải quán triệt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Công nghiệp đã được xác định trong Quy chế này để xây dựng các mối quan hệ, chịu sự quản lý Nhà nước theo ngành của Sở Công nghiệp.
Điều 13.-Việc bổ sung, sửa đổi Quy chế này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định, trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp và Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền thành phố.
Điều 14.-Thủ trưởng các Sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện theo chức năng, nhiệm vụ của ngành và địa phương mình, phối hợp với Sở Công nghiệp để thực hiện tốt Quy chế này.-
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
- 1Quyết định 181/2005/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 669/QĐ-UB năm 2005 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Công nghiệp tỉnh Bến Tre
- 3Quyết định 07/2004/QĐ-UB về quy định tổ chức và hoạt động của Sở Công nghiệp tỉnh Kon Tum
Quyết định 88/2002/QĐ-UB phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Công nghiệp thành phố do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 88/2002/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/08/2002
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Mai Quốc Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra