Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 876/QĐ-UBND

Thanh Hoá, ngày 30 tháng 3 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH GIAO VỐN HỖ TRỢ
(áp dụng đối với các công trình xây dựng thực hiện theo Quyết định số 4100/2005/QĐ-UBND ngày 30/12/2005 của UBND tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đối với công trình cấp huyện quản lý)

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 đã được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003; Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản lý đầu tư xây dựng các công trình;

Căn cứ Nghị quyết số 28/2005/NQ-HĐND ngày 28/12/2005 của HĐND tỉnh Thanh Hoá, khoá XV, kỳ họp thứ 5 về “Cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đối với các công trình cấp huyện quản lý”;

Căn cứ Quyết định số 4100/2005/QĐ-UBND ngày 30/12/2005 của UBND tỉnh Thanh Hoá về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đối với công trình cấp huyện quản lý;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá tại Tờ trình số 148/KHĐT-XTĐT ngày 22/02/2006 về việc đề nghị phê duyệt Quy định tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật và quy trình giao vốn hỗ trợ “áp dụng đối với các công trình xây dựng thực hiện theo Quyết định số 4100/2005/QĐ-UBND ngày 30/12/2005 của UBND tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đối với công trình cấp huyện quản lý,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật và quy trình giao vốn hỗ trợ “áp dụng đối với các công trình xây dựng thực hiện theo Quyết định số 4100/2005/QĐ-UBND ngày 30/12/2005 của UBND tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đối với công trình cấp huyện quản lý”; với các nội dung chính như sau:

I. QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN KINH TẾ - KỸ THUẬT:

1. Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các hồ, đập nhỏ.

1.1. Hồ chứa nước:

- Quy mô: Các công trình hồ đập nhỏ miền núi cấp V (theo TCXD VN 285 – 2002) đã đầu tư nhưng nay bị xuống cấp nghiêm trọng không chủ động nước cho sản xuất và sinh hoạt, cần thiết phải cải tạo, nâng cấp thành công

trình cấp IV theo NĐ 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo diện tích tưới ≥ 10 ha, bao gồm các hạng mục: Đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước, kênh chính.

- Tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật:

+ Đập đất: Đắp đất đồng chất, bề rộng mặt đập 4 - 5 m, rải cấp phối; dọc mép mặt đập thượng, hạ lưu đổ bê tông ( BT ) thường; hệ số mái thượng mt = 2,5 ¸ 3,0, mh = 2,0 ¸ 3,0; mái thượng lưu được bảo vệ bằng tấm BTCT đúc sẵn, phía dưới lót đá dăm và 1 lớp vải lọc, phạm vi gia cố từ đỉnh đập ¸ dưới mực nước chết 50,0 cm, chân khay mái BT thường; mái hạ lưu bố trí thiết bị thoát nước, phía dưới là tầng lọc ngược, trồng cỏ bảo vệ từ cao trình thiết bị thoát nước đến cao trình đỉnh đập.

+ Tràn xả lũ: Hình thức đỉnh rộng hoặc mặt cắt thực dụng; kết cấu BTCT, bên trong đá xây ngoài bọc BTCT hoặc BT thường ( trọng lực ).

+ Cống lấy nước: Chọn 1 trong các hình thức sau: Cống BTCT có cầu công tác thượng lưu, dàn đóng mở, cửa phẳng, ổ khóa; bằng ống thép hoặc gang, có van đóng mở hạ lưu.

+ Kênh chính: Chiều dài tối đa 2 km; Kênh mặt cắt chữ nhật; kết cấu đáy và thành bên BT thường.

1.2. Đập dâng:

- Quy mô: Tương tự quy mô hồ chứa nước ( 1.1 ), bao gồm các hạng mục: Đập dâng ( bao gồm cả cống lấy nước ), kênh chính.

- Tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật:

+ Đập dâng: Bên trong đá xây, ngoài bọc BTCT hoặc BT thường ( trọng lực ).

+ Cống lấy nước: Kết cấu BT dưới thân đập hoặc cạnh đập, có dàn đóng, mở, ổ khóa.

+ Kênh chính: Tương tự kênh chính của hồ chứa.

2. Kiên cố hóa kênh nội đồng:

- Quy mô: Kênh tưới cho diện tích ³ 20 ha.

- Tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật:

+ Mặt cắt thiết kế kênh chữ nhật có b = 0,35 ¸ 0,6 m, h = 0,4 ¸ 0,6 m.

+ Kết cấu: Đáy BT thường đổ tại chỗ, 2 thành bên xây gạch trát vữa XM 2 mặt; tùy theo kích thước kênh mà đỉnh bố trí hệ giằng BTCT.

3. Đầu tư kết cấu hạ tầng các cơ sở sản xuất giống thủy sản:

3.1. Trại sản xuất tôm giống:

- Quy mô: Công suất thiết kế < 50,0 triệu con/năm.

Yêu cầu kỹ thuật áp dụng theo tiêu chuẩn số 28 TCN 92:2005 về cơ sở sản xuất giống tôm biển - yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh thú y của ngành để thiết kế các hạng mục xây dựng.

- Tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật:

* Phần xây lắp:

+ Nhà bao che bể ương, bể đẻ: Cấp 4, móng xây đá, kèo sắt, cột BTCT, tường xây gạch đặc, mái lợp tôn, bố trí các cửa sổ lấy ánh sáng. Xung quanh tường và nền nhà phải làm láng bóng, dễ thoát nước, dễ vệ sinh và khử trùng ( xây dựng bể khử trùng ủng cho người vào làm việc ).

+ Bể ương: Phải xây dựng cách ly với bể đẻ và có mái che. Bể nuôi tảo và luân trùng làm thức ăn phải có nhà bao. Bể ương, đẻ, nuôi thức ăn đều có mái che bằng tấm nhựa đục, kết cấu đáy BTCT, thành xây gạch đặc vữa XM, trát vữa XM và đánh bóng.

+ Bể chứa lắng nước mặn: Xây dựng gần nơi cấp nước, kề sát và liên hoàn; Bể lọc nước mặn: Cao trình đáy ³ cao trình mặt trên của thành bể chứa nước lọc; Bể chứa nước lọc xây dựng ở dưới bể lọc; Bể lắng, lọc, chứa nước lọc đều có mái che, kết cấu đáy BTCT, thành xây gạch đặc vữa XM, trát vữa XM.

+ Nhà bao che lò hơi, nhà đặt máy bơm: Cấp 4, mái bằng, 1 tầng, móng xây đá, tường xây gạch, mái đổ BTCT.

+ Công trình cấp nước biển bằng ống nhựa PVC.

+ Hệ thống xử lý nước thải: Bao gồm rãnh thoát nước chìm xây gạch, có nắp đậy BTCT; bể xử lý nước thải có đáy BTCT, thành xây gạch đặc vữa XM, trát vữa XM nắp đậy BTCT và khoảng cách tới khu vực sản xuất > 5,0 m.

+ Hệ thống điện.

+ Tường rào bảo vệ: Xây gạch hoặc lưới sắt, kẽm.

* Phần thiết bị gồm: Nồi hơi; đường ống dẫn nhiệt + van; đường ống cấp ôxy + van; máy cấp ôxy; máy bơm nước biển; máy bơm nước ngọt; máy đo độ mặn; kính hiển vi; máy phát điện dự phòng và thiết bị khác.

3.2. Trại sản xuất giống cá rô phi đơn tính:

- Quy mô: Công suất thiết kế < 10 triệu con/năm.

- Tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật:

* Phần xây dựng:

+ Bể chứa nước ( Satodo ), bể ấp trứng, bể ương cá bột có đáy bể đổ BTCT, 1/3 đáy bể lát gạch men trắng, tường bên xây bằng gạch đặc trát vữa xi măng và đánh bóng. Riêng bể chứa nước, đáy không lát gạch men.

+ Ống dẫn nước + van nước;

+ Nhà bao che khu sản xuất giống: Nhà cấp 4, móng xây đá, kèo sắt, cột BTCT, tường xây gạch. Mái lợp tôn, phần giữa mái lợp tấm nhựa trắng để lấy ánh sáng tự nhiên. Tường hồi và tường hông mở nhiều cửa sổ để tạo thông thoáng trong mùa hè và kín ấm trong mùa đông;

+ Ao cá bố mẹ, ao thu trứng, ao ương cá con: Đào nạo vét bùn bảo đảm độ sâu nước trong ao là 1,5 m;

+ Hệ thống cấp, thoát nước;

+ Hệ thống giai cá bố mẹ;

* Phần thiết bị gồm: Hệ thống khay ấp trứng; hệ thống giai cá con; máy bơm nước ( 2 KW ); máy phát điện dự phòng; kính hiển vi; máy đo độ pH; cân tiểu ly; máy đo xác định chất độc; lưới kéo cá; bộ giải phẫu và dụng cụ phục vụ sản xuất khác.

4. Nhà hội trường.

- Quy mô: 300 chỗ ngồi.

- Tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật:

+ Phần xây dựng: Công trình cấp II; chịu lửa bậc II; diện tích sàn bình quân khoảng 825 m2; diện tích sử dụng hội trường bình quân khoảng 510 m2; hệ số sử dụng: K = 0,65.

Móng bằng BTCT kết hợp xây đã hộc; khung BTCT chịu lực; tường bao che xây gạch tiêu chuẩn; sàn mái BTCT; khu vực phòng khán giả sử dụng kết cấu vì kèo thép dàn phẳng; mái lợp tôn, phía dưới có lớp cách nhiệt; tường xử lý trang âm và chống ồn; nền lát gạch ceramic.

+ Phần thiết bị: Âm thanh; thiết bị chiếu sáng; chống sét; cung cấp điện; cấp thoát nước (nhà và mái).

5. Kiên cố trường THPT công lập.

- Quy mô: Trường có quy mô 30 - 36 lớp; tối đa 45 học sinh/lớp.

- Tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật:

+ Nhà lớp học: Số tầng ≥ 2 tầng; công trình cấp III; bậc chịu lửa bậc II; diện tích phòng học 51,75 m2, kích thước phòng học: 8,4m x 6,6m; chiều cao tầng 3,6m; khẩu độ 6,6m; hành lang bên 2,1m; mái lợp tôn chống nóng; các tầng bố trí WC và cầu thang hợp lý; sử dụng kết cấu móng, khung, dầm, sàn BTCT; tường ngăn bao che xây gạch nung tiêu chuẩn; nền, sàn nhà lát gạch ceramic.

+ Nhà học thực hành bộ môn: Công trình cấp III; chịu lửa bậc III; chiều cao tầng 3,6m; khẩu độ 6,6m; kích thước phòng học: 8,4m x 6,6m; hành lang bên 2,1m; mái lợp tôn chống nóng; các tầng bố trí WC; kết cấu móng, khung, dầm, sàn BTCT; tường ngăn bao che xây gạch tiêu chuẩn; nền, sàn nhà lát gạch ceramic.

6. Sân vận động thể dục, thể thao:

- Quy mô: Đảm bảo số chỗ ngồi từ 5 % - 7% dân số của huyện nhưng không vượt quá 10. 000 chỗ ngồi.

- Tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật:

+ San nền ( đảm bảo độ đầm chặt K = 0,95 ), đảm bảo cho việc tổ chức bóng đá, đường chạy vòng khép kín 4 làn chạy; đường chạy thẳng 6 làn chạy;

+ Hệ thống thoát nước: Rãnh xây có nắp đậy bằng BTCT.

+ Hệ thống tường bao: Bằng gạch xây 220 ( có bổ trụ ), trát vữa XM trong, ngoài.

+ Khán đài A: Đảm bảo phục vụ cho việc tổ chức những ngày lễ lớn của huyện.

+ Khu WC.

7. Trung tâm dạy nghề:

- Quy mô: Từ 300 - 600 học sinh/năm.

- Tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật:

Nhà lớp học; Nhà học thực hành bộ môn ( Theo tiêu chuẩn thiết kế trường dạy nghề TCXDVN 60-2003, ban hành kèm theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ Xây dựng ).

II. QUY TRÌNH GIAO KẾ HOẠCH VỐN HỖ TRỢ:

1. Điều kiện để được xem xét ghi kế hoạch hỗ trợ:

Các công trình kết cấu hạ tầng cấp huyện thuộc đối tượng được quy định tại Điều I Quyết định số 4100/2005/QĐ-UB ngày 30/12/2005 đảm bảo các điều kiện sau đây sẽ được đưa vào danh mục báo cáo UBND tỉnh xem xét hỗ trợ trong kế hoạch năm:

- Dự án đầu tư ( hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật ) được cấp thẩm quyền phê duyệt;

- Phù hợp với quy hoạch phát triển giai đoạn 2006 - 2010 và quy định về tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật được quy định tại Mục I Quyết định này;

- Phương án huy động nguồn vốn của huyện cho dự án để hoàn thiện công trình đúng tiến độ.

2. Hồ sơ dự án đề nghị ghi kế hoạch hỗ trợ gồm:

- Văn bản đề nghị của UBND huyện;

- Quyết định phê duyệt dự án ( hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật );

- Phương án huy động vốn của huyện hoặc Nghị quyết của HĐND huyện về phân bổ ngân sách cấp huyện trong đó nêu rõ số vốn bố trí cho công trình đề nghị được hỗ trợ.

Riêng đối với dự án hồ đập, nhỏ chỉ tập trung cho dự án thuộc vùng 2 và vùng 3 ( như Điều 1 của Quyết định 4100/2005/QĐ-UBND ) và dự án lập phải đánh giá hiện trạng để xác định khối lượng, giá trị phần sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và chỉ tính toán phần hỗ trợ cho các nhiệm vụ này.

* Hồ sơ đề nghị ghi kế hoạch hỗ trợ chậm nhất ngày 25 tháng 10 hàng năm phải gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, các ngành liên quan để tổng hợp trình UBND tỉnh.

* Riêng năm 2006, các huyện gửi hồ sơ trước ngày 30/4/2006; Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan căn cứ khả năng bố trí nguồn vốn hỗ trợ và kế hoạch huy động nguồn vốn của các huyện để tổng hợp danh mục báo cáo UBND tỉnh trong tháng 5/2006.

3. Cơ chế giao kế hoạch hỗ trợ:

Việc giao kế hoạch hỗ trợ các công trình hạ tầng cấp huyện được thực hiện theo cơ chế hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện, theo nguyên tắc:

- UBND các huyện tự cân đối nguồn vốn ngân sách của huyện để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư đối với các công trình được hỗ trợ theo cơ chế.

- Đối với công trình ngân sách tỉnh hỗ trợ dưới 50% yêu cầu vốn, UBND tỉnh sẽ thông báo danh mục công trình được hỗ trợ cho UBND các huyện; UBND các huyện có trách nhiệm huy động các nguồn hợp pháp để thực hiện và tiến hành quyết toán công trình; sau khi có quyết toán được duyệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cấp phần kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh.

- Đối với các công trình ngân sách tỉnh hỗ trợ từ 50% tổng yêu cầu vốn trở lên, UBND tỉnh thông báo kế hoạch 50% mức vốn hỗ trợ, phần còn lại sẽ cấp tiếp sau khi có quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Thanh quyết toán công trình:

- Các công trình xây dựng phải được thẩm định chất lượng, phải được quyết toán và được cấp thẩm quyền phê duyệt; Các hạng mục được hỗ trợ tiến hành quyết toán trong năm kế hoạch làm căn cứ giao vốn hỗ trợ;

- Các công trình ngân sách tỉnh hỗ trợ từ 50% yêu cầu vốn trở lên, UBND các huyện lập báo cáo quyết toán, Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt;

- Các công trình ngân sách tỉnh hỗ trợ dưới 50% yêu cầu vốn, UBND các huyện có trách nhiệm phê duyệt quyết toán và gửi về UBND tỉnh và các cơ quan liên quan để báo cáo.

Điều 2. - Thời gian thực hiện từ năm 2006 đến hết năm 2010. Các quy định trước đây trái với quy định tại quyết định này đều bãi bỏ.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và giúp đỡ UBND các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc vượt quá thẩm quyền; yêu cầu báo cáo kịp thời về UBND tỉnh để được xem xét, giải quyết.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3 QĐ ( Để thực hiện ),
- TT Tỉnh uỷ, TT HĐND tỉnh ( Để B/cáo ),
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh ( Để B/cáo ),
- Lưu VP, KTTC ( 60 ),
- Thn206154 Quy định tiêu chuẩn thực hiện Quyết định 4100/2005/QĐ - UBND.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Lợi

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 876/QĐ-UBND năm 2006 quy định tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật và quy trình giao vốn hỗ trợ “áp dụng đối với công trình xây dựng thực hiện theo Quyết định 4100/2005/QĐ-UBND về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đối với công trình cấp huyện quản lý" do tỉnh Thanh Hóa ban hành

  • Số hiệu: 876/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/03/2006
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Nguyễn Văn Lợi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/03/2006
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản