Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 872/QĐ-BTTTT | Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2021 |
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 01 tháng 02 năm 2021;
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng,
QUYẾT ĐỊNH:
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (sau đây gọi tắt là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng) và Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Chương trình hành động với các nội dung sau:
- Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam đang đi cùng thế giới trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cách mạng chuyển đổi số và chúng ta có cơ hội lớn để bứt phá, vượt lên. Việt Nam là thị trường lớn, nhiều tiềm năng cho các mô hình kinh doanh mới, với dân số đông, đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng, có lực lượng lao động số lớn, có số người dùng Internet và điện thoại thông minh lớn và đang tăng rất nhanh sẽ tạo nên những cơ hội rất lớn để xây dựng hạ tầng số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Việt Nam nằm tại trung tâm của Đông Nam Á, của châu Á, khu vực được đánh giá sẽ là trung tâm phát triển công nghệ số và kinh tế số toàn cầu. Covid-19 là thảm họa toàn cầu nhưng cũng là cú huých trăm năm cho chuyển đổi số, xây dựng hạ tầng số, phát triển kinh tế số, xã hội số. Việt Nam đã kiềm chế thành công Covid-19 và hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội này để bứt phá vươn lên phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các văn bản điều hành, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đối với chuyển đổi số, phát triển kinh tế số đã được ban hành thời gian qua.
- Trong bối cảnh đó, Chương trình hành động của Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng thể hiện rõ đường lối, quan điểm của Đảng và tổ chức triển khai thực hiện những nội dung, nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực Thông tin và Truyền thông.
- Chương trình hành động của Bộ Thông tin và Truyền thông là căn cứ để các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, nỗ lực phấn đấu cao nhất để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, theo phương châm hành động “Làm gương - Kỷ cương - Trọng tâm - Bứt phá”. Theo đó, “Làm gương” là người đứng đầu nêu gương, đi đầu dẫn dắt, tháo gỡ khó khăn. “Kỷ cương” là mỗi cá nhân luôn nêu cao tinh thần kỷ luật, giữ nghiêm đạo đức công vụ, hoàn thành nhiệm vụ được giao. “Trọng tâm” là chọn việc quan trọng, có ý nghĩa then chốt mà nếu giải quyết được thì các việc khác sẽ tự giải quyết được. “Bứt phá” là khát vọng lớn, mục tiêu cao, cách tiếp cận mới, lời giải đột phá, độc đáo để biến việc khó thành dễ.
- Ngành Thông tin và Truyền thông có tác động lan tỏa, mạnh mẽ, toàn diện, rộng khắp trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước, đưa Việt Nam sớm trở thành quốc gia số, tập trung vào xây dựng thể chế, tầm nhìn, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Rà soát và sửa đổi thể chế để tránh chồng chéo, mâu thuẫn, loại bỏ những cản trở phát triển. Xây dựng cơ chế khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thách thức và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung, bám sát yêu cầu phát triển và đổi mới của ngành, lĩnh vực quản lý. Xây dựng Chính phủ số, chính quyền số để dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số, xã hội số góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, đưa Việt Nam trở thành nước phát triển vào năm 2045; phát triển hệ thống báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình và các loại hình thông tin khác phản ánh dòng chảy chính của xã hội, lan tỏa năng lượng tích cực, tạo ra niềm tin, đồng thuận xã hội, khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Theo đó:
a) Đẩy mạnh phát triển Chính phủ số để dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia; đến năm 2025 cơ bản đưa hoạt động của Chính phủ lên môi trường số.
b) Kinh tế số đóng góp vào 20% GDP vào năm 2025, trong đó tỷ trọng kinh tế số của từng ngành, lĩnh vực chiếm 10%. Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%.
c) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số; đến năm 2025 mỗi người dân có một điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình có một đường cáp quang.
d) Báo chí, truyền thông đảm bảo tỷ lệ 100% người dân tiếp cận ít nhất một loại hình báo chí vào năm 2025. Tỷ lệ người dân sử dụng mạng xã hội của Việt Nam vượt mạng xã hội nước ngoài.
Bưu chính với sứ mệnh mới giúp người dân thoát nghèo, kinh doanh làm giàu và tiên phong trong giải quyết các vấn đề xã hội. Bưu chính thay đổi bản chất kinh doanh từ doanh thu thu từ người dân sử dụng dịch vụ sáng tạo công cụ giúp người dân tăng thu nhập rồi chia sẻ lợi ích cùng phát triển.
Mục tiêu chuyển dịch từ dịch vụ bưu chính truyền thống sang dịch vụ bưu chính số, đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu. Bưu chính trở thành hạ tầng quan trọng của nền kinh tế số, của thương mại điện tử.
Đến năm 2025, xây dựng hệ sinh thái các dịch vụ bưu chính tới tất cả các hộ gia đình và người dân. Khả năng tiếp cận phổ cập dịch vụ đạt tỷ lệ 55 bưu gửi/đầu người; 100% điểm phục vụ có người phục vụ và có Internet để triển khai sàn giao dịch điện tử tới 100% số xã trên cả nước; 100% hộ gia đình có địa chỉ số. Tốc độ tăng trưởng trung bình trên 30%/năm, đạt doanh thu 6 - 8 tỷ USD vào năm 2025.
Chuyển dịch từ doanh nghiệp bưu chính truyền thống sang doanh nghiệp hạ tầng, tích hợp đa dạng các dịch vụ, phát triển dữ liệu lớn về khách hàng, hợp tác với các doanh nghiệp khác như ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất, logistics, vận tải, kho bãi... để phá vỡ giới hạn cũ, mở ra nhiều không gian phát triển mới. Hình thành từ 3 - 5 doanh nghiệp lớn làm nòng cốt vươn đến tận hộ gia đình, thôn, bản trên cơ sở các nền tảng bản đồ số Vmap, nền tảng địa chỉ số VPostcode, sàn giao dịch thương mại điện tử góp phần tích cực vào công cuộc chuyển đổi số của quốc gia. Chủ động khai thác tốt thị trường trong nước, từng bước vươn ra thị trường quốc tế.
Bưu chính góp phần đưa dịch vụ công trực tuyến lên mức độ 4, phát triển Chính phủ số, cải cách hành chính, đồng thời bảo đảm an toàn tuyệt đối dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng và nhà nước từ Trung ương tới địa phương.
Rà soát sửa đổi Luật Bưu chính theo hướng là hạ tầng quan trọng của nền kinh tế số để khuyến khích đổi mới sáng tạo, kiến tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bưu chính lành mạnh; “đồng hành” cùng doanh nghiệp bưu chính, chuyển từ tư duy “quản lý” sang tư duy “phục vụ”; xây dựng Chiến lược phát triển hạ tầng bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 để hỗ trợ doanh nghiệp bưu chính phát huy hết nội lực, thu hút đầu tư nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực bưu chính.
Xây dựng khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động áp dụng các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh bưu chính số tích hợp đa dạng các dịch vụ quy định rõ phạm vi không gian và thời gian thử nghiệm.
Xử lý nghiêm tình trạng vận chuyển hàng lậu, hàng cấm qua đường bưu chính, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, phá giá của các nền tảng thương mại điện tử.
Xếp hạng chỉ số phát triển bưu chính trong nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới vào năm 2025.
Chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành hạ tầng số, hạ tầng quan trọng của Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Hạ tầng số với thành phần cốt lõi là hạ tầng viễn thông băng rộng đến từng hộ gia đình, từng cá nhân, hạ tầng điện toán đám mây, nền tảng định danh và xác thực số để mỗi người có một danh tính số trên không gian mạng. Hạ tầng số phải được đầu tư trước, đi cùng nhịp với các nước trên thế giới về ứng dụng công nghệ mới.
Phát triển, sản xuất thiết bị mạng lưới và phát triển mạng lưới, dịch vụ viễn thông dựa trên công nghệ mở, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
Đến năm 2025, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ tới 100% xã, trên 80% hộ gia đình; 100% số thuê bao di động là băng rộng; số thuê bao băng rộng cố định trên 100 dân đạt trên tỷ lệ 30%; tỷ lệ người sử dụng Internet đạt trên 80%; 100% dân số trong độ tuổi trưởng thành có điện thoại di động thông minh; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 50%; tỷ lệ doanh thu dịch vụ thoại và SMS trên tổng doanh thu dịch vụ thông tin di động dưới 20%; tốc độ tăng trưởng doanh thu lĩnh vực viễn thông trung bình là 8% - 10%/năm.
Tổng kết, đề xuất sửa đổi Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện và các văn bản quy phạm pháp luật khác với trọng tâm là hạ tầng số trong giai đoạn mới; đảm bảo chính sách quản lý theo kịp với sự phát triển của thị trường; tháo gỡ các rào cản trong đầu tư, phát triển thị trường dịch vụ số. Thúc đẩy, mở cửa thị trường bán lẻ dịch vụ, cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường; thúc đẩy đổi mới sáng tạo trên các thị trường bán lẻ, chuyển dịch sang quản lý hậu kiểm.
Thực hiện đấu giá băng tần để triển khai mạng di động 4G, 5G. Triển khai thương mại 5G với các thiết bị Make in Viet Nam từ năm 2022, phổ cập toàn quốc vào năm 2025.
Tăng cường đầu tư vào hạ tầng số thông qua các giải pháp: Thúc đẩy xây dựng chung hạ tầng, sử dụng chung hạ tầng, khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào hạ tầng số mới. Hạ tầng điện toán đám mây của Việt Nam chiếm 70% thị phần nội địa vào năm 2025.
Thúc đẩy việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ được cung cấp dựa trên các mạng, công nghệ tương lai như các dịch vụ trên nền tảng 5G, IoT, Big Data, AI... Hướng tới mục tiêu mỗi người dân 1 điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình 1 đường cáp quang. Triển khai chương trình chuyển đổi máy 2G/3G lên điện thoại thông minh hỗ trợ 4G/5G.
Thiết lập khung quản lý nền tảng số, quản lý dịch vụ số (kể cả các nền tảng xuyên biên giới) theo hướng áp dụng cơ chế quản lý tiền kiểm (ex-ante), quy định rõ các nghĩa vụ như chia sẻ dữ liệu, bảo đảm tính tương thích... đối với các nền tảng có vị trí thống lĩnh thị trường để thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường dịch vụ số.
Mở rộng kết nối Internet trong nước, thông qua các kết nối trực tiếp ngang hàng, kết nối tới trạm trung chuyển Internet (IXP), tới trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX; Mở rộng kết nối Internet khu vực và quốc tế, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm kết nối khu vực. Triển khai rộng rãi công cụ thuần Việt đo kiểm tốc độ, chất lượng kết nối Internet Việt Nam (I- Speed), đánh giá chính xác và đảm bảo hạ tầng kết nối bằng chính trải nghiệm của người sử dụng.
Toàn bộ mạng Internet Việt Nam ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6); 100% người dân truy cập Internet băng rộng qua IPv6. Phổ cập việc sử dụng tên miền quốc gia (.vn) cho toàn dân. Dịch vụ trực tuyến của các cơ quan nhà nước, báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, giáo dục, y tế, thương mại điện tử của Việt Nam sử dụng tên miền quốc gia (.vn).
Triển khai chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2021 - 2025 đáp ứng mục tiêu phổ cập truy cập dịch vụ băng rộng.
Việt Nam vào nhóm 50 quốc gia đứng đầu trên thế giới về chỉ số phát triển công nghệ thông tin (IDI) theo đánh giá của Liên minh viễn thông quốc tế ITU vào năm 2025.
3. Lĩnh vực Ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT)
Chuyển từ ứng dụng CNTT sang chuyển đổi số quốc gia. Chuyển từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số, thực hiện sứ mệnh đưa mọi hoạt động kinh tế - xã hội lên môi trường số, toàn dân và toàn diện. Quy mô thị trường ứng dụng CNTT đạt 25 - 30 tỷ USD vào năm 2025, tăng trưởng 20% - 30%/năm.
Mục tiêu đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia trên cả 3 trụ cột Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trọng tâm là phát triển các nền tảng số thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số diễn ra một cách tự nhiên, khai mở giá trị mới, mang lại lợi ích rõ ràng cho xã hội. Các nền tảng chuyển đổi số quốc gia là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Ngành Thông tin và Truyền thông định hướng mở rộng không gian mạng quốc gia thông qua mở rộng phạm vi hoạt động của các nền tảng số “Make in Viet Nam” có khả năng đi ra toàn cầu để chiếm lĩnh những không gian mới.
Đến năm 2025, tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến; 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
Nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Chính phủ số. Xây dựng Chiến lược dữ liệu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Phát triển hạ tầng số cho Chính phủ số, ổn định, an toàn, thông suốt, đến cấp xã trên cơ sở tái cấu trúc Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước cấp I, mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II, mạng diện rộng tại các bộ, ngành, địa phương và mạng Internet băng rộng. Tái cấu trúc hạ tầng CNTT của các bộ, ngành, địa phương, chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin thành hạ tầng số.
Xây dựng và triển khai chương trình hành động quốc gia về phát triển và chuyển đổi sang sử dụng nền tảng điện toán đám mây để hình thành đám mây Chính phủ thống nhất trên cơ sở, quy hoạch, kết nối đám mây của các cơ quan nhà nước tại các bộ, ngành, địa phương nhằm tạo môi trường để lưu trữ, chia sẻ tài nguyên, phát triển dịch vụ cho Chính phủ số trên quy mô toàn quốc. Phát triển các cơ sở dữ liệu quốc gia thiết yếu tạo nền tảng cho triển khai Chính phủ số, chuyển đổi số. Xây dựng các nền tảng số và hệ thống quy mô quốc gia phục vụ Chính phủ số như: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP); nền tảng trao đổi định danh và xác thực điện tử quốc gia (NIXA); nền tảng hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng phục vụ Chính phủ số (G-SOC); Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số; Nền tảng ứng dụng trên thiết bị di động cho phép người dân và doanh nghiệp có thể định danh trên không gian số và sử dụng mọi dịch vụ, tiện ích trong Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số mọi lúc, mọi nơi; Hệ thống kiếm định chức năng, hiệu năng các giải pháp phục vụ Chính phủ số; Phát triển trợ lý ảo và các nền tảng số hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình.
Sử dụng công nghệ mở, nền tảng mở tạo thành hệ sinh thái phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số như nền tảng họp trực tuyến, nền tảng hỗ trợ làm việc từ xa trên môi trường số, các nền tảng phục vụ chuyển đổi số thương mại điện tử, nông nghiệp chính xác, du lịch thông minh, y tế thông minh, giáo dục thông minh, giao thông thông minh, xây dựng, tài nguyên và môi trường điện tử, nội dung số, dịch vụ kế toán, tài chính điện tử, đô thị thông minh, ngân hàng số nhằm hỗ trợ mỗi người, mỗi hộ dân, mỗi doanh nghiệp nhỏ cũng có thể tiếp cận thị trường toàn quốc và toàn cầu và thúc đẩy tất cả mọi người kinh doanh làm giàu, xóa bỏ khoảng cách và phát triển bền vững khu vực nông thôn bằng chuyển đổi số và các giải pháp số.
Xây dựng và hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung, Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và triển khai phủ sóng 5G tại các đô thị này.
Việt Nam đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ ba trong khu vực ASEAN vào năm 2025 về Chính phủ điện tử, Chính phủ số trong xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc.
Việt Nam trở thành cường quốc an toàn, an ninh mạng với sứ mệnh bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng tạo niềm tin số, làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần xây dựng nền công nghiệp an toàn, an ninh mạng hùng mạnh. Việt Nam xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng ra các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Đến năm 2025, tỷ lệ chủng loại sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin mạng do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất đạt 100%. Tỷ lệ doanh thu sản xuất/nhập khẩu các sản phẩm, dịch vụ an toàn an ninh mạng đạt trên 70%. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp Việt Nam đạt từ 35% - 45%/năm, đạt quy mô trên 500 triệu USD vào năm 2025. Thị phần trong nước đạt trên 50%.
Chuyển từ tư duy “bảo đảm an toàn, an ninh mạng” sang tư duy “bảo đảm an toàn không gian mạng Việt Nam”. Xây dựng chiến lược an toàn không gian mạng quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Triển khai Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn an ninh mạng giai đoạn 2021 - 2025; Đề án tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025; Đề án bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên không gian mạng; Đề án phát triển 300 chuyên gia giỏi về an toàn, an ninh mạng.
Phổ cập dịch vụ an toàn an ninh mạng cơ bản thông qua sử dụng các nền tảng Make in Viet Nam. Tạo niềm tin số để người dân, doanh nghiệp và Chính phủ sẵn sàng lên môi trường mạng tạo thành công cho chuyển đổi số. Tỷ lệ thông tin tiêu cực về đất nước, con người Việt Nam dưới 10%.
Phát triển và duy trì hoạt động bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp kết hợp phương thức quản trị rủi ro dựa trên cấp độ an toàn hệ thống thông tin tại các bộ, ngành, địa phương. Phấn đấu đạt mục tiêu 100% thiết bị đầu cuối của cơ quan quản lý nhà nước được cài đặt giải pháp bảo vệ và 100% hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước cấp độ 3, 4, 5 được phân loại và thực hiện bảo vệ theo cấp độ vào năm 2025.
Tạo sự đổi mới mạnh mẽ trong hoạt động phát triển năng lực an toàn, an ninh mạng để vươn tầm thế giới. Đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam dựa trên công nghệ mở.
Đến hết năm 2025, Việt Nam thuộc nhóm 30 nước đứng đầu thế giới về Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu GCI của Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU và nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN.
Kinh tế số mở ra không gian tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam, là động lực cốt lõi của tăng trưởng kinh tế quốc gia. Kinh tế số giúp nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu của nền kinh tế, góp phần giải bài toán khoảng cách số, khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách nông thôn với thành thị và giảm ô nhiễm môi trường.
Đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP cả nước, tăng trưởng từ 20% - 25%/năm, gấp 3 lần tăng trưởng GDP. Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%. Mỗi người dân sở hữu một danh tính số và được xác thực khi tham gia vào các dịch vụ trực tuyến để bảo đảm an toàn và nâng cao mức độ tin cậy của các dịch vụ.
Đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế số, bao gồm kinh tế nền tảng, kinh tế dữ liệu, dịch vụ số trên mạng, giải trí trực tuyến, dịch vụ nội dung số trực tuyến, kinh tế thuật toán, kinh tế liên kết lỏng (Gig) và các kinh doanh số khác trên Internet. Hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực, đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, bưu chính, logistic, du lịch, tài chính, ngân hàng...
Xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số; sửa đổi Luật Giao dịch điện tử theo hướng bổ sung các nội dung mới về kinh tế số phù hợp với yêu cầu phát triển của lĩnh vực; củng cố, hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, pháp luật tạo thuận lợi phát triển kinh tế số, xã hội số.
Xây dựng và triển khai Đề án hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm phát triển thị trường cho kinh tế số; phát triển các hệ thống nền tảng phục vụ quản lý và hỗ trợ phát triển kinh tế số và xã hội số.
Phát triển các đại học số, các mô hình đào tạo trực tuyến sử dụng nền tảng đào tạo mở trực tuyến (MOOCs - Massive Open Online Courses) cho mọi đối tượng, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, thực hiện đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động coi đây là các giải pháp đột phá để phát triển xã hội số.
6. Lĩnh vực Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông (CNTT, ĐT VT)
Công nghiệp CNTT, ĐTVT với tầm nhìn và sứ mệnh mới là dịch chuyển từ gia công, lắp ráp sang Make in Viet Nam, làm sản phẩm tại Việt Nam, làm chủ công nghệ, sáng tạo công nghệ, giải quyết bài toán Việt Nam và từ đó vươn ra thế giới, biến Việt Nam thành quốc gia công nghệ, trong đó tỷ trọng Make in Viet Nam vào năm 2025 đạt trên 45%.
Phát triển 4 loại hình doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đạt số lượng 100 nghìn doanh nghiệp vào năm 2025. Hình thành một số doanh nghiệp chủ lực dẫn dắt về công nghệ lõi, có năng lực nghiên cứu, sáng tạo, làm chủ công nghệ đối với sản phẩm, dịch vụ CNTT “Make in Viet Nam”, trong đó có ít nhất 10 doanh nghiệp công nghệ số đóng vai trò dẫn dắt, có năng lực cạnh tranh quốc tế, doanh thu trên 01 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025. Cả nước có ít nhất 10 địa phương đạt doanh thu công nghiệp CNTT trên 01 tỷ đô la Mỹ. Hình thành từ 10 đến 12 khu CNTT tập trung và thành viên Chuỗi Khu công viên phần mềm Quang Trung. Tốc độ tăng trưởng doanh thu công nghiệp CNTT bằng từ 2 đến 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Giá trị tăng thêm của doanh nghiệp công nghệ số thực hiện Make in Viet Nam tăng gấp 2 lần.
Hoàn thiện thể chế tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp CNTT, ĐTVT, trọng tâm là xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số, Chương trình phát triển CNTT, ĐTVT đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Hình thành Quỹ phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam với nguồn vốn huy động từ xã hội hóa.
Đề xuất Chính phủ chính sách về ưu tiên dùng sản phẩm công nghệ số Việt Nam đặc biệt trong mua sắm Chính phủ; giao Bộ Thông tin và Truyền thông làm đầu mối tổng hợp đề xuất các chính sách thí điểm cho các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực công nghệ số.
Phát triển Hệ thống quản lý, thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số quốc gia; xây dựng phòng Lab công nghệ số; xây dựng và vận hành Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số quốc gia; ứng dụng và phát triển công nghệ mở để nâng cao năng lực làm chủ công nghệ số của Việt Nam.
Đến năm 2025, Việt Nam thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về chỉ số đổi mới sáng tạo (GII).
7. Lĩnh vực báo chí, truyền thông
Báo chí, truyền thông thực hiện sứ mệnh phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, lan tỏa năng lượng tích cực, tạo đồng thuận và niềm tin xã hội, khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá vươn lên trở thành nước phát triển.
Đôi cánh cho Việt Nam bay lên thì một bên là sức mạnh tinh thần, một bên là sức mạnh vật chất dựa trên công nghệ.
Đến năm 2025, 100% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được tiếp cận ít nhất một loại hình báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu.
Xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi số báo chí, trọng tâm là đưa sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên môi trường số, đổi mới cách làm nội dung, đa dạng hóa nguồn thu báo chí, chuyển từ tư duy báo chí, truyền thông hoạt động “thu bằng quảng cáo” sang tư duy hoạt động “thu phí nội dung”, làm chủ nền tảng phân phối nội dung trên không gian mạng. Đến năm 2025 có trên 90% cơ quan báo chí hoàn thành việc chuyển đổi số hoạt động theo mô hình tòa soạn hội tụ, đa phương tiện.
Nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Báo chí để có nội hàm bao quát rộng hơn đối với lĩnh vực quản lý nhà nước về báo chí, truyền thông. Tiếp tục thực hiện Quy hoạch Phát triển và Quản lý Báo chí Toàn quốc đến năm 2025 nhằm tinh gọn hệ thống báo chí. Hình thành sáu cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực. Triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2021 nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu của các cơ quan báo chí giai đoạn 2021 - 2025 và Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2021 tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thông. Hoàn thiện chính sách đặt hàng, hỗ trợ báo chí bảo đảm 100% cơ quan báo chí tự chủ giai đoạn 2021 - 2025.
Phát thanh, truyền hình bảo đảm thời lượng phát sóng các chương trình sản xuất trong nước đạt tối thiểu 70% vào năm 2025. Chuyển từ mô hình truyền hình trả tiền truyền thống sang truyền hình trả tiền trên mạng Internet (OTT). Xây dựng công cụ đo lường định lượng khán giả. Xây dựng Trung tâm lưu chiểu dữ liệu truyền thông số Quốc gia, Trung tâm bản quyền phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử bảo đảm bản quyền tác giả trong môi trường số, quản lý bảo vệ bản quyền báo chí trên không gian mạng.
Chuyển từ tư duy “quản lý” sang tư duy “gỡ bỏ các rào cản” đối với phát triển nội dung số (bao gồm các nền tảng phân phối nội dung, nền tảng tìm kiếm; thông tin điện tử, mạng xã hội, trò chơi trực tuyến). Ban hành chính sách thử nghiệm (sandbox) thúc đẩy phát triển các dịch vụ nội dung thông tin mới, thúc đẩy phát triển các nền tảng mạng xã hội đa dịch vụ về thông tin, thương mại, giáo dục, giải trí... tạo thành hệ sinh thái nội dung số Việt Nam. Quản lý các nền tảng mạng xã hội và quảng cáo xuyên biên giới, trọng tâm là hoàn thiện thể chế quản lý và xử lý vi phạm nghiêm, đủ sức răn đe, kiên quyết ngay từ đầu, nhất là các công ty sở hữu nền tảng công nghệ lớn, đặc biệt là kiểm soát dòng tiền, ứng dụng công nghệ để xử lý triệt để “báo hóa” tạp chí, trang tin. Trung tâm tiếp nhận và xử lý tin giả hoạt động hiệu quả. Tăng số lượng người sử dụng mạng xã hội Việt vượt so với người sử dụng mạng xã hội nước ngoài đạt tỷ lệ 1,221 vào năm 2025.
Thực hiện chuyển đổi số, hiện đại hóa hệ thống thông tin cơ sở để tương tác với người dân; đến năm 2023, 100% xã, phường, thị trấn trong toàn quốc có đài truyền thanh; đến năm 2025, chuyển đổi trên 100% đài truyền thanh có dây/không dây FM sang truyền thanh ứng dụng CNTT-VT. Chuyển đổi mô hình hoạt động của hệ thống truyền thanh - truyền hình cấp huyện sang mô hình hoạt động sản xuất nội dung truyền thông đa phương tiện. Tổ chức xây dựng Hệ thống thông tin nguồn của Trung ương và Hệ thống thông tin nguồn của các tỉnh, thành phố theo quy định tại Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ để quản lý tập trung đài truyền thanh ứng dụng CNTT- VT, bảng tin điện tử công cộng và các phương tiện thông tin cơ sở khác trên phạm vi cả nước.
Tuyên truyền đồng thuận về chủ quyền, lãnh thổ, đặc biệt là chủ quyền trên Biển Đông, chủ quyền trên không gian mạng nhuần nhuyễn và thông suốt cả về thông tin, đấu tranh dư luận và công tác tư tưởng. Xây dựng Đề án tuyên truyền bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025.
Xây dựng Chiến lược truyền thông, quảng bá tăng thứ hạng hình ảnh Việt Nam. Quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua hình ảnh địa phương từ bộ chỉ số thống nhất, đánh giá đo nghiệm được và tăng thứ hạng trên bảng xếp hạng thế giới. Xây dựng kênh truyền hình quốc tế.
Đổi mới, sáng tạo tuyên truyền về thành tựu đảm bảo quyền con người, nắm thế chủ động, phát huy quyền con người trong không gian số; khai phóng khát vọng Việt Nam, năng lượng Việt Nam từ nền kinh tế số để trở thành cường quốc kinh tế số, đặt nền móng trở thành nước phát triển vào năm 2045.
Xuất bản đáp ứng nhu cầu đọc sách, tinh thần truyền thống hiếu học của người Việt Nam phải ở mức cao của thế giới, mỗi năm xuất bản một số đầu sách có giá trị cao, tạo sức lan tỏa ra toàn quốc. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản. Xây dựng Đề án “Chương trình sách Quốc gia”. Phát triển một số nhà xuất bản trọng điểm, đủ năng lực dẫn dắt thị trường, tập trung chuyển đổi số các nhà xuất bản tiến tới hình thành một thị trường xuất bản năng động, lành mạnh và chất lượng. Chuyển từ xuất bản truyền thống sang xuất bản điện tử; đến năm 2025, tỷ lệ bản sách/người2 đạt 5,5 bản sách/người/năm, trong đó tỷ lệ sách xuất bản điện tử trên số đầu sách đạt tối thiểu 15%3. Lĩnh vực in duy trì nhịp độ tăng trưởng hằng năm từ 5-5,5% đối với mọi chỉ tiêu; phấn đấu đến năm 2025 tỷ trọng xuất khẩu đạt 15%. Bảo đảm 90% địa phương có ít nhất 01 Trung tâm phát hành sách hiện đại.
Nghiên cứu xây dựng Quỹ hỗ trợ lĩnh vực báo chí, truyền thông từ nguồn lực xã hội hóa.
III. TỔ CHỨC VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung trong Chương trình hành động này, bảo đảm đúng tiến độ, bám sát với các nội dung được nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông trong các giai đoạn trước đây và trong cả nhiệm kỳ 2021 - 2025.
Tăng cường công tác chỉ đạo, bám sát tình hình triển khai thực hiện, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ đi với tăng cường giám sát, kiểm tra. Đề cao trách nhiệm cá nhân của các cấp trưởng đơn vị, chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng công việc của đơn vị, chủ động giải quyết các vấn đề nóng, ách tắc của đơn vị, của lĩnh vực phụ trách, chủ động, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ để triển khai thực hiện công việc đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của Chương trình hành động, các cơ quan, đơn vị chủ động báo cáo Bộ trưởng để xem xét, quyết định./.
| BỘ TRƯỞNG |
NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG
(Kèm theo Quyết định số 872/BTTTT ngày 17/6/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông)
TT | Tên chương trình, nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Thời gian trình | Cấp trình/Phê duyệt | Hình thức văn bản |
|
|
|
| ||
1 | Xây dựng Luật Bưu chỉnh sửa đổi, bổ sung | Vụ Bưu chính | Năm 2024 | Quốc hội | Luật |
2 | Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính | Vụ Bưu chính | Tháng 11/2021 | Chính phủ | Nghị định |
3 | Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 55/2016/QĐ-TTg ngày 26/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước | Vụ Bưu chính | Tháng 11/2021 | Thủ tướng Chính phủ | Quyết định |
4 | Chiến lược phát triển hạ tầng Bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 | Vụ Bưu chính | Tháng 8/2021 | Thủ tướng Chính phủ | Quyết định |
|
|
|
| ||
5 | Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Viễn thông | Cục Viễn thông | Năm 2024 - 2025 | Quốc hội | Luật |
6 | Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện | Cục Tần số vô tuyến điện | Năm 2022 - 2023 | Quốc hội | Luật |
7 | Nghị định về thu tiền sử dụng tần số vô tuyến điện; đấu giá và chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần | Cục Tần số vô tuyến điện | Đã trình tháng 4/2021 | Chính phủ | Nghị định |
8 | Chiến lược phát triển hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 | Cục Viễn thông | Tháng 8/2021 | Thủ tướng Chính phủ | Quyết định |
9 | Đề án Khuyến khích tư nhân tham gia xây dựng hạ tầng viễn thông và hạ tầng khác cho chuyển đổi số quốc gia | Cục Viễn thông | Tháng 12/2021 | Thủ tướng Chính phủ | Quyết định |
10 | Thiết lập các mạng thông tin dùng riêng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước | Cục Bưu điện Trung ương | Năm 2021 - 2025 | Thủ tướng Chính phủ | Quyết định |
11 | Thực hiện triển khai nâng cấp Mạng điện báo Hệ đặc biệt phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 35/QĐ-TTg (M) ngày 04/6/2019 | Cục Bưu điện Trung ương | Năm 2021 - 2025 | Thủ tướng Chính phủ | Quyết định |
12 | Đề án thay thế 02 vệ tinh viễn thông VINASAT-1, VINASAT-2 | Cục Tần số vô tuyến điện | Tháng 12/2021 | Thủ tướng Chính phủ | Quyết định |
13 | Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 71/2013/ QĐ-TTg và Quyết định số 02/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch pho tần số vô tuyến điện quốc gia | Cục Tần số vô tuyến điện | Tháng 12/2021 | Thủ tướng Chính phủ | Quyết định |
14 | Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2021 -2025 | Vụ KHTC | Đã trình tháng 6/2021 | Thủ tướng Chính phủ | Quyết định |
15 | Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 | Viện Chiến lược TT&TT | Tháng 10/2021 | Thủ tướng Chính phủ | Quyết định |
16 | Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18/8/2015 của Bộ TT&TT về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet | Trung tâm VNNIC | Tháng 11/2021 | Bộ TT&TT | Thông tư |
17 | Chương trình thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi IPv6 cho Cơ quan Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 (IPv6 For Gov) | Trung tâm VNNIC | Tháng 12/2021 | Bộ TT&TT | Báo cáo |
18 | Xây dựng, phát triển ứng dụng đo tốc độ truy cập Internet Việt Nam (I-speed) đánh giá trải nghiệm người dùng QoE | Trung tâm VNNIC | Năm 2021 - 2022 | Bộ TT&TT | Báo cáo |
|
|
|
| ||
19 | Luật Chính phủ số | Cục Tin học hóa | Năm 2023 - 2025 | Quốc hội | Luật |
20 | Sửa đổi bổ sung Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ quy định về ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước | Cục Tin học hóa | Tháng 12/2021 | Chính phủ | Nghị định |
21 | Sửa đổi Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước | Cục Tin học hóa | Tháng 12/2021 | Chính phủ | Nghị định |
22 | Chiến lược dữ liệu quốc gia giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 | Cục Tin học hóa | Tháng 12/2021 | Thủ tướng Chính phủ | Quyết định |
23 | Đề án Nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 | Cục Tin học hóa | Tháng 12/2021 | Thủ tướng Chính phủ | Quyết định |
24 | Ban hành danh mục các nền tảng chuyển đổi số quốc gia | Cục Tin học hóa | Tháng 9/2021 | Bộ TT&TT | Quyết định |
25 | Xây dựng Nền tảng trao đổi định danh và xác thực điện tử (ID Exchange) phục vụ giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước | Trung tâm NEAC | Năm 2021 - 2023 | Bộ TT&TT | Quyết định |
26 | Phát triển và vận hành hạ tầng chuyên dùng ổn định, an toàn, thông suốt, kết nối 4 cấp hành chính từ Trung ương đến cấp xã trên cơ sở Mạng Truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, mạng diện rộng của các bộ, ngành, địa phương, mạng Internet băng rộng để phục vụ Chính phủ số | Cục Bưu điện Trung ương | Năm 2021 - 2022 | Bộ TT&TT | Quyết định |
27 | Xây dựng Trung tâm điều hành hạ tầng mạng quốc gia | Cục Bưu điện Trung ương | Năm 2020 - 2022 | Bộ TT&TT | Quyết định |
28 | Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, xây dựng và thường xuyên cập nhật, bổ sung bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số trong đó có Chính phủ số | Cục Tin học hóa | Hàng năm | Bộ TT&TT | Quyết định |
29 | Thuê hạ tầng, đường truyền và các dịch vụ duy trì, vận hành, khai thác các nền tảng quốc gia (NDXP, NIXA, G-SOC, GOC, Cổng dữ liệu quốc gia...) | Cục Tin học hóa | Hàng năm | Bộ TT&TT | Quyết định |
30 | Phát triển Nền tảng ứng dụng trên thiết bị di động cho Chính phủ số | Cục Tin học hóa | Năm 2021 - 2023 | Bộ TT&TT | Quyết định |
31 | Xây dựng cổng dữ liệu quốc gia | Cục Tin học hóa | Năm 2021 - 2023 | Bộ TT&TT | Quyết định |
32 | Xây dựng Hệ thống kiểm định chức năng, hiệu năng các giải pháp phục vụ Chính phủ số | Cục Tin học hóa | Năm 2022 - 2023 | Bộ TT&TT | Quyết định |
33 | Phát triển các nền tảng đào tạo trực tuyến về Chính phủ số cho mọi đối tượng | Cục Tin học hóa | Hàng năm | Bộ TT&TT | Quyết định |
34 | Xây dựng nền tảng đào tạo kỹ năng số cho người dân | Cục Tin học hóa | Hàng năm | Bộ TT&TT | Quyết định |
|
|
|
| ||
35 | Sửa đổi Luật Giao dịch điện tử 2005 | Vụ Quản lý doanh nghiệp | Năm 2022 | Quốc hội | Luật |
36 | Nghị định của Chính phủ về quản lý nền tảng số và kinh doanh trên mạng Internet | Vụ Quản lý doanh nghiệp | Năm 2022 | Chính phủ | Nghị định |
37 | Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số | Vụ Quản lý doanh nghiệp | Tháng 8/2021 | Thủ tướng Chính phủ | Quyết định |
|
|
|
| ||
38 | Chiến lược an toàn không gian mạng quốc gia | Cục An toàn thông tin | Tháng 8/2021 | Bộ TT&TT | Quyết định |
39 | Thông tư Quy định vị trí chuyên trách về an toàn thông tin mạng và tổ chức, hoạt động của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng | Cục An toàn thông tin | Năm 2022 | Bộ TT&TT | Thông tư |
40 | Thông tư Quy định chuẩn và sát hạch đạt chuẩn kỹ năng an toàn thông tin mạng | Cục An toàn thông tin | Năm 2022 | Bộ TT&TT | Thông tư |
41 | Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định 91/2020/NĐ-CP | Cục An toàn thông tin | Năm 2022 | Bộ TT&TT | Thông tư |
42 | Xây dựng Đề án Phổ cập dịch vụ an toàn thông tin cơ bản | Cục An toàn thông tin | Tháng 10/2021 | Bộ TT&TT | Quyết định |
43 | Xây dựng Đề án phát triển 300 chuyên gia giỏi về an toàn, an ninh mạng | Cục An toàn thông tin | Tháng 10/2021 | Bộ TT&TT | Quyết định |
44 | Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin | Cục An toàn thông tin | Tháng 4 - Hàng năm | Bộ TT&TT | Quyết định |
45 | Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin | Cục An toàn thông tin | Tháng 4 - Hàng năm | Bộ TT&TT | Quyết định |
46 | Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng | Cục An toàn thông tin | Tháng 4 - Hàng năm | Bộ TT&TT | Quyết định |
47 | Xây dựng Hệ thống hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng phục vụ Chính phủ số | Cục An toàn thông tin | Năm 2023 | Bộ TT&TT | Quyết định |
48 | Xây dựng Hệ thống kiểm định, đánh giá an toàn thông tin | Cục An toàn thông tin | Năm 2023 | Bộ TT&TT | Quyết định |
49 | Xây dựng Hệ thống hỗ trợ điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng | Cục An toàn thông tin | Năm 2023 | Bộ TT&TT | Quyết định |
50 | Xây dựng hệ thống thao trường mạng phục vụ huấn luyện, diễn tập, sát hạch an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử | Cục An toàn thông tin | Năm 2023 | Bộ TT&TT | Quyết định |
51 | Xây dựng Chỉ thị của Bộ trưởng về diễn tập thực chiến về bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia | Cục An toàn thông tin | Tháng 9/2021 | Bộ TT&TT | Chỉ thị |
52 | Xây dựng Chỉ thị của Bộ trưởng về trách nhiệm của các doanh nghiệp nền tảng trong việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng quốc gia | Cục An toàn thông tin | Tháng 10/2021 | Bộ TT&TT | Chỉ thị |
|
|
|
| ||
53 | Xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số | Vụ CNTT | Năm 2022 - 2025 | Quốc hội | Luật |
54 | Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 154/2013/NĐ-CP quy định về Khu CNTT tập trung | Vụ CNTT | Năm 2022 | Chính phủ | Nghị định |
55 | Xây dựng và triển khai Chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư | Vụ CNTT | Tháng 10/2021 | Thủ tướng Chính phủ | Quyết định |
56 | Xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam | Vụ CNTT | Tháng 06/2021 | Thủ tướng Chính phủ | Quyết định |
57 | Danh mục sản phẩm CNTT trọng điểm | Vụ CNTT | Tháng 12/2021 | Bộ TT&TT | Thông tư |
58 | Danh mục sản phẩm phần mềm | Vụ CNTT | Tháng 12/2021 | Bộ TT&TT | Thông tư |
59 | Quy định việc xác định nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm CNTT, nội dung số, phần mềm | Vụ CNTT | Năm 2022 | Bộ TT&TT | Thông tư |
60 | Phát triển Hệ thống quản lý, thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số quốc gia | Vụ CNTT | Năm 2022 - 2025 | Bộ TT&TT | Quyết định |
61 | Công bố Danh mục sản phẩm, dịch vụ CNTT đáp ứng tiêu chí ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm | Vụ CNTT | Hằng năm | Bộ TT&TT | Quyết định |
62 | Xây dựng và triển khai Chương trình thương hiệu Việt, Thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam | Vụ CNTT | Năm 2021 - 2025 | Bộ TT&TT | Quyết định |
63 | Triển khai các hoạt động hưởng ứng ngày doanh nghiệp công nghệ số 12/12 (tổ chức Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ số; Giải thưởng Make in Viet Nam) | Vụ CNTT | Hàng năm | Bộ TT&TT | Quyết định |
64 | Xây dựng Phòng Lab công nghệ số | Vụ CNTT | Năm 2022 - 2025 | Bộ TT&TT | Quyết định |
65 | Xây dựng và vận hành Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số quốc gia | Vụ CNTT | Năm 2022 - 2025 | Bộ TT&TT | Quyết định |
66 | Triển khai các nhiệm vụ của Trung tâm liên kết của WEF về CMCN 4.0 | Vụ CNTT | Năm 2021 - 2023 | Bộ TT&TT | Quyết định |
|
|
|
| ||
67 | Lập hồ sơ đề nghị sửa đổi Luật Báo chí năm 2016 trình Chính phủ | Cục Báo chí | Năm 2022 | Chính phủ | Hồ sơ |
68 | Xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xuất bản năm 2012 | Cục Xuất bản, in và phát hành | Năm 2024 - 2025 | Quốc hội | Luật |
69 | Xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng | Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử | Tháng 12/2021 | Chính phủ | Nghị định |
70 | Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in và Nghị định số 25/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in | Cục Xuất bản, in và phát hành | Tháng 12/2021 | Chính phủ | Nghị định |
71 | Đề xuất xây dựng Nghị định của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin cơ sở (thay thế Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở) | Cục TTCS | Năm 2023 | Chính phủ | Nghị định |
72 | Xây dựng dự thảo văn bản dưới luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Xuất bản | Cục Xuất bản, in và phát hành | Năm 2024 - 2025 | Chính phủ/ Bộ TT&TT | Nghị định/ Thông tư |
73 | Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 | Cục Báo chí | Tháng 8/2021 | Thủ tướng Chính phủ | Quyết định |
74 | Tuyên truyền bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 | Cục TTCS | Tháng 9/2021 | Thủ tướng Chính phủ | Quyết định |
75 | Chiến lược truyền thông, quảng bá tăng thứ hạng hình ảnh quốc gia | Cục TTĐN | Đã trình năm 2020 | Thủ tướng Chính phủ | Quyết định |
76 | Đề án truyền thông về quyền con người giai đoạn 2021-2025 thay thế cho Quyết định số 16/QĐ- TTg ngày 02/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về quyền con người ở Việt Nam | Cục TTĐN | Tháng 10/2021 | Thủ tướng Chính phủ | Quyết định |
77 | Xây dựng Đề án Chương trình sách Quốc gia | Cục Xuất bản, in và phát hành | Tháng 10/2021 | Thủ tướng Chính phủ | Quyết định |
78 | Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 | Viện Chiến lược TT&TT | Năm 2021 - 2022 | Thủ tướng Chính phủ | Quyết định |
1 Năm 2021 dự kiến có khoảng 100 triệu người sử dụng mạng xã hội Việt/120 triệu người sử dụng mạng xã hội nước ngoài. Năm 2025 dự kiến tỷ lệ này là 120/90.
2 Trong đó, sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo giáo dục chiếm dưới 60%.
3 Hiện nay tỷ lệ sách xuất bản điện tử/số đầu sách của Mỹ là 19%.
- 1Quyết định 1466/QĐ-BTC năm 2021 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 2559/QĐ-BGDĐT năm 2021 về Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 1454/QĐ-BGTVT năm 2021 về Chương trình hành động của Bộ Giao thông vận tải thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
- 1Luật Giao dịch điện tử 2005
- 2Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 3Luật tần số vô tuyến điện năm 2009
- 4Luật viễn thông năm 2009
- 5Luật bưu chính 2010
- 6Nghị định 43/2011/NĐ-CP Quy định về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
- 7Nghị định 47/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật bưu chính
- 8Luật xuất bản 2012
- 9Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
- 10Nghị định 154/2013/NĐ-CP quy định về khu công nghệ thông tin tập trung
- 11Quyết định 71/2013/QĐ-TTg về Quy hoạch tần số vô tuyến điện quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in
- 13Luật Báo chí 2016
- 14Thông tư 24/2015/TT-BTTTT Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 15Quyết định 02/2017/QĐ-TTg sửa đổi Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia kèm theo Quyết định 71/2013/QĐ-TTg
- 16Quyết định 52/2016/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động thông tin cơ sở do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 55/2016/QĐ-TTg về Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Nghị định 17/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 19Nghị định 25/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in
- 20Nghị định 27/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
- 21Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
- 22Quyết định 135/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23Chỉ thị 09/CT-TTg năm 2021 về nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu của các cơ quan báo chí giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 24Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2021 về tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc; kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 25Nghị quyết 50/NQ-CP năm 2021 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng do Chính phủ ban hành
- 26Quyết định 1466/QĐ-BTC năm 2021 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 27Quyết định 2559/QĐ-BGDĐT năm 2021 về Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 28Quyết định 1454/QĐ-BGTVT năm 2021 về Chương trình hành động của Bộ Giao thông vận tải thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
Quyết định 872/QĐ-BTTTT năm 2021 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng do Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 872/QĐ-BTTTT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/06/2021
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/06/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra