- 1Luật hợp tác xã 2012
- 2Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã
- 3Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 4Quyết định 12/2015/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách thu hút xã hội hóa đầu tư và khai thác bến xe khách do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 13/2015/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- 7Kết luận 70-KL/TW năm 2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 8Nghị quyết 134/NQ-CP năm 2020 về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 70-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể do Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết 99/NQ-CP năm 2021 về Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 do Chính phủ ban hành
- 10Luật Hợp tác xã 2023
- 11Quyết định 21/2022/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 1254/QĐ-BGTVT năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển đội tàu vận tải biển của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 13Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 do Chính phủ ban hành
- 1Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2022 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Nghị định 56/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
- 3Nghị quyết 09/NQ-CP năm 2023 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới do Chính phủ ban hành
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 867/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2023 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2024
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24/8/2022 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới;
Căn cứ Kế hoạch số 10-KH/TW ngày 23/8/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới;
Căn cứ Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 02/02/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới;
Căn cứ Chương trình hành động số 26-CTr/BCSĐ ngày 09/3/2023 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Quyết định số 323/QĐ- BGTVT ngày 27/3/2023 ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới và Chương trình hành động số 26-CTr/BCSĐ ngày 09/3/2023 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2024.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Quyết định số 867/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 7 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2023
I. Tình hình phát triển kinh tế tập thể, HTX năm 2023
1. Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã
a) Số lượng, doanh thu và thu nhập của HTX
- Theo báo cáo của các đơn vị, tính đến tháng 6/2023 trong lĩnh vực giao thông vận tải có 1.783 HTX vận tải (đường bộ có 1.568 HTX, hàng hải có 03 HTX, đường thủy nội địa có 212 HTX).
- Doanh thu bình quân một HTX: Theo báo cáo của một số doanh nghiệp thì doanh thu bình quân của HTX vận tải hàng hóa đạt khoảng 400 triệu đồng/tháng. Thu nhập bình quân tháng của người lao động khoảng từ 3 triệu đến 6 triệu đồng.
b) Thành viên, lao động của HTX
Về thành viên của hợp tác xã tại thời điểm 6/2023: Tổng số thành viên của HTX khoảng trên 30.000 người, trong đó số lượng thành viên mới tham gia vào HTX khoảng 5.000 người (chủ yếu là HTX vận tải đường bộ); số thành viên là cá nhân trên 20.000 người.
c) Về trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác
Số lượng cán bộ quản lý HTX có khoảng 2.600 người, trong đó số lượng cán bộ quản lý đạt trình độ đại học khoảng 1.000 người; sơ, trung cấp trên 1.500 người.
2. Đánh giá theo lĩnh vực
a) Lĩnh vực vận tải đường bộ
- Hiện nay, tại 63 tỉnh thành phố trên cả nước đều có HTX kinh doanh vận tải đường bộ; nhiều tỉnh, thành phố có số lượng HTX vận tải lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh;cũng có tỉnh số lượng HTX rất ít (từ 1 đến 2 HTX như ở Bắc Kạn). Thành viên các HTX tại các tỉnh, thành phố thời gian qua đã chủ động đầu tư phương tiện, đổi mới chất lượng dịch vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
- Về chất lượng: Các HTX đã và đang nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh các HTX kinh doanh vận tải đường bộ với số lượng phương tiện lớn, quy mô tổ chức bài bản, khoa học, công tác điều hành tập trung, xây dựng và duy trì thương hiệu vận tải thì vẫn còn tồn tại nhiều HTX hoạt động trên danh nghĩa nhưng thực chất chỉ là cá nhân đứng lên thành lập các dịch vụ làm thủ tục giấy tờ cho các hộ cá thể có phương tiện, có nhu cầu kinh doanh vận tải mà không quản lý được phương tiện, nhân lực.
- Về nhân sự: Tại nhiều HTX còn thiếu nhân sự có kinh nghiệm quản lý,mô hình HTX dịch vụ hỗ trợ khi áp dụng vào quản lý hoạt động kinh doanh vận tải còn chưa phù hợp nên chưa quản lý chặt chẽ được lái xe và hoạt động của phương tiện.
- Thành viên của HTX chưa quan tâm đến lợi ích tập thể khi tham gia HTX, gia nhập mang tính hình thức, hoạt động còn tự do. Vì vậy, một số HTX được thành lập và hoạt động nhiều năm nhưng quy mô còn nhỏ lẻ, tích lũy từ hoạt động kinh doanh của HTX hầu như không đáng kể.
- Hoạt động của các HTX còn thiếu gắn bó với nhau, chưa có sự liên kết hệ thống với nhau và việc liên kết với các thành phần kinh tế khác còn ít và nội dung còn hạn chế.
b) Lĩnh vực hàng hải
Phương thức hoạt động: đa số các hợp tác xã đều thành lập kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách, hàng hóa trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo, tài sản là do các thành viên đóng góp và tự quản lý theo điều lệ và hoạt động theo nguyên tắc các cá nhân có tàu thuyền kinh doanh vận tải thì phải thông qua hợp tác xã để làm thủ tục về thể lệ vận tải, hợp tác xã thay mặt thành viên ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hành khách và một số dịch vụ khác và hàng tháng phải nộp phí quản lý, tự khai thác và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh kể cả khi gặp rủi ro. Trong lĩnh vực hàng hải mô hình về HTX vận tải chưa thực sự hiệu quả.
c) Lĩnh vực đường thủy nội địa
Hiện nay, về lĩnh vực vận tải đường thủy nội địa đa số các HTX hoạt động theo loại hình dịch vụ hỗ trợ, chủ yếu là hiệu quả kinh doanh dịch vụ của thành viên. Phần lớn các HTX trong lĩnh vực vận tải đường thủy nội địa hoạt động ổn định, mở rộng luồng tuyến, các chi nhánh, trạm ở một số tỉnh, thành trong khu vực. Tuy nhiên, cũng còn những khó khăn do cạnh tranh thị trường nhưng nhìn chung các HTX vẫn duy trì được hoạt động, hiệu quả kinh doanh dịch vụ của HTX và thành viên từng bước được nâng lên, nhất là các HTX vận chuyển hành khách loại hình bến khách ngang sông. Do một số điều kiện khách quan tác động nên một số đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa đang gặp nhiều khó khăn. Về chủ quan, do biện pháp quản lý, điều hành của một số HTX còn yếu, nên việc kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao.
II. Kết quả thực hiện pháp luật và chính sách phát triển kinh tế tập thể
1. Kết quả triển khai Luật và các văn bản hướng dẫn
Luật HTX năm 2012 được ban hành ngày 20/11/2012, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013; Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/05/2014 hướng dẫn thực hiện. Bộ GTVT đã triển khai đến các đơn vị kinh doanh vận tải (doanh nghiệp, HTX) để nghiên cứu và thực hiện.
- Bộ GTVT đã kịp thời hướng dẫn HTX thực hiện các Nghị định của Chính phủ- Các Sở GTVT đều thực hiện các chương trình kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị kinh doanh vận tải, trong đó có các HTX vận tải, kịp thời chấn chỉnh, xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanh của HTX, góp phần phát triển các HTX đúng định hướng và đúng quy định.
- Về công tác tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện các quy định Pháp luật có liên quan đến Ngành GTVT: Bộ GTVT đã hướng dẫn HTX thực hiện các Nghị định của Chính phủ, các Văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, đã đưa hoạt động vận tải từng bước ổn định tạo điều kiện cho các HTX quản lý tốt hơn phương tiện vận tải, nâng cao chất lượng phục vụ, đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, đồng thời chỉ đạo các đơn vị, HTX tích cực tham gia cuộc thi tìm hiểu về Luật HTX năm 2012.
2. Công tác quản lý nhà nước về KTTT
Công tác thành lập và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về HTX: việc thành lập bộ máy quản lý và bố trí cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể ở các cấp: Cơ quan quản lý Nhà nước về GTVT ở các cấp đã hình thành cơ cấu tổ chức quản lý thống nhất. Bộ GTVT đã giao Vụ Vận tải chủ trì tham mưu về phát triển kinh tế tập thể. Các Cục quản lý chuyên ngành, các Sở GTVT đều đã có Phòng quản lý vận tải (hoặc bộ phận chuyên trách) trực tiếp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về GTVT đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn, trong đó có các HTX GTVT.
3. Kết quả triển khai chính sách hỗ trợ phát triển HTX
Bộ GTVT đã hướng dẫn các Cục chuyên ngành và Sở GTVT các tỉnh, thành phố tăng cường thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển vận tải đối với HTX vận tải. Đặc biệt tập trung hướng dẫn thực hiện chính sách đối với hoạt động vận tải hành khách công cộng, xã hội hóa bến xe, cung cấp dịch vụ xe buýt sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường để các HTX vận tải nghiên cứu triển khai. Cụ thể:
a) Lĩnh vực đường bộ
- Các Sở GTVT đã triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 12/2015/QĐ-TTg ngày 16/04/2015 về cơ chế, chính sách thu hút xã hội hóa đầu tư và khai thác bến xe khách, Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05/05/2015 về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
- Các Sở GTVT đã ký kết Chương trình phối hợp với Liên minh HTX tỉnh, các ban ngành, cơ quan ở tỉnh để tăng cường hoạt động nâng cao hiệu quả khu vực kinh tế tập thể. Một số tỉnh thông qua hoạt động phối hợp đã vận động thành lập nhiều HTX mới như: Đắk Lắk, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.... Nhiều HTX GTVT được sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền địa phương các cấp, Liên minh HTX tỉnh, Sở GTVT đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
- Phối hợp và đề nghị các địa phương tạo điều kiện cho các HTX tiếp cận với các nguồn vốn vay từ ngân hàng; cân đối ngân sách để đầu tư hỗ trợ, khuyến khích xây dựng, phát triển mô hình HTX hoạt động hiệu quả; góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, phát triển hoạt động vận tải theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông.
- Các HTX đã chủ động đầu tư phương tiện, đổi mới chất lượng dịch vụ vận tải để nâng cao hiệu quả sản xuất. Các HTX tham gia hoạt động kinh doanh VTHKCC bằng xe buýt đã có nhiều thay đổi tích cực. Ví dụ như địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,các HTX đã tích cực tham gia chương trình đầu tư, đổi mới phương tiện do thành phố phê duyệt, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng cường chất lượng dịch vụ vận tải, giảm ô nhiễm môi trường.
b) Lĩnh vực đường thủy nội địa
Quyết định số 21/2022/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển GTVT đường thủy nội địa quy định một số cơ chế chính sách khuyến khích phát triển vận tải thủy nội địa, như sau:
- Đầu tư phát triển giao thông đường thủy nội địa: Được tiếp cận nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa nhằm kết nối thuận lợi, hiệu quả đến các phương thức vận tải khác, đặc biệt là với hệ thống cảng biển; Ưu tiên bố trí vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa để cải tạo, nâng cấp luồng đường thủy nội địa trên các tuyến vận tải chính theo Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050...
- Ứng dụng công nghệ thông tin: Ưu tiên bố trí kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động lĩnh vực đường thủy nội địa; Sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước để quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động lĩnh vực đường thủy nội địa sau đầu tư, gồm: cơ sở dữ liệu, phần mềm, phần cứng.
c) Lĩnh vực hàng hải
Ngày 28/9/2022, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1254/QĐ-BGTVT phê duyệt Đề án phát triển đội tàu vận tải biển của Việt Nam trong đó đã đưa ra một số giải pháp để hỗ trợ phát triển đội tàu vận tải biển cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ cho các doanh nghiệp vận tải biển cũng như hợp tác xã vận tải biển.
III. Những vấn đề tồn tại, hạn chế, nguyên nhân
1. Tồn tại, khó khăn
- Tổ chức và hoạt động của HTX GTVT còn chưa chặt chẽ, việc thực hiện Luật HTX và các quy định về kinh doanh vận tải còn nhiều tồn tại do hiện nay chủ yếu các HTX đang thực hiện dịch vụ cho thành viên HTX. Quá trình kiểm tra về điều kiện kinh doanh vận tải do Bộ GTVT và các Sở GTVT tổ chức đã chỉ ra nhiều hạn chế trong việc quản lý và thực hiện các quy định liên quan đến kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải của các HTX vận tải.
- Nhân sự của HTX còn yếu, thiếu nhân sự quản lý có chuyên môn được đào tạo bài bản. Mô hình HTX dịch vụ hỗ trợ khi áp dụng vào quản lý hoạt động kinh doanh vận tải còn chưa phù hợp, nên chưa quản lý chặt chẽ được lái xe và hoạt động của phương tiện.
- Hoạt động của các HTX còn thiếu gắn bó với nhau, chưa có sự liên kết hệ thống cả về kinh tế, xã hội và tổ chức; các hoạt động liên doanh, liên kết giữa các HTX với nhau và với các thành phần kinh tế khác còn ít, nội dung còn hạn chế. Các xã viên tự hoạt động kinh doanh, manh mún, nhỏ lẻ, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của tập thể xã viên, đa số Ban quản trị của các HTX còn thụ động, trông chờ vào chính sách của nhà nước, chưa tích cực trong việc tìm kiếm khách hàng ký kết hợp đồng vận tải giao cho xã viên thực hiện.
- Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và điều hành của các HTX còn rất hạn chế.
- Năm 2023, hoạt động vận tải đã từng bước được khôi phục trở lại, nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19; việc tăng giá xăng dầu đã tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị vận tải. Bộ GTVT đã chỉ đạo các Sở GTVT tăng cường thực hiện các biện pháp để hỗ trợ đơn vị kinh doanh vận tải (báo gồm cả HTX vận tải) nhằm tạo thuận lợi nhất trong hoạt động vận chuyển hàng hóa và hành khách, trong đó đã tập trung chỉ đạo sát sao đối với các vùng có nguồn nông sản đến mùa vụ thu hoạch (Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Đắk Lắk, thành phố Hồ Chí Minh…).
2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân chủ quan
- Một bộ phận cán bộ, thành viên HTX, người lao động chưa nhận thức đúng và đầy đủ về quan điểm, vị trí và vai trò của việc phát triển kinh tế tập thể, về bản chất và mô hình HTX kiểu mới.
- Vai trò của HTX chưa thật rõ nét trong hiệu quả sản xuất kinh doanh, vì vậy thành viên HTX chưa gắn bó với HTX mà chỉ mang tính chất liên kết hình thức, chưa đa dạng các ngành nghề sản xuất kinh doanh.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý HTX còn chưa cao, tỷ lệ cán bộ quản lý qua đào tạo chuyên sâu đúng ngành nghề còn thấp.
b) Nguyên nhân khách quan
- Một số thành viên hội đồng quản trị và cán bộ điều hành hoạt động HTX có trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
- Mô hình HTX từ tập trung kế hoạch hóa cao chuyển sang dịch vụ hỗ trợ, nay lại phải tập trung tư liệu sản xuất nên quan niệm về HTX vẫn mang dáng dấp thời bao cấp, vì vậy xu thế thành lập doanh nghiệp nhiều hơn thành lập HTX.
- Tình hình chung đối với các HTX là thiếu lực lượng lao động trẻ có trình độ, không gắn bó với kinh tế HTX, ngoại trừ chuyển giao quản lý theo hình thức cha truyền con nối. Tâm lý của thế hệ trẻ là muốn được làm việc ở các thành phố lớn, nơi có nhiều cơ hội để phát triển; Lương và các chế độ ở HTX không đáp ứng được nhu cầu của lao động.
1. Đề nghị các Bộ, ngành tạo thuận lợi và hỗ trợ cho đơn vị vận tải, HTX vận tải được hưởng các chính sách hỗ trợ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Đề nghị Liên minh HTX Việt Nam chỉ đạo Liên minh HTX tại các tỉnh, thành phố quan tâm, hỗ trợ các HTX vận tải ứng dụng công nghệ thông tin để nắm bắt, tiếp cận nguồn hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải.
3. Tăng cường công tác cải cách hành chính nhà nước, đơn giản hóa quy trình, thủ tục để các đơn vị kinh tế tập thể, hợp tác xã có thể tiếp cận các nguồn vốn, cơ chế, chính sách ưu đãi của nhà nước.
PHẦN II: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTTT NĂM 2024
I. Dự báo những thuận lợi, khó khăn
1. Những thuận lợi
- Môi trường đầu tư kinh doanh đang ngày càng được cải thiện sau khi Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023.
- Công tác phát triển kinh tế tập thể được Ban Cán sự đảng Bộ GTVT và lãnh đạo Bộ quan tâm chỉ đạo, các cơ quan chức năng thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy, hỗ trợ cho hoạt động phát triển kinh tế tập thể của ngành GTVT.
- Được sự chỉ đạo sát sao của Đảng, nhà nước, các Bộ ngành liên quan đối với việc phát triển kinh tế tập thể:
Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Bộ Chính trị giao “Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến kinh tế tập thể, hợp tác xã, đặc biệt là Luật Hợp tác xã trên cơ sở tổng kết 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012”.
Nghị quyết số 134/NQ-CP ngày 25/9/2020 về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì "Xây dựng Luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã năm 2012 trên cơ sở kết quả tổng kết 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã".
Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30/8/2021 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng dự án Luật Hợp tác xã sửa đổi, bổ sung Luật HTX năm 2012.
Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, tiếp tục chỉ đạo: “Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh tế tập thể.”;“Sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể”; “Đảng đoàn Quốc hội phối hợp với Ban cán sự đảng Chính phủ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã năm 2012 phù hợp với tình hình và điều kiện phát triển mới;”.
Kế hoạch số 10-KH/TW ngày 23/8/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới;
Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 02/02/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới;
Chương trình hành động số 26-CTr/BCSĐ ngày 09/3/2023 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Quyết định số 323/QĐ- BGTVT ngày 27/3/2023 ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 20- NQ/TW ngày 16/6/2022 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới và Chương trình hành động số 26-CTr/BCSĐ ngày 09/3/2023 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022.
2. Những khó khăn
- Năm 2024 dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát. Tuy nhiên, hoạt động vận tải vẫn ít nhiều bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nhiều tuyến vận tải bị dừng gián đoạn được mở lại nhưng chưa hoạt động được như thời gian chưa xảy ra dịch bệnh, việc tăng giá nhiên liệu trong thời gian qua cũng đã ảnh hưởng đến các HTX nói riêng và các đơn vị vận tải nói chung, đặc biệt là vận tải hành khách bằng đường bộ vẫn gặp nhiều khó khăn.
- Năng lực của một số HTX còn yếu, cơ sở vật chất và trình độ cán bộ quản lý hoạt động vận tải còn hạn chế, nhiều HTX thiếu cán bộ thật sự tâm huyết với việc phát triển HTX. Công tác giám sát đảm bảo về an toàn giao thông trong hoạt động vận tải của các HTX chưa được chú trọng.
- Nguồn lực hỗ trợ đối với HTX giao thông vận tải của các địa phương còn hạn chế, chưa khuyến khích được sự phát huy của vai trò HTX trong lĩnh vực phát triển GTVT.
II. Định hướng chung về phát triển kinh tế tập thể ngành GTVT
1. Các HTX vận tải xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân.
2. HTX GTVT phát triển theo đúng bản chất, mô hình HTX phù hợp với pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam, có tích lũy, tăng trưởng, phát triển bền vững. Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho thành viên HTX, người lao động.
3. Đổi mới, cải tiến kỹ thuật, cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, nâng cao trình độ quản lý và điều hành của cán bộ HTX từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, Liên hiệp HTX vận tải; đảm bảo, kết hợp được lợi ích của từng thành viên HTX.
4. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong điều hành và quản lý hoạt động vận tải tới tất cả các HTX GTVT.
5. Phát triển các Hợp tác xã cung cấp dịch vụ vận tải đáp ứng nhu cầu làm kinh tế của thành viên HTX.
1. Đưa hoạt động kinh doanh vận tải trở lại hoạt động bình thường mới.
2. Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực và hiệu quả của HTX, liên kết chặt chẽ và khai thác lợi thế đối với HTX ngành GTVT nhằm phát huy vai trò của HTX trong cơ chế thị trường vận tải. Phát triển kinh tế tập thể với nòng cốt là HTX nhanh và bền vững, góp phần xây dựng xã hội hợp tác, đoàn kết, cùng chia sẻ sự thịnh vượng và quản lý một cách dân chủ, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1. Thực hiện củng cố và duy trì, giữ vững ổn định phát triển về chất các HTX vận tải hiện có, trong đó quan tâm tới quy mô của các HTX vận tải hiện nay, bổ sung nguồn lực cho các HTX hiện có.
2. Phấn đấu ổn định số lượng của các HTX tham gia kinh doanh vận tải.
3. Tập trung đầu tư phương tiện từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, đặc biệt là tăng cường vai trò các HTX tham gia hoạt động kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong các đô thị.
4. Đảm bảo cán bộ quản lý các HTX vận tải được qua đào tạo tập huấn kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Các HTX đẩy mạnh công tác quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải và an toàn giao thông.
V. Các giải pháp phát triển kinh tế tập thể năm 2024
1. Tiếp tục tục tăng cường tuyên truyền hướng dẫn các HTX thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Kế hoạch số 10-KH/TW ngày 23/8/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 02/02/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022.
2. Tiếp tục chủ động tham mưu Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh vận tải hoạt động sản xuất kinh doanh được ổn định và phát triển.
3. Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định pháp luật về kinh tế tập thể trong lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải để nâng cao hiệu quả, chất lượng chính sách hỗ trợ của Nhà nước, quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể. Có chính sách hỗ trợ, thu hút nguồn lực, ứng dụng khoa học - công nghệ, kinh tế xanh, chuyển đổi số, mở rộng thị trường cho kinh tế tập thể, bảo đảm thống nhất, đồng bộ cho sự phát triển hợp tác xã giao thông vận tải.
4. Thường xuyên tổ chức hội nghị tập huấn cho cán bộ, người lao động và thành viên của các HTX GTVT về các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước về khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, HTX và các quy định trong hoạt động kinh doanh vận tải và các quy định về bảo đảm an toàn giao thông.
5. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, trách nhiệm giải trình của các cơ quan, tổ chức đối với việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải và bảo đảm an toàn giao thông của các hợp tác xã vận tải.
6. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể; Kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn, nghiệp vụ, có tư tưởng chính trị vững vàng, có năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để kinh tế tập thể phát triển đúng định hướng.
7. Tổ chức tiếp xúc các doanh nghiệp vận tải và HTX GTVT để đánh giá hoạt động của các HTX vận tải, nhân rộng các HTX vận tải điển hình tiên tiến tạo hiệu ứng lan tỏa; tạo điều kiện cho các HTX GTVT tiếp cận với thị trường vận tải quốc tế, tham gia hoạt động vận tải qua biên giới theo Hiệp định về vận tải giữa Việt Nam và các nước trong khu vực để các HTX nhanh chóng hội nhập.
8. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động vận tải của HTX, xây dựng đội ngũ HTX có công tác quản lý hiện đại, theo kịp yêu cầu quản lý của thị trường vận tải. Tuyên truyền, khuyến khích HTX GTVT sử dụng sàn giao dịch vận tải điện tử để nắm bắt, tiếp cận nguồn hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải.
9. Nghiên cứu thực tiễn hoạt động của các HTX GTVT và các doanh nghiệp kinh doanh vận tải để đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về vốn, hạ tầng, phương tiện… đồng thời khuyến khích thành lập các liên hiệp hợp tác xã và liên đoàn hợp tác xã kinh doanh vận tải đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
10. Nghiên cứu và chủ động thực hiện Luật Hợp tác xã (số 17/2023/QH15).
11. Kiểm tra và phối hợp kiểm tra việc triển khai thực hiện các chỉ đạo của Đảng, nhà nước, các Bộ ngành liên quan đối với việc phát triển kinh tế tập thể.
1. Vụ Vận tải
- Tổ chức kiểm tra xác suất một số Sở GTVT, Sở GTVT - XD trong việc triển khai thực hiện tuyên truyền hướng dẫn các HTX thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Kế hoạch số 10-KH/TW ngày 23/8/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 02/02/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20- NQ/TW ngày 16/6/2022; các văn bản hướng dẫn của Bộ GTVT; việc tổ chức thực hiện Luật HTX (Phụ lục kèm theo).
- Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch KTTT năm 2024 của ngành GTVT.
2. Các Cục: Đường bộ Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Hàng hải Việt Nam
- Tổ chức triển khai kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
- Thực hiện kiểm tra, đôn đốc các Sở GTVT trong công tác triển khai Luật HTX, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới và các văn bản hướng dẫn.
- Rà soát, đề xuất sửa đổi kịp thời các quy định trong lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải để tạo thuận lợi cho sự phát triển hợp tác xã giao thông vận tải trong từng lĩnh vực.
- Tổng hợp báo cáo số liệu và tình hình KTTT định kỳ theo yêu cầu của Bộ KHĐT (qua Vụ Vận tải).
3. Các Sở GTVT, Sở GTVT-XD
- Tổ chức hướng dẫn các HTX vận tải thực hiện đúng Luật Hợp tác xã (số 17/2023/QH15) và các văn bản hướng dẫn, đảm bảo thực hiện đúng các điều kiện kinh doanh vận tải.
- Hướng dẫn các HTX vận tải tổ chức thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải; tăng cường ứng dụng, kết nối hoạt động vận tải để nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, HTX trong lĩnh vực GTVT.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý của trung ương kiểm tra việc triển khai thực hiện các chỉ đạo của Đảng, nhà nước, các Bộ ngành liên quan đối với việc phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã ngành giao thông vận tải.
Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện./.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2024 VỀ ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ
(Kèm theo Quyết định số 867/BGTVT-VT ngày 20 tháng 07 năm 2023)
Nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì thực hiện | Địa phương | Thời gian |
Kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 02/02/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Chương trình hành động số 26-CTr/BCSĐ ngày 09/3/2023 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 và Quyết định 323/QĐ-BGTVT ngày 27/3/2023 về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới | Vụ Vận tải | Khu vực phía Bắc: Các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn | Quý I/2024 |
Khu vực Miền Trung: Các tỉnh Thanh Hóa,Quảng Bình, Thừa Thiên Huế | Quý II/2024 | ||
Khu vực Tây Nguyên: Các tỉnh: Gia Lai, Lâm Đồng | Quý III/2024 | ||
Khu vực phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai | Quý IV/2024 |