Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 866/QĐ-UBND | Điện Biên, ngày 16 tháng 9 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;
Căn cứ Luật Khí tượng Thủy văn ngày 23/11/2015;
Căn cứ Nghị định 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng Thủy văn;
Căn cứ Thông tư số 70/2015/TT-BTNMT ngày 23/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định kỹ thuật đối với hoạt động của các trạm Khí tượng Thủy văn tự động;
Căn cứ Thông tư số 30/2018/TT-BTNMT ngày 26/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định kỹ thuật về quan trắc và cung cấp thông tin dữ liệu khí tượng thủy văn đối với trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1807/TTr-SNN ngày 09 tháng 9 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định quản lý, vận hành, duy trì các trạm đo mưa tự động (bao gồm cả trạm đo mưa tự động chuyên dùng) trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, DUY TRÌ CÁC TRẠM ĐO MƯA TỰ ĐỘNG (BAO GỒM CẢ TRẠM ĐO MƯA TỰ ĐỘNG CHUYÊN DÙNG) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 866/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
Quy định này quy định về trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị tham gia trong việc quản lý, vận hành, bảo dưỡng các trạm đo mưa tự động, bao gồm cả trạm đo mưa tự động chuyên dùng (sau đây gọi tắt là trạm đo mưa tự động) để phục vụ dự báo thời tiết và phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Quy định này áp dụng đối với cơ quan phòng, chống thiên tai các cấp, cơ quan, đơn vị quản lý, vận hành và nơi đặt trạm đo mưa tự động.
1. Lượng mưa: Là độ dầy tính bằng mm của lóp nước do mưa, tuyết, mưa đá, sương mù... trên mặt ngang bằng và chưa bị bốc hơi, ngấm hoặc chảy mất. Lượng mưa trận là lượng mưa đo được trong một trận mưa (đợt mưa); lượng mưa ngày là lượng mưa đo được trong một ngày đêm (tính từ 19h00 hôm trước đến 19h00 ngày hôm sau).
2. Trạm đo mưa tự động: Là hệ thống thiết bị thực hiện đo lượng mưa và truyền số liệu lượng mưa tự động.
3. Kiểm định thiết bị đo mưa tự động: Là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo.
4. Hiệu chuẩn thiết bị đo mưa tự động: Là tập hợp các công việc nhằm xác định tình trạng hoạt động của trạm đo mưa trong điều kiện kỹ thuật quy định.
5. Kiểm tra hoạt động của các trạm đo mưa tự động: Là tập hợp các công việc nhằm xác định tình trạng hoạt động của trạm đo mưa trong điều kiện kỹ thuật quy định.
6. Bảo dưỡng thiết bị đo mưa tự động: Là các hoạt động được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy trì thiết bị ở trạng thái sử dụng bình thường.
7. Cơ quan quản lý trạm đo mưa tự động: Là đơn vị đầu mối quản lý, tổ chức, điều hành các trạm đo mưa tự động chuyên dùng cảnh báo mưa lũ; quản lý dữ liệu lượng mưa, thực hiện việc kiểm tra hoạt động của các trạm đo mưa tự động, bao gồm: Sở Nông nghiệp và PTNT (Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh), Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Điện Biên, UBND cấp huyện và UBND cấp xã.
8. Đơn vị vận hành: Là đơn vị được cơ quan quản lý trạm đo mưa tự động lựa chọn thực hiện một số nhiệm vụ trong việc vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế các trạm đo mưa tự động đảm bảo hoạt động thông suốt.
9. Địa điểm, đơn vị nơi đặt trạm đo: Là nơi được UBND cấp huyện lựa chọn để thuận lợi trong việc phục vụ cảnh báo, dự báo tình hình thời tiết, mưa, lũ trên địa bàn.
Điều 4. Điều kiện hoạt động của trạm đo mưa tự động
1. Yếu tố đo của trạm đo mưa tự động là lượng mưa.
2. Các thông số kỹ thuật của thiết bị đo mưa tự động:
a) Đơn vị đo: mm.
b) Cường độ mưa: (0 ÷ 4)mm/phút.
c) Độ phân giải: 0,2mm.
d) Sai số: ± 0,4mm khi lượng mưa ≤ 10mm, 4% khi lượng mưa > 10mm.
3. Thiết bị đo mưa tự động trước khi đưa vào sử dụng được kiểm định ban đầu; trong quá trình sử dụng phải thực hiện kiểm định 03 năm/lần; sau khi sửa chữa, để đưa trở lại hoạt động phải thực hiện kiểm tra.
4. Thiết bị đo mưa tự động phải có tài liệu kỹ thuật của hãng sản xuất; hướng dẫn bảo dưỡng, vận hành và khai thác bằng tiếng Việt Nam.
5. Các trạm đo mưa tự động phải có hồ sơ để quản lý.
6. Thông số kỹ thuật và thời hạn sử dụng của thiết bị đo mưa tự động theo quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BTNMT ngày 23/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUY ĐỊNH VỀ VẬN HÀNH, KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA, THAY THẾ TRẠM ĐO MƯA TỰ ĐỘNG
1. Chế độ vận hành
a) Các trạm đo mưa tự động vận hành liên tục 24/24 giờ.
b) Tần suất đo tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng số liệu của cơ quan quản lý trạm đo mưa tự động.
2. Truyền số liệu
a) Số liệu sau khi đo tại các trạm đo mưa tự động phải truyền về cơ quan quản lý trạm đo mưa tự động.
b) Tần suất truyền số liệu tùy thuộc vào nhu cầu khai thác số liệu của cơ quan quản lý trạm đo mưa tự động.
3. Lưu trữ số liệu
Cơ quan quản lý trạm đo mưa tự động thực hiện việc lưu trữ, bảo quản, sử dụng lâu dài số liệu của từng trạm đo mưa tự động theo quy định.
1. Kiểm tra định kỳ
a) Kiểm tra định kỳ thực hiện 6 tháng 1 lần (trước và sau mùa mưa lũ), bao gồm các nội dung:
- Kiểm tra bộ cảm biến;
- Kiểm tra nguồn điện cho thiết bị;
- Kiểm tra bộ xử lý và truyền số liệu;
- Kiểm tra công trình lắp đặt thiết bị.
b) Kiểm tra định kỳ phải thực hiện theo đúng quy trình, lập biên bản lưu hồ sơ và tổng hợp báo cáo theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BTNMT ngày 23/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Kiểm tra đột xuất
a) Thực hiện kiểm tra đột xuất khi hệ thống hoạt động không bình thường hoặc không hoạt động.
b) Kiểm tra đột xuất phải lập biên bản lưu hồ sơ và báo cáo theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BTNMT ngày 23/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trạm đo mưa tự động được bảo dưỡng nhằm duy trì các tính năng và tình trạng kỹ thuật trong điều kiện hoạt động bình thường của thiết bị.
1. Bảo dưỡng thực hiện 06 tháng 1 lần (trước và sau mùa mưa lũ), bao gồm các nội dung sau:
- Vệ sinh cột đỡ, bôi mỡ các bulong;
- Vệ sinh đầu đo, các đầu cáp kết nối, bộ truyền tin, datalogger.
- Hiệu chỉnh thông số thiết bị sau khi bảo dưỡng.
2. Bảo dưỡng phải thực hiện theo đúng quy trình, lập biên bản lưu hồ sơ và tổng hợp báo cáo theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BTNMT ngày 23/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Việc sửa chữa, thay thế thiết bị căn cứ vào biên bản kiểm tra định kỳ và đột xuất của các cơ quan quản lý trạm đo mưa tự động.
2. Thiết bị được sửa chữa, thay thế phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
3. Sau khi sửa chữa, thay thế phải lập biên bản đánh giá theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BTNMT ngày 23/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) chỉ đạo Chi cục Thủy lợi (Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh) phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn Điện Biên, các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc quy định này. Chịu trách nhiệm chủ trì tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh phương án xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định dự toán kinh phí hoạt động các trạm đo mưa tự động do Sở Nông nghiệp và PTNT lập. Trên cơ sở đó, căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện duy trì hoạt động các trạm đo mưa tự động trên địa bàn tỉnh.
Điều 11. Chi cục Thủy lợi (Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh)
Là đơn vị đầu mối quản lý các trạm đo mưa tự động được cấp có thẩm quyền giao trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Lựa chọn đơn vị vận hành các trạm đo mưa tự động để tổ chức vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế theo quy định này. Lập dự toán kinh phí quản lý, vận hành, duy trì các trạm do mưa tự động hằng năm trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt để thực hiện theo quy định.
Điều 12. Đài Khí tượng Thủy văn Điện Biên
Cập nhật số liệu từ các trạm đo mưa tự động phục vụ công tác dự báo, cảnh báo trong phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Phối hợp với cơ quan quản lý trạm đo mưa tự động thực hiện việc vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế các trạm đo mưa tự động theo quy định.
Điều 14. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trạm đo mưa tự động
1. Chỉ đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phòng Kinh tế), Ủy ban nhân dân cấp xã, các đơn vị liên quan thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và duy trì các trạm đo mưa tự động trên địa bàn.
2. Chủ động khai thác, cập nhật dữ liệu đo mưa tự động phục vụ cho các hoạt động chỉ đạo ứng phó với thiên tai.
Điều 15. Đơn vị nơi đặt trạm đo mưa tự động
1. Có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, duy trì hoạt động, thông báo khi có sự cố các trạm đo mưa tự động về Chi cục Thủy lợi (Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh Điện Biên).
2. Thường xuyên phối hợp với Chi cục Thủy lợi và Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Điện Biên khai thác, cập nhật dữ liệu đo mưa tự động trên địa bàn để phục vụ nhiệm vụ cảnh báo mưa lũ cho nhân dân chủ động phòng, tránh.
1. Ngân sách tỉnh;
2. Quỹ phòng chống thiên tai tỉnh;
3. Các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Quy định này được thực hiện thống nhất trên địa bàn tỉnh Điện Biên, áp dụng cho các đơn vị tham gia vào quản lý, vận hành các trạm đo mưa tự động. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn vướng mắc, các đơn vị báo cáo, phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 43/2015/QĐ-UBND về Quy định quy trình đo mưa cộng đồng và chế độ thù lao cho Quan trắc viên đo mưa cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 2Quyết định 3506/QĐ-UBND năm 2015 về Quy định vận hành, duy trì mạng đo mưa cộng đồng lưu vực sông Kôn - Hà Thanh tỉnh Bình Định
- 3Quyết định 3225/QĐ-UBND năm 2017 Quy định Quản lý, vận hành, duy trì trạm đo mưa tự động do Quỹ Hỗ trợ Phòng tránh thiên tai miền Trung tài trợ do tỉnh Bình Định ban hành
- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 43/2015/QĐ-UBND về Quy định quy trình đo mưa cộng đồng và chế độ thù lao cho Quan trắc viên đo mưa cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 4Luật khí tượng thủy văn 2015
- 5Quyết định 3506/QĐ-UBND năm 2015 về Quy định vận hành, duy trì mạng đo mưa cộng đồng lưu vực sông Kôn - Hà Thanh tỉnh Bình Định
- 6Thông tư 70/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đối với hoạt động của các trạm khí tượng thủy văn tự động do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 7Nghị định 38/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật khí tượng thủy văn
- 8Quyết định 3225/QĐ-UBND năm 2017 Quy định Quản lý, vận hành, duy trì trạm đo mưa tự động do Quỹ Hỗ trợ Phòng tránh thiên tai miền Trung tài trợ do tỉnh Bình Định ban hành
- 9Thông tư 30/2018/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về quan trắc và cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đối với trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Quyết định 866/QĐ-UBND năm 2019 quy định về quản lý, vận hành, duy trì trạm đo mưa tự động (bao gồm cả trạm đo mưa tự động chuyên dùng) trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- Số hiệu: 866/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/09/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Lò Văn Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra