Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 861/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 11 tháng 3 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN HỖ TRỢ CÁC XÃ, THÔN, BẢN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH 135, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, GÓP PHẦN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO CÁC HUYỆN, XÃ MIỀN NÚI.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 02/01/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Ban hành Chương trình công tác năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa;

Xét đề nghị của Trưởng ban Dân tộc tại Tờ trình số 07/TTr-BDT ngày 28/02/2019 (kèm theo văn bản tham gia của các sở, ban, ngành và UBND các huyện miền núi) về việc đề nghị phê duyệt đề cương Đề án hỗ trợ các xã, thôn, bản ĐBKK hoàn thành Chương trình 135, giai đoạn 2016-2020, góp phần thực hiện Chương trình giảm nghèo các huyện, xã miền núi,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề cương Đề án hỗ trợ các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn hoàn thành Chương trình 135, giai đoạn 2016-2020, góp phần thực hiện Chương trình giảm nghèo các huyện, xã miền núi.

MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

III. TÊN ĐỀ ÁN: Đề án hỗ trợ các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn hoàn thành Chương trình 135, giai đoạn 2016 - 2020, góp phần thực hiện Chương trình giảm nghèo các huyện, xã miền núi.

IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN CỦA ĐỀ ÁN

1. Đối tượng: Xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn hoàn thành Chương trình 135, giai đoạn 2016-2020.

2. Phạm vi: Đề án thực hiện trên địa bàn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn hoàn thành Chương trình 135, giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh.

3. Thời gian thực hiện Đề án: Giai đoạn 2020-2025

Phần I

KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO CÁC XÃ, THÔN, BẢN HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC NGUỒN LỰC

1. Điều kiện tự nhiên

1.1. Vị trí địa lý

1.2. Địa hình

1.3. Khí hậu, thủy văn

2. Các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên

2.1. Tài nguyên đất

2.2. Tài nguyên nước

2.3. Tài nguyên rừng

2.4. Tài nguyên khoáng sản

3. Nguồn nhân lực, việc làm

3.1. Dân số và cơ cấu dân tộc

3.2. Lao động và cơ cấu lao động theo ngành

3.3. Chất lượng nguồn nhân lực

- Trình độ học vấn

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

- Lao động được đào tạo nghề

3.4. Việc làm

II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC XÃ, THÔN, BẢN LẬP ĐỀ ÁN

1. Thực trạng phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế

1.1. Sản xuất nông - lâm nghiệp

1.2. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

1.3. Hoạt động dịch vụ - thương mại

2. Thực trạng phát triển lĩnh vực văn hóa - xã hội

2.1. Về giáo dục - đào tạo

2.2. Y tế, chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân

2.3. Văn hóa - thông tin

3. Thực trạng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

3.1. Kết cấu hạ tầng kinh tế

a) Hệ thống đường giao thông

b) Hệ thống thủy lợi

c) Hệ thống điện

d) Hệ thống chợ nông thôn

đ) Công trình nước sạch và vệ sinh môi trường

3.2. Kết cấu hạ tầng xã hội

a) Hệ thống giáo dục

b) Hệ thống y tế

c) Hệ thống bưu chính, viễn thông

d) Hệ thống phát thanh, truyền hình

đ) Công trình văn hóa

III. KẾT QUẢ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO VÀ TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN

1. Kết quả thực hiện các chính sách góp phần giảm nghèo

1.1. Hỗ trợ kết cấu hạ tầng: Chương trình 135, Nghị quyết 30a, Nông thôn mới,....

1.2. Hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập

- Hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135, Nghị quyết 30a, Nông thôn mới...

- Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất theo Quyết định số 755/QĐ-TTg , Quyết định số 2085/QĐ-TTg...

- Vốn vay ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội phát triển sản xuất, tạo việc làm

1.3. Hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

- Hỗ trợ giáo dục - đào tạo

- Hỗ trợ y tế

- Hỗ trợ nhà ở

- Hỗ trợ nước sạch và vệ sinh môi trường

- Hỗ trợ tiếp cận thông tin

- Hỗ trợ khác: Hỗ trợ gạo cho hộ nghèo các bản tại các xã biên giới; hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm; hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo vùng khó khăn...

2. Đánh giá về các mục tiêu Chương trình 135

Đánh giá cụ thể, chi tiết các tiêu chí theo Quyết định số 03/2019/QĐ-TTg ngày 15/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí xã, thôn hoàn thành mục tiêu Dự án 2 (Chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÙNG ĐỀ ÁN

1. Thuận lợi

2. Khó khăn, hạn chế

Phần II

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ XÃ, THÔN BẢN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH 135, GÓP PHẦN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO CÁC HUYỆN, XÃ MIỀN NÚI, GIAI ĐOẠN 2020-2025

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

2. Mục tiêu cụ thể

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập

1.1. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế

1.2. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

1.3. Phát triển thương mại, dịch vụ

1.4. Hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo

1.5. Tư vấn, giáo dục nghề nghiệp

1.6. Thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động

2. Hỗ trợ hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững.

2.1. Đường giao thông nông thôn.

2.2. Công trình điện nông thôn.

2.3. Thủy lợi.

2.4. Nước sạch và vệ sinh môi trường.

2.5. Trường học, lớp học, nhà ở giáo viên.

2.6. Trạm y tế.

2.7. Nhà văn hóa, công trình thể thao, trạm truyền thanh,v.v…

2.8. Hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu.

3. Hỗ trợ tập huấn, bồi dưỡng cán bộ cơ sở và cộng đồng

4. Hỗ trợ nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

4.1. Giáo dục, đào tạo

4.2. Y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

4.3. Nhà ở dân cư

4.4. Nước sạch và vệ sinh môi trường

4.5. Thông tin và Truyền thông

III. NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Tổng hợp nhu cầu vốn

2. Nguồn vốn thực hiện đề án:

- Ngân sách nhà nước

- Vốn các đơn vị, tổ chức

- Vốn của nhân dân

3. Phân kỳ vốn các năm 2020 - 2025

4. Cơ chế tài chính thực hiện đề án

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Giải pháp về tuyên truyền, vận động nhân dân

2. Giải pháp về quản lý chỉ đạo, tổ chức thực hiện

3. Giải pháp về giải quyết việc làm tăng thu nhập

4. Giải pháp về nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

5. Giải pháp về đầu tư, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và duy tu bảo dưỡng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng

6. Giải pháp về hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo

7. Giải pháp về vốn và huy động vốn thực hiện đề án.

V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

1. Hiệu quả kinh tế.

2. Hiệu quả xã hội và môi trường.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức thực hiện.

2. Phân công trách nhiệm.

2.1. Các Sở, ban, ngành.

2.2. UBND các huyện.

2.3. UBND các xã.

Phần IV

KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận.

2. Đề xuất và Kiến nghị.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ban Dân tộc

- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Lao động, Thương binh và Xã hội; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Y tế; Giao thông vận tải; Xây dựng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nội vụ; Thông tin và Truyền thông; Công thương; Tài nguyên và Môi trường; Giáo dục và Đào tạo; UBND các huyện miền núi, huyện có xã miền núi và các đơn vị có liên quan tập trung xây dựng Đề án đảm bảo yêu cầu nội dung và tiến độ đề ra.

- Chủ trì lập dự toán kinh phí xây dựng Đề án gửi Sở Tài chính thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

- Tổng hợp ý kiến đóng góp của các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Lao động - Thương binh và Xã hội; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Y tế; Giao thông vận tải; Xây dựng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nội vụ; Thông tin và Truyền thông; Công thương; Tài nguyên và Môi trường; Giáo dục và Đào tạo; UBND các huyện miền núi, huyện có xã miền núi và các đơn vị có liên quan vào dự thảo Đề án; trình Chủ tịch UBND tỉnh trong Quý III năm 2019.

2. Sở Tài chính

Thẩm định dự toán kinh phí xây dựng Đề án do Ban Dân tộc lập, tham mưu đề xuất kinh phí lập Đề án trong nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế Ngân sách tỉnh dành cho xây dựng các đề án, dự án quy hoạch, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Lao động - Thương binh và Xã hội; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Y tế; Giao thông vận tải; Xây dựng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nội vụ; Thông tin và Truyền thông; Công thương; Tài nguyên và Môi trường; Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch UBND các huyện miền núi, huyện có xã miền núi; các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3-QĐ;
- Lưu: VT, VX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Đăng Quyền

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 861/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề cương Đề án hỗ trợ các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn hoàn thành Chương trình 135, giai đoạn 2016-2020, góp phần thực hiện Chương trình giảm nghèo các huyện, xã miền núi do tỉnh Thanh Hóa ban hành

  • Số hiệu: 861/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/03/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Phạm Đăng Quyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản