Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 855/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 27 tháng 09 năm 2002 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG LÁNG - HOÀ LẠC ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng (công văn số 45/TTr-BXD ngày 09 tháng 7 năm 2002),
QUYẾT ĐỊNH:
1. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch :
Phạm vi nghiên cứu Định hướng quy hoạch chung xây dựng tuyến đường Láng - Hoà Lạc thuộc địa giới Thủ đô Hà Nội và các tỉnh : Hà Tây, Hoà Bình được giới hạn như sau :
- Phía Bắc : Giáp tuyến đường song song với đường Láng - Hoà Lạc về phía Bắc, dự kiến nối từ điểm giao cắt vành đai 3 tại Mỹ Đình - Sơn Đồng - thị trấn Thạch Thất đến Đại học Quốc gia tại Hoà Lạc.
- Phía Nam : Giáp đường song song với đường Láng - Hoà Lạc về phía Nam dự kiến nối từ đoạn tỉnh lộ mới qua khu đô thị mới Trung Văn, chuyển tiếp tỉnh lộ 72 đi phía Nam thị trấn Quốc Oai và nối quốc lộ 21A tại xã Hoà Thạch, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.
- Phía Đông : Giáp đường Láng (thành phố Hà Nội).
- Phía Tây : Đến hết giới hạn khu đô thị Hoà Lạc.
Diện tích khu vực lập quy hoạch khoảng 27.000 ha.
- Đường Láng - Hoà Lạc là tuyến đường cao tốc và là hành lang kỹ thuật nối Thủ đô Hà Nội với khu đô thị Hoà Lạc nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây trong vùng Thủ đô Hà Nội.
- Là trục không gian và cảnh quan quan trọng, có ý nghĩa về mặt phân bố dân cư, kinh tế và quốc phòng; tạo động lực phát triển vùng Thủ đô Hà Nội.
Đến năm 2020, quy mô dân số trong phạm vi khu vực lập quy hoạch khoảng 1.200.000 người, trong đó :
- Dân số đô thị khoảng 900.000 người.
- Dân số nông thôn khoảng 300.000 người.
4. Quy mô đất xây dựng đô thị :
Đến năm 2020, quỹ đất xây dựng đô thị dự kiến khoảng 12.700 ha với chỉ tiêu 150 - 170 m2/người, trong đó đất dân dụng khoảng 7.500 ha với chỉ tiêu 55 - 70 m2/người.
5. Định hướng phát triển không gian :
a) Hướng chọn đất và phân vùng phát triển :
- Vùng nằm trong phạm vi điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội (Khu A) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 1998 bao gồm các khu đô thị mới Trung Yên, Trung Hoà - Nhân Chính; khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội; khu công viên văn hoá Tây Nam Hà Nội và khu đại học Tây Nam Hà Nội
- Vùng từ ranh giới Hà Nội - Hà Tây đến đê Tả sông Đáy (Khu B) là khu vực phát triển đô thị mới, kết hợp hình thành trung tâm dịch vụ mang tính chất vùng.
- Vùng xả lũ sông Đáy từ km 11 + 650 đến km 16 + 269.
- Vùng từ đê Hữu sông Đáy đến vành đai khu đô thị Hoà Lạc (Khu C) được chia thành hai đoạn :
+ Đoạn từ km 16 + 269 đến km 19 : Hình thành cụm công nghiệp vừa và nhỏ của thị trấn Quốc Oai - huyện Quốc Oai, gắn với cụm công nghiệp Phùng Xá - huyện Thạch Thất; phát triển khu vực thị trấn Quốc Oai bao gồm : mở rộng thị trấn Quốc Oai về phía Nam và phát triển các khu trang trại kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái;
+ Đoạn từ km 19 đến km 27 : Hình thành trung tâm dịch vụ - du lịch cấp vùng, các khu ở thấp tầng gắn với các khu sinh thái nông nghiệp và dịch vụ du lịch.
- Vùng gắn với khu đô thị Hoà Lạc (Khu D) bao gồm : Khu công nghiệp tập trung Phú Cát, khu công nghệ cao Hoà Lạc, đô thị mới Đông Xuân, Đại học Quốc gia và Quốc tế, Trung tâm công cộng phục vụ cho khu đô thị Hoà Lạc.
b) Các khu chức năng chính :
- Các khu đô thị :
+ Khu A (thuộc địa phận Hà Nội), từ đường Láng tới ranh giới Hà Nội - Hà Tây : Diện tích đất xây dựng khoảng 2.080 ha; quy mô dân số đô thị khoảng 135.000 người; chỉ tiêu đất xây dựng đô thị 150 m2/người.
+ Khu B - Đô thị mới An Khánh (thuộc địa phận huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây), từ ranh giới Hà Nội - Hà Tây đến đê Tả sông Đáy : diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 670 ha; quy mô dân số đô thị khoảng 70.000 người; chỉ tiêu đất xây dựng đô thị 95 m2/người.
+ Khu C - Đô thị Quốc Oai và Khu vực sinh thái nông nghiệp, dịch vụ du lịch (thuộc địa phận huyện Quốc Oai và huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây), từ đê Hữu sông Đáy đến đường vành đai đô thị Hoà Lạc : đất xây dựng đô thị khoảng 1.220 ha; đất xây dựng các trang trại khoảng 2.000 ha; quy mô dân số đô thị khoảng 85.000 người; chỉ tiêu đất xây dựng đô thị 100 - 150 m2/người. Trong đó : Khu đô thị Quốc Oai có diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 600 ha, đất trồng hoa và cây cảnh khoảng 100 ha, quy mô dân số đô thị khoảng 55.000 người; Khu đô thị Ngọc Liệp có diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 370 ha, đất trang trại khoảng 1.900 ha, quy mô dân số đô thị khoảng 30.000 người. Đất đô thị sử dụng cho giao thông đối ngoại, bao gồm hành lang kỹ thuật và đường cao tốc Láng - Hoà Lạc qua khu C, diện tích khoảng 250 ha.
+ Khu D - Khu đô thị Hoà Lạc (thuộc địa phận các tỉnh : Hà Tây và Hoà Bình) : đất xây dựng đô thị khoảng 8.350 ha, quy mô dân số đô thị khoảng 590.000 người (không kể đất đai và dân số khu du lịch Đồng Mô).
+ Các đô thị Liên Quan, Sơn Đồng và Dương Cốc (thuộc tỉnh Hà Tây) : diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 300 ha, quy mô dân số đô thị khoảng 20.000 người.
- Các khu dân cư nông thôn : tổng dân số các khu dân cư nông thôn trong phạm vi quy hoạch khoảng 300.000 người.
- Các khu công nghiệp :
+ Các khu công nghiệp tập trung gồm : Khu công nghệ cao Hoà Lạc (khoảng 1.650 ha) và khu công nghiệp Phú Cát (khoảng 1.200 ha, trong đó giai đoạn I là 327 ha).
+ Các cụm công nghiệp vừa và nhỏ gồm : cụm công nghiệp An Khánh - huyện Hoài Đức (khoảng 50 ha); các cụm công nghiệp Yên Sơn và Ngọc Liệp - huyện Quốc Oai (khoảng 30 ha); cụm công nghiệp phía Bắc thị trấn Quốc Oai thuộc các huyện Quốc Oai và Thạch Thất (khoảng 60 ha).
- Hệ thống các trung tâm phục vụ công cộng :
+ Các trung tâm dịch vụ cấp vùng : phát triển phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội;
+ Trung tâm công cộng phục vụ cho khu đô thị Hoà Lạc : diện tích khoảng 200 ha;
+ Các trung tâm vui chơi giải trí : phát triển ở ven đê sông Đáy;
+ Các trung tâm du lịch và dịch vụ du lịch : tập trung chủ yếu tại khu vực km 17 và km 25, dọc sông Tích và sông Đáy.
+ Các vùng bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá : ven sông Tích và dọc đê Hữu sông Đáy.
Phạm vi ranh giới các vùng bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn các di tích văn hoá lịch sử và phát triển du lịch sẽ được xác định trong quy hoạch chi tiết sử dụng đất xây dựng.
6. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật :
a) Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng :
- Ranh giới hành lang thoát lũ : Từ cách chân đê Tả sông Đáy về phía Đông 25 m đến cách chân đê Hữu sông Đáy về phía Tây 25 m. Việc sử dụng đất trong khu vực này phải tuân thủ các quy định của Pháp lệnh đê điều.
- Cao độ nền xây dựng hai bên đường Láng - Hoà lạc :
+ Khu vực từ đường Láng qua cầu sông Nhuệ : từ 6,2 đến 7,0 m;
+ Khu vực từ cầu sông Nhuệ đến quốc lộ 70 : từ 6,3 đến 7,5 m;
+ Khu vực từ quốc lộ 70 đến đê Tả Sông Đáy : từ 7,0 đến 8,0 m;
+ Khu vực từ đê Hữu sông Đáy đến đê Tả sông Tích : từ 8,5 đến 10,0 m;
+ Khu vực từ đê Hữu sông Tích đến quốc lộ 21 : từ 12,0 đến 18,0 m;
+ Khu vực từ quốc lộ 21 đến chân núi Ba Vì : là vùng đồi thoải, cao độ nền xây dựng trên 18,0 m.
b) Hệ thống giao thông :
- Đường bộ : Là đường cao tốc 6 làn xe với giải phân cách giữa bao gồm hành lang kỹ thuật rộng 20 m, lộ giới được xác định từng đoạn như sau :
+ Từ vành đai 3 Thủ đô Hà Nội đến đê Tả sông Đáy : 140 m; đoạn qua đô thị Quốc Oai là 240 m;
+ Qua khu đô thị Hoà Lạc : 260 m;
+ Đoạn qua vùng cảnh quan từ km 19 đến km 27 : phần nền đường rộng 20 x 2 = 40 m, hành lang kỹ thuật nằm trên giải phân cách giữa tuyến, rộng 20 m, hành lang đường bộ kết hợp đường sắt Hà Nội - Hoà Lạc và hành lang bảo vệ cảnh quan mỗi bên rộng khoảng 100 m đến 300 m. Đối với đoạn qua các cụm công nghiệp Yên Sơn và Ngọc Liệp - huyện Quốc Oai, thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 3633/VPCP-CN ngày 03 tháng 7 năm 2002 của Văn phòng Chính phủ.
- Đường sắt : bố trí phía Bắc đường bộ, nằm trên hành lang an toàn giao thông và bảo vệ cảnh quan.
- Các nút giao cắt :
+ Các nút giao cắt với vành đai 3 và vành đai 4 của Thủ đô Hà Nội, với quốc lộ 21A, với vành đai đô thị Hoà Lạc, với tỉnh lộ 80 là các nút giao khác cốt hoàn chỉnh;
+ Nút giao cắt với tỉnh lộ 70 và tỉnh lộ 81 là các nút giao vượt kết hợp một số nhánh rẽ phải;
+ Các tuyến đường dân sinh và đường nội đồng đi dưới cốt tuyến đường cao tốc.
c) Cấp nước :
- Nghiên cứu hệ thống cấp nước chung toàn tuyến, sử dụng nguồn nước mặt sông Đà hoặc sông Hồng. Trước mắt sử dụng nguồn nước ngầm tại chỗ, đồng thời khai thác nguồn nước mặt từ hồ Tân Xã và nguồn nước sông Tích được bổ cập qua trạm bơm Bến Mắm.
d) Cấp điện :
Nguồn điện cấp cho khu vực là lưới điện quốc gia 220 KV khu vực Hà Nội - Hà Tây thông qua các trạm biến áp 220 KV. Các trung tâm phụ tải điện của các khu vực được cấp từ các trạm 220 KV bằng lưới truyền tải 110 KV khu vực phía Tây Hà Nội thông qua các trạm biến áp 110 KV.
- Bộ Xây dựng phối hợp với ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ủy ban nhân dân các tỉnh : Hà Tây và Hoà Bình tổ chức công bố Định hướng quy hoạch chung tuyến đường Láng - Hoà Lạc được phê duyệt.
- Căn cứ Định hướng quy hoạch chung xây dựng tuyến đường Láng - Hoà Lạc được phê duyệt, giao :
+ ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức lập và xét duyệt các quy hoạch chi tiết trong khu vực Hà Nội;
+ ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây tổ chức lập và xét duyệt Quy hoạch chi tiết các đô thị Quốc Oai, Liên Quan, Sơn Đồng và Dương Cốc; quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết khu Phú Mãn thuộc Đô thị mới Đông Xuân do Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt;
+ ủy ban nhân dân tỉnh Hoà Bình chịu trách nhiệm quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết khu Tiến Xuân thuộc Đô thị mới Đông Xuân do Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt;
+ Bộ Xây dựng tổ chức lập và xét duyệt quy hoạch chi tiết các khu vực còn lại hai bên đường và dọc tuyến hành lang kỹ thuật của toàn tuyến; chủ trì, phối hợp với ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các tỉnh : Hà Tây, Hoà Bình; với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan ban hành Quy chế quản lý kiến trúc và quy hoạch xây dựng đô thị theo Định hướng quy hoạch chung nêu trên.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh : Hà Tây và Hoà Bình, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.
| KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1Quyết định 332/2000/QĐ-BGTVT ban hành "Quy chế tạm thời quản lý, khai thác, đảm bảo ATGT đường Láng - Hoà Lạc bộ trưởng bộ giao thông vận tải của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
- 2Quyết định 108/1998/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 3Thông báo số 210/TB-VPCP về việc ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại buổi làm việc với các cơ quan liên quan về Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc và Dự án hệ thống cấp nước cho chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 332/2000/QĐ-BGTVT ban hành "Quy chế tạm thời quản lý, khai thác, đảm bảo ATGT đường Láng - Hoà Lạc bộ trưởng bộ giao thông vận tải của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
- 2Quyết định 108/1998/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 3Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 4Thông báo số 210/TB-VPCP về việc ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại buổi làm việc với các cơ quan liên quan về Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc và Dự án hệ thống cấp nước cho chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông do Văn phòng Chính phủ ban hành
Quyết định 855/QĐ-TTg năm 2002 về việc phê duyệt Định hướng quy hoạch chung xây dựng tuyến đường Láng - Hoà Lạc đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 855/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/09/2002
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 54
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra