- 1Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 2Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 3Nghị định 05/2008/NĐ-CP về việc quỹ bảo vệ và phát triển rừng
- 4Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Thông tư 23/2017/TT-BNNPTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 851/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 20 tháng 4 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VỚI CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN, UBND CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ TRONG THỰC HIỆN TRỒNG RỪNG THAY THẾ ĐỐI VỚI CÁC CHỦ ĐẦU TƯ CÓ CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG NỘP TIỀN VÀO QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Căn cứ Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Tờ trình số 145/TTr-SNN ngày 23/3/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế Phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong thực hiện trồng rừng thay thế đối với các Chủ đầu tư có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nộp tiền vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Giám đốc Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ PHỐI HỢP
GIỮA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỚI CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN, UBND CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ TRONG THỰC HIỆN TRỒNG RỪNG THAY THẾ ĐỐI VỚI CÁC CHỦ ĐẦU TƯ CÓ CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG NỘP TIỀN VÀO QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH
(Ban hành theo Quyết định số 851/QĐ-UBND ngày 20/4/2018 của UBND tỉnh Sơn La)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Quy chế này quy định mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các cơ quan có liên quan, UBND các huyện, thành phố trong thực hiện trồng rừng thay thế đối với các Chủ đầu tư có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nộp tiền vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La trong việc:
- Trao đổi, cung cấp, công khai thông tin liên quan đến các chủ đầu tư có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích không phải lâm nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế theo Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Phối hợp, đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế theo Phương án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp trong việc thẩm định, trình phê duyệt phương án trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh; giao nhiệm vụ và phân bổ kinh phí trồng rừng rừng thay thế trên địa bàn huyện cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có đủ năng lực thực hiện trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh đối với nguồn kinh phí do các Chủ đầu tư nộp vào Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng;
- Phối hợp trong việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật , dự toán; kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện trồng rừng thay thế trên địa bàn huyện; Tham mưu đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các đơn vị, chủ đầu tư không hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế theo quy định;
- Phối hợp trong việc quản lý, cấp phát, thanh quyết toán kinh phí trồng rừng thay thế cho các chủ đầu tư nộp tiền vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La.
2. Sở Tài chính.
3. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Sơn La.
4. Các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
5. Chủ đầu tư có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nộp tiền vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng để trồng rừng thay thế (gọi tắt là Chủ đầu tư) và các đơn vị được giao nhiệm vụ trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Mục tiêu phối hợp
1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc quản lý, theo dõi, hướng dẫn và đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế đối với các chủ đầu tư có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và các đơn vị trồng rừng thay thế theo hướng: Phân định trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong thực hiện trồng rừng thay thế đối với các Chủ đầu tư có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nộp tiền vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh từ khâu thẩm định, trình phê duyệt phương án trồng rừng thay thế; giao nhiệm vụ và phân bổ kế hoạch vốn trồng rừng thay thế; thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế và dự toán trồng rừng thay thế; kiểm tra, giám sát chất lượng rừng trồng thay thế; nghiệm thu, bàn giao rừng trồng thay thế hết thời gian đầu tư.
2. Phát hiện và xử lý kịp thời những chủ đầu tư có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có hành vi vi phạm pháp luật về trồng rừng thay thế (chậm thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế hoặc không thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế), ngăn chặn và hạn chế những tác động tiêu cực do chủ đầu tư, đơn vị thực hiện trồng rừng thay thế gây ra cho xã hội.
1. Trách nhiệm quản lý, giám sát, đôn đốc, kiểm tra các chủ đầu tư và đơn vị thực hiện trồng rừng thay thế phải được phân định rõ ràng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài chính, các sở ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh.
2. Trao đổi, cung cấp, công khai thông tin về việc thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế và tổ chức trồng rừng thay thế giữa các đơn vị phải đảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời.
Điều 5. Nhiệm vụ phối hợp
Phối hợp trong giám sát, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế và tổ chức trồng rừng thay thế từ khâu: Thẩm định, trình phê duyệt phương án trồng rừng thay thế; giao nhiệm vụ và phân bổ kế hoạch vốn trồng rừng thay thế; thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế và dự toán trồng rừng thay thế; kiểm tra, giám sát chất lượng rừng trồng thay thế; nghiệm thu, bàn giao rừng trồng thay thế hết thời gian đầu tư, thực hiện thanh toán nguồn kinh phí theo quy định; Báo cáo kết quả thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế và tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.
Chương II
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC PHỐI HỢP
Điều 6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành thẩm định phương án trồng rừng thay thế đối với các chủ đầu tư có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án theo quy định.
2. Chủ trì, phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đề nghị Sở Tài chính thẩm định trình UBND cấp tỉnh giao nhiệm vụ, phân bổ kinh phí cho Ban quản lý rừng hoặc đơn vị, tổ chức có chức năng để trồng rừng thay thế đối với nguồn kinh phí do Chủ đầu tư nộp vào Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh theo các phương án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán trồng rừng thay thế do các đơn vị được giao vốn trồng rừng thay thế lập theo Thông tư số 23/2016/TT-BNN&PTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh.
4. Chủ trì, phối hợp với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế đối với các chủ đầu tư có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; Kiểm tra kết quả thực hiện trồng rừng đối với các đơn vị thực hiện trồng rừng thay thế theo Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017.
5. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các chủ rừng và các đơn vị được giao vốn trồng rừng thay thế nghiệm thu, lập hồ sơ hoàn công kết thúc thời gian đầu tư trồng rừng và bàn giao rừng trồng thay thế theo quy định của pháp luật.
6. Phối hợp với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế của các chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh.
7. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, giám sát kết quả trồng rừng thay thế theo Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017.
8. Phối hợp với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng văn bản đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế theo phương án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và đề xuất xử lý các chủ đầu tư cố tình không thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế theo quy định của pháp luật.
9. Thông tin kịp thời, đầy đủ danh sách các chủ đầu tư được chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.
Điều 7. Sở Tài chính
1. Chủ trì thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ, phân bổ kinh phí cho Ban quản lý rừng hoặc đơn vị, tổ chức có chức năng để trồng rừng thay thế đối với nguồn kinh phí do Chủ đầu tư nộp vào Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh theo các phương án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Tham gia phối hợp thẩm định phương án trồng rừng thay thế đối với các chủ đầu tư có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định tại Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017.
3. Chủ trì thẩm định và phê duyệt quyết toán nguồn kinh phí trồng rừng thay thế nộp vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng theo quy định hiện hành.
Điều 8. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh
1. Tiếp nhận nguồn kinh phí trồng rừng thay thế do các chủ đầu tư có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật và phương án trồng rừng thay thế được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Theo dõi, đôn đốc các chủ đầu tư nộp tiền trồng rừng thay thế theo phương án được duyệt; Xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế cho các chủ đầu tư; chuyển kinh phí trồng rừng thay thế cho các đơn vị được giao trách nhiệm thực hiện trồng rừng thay thế theo quy định tại Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017.
2. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Sở tài chính thẩm định trình UBND tỉnh giao nhiệm vụ, phân bổ kinh phí cho Ban quản lý rừng hoặc đơn vị, tổ chức có chức năng để trồng rừng thay thế đối với nguồn kinh phí do Chủ đầu tư nộp vào Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh.
3. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế đối với các chủ đầu tư có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; Kiểm tra kết quả thực hiện trồng rừng đối với các đơn vị thực hiện trồng rừng thay thế theo quy định tại Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017.
4. Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng văn bản đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế theo phương án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và đề xuất xử lý các chủ đầu tư cố tình không thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế theo quy định của pháp luật.
5. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế của các chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh.
6. Thông tin kịp thời tiến độ thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế (tiến độ nộp tiền) của các Chủ đầu tư được chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh; Thông báo các đơn vị đã hoàn thành nghĩa vụ thực hiện trồng rừng thay thế theo quy định.
Điều 9. Các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
1. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định phương án trồng rừng thay thế đối với các chủ đầu tư có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc lĩnh vực và địa bàn quản lý.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ trì lựa chọn, bố trí quỹ đất cho trồng rừng thay thế đối với các công trình có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn (bao gồm các diện tích phải trồng rừng thay thế của các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nhưng chưa thực hiện trồng rừng thay thế).
3. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng kiểm tra, giám sát việc tổ chức trồng rừng thay thế trên địa bàn huyện, thành phố quản lý.
4. Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức nghiệm thu và bàn giao rừng trồng thay thế hết thời gian đầu tư theo quy định của pháp luật; Tiếp nhận diện tích rừng trồng thay thế, quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Các chủ đầu tư có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và các đơn vị được giao thực hiện trồng rừng thay thế
1. Các chủ đầu tư có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thực hiện nghiêm nghĩa vụ trồng rừng thay thế theo quy định tại Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 và các quy định có liên quan về Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
2. Các đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện trồng rừng thay thế có trách nhiệm thực hiện các quy định về trồng rừng theo quy định tại Thông tư số 23/2016/TT-BNN&PTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh và các quy định của Bộ Tài chính về thanh toán, quyết toán vốn trồng rừng thay thế.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối, đôn đốc, theo dõi tình hình triển khai thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cần phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 07/2014/QĐ-UBND sửa đổi trình tự, thủ tục, cơ chế chính sách thực hiện trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP tại Quyết định 20/2009/QĐ-UBND do tỉnh Lai Châu ban hành
- 2Quyết định 3206/QĐ-UBND năm 2016 xử lý kết quả thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác trồng, chăm sóc, giao khoán quản lý bảo vệ rừng phòng hộ thuộc Chương trình 5 triệu ha rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định
- 3Quyết định 4419/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt phương án nộp tiền về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh để trồng rừng thay thế diện tích rừng bị ảnh hưởng do thi công Công trình Nhà máy thủy điện Đak Mi 3 do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 4Quyết định 2826/QĐ-UBND thực hiện Nghị quyết 57/2017/NQ-HĐND bổ sung Điều 1 Nghị quyết 38/2016/NQ-HĐND thông qua dự án thu hồi đất, dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ năm 2017 của tỉnh Đồng Nai
- 5Quyết định 1512/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng giữa Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Nghị quyết 37/2019/NQ-HĐND về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác năm 2019 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 1Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 2Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 3Nghị định 05/2008/NĐ-CP về việc quỹ bảo vệ và phát triển rừng
- 4Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 5Quyết định 07/2014/QĐ-UBND sửa đổi trình tự, thủ tục, cơ chế chính sách thực hiện trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP tại Quyết định 20/2009/QĐ-UBND do tỉnh Lai Châu ban hành
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Quyết định 3206/QĐ-UBND năm 2016 xử lý kết quả thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác trồng, chăm sóc, giao khoán quản lý bảo vệ rừng phòng hộ thuộc Chương trình 5 triệu ha rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định
- 8Thông tư 23/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn nội dung quản lý công trình lâm sinh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Thông tư 23/2017/TT-BNNPTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Quyết định 4419/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt phương án nộp tiền về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh để trồng rừng thay thế diện tích rừng bị ảnh hưởng do thi công Công trình Nhà máy thủy điện Đak Mi 3 do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 11Quyết định 2826/QĐ-UBND thực hiện Nghị quyết 57/2017/NQ-HĐND bổ sung Điều 1 Nghị quyết 38/2016/NQ-HĐND thông qua dự án thu hồi đất, dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ năm 2017 của tỉnh Đồng Nai
- 12Quyết định 1512/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng giữa Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 13Nghị quyết 37/2019/NQ-HĐND về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác năm 2019 do tỉnh Quảng Trị ban hành
Quyết định 851/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế Phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong thực hiện trồng rừng thay thế đối với Chủ đầu tư có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nộp tiền vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La
- Số hiệu: 851/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/04/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Lò Minh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/04/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực