Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 847/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 07 tháng 10 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ Y TẾ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;

Thực hiện Kế hoạch số 177/KH-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về thống kê, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 14 thủ tục hành chính (TTHC) nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VP7.
ĐN_VP 7_QĐ_2024

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Song Tùng

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ Y TẾ

(Kèm theo Quyết định số 847/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)

PHẦN I. DANH MỤC TTHC

TT

Tên TTHC nội bộ

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A

TTHC NỘI BỘ CẤP TỈNH

1.

Công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện

Khám bệnh chữa bệnh

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

2.

Đề nghị cấp có thẩm quyền công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A

Y tế dự phòng

Sở Y tế

3.

Đề nghị cấp có thẩm quyền công bố hết dịch truyền nhiễm nhóm A trên địa bàn tỉnh

4.

Công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, C thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh

5.

Công bố hết dịch truyền nhiễm thuộc nhóm B, C trên địa bàn tỉnh

6.

Cấp và chi trả tiền bồi thường cho người được tiêm chủng khi sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm chủng chống dịch

7.

Thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh

8.

Áp dụng biện pháp cách ly Y tế tại cơ sở, địa điểm khác (ngoại trừ tại nhà, tại cửa khẩu, cơ sở y tế)

Sở Y tế/ Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp tỉnh

9.

Phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực y tế cho cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh

Trang thiết bị Y tế

Sở Y tế

10.

Duyệt dự trù nhu cầu sử dụng thuốc Methadone cho các cơ sở điều trị thay thế trên địa bàn quản lý từ nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế

Dược phẩm

Sở Y tế

11.

Điều phối thuốc Methadone cho các cơ sở điều trị thay thế trên địa bàn quản lý từ nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế

Dược phẩm

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

B

TTHC NỘI BỘ CẤP HUYỆN

1.

Thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện

Y tế dự phòng

UBND cấp huyện

C

TTHC NỘI BỘ CẤP XÃ

1

Thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã

Y tế dự phòng

UBND cấp xã

2

Áp dụng biện pháp cách ly Y tế tại nhà

Y tế dự phòng

Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp xã

 

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TTHC

A. TTHC NỘI BỘ CẤP TỈNH

I. Lĩnh vực khám bệnh chữa bệnh

Thủ tục công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện

1. Trình tự thực hiện

Bước 1: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đối chiếu với các tiêu chí loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện để đề nghị Sở Y tế xem xét, gửi văn bản đề nghị tiến hành kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện về Ủy ban nhân dân tỉnh.

Bước 2: Thành lập hội đồng kiểm tra

“Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra để kiểm tra các tiêu chí loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện.

Thành phần hội đồng kiểm tra gồm 07 hoặc 09 thành viên:

+ Chủ tịch hội đồng: Lãnh đạo Sở Y tế

+ Phó chủ tịch hội đồng: Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.

+ Ủy viên thư ký: Trưởng Phòng khám Đa khoa hoặc Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp thuộc TT KSBT

+ Ủy viên giám sát: Đại diện của Bệnh viện Da liễu Trung ương và đại diện của Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quỳnh Lập hoặc Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa

+ Ủy viên: Đại diện Phòng Nghiệp vụ y; Phòng Tổ chức hành chính thuộc Sở Y tế và Đại diện Trung tâm Y tế huyện, thành phố thuộc tỉnh.

Chủ tịch Hội đồng kiểm tra loại trừ bệnh phong chịu trách nhiệm điều hành hội đồng kiểm tra tại huyện, thành phố thuộc tỉnh.”

Bước 3: Thời gian tối đa 02 ngày, Hội đồng tiến hành kiểm tra và đánh giá, xếp loại.

Bước 4: Sau khi kiểm tra, Chủ tịch hội đồng có văn bản báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh kèm theo Biên bản kiểm tra của hội đồng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ kết quả kiểm tra của Hội đồng, xem xét quyết định công nhận.

2. Cách thức thực hiện: Nộp qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Sở Y tế.

3. Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị tiến hành kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong.

4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

5. Thời hạn giải quyết: không quy định.

6. Đối tượng thực hiện: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

7. Cơ quan thực hiện TTHC: UBND tỉnh.

8. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện.

9. Phí, Lệ phí: Không

10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định

11. Y êu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không

12. Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư 17/2013/TT-BYT ngày 06/06/2013 quy định tiêu chí và hướng dẫn kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh và huyện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

II. Lĩnh vực Y tế dự phòng

1. Thủ tục đề nghị cấp có thẩm quyền công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A

1.1. Trình tự thực hiện

Bước 1. Ngay sau khi nhận được thông tin về người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thực hiện việc điều tra xác minh (sau đây gọi tắt là cơ quan xác minh dịch).

Bước 2. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi xác định có người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, cơ quan xác minh dịch có trách nhiệm thông báo cho Sở Y tế nơi có dịch xảy ra đồng thời báo cáo Bộ Y tế.

Bước 3. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được thông báo của cơ quan xác minh dịch, Sở Y tế nơi có dịch xảy ra có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Bước 4. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được báo cáo của Sở Y tế nơi có dịch xảy ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch.

1.2. Cách thức thực hiện: Qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Sở Y tế.

1.3. Thành phần hồ sơ: Không quy định.

1.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

1.5. Thời hạn giải quyết: 36 giờ.

1.6. Đối tượng thực hiện TTHC: Sở Y tế.

1.7. Cơ quan giải quyết TTHC: UBND tỉnh

1.8. Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản của UBND tỉnh đề nghị Công bố dịch.

1.9. Phí, Lệ phí: Không

1.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không quy định

1.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Có ít nhất một người bệnh được chẩn đoán xác định (đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A).

1.12. Căn cứ pháp lý của TTHC: Quyết định 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

2. Thủ tục đề nghị cấp có thẩm quyền công bố hết dịch truyền nhiễm nhóm A trên địa bàn tỉnh

2.1. Trình tự thực hiện

Sau khoảng thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới theo quy định và đã thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định, Sở Y tế báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định công bố hết dịch đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

2.2. Cách thức thực hiện: Qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Sở Y tế.

2.3. Thành phần hồ sơ: Không quy định.

2.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.5. Thời hạn giải quyết: 36 giờ.

2.6. Đối tượng thực hiện TTHC: Sở Y tế.

2.7. Cơ quan giải quyết TTHC: UBND tỉnh.

2.8. Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản của UBND tỉnh đề nghị Công bố hết dịch.

2.9. Phí, Lệ phí: Không

2.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không quy định

2.11. Y êu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Ngoài việc đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, việc công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm phải đáp ứng điều kiện: Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau khoảng thời gian nhất định cho từng bệnh quy định

2.12. Căn cứ pháp lý của TTHC: Quyết định 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

3. Thủ tục Công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, C thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh

3.1. Trình tự thực hiện

Bước 1. Ngay sau khi nhận được thông tin người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế tại nơi người mắc bệnh truyền nhiễm cư trú trong thời gian ủ bệnh quy định có trách nhiệm tổ chức điều tra xác minh dịch

Bước 2. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xác định có dịch, Sở Y tế nơi có dịch xảy ra có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Bước 3. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được báo cáo của Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm xem xét, quyết định việc công bố dịch nhóm B và nhóm C theo thẩm quyền.

3.2. Cách thức thực hiện: Qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Sở Y tế.

3.3. Thành phần hồ sơ: Không quy định.

3.4. Số lượng hồ sơ: Không quy định.

3.5. Thời hạn giải quyết: 45 ngày.

3.6. Đối tượng thực hiện TTHC: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

3.7. Cơ quan giải quyết TTHC

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Y tế.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

3.8. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định Công bố dịch của Chủ tịch UBND tỉnh.

3.9. Phí, Lệ phí: Không quy định.

3.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

3.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

- Một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là xã) được coi là có dịch khi có số người mắc bệnh vượt quá số mắc trung bình của tháng cùng kỳ 03 năm gần nhất;

- Một huyện, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) được coi là có dịch khi có từ 2 xã có dịch trở lên;

- Một tỉnh được coi là có dịch khi có từ 2 huyện có dịch trở lên.

3.12. Căn cứ pháp lý của TTHC

Quyết định 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm do Thủ tướng Chính phủ ban hành; Quyết định 26/2023/QĐ-TTg ngày 19/10/2023 sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg.

4. Thủ tục công bố hết dịch truyền nhiễm nhóm B, C trên địa bàn tỉnh

4.1. Trình tự thực hiện

Sau khoảng thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới theo quy định và đã thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định, Sở Y tế báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định: Công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C

4.2. Cách thức thực hiện: Qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Sở Y tế.

4.3. Thành phần hồ sơ: Không quy định.

4.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4.5. Thời hạn giải quyết: Không quy định.

4.6. Đối tượng thực hiện TTHC: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

4.7. Cơ quan giải quyết TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Y tế.

4.8. Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản đề nghị Công bố hết dịch.

4.9. Phí, Lệ phí: Không quy định

4.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định

4.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Ngoài việc đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, việc công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm phải đáp ứng điều kiện: Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau khoảng thời gian nhất định cho từng bệnh quy định.

4.12. Căn cứ pháp lý của TTHC

Quyết định 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm do Thủ tướng Chính phủ ban hành; Quyết định 26/2023/QĐ-TTg ngày 19/10/2023 sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg.

5. Thủ tục cấp và chi trả tiền bồi thường cho người bị tai biến nặng khi được tiêm chủng vắc xin trong chiến dịch tiêm chủng chống dịch

5.1. Trình tự thực hiện

Bước 1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết luận của Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh (thời điểm tiếp nhận được tính theo dấu tiếp nhận công văn đến của Sở Y tế), Sở Y tế ra quyết định giải quyết bồi thường đối với các trường hợp được Nhà nước bồi thường theo quy định tại Nghị định này. Quyết định giải quyết bồi thường phải được gửi cho người bị thiệt hại, người có lỗi hoặc cơ quan tổ chức có lỗi gây thiệt hại (nếu có).

Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện ra tòa án.

Bước 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật, Sở Y tế phải có văn bản gửi Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đề nghị cấp kinh phí để thực hiện bồi thường kèm theo quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật.

Bước 3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp kinh phí để thực hiện bồi thường, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia phải cấp kinh phí cho Sở Y tế để chi trả cho người bị thiệt hại.

Bước 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kinh phí do Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cấp, Sở Y tế phải thực hiện việc chi trả bồi thường cho người bị thiệt hại.

Việc chi trả phải thực hiện 01 lần bằng tiền mặt cho người bị thiệt hại hoặc chuyển khoản theo yêu cầu của người bị thiệt hại. Trường hợp người bị thiệt hại có yêu cầu trả bằng chuyển khoản thì thực hiện theo yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại. Nếu chi trả bồi thường bằng tiền mặt thì phải thông báo trước ít nhất 02 ngày cho người bị thiệt hại, việc nhận tiền bồi thường được lập thành 02 bản, mỗi bên tham gia giao nhận giữ 01 bản

5.2. Cách thức thực hiện: Qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Sở Y tế.

5.3. Thành phần hồ sơ

- Kết luận của Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh.

- Bộ hồ sơ xác định trường hợp được bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 104/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

5.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

5.5. Thời hạn giải quyết: 40 ngày.

5.6. Đối tượng thực hiện TTHC: Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh (Đơn vị thường trực là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh).

5.7. Cơ quan giải quyết TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Y tế.

5.8. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định giải quyết bồi thường.

5.9. Phí, Lệ phí: Không quy định

5.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định

5.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không quy định.

5.12. Căn cứ pháp lý của TTHC: Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 quy định về hoạt động tiêm chủng, Nghị định 13/2024/NĐ-CP ngày 05/2/2024 sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ 104/2016/NĐ-CP.

6. Thủ tục thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh

6.1. Trình tự thực hiện

Trong vòng 24 giờ, kể từ khi có công bố dịch của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế;

Các thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm

Các Tiểu ban chống dịch được quy định cụ thể như sau: gồm các tiểu ban: Giám sát, Điều trị, Tuyên truyền và Hậu cần. Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch quyết định cụ thể thành phần, nhiệm vụ và hoạt động của các Tiểu ban chống dịch;

Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo đặt tại cơ quan y tế cùng cấp (Sở Y tế) và do người đứng đầu cơ quan y tế đó phụ trách.

6.2. Cách thức thực hiện: Qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Sở Y tế.

6.3. Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị thành lập Ban chỉ đạo chỉ đạo phòng chống dịch.

- Dự thảo Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

6.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

6.5. Thời hạn giải quyết: 24 giờ.

6.6. Cơ quan giải quyết TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Y tế.

6.8. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

6.9. Phí, Lệ phí: Không quy định

6.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định

6.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không quy định.

6.12. Căn cứ pháp lý của TTHC: Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp.

7. Thủ tục áp dụng biện pháp cách ly Y tế tại cơ sở, địa điểm khác (ngoại trừ tại nhà, tại cửa khẩu, cơ sở y tế).

7.1. Trình tự thực hiện

Áp dụng với trường hợp số lượng người mắc bệnh truyền nhiễm vượt quá khả năng tiếp nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có dịch. Trong thời gian 06 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch quyết định việc áp dụng các biện pháp chống dịch theo quy định tại khoản 3 Điều 48 và Điều 55 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

7.2. Cách thức thực hiện: Qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Sở Y tế.

7.3. Thành phần hồ sơ: Danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly Y tế.

7.4. Số lượng hồ sơ: Không quy định.

7.5. Thời hạn giải quyết: 7 giờ.

7.6. Đối tượng thực hiện TTHC: Cơ sở khám chữa bệnh.

7.7. Cơ quan giải quyết TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Y tế.

7.8. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định về việc phê duyệt danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly Y tế.

7.9. Phí, Lệ phí: Không quy định

7.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định

7.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không quy định.

7.12. Căn cứ pháp lý của TTHC: Nghị định 101/2010/NĐ-CP ngày 30/09/2010 hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp, cưỡng chế cách ly Y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch.

III. Lĩnh vực trang thiết bị y tế

Thủ tục phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực y tế cho cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh

1. Trình tự thực hiện

- Bước 1: Đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Sở Y tế nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng thiết bị y tế chuyên dùng

- Bước 2: Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định, Sở Y tế có trách nhiệm phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng, trường hợp không phê duyệt phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện: Qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Sở Y tế.

3. Thành phần hồ sơ:

a) Văn bản đề nghị phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng thiết bị y tế chuyên dùng của đơn vị (Mẫu 1 kèm theo)

b) Danh mục thiết bị y tế chuyên dùng hiện có kèm theo số lượng cụ thể của từng chủng loại.

c) Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy hoạch phát triển của đơn vị (nếu có);

d) Bảng kê khai nhân lực và cơ sở vật chất của đơn vị. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đính kèm thêm văn bản phê duyệt phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;

đ) Bản thuyết minh về nhu cầu sử dụng của từng chủng loại thiết bị y tế bổ sung thêm trong ít nhất 03 năm tiếp theo (Mẫu 2 kèm theo)

Các tài liệu tại mục b, d và đ nêu trên phải được Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu.

4. Số lượng hồ sơ: Không quy định.

5. Thời hạn giải quyết: Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

6. Đối tượng thực hiện TTHC: Các đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Sở Y tế.

7. Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Y tế.

8. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng thiết bị y tế chuyên dùng.

9. Phí, Lệ phí: Không quy định

10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Mẫu văn bản đề nghị phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng thiết bị y tế chuyên dùng (theo quy định tại Phụ lục 2 Thông tư số 08/2019/TT-BYT).

- Mẫu Bản thuyết minh về nhu cầu sử dụng của từng chủng loại thiết bị y tế

11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không quy định.

12. Căn cứ pháp lý của TTHC

- Thông tư số 08/2019/TT-BYT ngày 31/5/2019 của Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế.

- Quyết định số 41/2022/QĐ-UBND ngày 15/9/2022 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng (chủng loại, số lượng) của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý tỉnh Ninh Bình.

 

Mẫu 1

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG THIẾT BỊ Y TẾ CHUYÊN DÙNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2019/TT-BYT ngày 31 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/….
V/v đề nghị phê duyệt định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế.

……………, ngày … tháng … năm ….

 

Kính gửi: Sở Y tế Ninh Bình.

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017;

Căn cứ Thông tư số……/2019/TT-BYT ngày tháng năm 2019 của Bộ Y tế hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế.

(Tên đơn vị) …..đã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, quy mô hoạt động và nhu cầu sử dụng để đề xuất định mức sử dụng thiết bị y tế chuyên dùng của đơn vị như sau:

A. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng thiết bị y tế chuyên dùng đề nghị xem xét phê duyệt

STT

Chủng loại

Đơn vị tính

Số lượng

Ghi chú

A

Thiết bị y tế chuyên dùng đặc thù

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Thiết bị y tế chuyên dùng khác

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Hồ sơ kèm theo báo cáo

1. Điều lệ tổ chức và hoạt động và Quy hoạch phát triển của đơn vị (nếu có)

2. Bảng kê khai nhân lực và cơ sở vật chất của đơn vị.

3. Văn bản phê duyệt phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở (Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).

4. Danh mục thiết bị y tế chuyên dùng hiện có kèm theo số lượng cụ thể của từng chủng loại.

5. Thuyết minh về nhu cầu sử dụng của từng chủng loại thiết bị y tế chuyên dùng trong 03 năm tiếp theo.

6. Các tài liệu khác

(Tên đơn vị) ….. kính đề nghị Sở Y tế xem xét, phê duyệt./.

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Tên đơn vị: ……..........

Mẫu 2

BẢNG THUYẾT MINH ĐỀ XUẤT TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG THIẾT BỊ Y TẾ CHUYÊN DÙNG

STT

Tên thiết bị y tế chuyên dùng

Đơn vị tính

Số lượng hiện có (the o sổ sách kế toán)

Số lượng được phê duyệt giai đoạn trước (nếu có)

Số lượng đề nghị phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng

Số liệu thuyết minh

Thuyết minh các căn cứ/lý do khác

Tổng số ca sử dụng thiết bị hiện có trong 12 tháng gần nhất

Số ca sử dụng trung bình/ tháng

Công suất sử dụng tối đa của thiết bị/ tháng

Tổng số nhân lực hiện có để sử dụng thiết bị

Nhân lực dự kiến đào tạo, tuyển dụng thêm trong 3 năm tới để sử dụng thiết bị

Số lượng TBYT cần có để sử dụng cho 1 lần thực hiện dịch vụ kỹ thật (Ví dụ 1 ca mổ cần mấy cái kính vi phẫu?)

Danh mục kỹ thuật (cần sử dụng thiết bị này) đã được phê duyệt chưa? (ghi rõ có/chưa; nếu chưa, phải gửi kèm Kế hoạch phát triển đơn vị 3 năm tới có dịch vụ kỹ thuật này)

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(5)

(6.1)

(6.2)

(6.3)

(6.4)

(6.5)

(6.6)

 

A.

Trang thiết bị y tế chuyên dùng đặc thù

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Hệ thống X - quang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a)

Máy X quang kỹ thuật số chụp tổng quát

Máy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b)

Máy X quang di động

Máy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c)

Máy X quang C Arm

Máy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Hệ thống CT - Scanner

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a)

Hệ thống CT Scanner < 64 lát cắt/vòng quay

Hệ thống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b)

Hệ thống CT Scanner 64 - 128 lát cắt/vòng quay

Hệ thống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c)

Hệ thống CT Scanner ≥ 256 lát cắt/vòng quay

Hệ thống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Hệ thống chụp cộng hưởng từ ≥ 1.5 Tesla

Hệ thống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA)

Hệ thống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Siêu âm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a)

Máy siêu âm chuyên tim mạch

Máy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b)

Máy siêu âm tổng quát

Máy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Máy xét nghiệm sinh hóa các loại

Hệ thống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Máy xét nghiệm miễn dịch các loại

Hệ thống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Máy thận nhân tạo

Máy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Máy thở

Máy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Máy gây mê

Máy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Máy theo dõi bệnh nhân

Máy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Bơm tiêm điện

Cái

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Máy truyền dịch

Máy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14. Dao mổ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a)

Dao mổ điện cao tần

Cái

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b)

Dao mổ siêu âm/ Dao hàn mạch/Dao hàn mô

Cái

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Máy phá rung tim

Máy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

Máy tim phổi nhân tạo

Máy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Hệ thống phẫu thuật nội soi

Hệ thống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Đèn mổ treo trần

Bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

Đèn mổ di động

Bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

Bàn mổ

Cái

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

21

Máy điện tim

Máy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

22

Máy điện não

Máy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

23. Hệ thống khám nội soi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a)

Hệ thống nội soi tiêu hóa (dạ dày, đại tràng)

Hệ thống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b)

Hệ thống nội soi khí quản, phế quản

Hệ thống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c)

Hệ thống nội soi tai mũi họng

Hệ thống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d)

Hệ thống nội soi tiết niệu

Hệ thống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

24

Máy soi cổ tử cung

Máy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25

Máy theo dõi sản khoa 02 chức năng

Máy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

26

Thiết bị xạ trị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Trang thiết bị chuyên dùng khác

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 ….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Họ tên, Số điện thoại, Email)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

IV. Lĩnh vực Dược phẩm

1. Thủ tục duyệt dự trù nhu cầu sử dụng thuốc Methadone cho các cơ sở điều trị thay thế trên địa bàn quản lý từ nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế

1.1. Trình tự thực hiện

Bước 1: Cơ quan đầu mối về Phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Bình) tổng hợp Báo cáo tình hình sử dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu sử dụng thuốc methadone từ các cơ sở điều trị thay thế trên địa bàn quản lý theo Mẫu số 13 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2023/TT-BYT gửi về Sở Y tế tỉnh Ninh Bình.

- Bước 2: Sở Y tế tỉnh Ninh Bình xem xét duyệt dự trù nhu cầu sử dụng thuốc Methadone cho các cơ sở điều trị thay thế trên địa bàn quản lý từ nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế.

1.2. Cách thức thực hiện: Qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Sở Y tế.

1.3. Thành phần hồ sơ: Báo cáo tình hình sử dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu sử dụng thuốc methadone từ các cơ sở điều trị thay thế trên địa bàn quản lý.

1.4. Số lượng hồ sơ: Không quy định.

1.5. Thời hạn giải quyết: Không quy định.

1.6. Đối tượng thực hiện TTHC: Cơ quan đầu mối về Phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Bình).

1.7. Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Y tế.

1.8. Kết quả thực hiện TTHC: Báo cáo tình hình sử dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu sử dụng thuốc methadone (đã duyệt).

1.9. Phí, Lệ phí: Không quy định.

1.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 13 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2023/TT-BYT (Phụ lục gửi kèm).

1.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không quy định.

1.12. Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư 26/2023/TT-BYT ngày 29/12/2023 về Quản lý thuốc Methadone, Thông từ 20/2017/TT-BYT ngày 10/5/2017 về quy định chi tiết một số điều của Luật dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

 

PHỤ LỤC

BIỂU MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG, TỒN KHO VÀ DỰ TRÙ NHU CẦU SỬ DỤNG THUỐC METHADONE TUYẾN TỈNH/CƠ QUAN ĐẦU MỐI

TÊN ĐƠN VỊ…..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG, TỒN KHO VÀ DỰ TRÙ THUỐC METHADONE

 (từ ngày ... tháng ….. đến ngày .... tháng …..)

Ngày hoàn thành báo cáo (ngày cuối cùng của tháng báo cáo)…………………………….

Tên đơn vị

Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng

Đơn vị tính

Số lượng tồn kho kỳ trước chuyển s ang

Số lượng nhập trong kỳ

Tổng số

Số lượng xuất trong kỳ

Số lượng hao hụt

Số lượng dư thừa

Tồn kho cuối kỳ

Tổng số người bệnh đang tham gia điều trị

Số lượng người bệnh dự kiến tăng thêm trong kỳ tới

Số lượng dự trù cho kỳ tới

Số lượng duyệt dự trù

 (1)

 (2)

 (3)

 (4)

 (5)

 (6)

 (7)

 (8)

 (9)

 (10)

 (11)

 (12)

 (13)

 (14)

……….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:

 


Nơi nhận:
- ……….
- ……….

 

 

Người lập báo cáo
(ký và ghi rõ họ tên)

Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
(ký và ghi rõ họ tên)

Lãnh đạo Sở Y tế
(ký và ghi rõ họ tên)

 

2. Thủ tục điều phối thuốc Methadone cho các cơ sở điều trị tha y thế trên địa bàn quản lý từ nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế

2.1. Trình tự thực hiện: Sở Y tế điều phối thuốc Methadone cho các cơ sở điều trị thay thế trên địa bàn quản lý từ nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế.

2.2. Cách thức thực hiện: Qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Sở Y tế.

2.3. Thành phần hồ sơ: Không quy định.

2.4. Số lượng hồ sơ: Không quy định.

2.5. Thời hạn giải quyết: Không quy định.

2.6. Đối tượng thực hiện TTHC: Không có quy định.

2.7. Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Y tế tỉnh Ninh Bình, Cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh.

2.8. Kết quả thực hiện TTHC: Phê duyệt điều phối thuốc Methadone tại các cơ sở điều trị trên địa bàn tỉnh từ nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế.

2.9. Phí, Lệ phí: Không quy định.

2.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

2.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không quy định.

2.12. Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư 26/2023/TT-BYT ngày 29/12/2023 về Quản lý thuốc Methadone, Thông từ 20/2017/TT-BYT ngày 10/5/2017 về quy định chi tiết một số điều của Luật dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

B. TTHC NỘI BỘ CẤP HUYỆN Lĩnh vực Y tế dự phòng

Thủ tục thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện

1. Trình tự thực hiện

Trong vòng 24 giờ, kể từ khi có công bố dịch của người có thẩm quyền tại khoản 2 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Ban Chỉ đạo chống dịch phải được thành lập

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện theo đề nghị của Trưởng phòng Y tế hoặc Giám đốc Trung tâm Y tế (nơi không có Phòng Y tế);

Các thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm

Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo đặt tại cơ quan y tế cùng cấp và do người đứng đầu cơ quan y tế đó phụ trách.

2. Cách thức thực hiện: Không quy định.

3. Thành phần hồ sơ: Không quy định.

4. Số lượng hồ sơ: Không quy định.

5. Thời hạn giải quyết: 24 giờ.

6. Cơ quan giải quyết TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Trung tâm Y tế cấp huyện.

7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

8. Phí, Lệ phí: Không quy định.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không quy định.

12. Căn cứ pháp lý của TTHC: Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp.

C. TTHC NỘI BỘ CẤP XÃ Lĩnh vực Y tế dự phòng

1. Thủ tục Thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã

1.1. Trình tự thực hiện

Trong vòng 24 giờ, kể từ khi có công bố dịch của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Ban Chỉ đạo chống dịch phải được thành lập

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã theo đề nghị của Trạm Trưởng Trạm Y tế xã

Các thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm

Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo đặt tại cơ quan y tế cùng cấp và do người đứng đầu cơ quan y tế đó phụ trách.

1.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.

1.3. Thành phần hồ sơ: Không quy định.

1.4. Số lượng hồ sơ: Không quy định.

1.5. Thời hạn giải quyết: 24 giờ.

1.6. Cơ quan giải quyết TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Trạm Y tế.

1.7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

1.8. Phí, Lệ phí: Không quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không quy định.

1.12. Căn cứ pháp lý của TTHC: Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp.

2. Thủ tục áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà

2.1. Trình tự thực hiện

Bước 1. Trong thời gian 03 giờ, kể từ khi phát hiện người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 101/2010/NĐ-CP, Trạm trưởng Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) lập danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly Y tế tại nhà và báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã để xem xét, phê duyệt.

Bước 2. Trong thời gian 01 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của Trạm trưởng Trạm Y tế xã, Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã phải quyết định việc phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly Y tế. Trường hợp từ chối phê duyệt phải nêu rõ lý do.

Bước 3. Trong thời gian 03 giờ, kể từ khi danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly Y tế được phê duyệt, Trạm trưởng Trạm Y tế xã có trách nhiệm:

- Thông báo việc áp dụng biện pháp cách ly cho người bị áp dụng biện pháp cách ly Y tế và thân nhân của họ, đồng thời thông báo cho Công an xã và tổ trưởng tổ dân phố, trưởng cụm dân cư, trưởng thôn để phối hợp giám sát việc thực hiện biện pháp cách ly Y tế ;

- Tổ chức thực hiện các biện pháp giám sát, theo dõi sức khỏe của người bị áp dụng biện pháp cách ly Y tế ;

- Báo cáo và đề xuất với Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã về các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa nguy cơ lây nhiễm từ người bị cách ly Y tế ra cộng đồng.

Trường hợp người đang bị áp dụng biện pháp cách ly Y tế có dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh truyền nhiễm, Trạm trưởng Trạm Y tế xã có trách nhiệm báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã để xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp cách ly Y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bước 4. Sau khi tiếp nhận đối tượng, người đứng đầu khoa, phòng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận đối tượng có trách nhiệm:

- Tổ chức thực hiện việc cách ly và chăm sóc, điều trị cho người bệnh.

- Thông báo với Trạm trưởng Trạm Y tế xã về tình trạng bệnh của người bị áp dụng biện pháp cách ly Y tế.

Bước 5. Sau khi nhận được thông báo của người đứng đầu khoa, phòng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận đối tượng, Trạm trưởng Trạm Y tế xã có trách nhiệm:

- Thông báo hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cách ly Y tế trong trường hợp nhận được thông báo xác định người đó không mắc bệnh truyền nhiễm;

- Lập danh sách những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly Y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong trường hợp nhận được thông báo xác định người đó mắc bệnh truyền nhiễm.

2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp.

2.3. Thành phần hồ sơ: Danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly Y tế tại nhà.

2.4. Số lượng hồ sơ: Không quy định

2.5. Thời hạn giải quyết: 07 giờ.

2.6. Cơ quan giải quyết TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.

2.7. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định phê duyệt danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly Y tế.

2.8. Phí, Lệ phí: Không quy định.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không quy định.

2.12. Căn cứ pháp lý của TTHC

- Nghị định 101/2010/NĐ-CP ngày 30/09/2010 hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp, cưỡng chế cách ly Y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;

- Thông tư số 17/2019/TT-BYT ngày 17/7/2019 về Hướng dẫn giám sát và đáp ứng dịch bệnh truyền nhiễm.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 847/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Ninh Bình

  • Số hiệu: 847/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 07/10/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
  • Người ký: Trần Song Tùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/10/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản