- 1Chỉ thị 05/2006/CT-TTg về khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật Đất đai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 18/1999/CT-TTg về biện pháp hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
- 4Nghị định 176/1999/NĐ-CP về lệ phí trước bạ
- 5Nghị định 19/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất và Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất sửa đổi
- 6Nghị định 182/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- 7Nghị định 198/2004/NĐ-CP về việc thu tiền sử dụng đất
- 8Thông tư 117/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất do Bộ Tài chính ban hành
- 1Thông tư 01/2005/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật Đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Thông tư 29/2004/TT-BTNMT hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính do Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành
- 3Luật Đất đai 2003
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 6Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 846/2006/QĐ-UBND | Cao Bằng, ngày 12 tháng 05 năm 2006 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Căn cứ Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 và Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính và Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại tờ trình số 47/TTr-TNMT ngày 27 tháng 4 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 846/2006/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2006 của UBND tỉnh Cao Bằng)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Các cơ quan đơn vị, cán bộ công chức thực hiện công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
2. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất trong phạm vi địa giới hành chính tỉnh Cao Bằng làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1. Người sử dụng đất ổn định, phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp có một trong các loại giấy tờ về nguồn gốc sử dụng đất quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc có giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng chưa hợp lệ thì thẩm tra, xem xét và giải quyết:
a) Trường hợp Người sử dụng đất ổn định, phù hợp với quy hoạch và không có tranh chấp thì cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003;
b) Đất đang tranh chấp, không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; đất đang sử dụng thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; lấn chiếm đất công đã được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan địa chính huyện, thị đình chỉ thì không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; nhận quyền sử dụng đất do thừa kế, chuyển nhượng… thì cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính, thủ tục giao đất, cho thuê đất, thừa kế, chuyển nhượng…
4. Ở những nơi đã hoàn thành đo đạc lập bản đồ địa chính hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị hư hỏng, mất thì người sử dụng đất được xem xét cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi có biến động về sử dụng đất đai thì giấy chứng nhận được chỉnh lý phù hợp với tình hình biến động thực tế.
5. Các thông tin về thửa đất được thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ pháp lý xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; ranh giới, diện tích thửa đất được xác định trên cơ sở bản đồ địa chính. Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì sử dụng bản đồ trích đo; trường hợp ranh giới, diện tích theo hiện trạng sử dụng đất khác với ranh giới, diện tích sử dụng hợp pháp hoặc ranh giới trên thực địa chưa rõ ràng thì cần xác định ranh giới, diện tích pháp lý để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
6. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp mỗi tờ cho một thửa đất dùng để thay thế các giấy tờ đất đai trước thời điểm cấp giấy chứng nhận. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp ở khu vực nông thôn không có quy hoạch phát triển đô thị thì có thể cấp một (01) giấy chứng nhận cho nhiều thửa đất theo Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13 tháng 4 năm 2005 và công văn số 2922/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 25 tháng 7 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mỗi giấy chứng nhận được lập hai (02) bản; bản chính (bìa màu đỏ) trao cho người sử dụng đất, bản sao (bìa màu trắng) lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
7. Bản sao giấy chứng nhận và giấy chứng nhận thu hồi từ các chủ sử dụng đất được lưu trữ, bảo quản vĩnh viễn tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận. Sở Tài nguyên và Môi trường là đầu mối quản lý theo dõi phát hành giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong phạm vi toàn tỉnh.
8. Hồ sơ địa chính được lập ở dạng số và dạng giấy theo quy định tại Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
a) Hồ sơ địa chính bản gốc được lập và lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp Tỉnh. Một (01) bản sao dạng giấy được lưu trữ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. Một (01) bản sao dạng giấy lưu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (cán bộ địa chính xã);
b) Khi đưa hồ sơ địa chính vào sử dụng, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện và cán bộ địa chính xã phải mở sổ theo dõi biến động đất đai, chỉnh lý cập nhật hồ sơ theo quy định của Thông tư 29/2004/TT-BTNMT.
9. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo Luật Đất đai năm 2003 và chương XI Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Thông tư 29/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính; Thông tư 01/2005/TT-BTNMT ngày 13 tháng 4 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ-CP và các quy định cụ thể trong bản quy định này.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
1. Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất một (01) bộ hồ sơ gồm: Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo một trong các loại giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003, văn bản ủy quyền xin cấp giấy chứng nhận (đối với trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện việc kê khai đăng ký).
Trường hợp có khiếu nại hoặc chưa rõ ràng về ranh giới, diện tích sử dụng đất, có biến động thực địa sau đo đạc lập bản đồ địa chính thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cùng đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ, xóm và người sử dụng đất có liên quan thống nhất xác định để lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất đã có giấy tờ; trường hợp không có giấy tờ thì xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai, sự phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt.
3. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, thị lập danh sách các trường hợp đủ điều kiện, không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đề nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn công bố công khai trong thời gian 15 ngày; xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chuyển Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thị kiểm tra, cấp giấy chứng nhận; ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thông báo cho người sử dụng đất.
4. Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra và trình Ủy ban nhân dân huyện, thị ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và gửi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người sử dụng đất.
5. Thời gian thực hiện các công việc được nêu tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này không quá năm mươi lăm (55) ngày làm việc (không kể thời gian công khai danh sách và thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
6. Lập hồ sơ địa chính bằng công nghệ tin học ở dạng số và in ra giấy theo quy định tại Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT.
Điều 4. Trình tự thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo
1. Người sử dụng đất nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường một (01) bộ hồ sơ gồm: Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 (nếu có), văn bản ủy quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có);
Đối với các tổ chức đang sử dụng đất thì phải nộp kèm theo báo cáo tự rà soát hiện trạng sử dụng đất theo quy định tại các Điều 49, 51, 52 và 53 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ; Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền về việc xử lý đất của tổ chức đó (nếu có); trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính đối với nơi chưa có bản đồ địa chính; chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).
Đối với đối với lực lượng vũ trang nhân dân đang sử dụng đất thì phải nộp kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về vị trí đóng quân hoặc địa điểm công trình; hoặc bản sao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh có tên đơn vị xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính đối với nơi chưa có bản đồ địa chính (chỉ đo bao ranh giới thửa đất, không đo vẽ công trình quốc phòng, an ninh, công trình kiến trúc trên khu đất)
Đối với cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất thì phải nộp kèm theo văn bản của tổ chức tôn giáo có cơ sở tôn giáo, xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo; báo cáo tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất theo quy định tại Điều 55 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận, kiểm tra, thẩm tra hồ sơ và xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; gửi hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với trường hợp không được ủy quyền); ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất; chỉ đạo Văn phòng đăng ký thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định và trao giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
4. Thời gian thực hiện các công việc được nêu tại các khoản 1, 2, 3 Điều này không được quá năm mươi lăm (55) ngày làm việc (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1. Hồ sơ xin giao đất, xin thuê đất, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất phải phi đầy đủ các nội dung thông tin cần thiết để cấp giấy chứng nhận và được thẩm tra theo hồ sơ giao đất, cho thuê đất, nhận quyền sử dụng đất, không yêu cầu người sử dụng đất phải lập riêng hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được trao cho người sử dụng đất trong thời gian không quá năm (05) ngày kể từ khi người sử dụng đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Điều 6. Trình tự cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1. Trường hợp xin cấp đổi giấy chứng nhận, Người sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ xin cấp đổi gồm: Đơn xin cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ, các loại giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất (nếu có); trường hợp xin cấp lại người sử dụng đất nộp đơn xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tiếp nhận, kiểm tra đơn xin cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối chiếu với hồ sơ, giấy chứng nhận nguồn gốc và xác nhận vào đơn xin.
Trường hợp có khiếu nại về diện tích, hình thể và quyền sử dụng đất thì tổ chức thẩm tra xác minh là lập biên bản giải quyết, chỉnh lý bản đồ, sơ đồ tài liệu trong hồ sơ địa chính; sau đó chuyển hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện kiểm tra cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp xin cấp lại do mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải niêm yết thông báo về giấy chứng nhận đã mất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và UBND cấp xã nơi có đất đó trong thời gian 30 ngày.
3. Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện trình Ủy ban nhân dân huyện, thị ký giấy chứng nhận; chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc UBND cấp xã thu hồi giấy chứng nhận cũ và phát giấy chứng nhận mới cho người sử dụng đất.
4. Lập hồ sơ địa chính ở dạng số và in ra giấy theo quy định tại Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT.
5. Những trường hợp đăng ký cấp giấy chứng nhận bổ sung trong quá trình cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau đo đạc địa chính thì thực hiện trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Điều 3 của quy định này.
1. Trường hợp thực hiện nghĩa vụ tài chính:
a) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính;
b) Cơ quan thuế tính toán lập thông báo nghĩa vụ tài chính, chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;
c) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trao thông báo cho người sử dụng đất. Chậm nhất là năm (05) ngày sau khi hoàn thành các khoản nghĩa vụ tài chính, người sử dụng đất được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Trường hợp ghi nợ nghĩa vụ tài chính:
a) Người sử dụng đất nộp đơn xin khất nợ (có xác nhận của xã, phường, thị trấn) kèm theo đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có cam đoan trả nợ trong thời hạn nhất định hoặc trả một lần khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất;
b) Cơ quan tài nguyên môi trường lập danh sách người sử dụng đất được ghi nợ tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ để trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt. Danh sách được lập thành bốn (04) bộ: 01 bộ lưu cơ quan tài nguyên môi trường, 01 bộ chuyển Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cùng cấp để thực hiện ghi nợ trên giấy chứng nhận, 01 bộ chuyển đến cơ quan thuế cùng cấp, 01 bộ gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất;
c) Việc ghi nợ phải thực hiện đồng thời với việc ghi các nội dung trên giấy chứng nhận trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
d) Khi người sử dụng đất trả xong nợ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có trách nhiệm xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ trên giấy chứng nhận hoặc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP VỀ LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Điều 8. Giải quyết một số trường hợp cụ thể trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định nhưng không có các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì phải tự kê khai cụ thể về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất trên đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thẩm tra, xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu theo khoản 4, 6, 7, 8 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 và không đòi hỏi người sử dụng đất tự làm giấy xác nhận.
2. Trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng sai lệch về diện tích, kích thước cạnh đo trước đây chỉ tính sơ bộ về chiều dài, chiều rộng, diện tích thì giải quyết như sau:
a) Nếu ranh giới được mô tả phù hợp với hiện trạng sử dụng đất, qua thẩm tra, kiểm tra thực địa tại địa phương cho thấy việc sử dụng đất đã ổn định, không có tranh chấp, không lấn chiếm và phù hợp với quy hoạch thì dùng diện tích thực tế để lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Trường hợp người sử dụng đất thực tế có mở rộng ranh giới, diện tích nếu không có tranh chấp, không ảnh hưởng đến quy hoạch thì được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với phần diện tích mở rộng theo quy định hiện hành.
3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, không tranh chấp, không ảnh hưởng đến quy hoạch và được xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu thì không thu tiền sử dụng đất.
4. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng đất ổn định từ 15-10-1993 đến trước ngày 01-7-2004, nay được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ và Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thu tiền sử dụng đất.
5. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định thuộc thời điểm phải nộp tiền sử dụng đất, nhưng có khó khăn chưa nộp được thì được ghi nợ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu theo giá tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất sau ngày 01-7-1994 đến trước ngày 01-7-1999 chưa nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nay còn khó khăn chưa nộp được, khi xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có thể được ghi nợ thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ theo Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 01 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 830/CP-NN ngày 10 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ;
Các trường hợp ghi nợ trên chỉ được thực hiện các quyền: Chuyển nhượng, cho thuê, cho tặng, thừa kế, thế chấp khi đã hoàn thành trả nợ. Các văn bản chuyển nhượng, cho thuê, cho tặng, thừa kế thế chấp chỉ có giá trị pháp lý khi đã hoàn thành việc xóa nợ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
6. Trường hợp đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất qua nhiều lần, trước ngày ban hành Nghị định 176/1999/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về lệ phí trước bạ; Nghị định số 19/2000/NĐ-CP ngày 8 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế chuyển quyền” thì chỉ làm thủ tục chuyển nhượng, nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ một lần. Sau ngày 08-6-2000, mỗi lần chuyển nhượng, các đối tượng sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và thuế trước bạ theo quy định hiện hành.
Hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, Điều 2 của quy định này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan nhưng đến trước ngày 01/7/2004 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất, trường hợp chuyển quyền sử dụng đất sau ngày 01/7/1994 phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ;
Hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 2 của bản quy định này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước 15 tháng 10 năm 1993, được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, công bố thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất, chỉ làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
7. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nằm trong phạm vi quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có quyết định thu hồi thì vẫn được xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định chung, nhưng người sử dụng đất phải chấp hành đúng quy định về xây dựng, quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 9. Một số vấn đề nghiệp vụ viết giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được viết theo công nghệ tin học; Cách thức, nội dung viết giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT và Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT. Sơ đồ thửa đất thể hiện trên giấy chứng nhận như sau:
- Đối với khu vực nông thôn trích lục theo bản đồ địa chính.
- Đối với khu vực đô thị: Trường hợp có hồ sơ kỹ thuật thửa đất thì ghi đầy đủ kích thước cạnh theo hồ sơ kỹ thuật đã lập; Trường hợp không có hồ sơ kỹ thuật thửa đất thì sơ đồ thửa đất được trích lục từ bản đồ địa chính đã đo vẽ.
2. Hồ sơ địa chính được lập ở dạng số và in ra giấy theo quy định tại Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Hồ sơ địa chính gồm có:
- Bản đồ địa chính do các đơn vị đo đạc đã lập, được chỉnh lý trong quá trình lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Sổ mục kê đất đai (trường hợp đã lập trong quá trình đo đạc địa chính thì tiếp tục sử dụng, chỉ chỉnh lý những trường hợp, nội dung có thay đổi).
- Sổ địa chính.
- Khi đưa hồ sơ địa chính vào sử dụng thì phải mở Sổ theo dõi biến động đất đai ở dạng giấy.
3. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện việc lập hồ sơ địa chính gốc; chỉnh lý cập nhật biến động thường xuyên theo hồ sơ do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thị gửi đến và sao gửi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai của địa phương.
Điều 10. Giải quyết một số trường hợp đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1. Đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Khi phát hiện nội dung ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sai sót thì sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra, đính chính đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân Tỉnh cấp; Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị có trách nhiệm kiểm tra, đính chính đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân huyện, thị cấp.
2. Đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ký cấp theo quy định trước đây thì cấp huyện, thị thực hiện các nội dung chỉnh lý biến động, cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận theo thẩm quyền đã được quy định trong Luật Đất đai năm 2003.
3. Việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo Điều 38 Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ.
Điều 11. Cán bộ công chức làm công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có trách nhiệm:
Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước giao, được phân cấp theo đúng thời hạn quy định, không được tự đặt ra các thủ tục, giấy tờ ngoài quy định.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về công tác lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Phúc tra hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, thị ký giấy chứng nhận.
3. Kiểm tra nghiệm thu hồ sơ địa chính.
4. Trình Ủy ban nhân dân Tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thẩm quyền.
5. Ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp được Ủy ban nhân dân Tỉnh ủy quyền.
Điều 13. Trách nhiệm của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm:
1. Thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Đất đai), tổ chức, cá nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh được quy định tại Điều 137, 138, 139, 140 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.
2. Lập và quản lý hồ sơ địa chính gốc; gửi bản sao hồ sơ địa chính cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng cấp huyện và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
3. Tham gia kiểm tra và xác nhận hồ sơ địa chính đối với trường hợp thuê đơn vị tư vấn lập.
Điều 14. Trách nhiệm của Cơ quan thuế cấp tỉnh và cấp huyện
Cơ quan thuế cấp tỉnh và huyện có trách nhiệm:
1. Tiếp nhận “Phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính” do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chuyển đến và tính toán số tiền người sử dụng đất phải nộp.
2. Gửi “Thông báo nộp tiền sử dụng đất” hoặc “Thông báo nộp tiền thuê đất”, “Thông báo nộp lệ phí trước bạ”, “Thông báo nộp thuế chuyển quyền SDĐ” và “Thông báo nộp thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất” cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được “Phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính” của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
1. Tổ chức thực hiện cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trong năm 2006, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, mọi hồ sơ giao dịch về quyền sử dụng đất đều thực hiện trên cơ sở giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Điều 184 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật Đất đai và Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg ngày 22 tháng 2 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật Đất đai.
2. Ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thẩm quyền.
3. Quyết định cho phép ghi nợ nghĩa vụ tài chính đối với từng hộ gia đình, cá nhân.
Điều 16. Trách nhiệm của Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã
1. Kiểm tra hồ sơ xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận trong thời gian từ ba đến năm (3-5) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; gửi hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc đơn vị tư vấn để viết giấy chứng nhận.
2. Giải quyết thủ tục thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với các trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
3. Trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã ký cấp giấy chứng nhận và chuyển cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.
4. Đối với huyện chưa có Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thì phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về lập, kiểm tra xác nhận, quản lý hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện là cơ quan lập và quản lý hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư, có trách nhiệm:
1. Chủ trì tổ chức kê khai, tiếp nhận đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ xác định ranh giới sử dụng đất, chỉnh lý số liệu bản đồ phù hợp với hiện trạng.
2. Tổ chức lấy ý kiến xác nhận đơn xin của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định tại Điều 135, 136 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, trong thời gian không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ từ hộ gia đình, cá nhân.
3. Lập danh sách đối với các trường hợp đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để công bố công khai, trong thời gian không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đã có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Niêm yết thông báo về giấy chứng nhận đã mất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và UBND cấp xã nơi có đất đó trong thời gian 30 ngày.
4. Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
5. Đề xuất biện pháp giải quyết đối với những trường hợp được xét ghi nợ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu theo Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 830/CP-NN ngày 10 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ.
6. Trình hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lên Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian không quá năm (05) ngày kể từ ngày kết thúc công khai hồ sơ.
7. Trường hợp thuê đơn vị tư vấn lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì đơn vị tư vấn thực hiện trách nhiệm tiếp nhận, thẩm tra đơn xin của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thị thực hiện trách nhiệm gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất lập.
Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
1. Chỉ đạo tổ, xóm tuyên truyền, phổ biến vận động nhân dân địa phương thực hiện chủ trương, chính sách đất đai, pháp luật của Nhà nước và thực hiện kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Tham gia chỉnh lý bản đồ, kiểm tra xác minh các đơn khiếu nại, lập hồ sơ xác định ranh giới thửa đất đối với trường hợp chưa rõ ràng hoặc có tranh chấp.
3. Xác nhận các nội dung thông tin trong đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất đã có giấy tờ; xác nhận về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất và tình trạng tranh chấp khiếu nại về đất đai; về sự phù hợp và không phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt đối với thửa đất mà người sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai, trong thời gian không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đến ngày chuyển cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện, thị. Không được từ chối xác nhận các thông tin trong đơn xin cấp giấy chứng nhận.
4. Công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc đơn vị tư vấn lập.
Điều 19. Xử lý vi phạm về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1. Cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cán bộ địa chính, xã, phường, thị trấn có hành vi vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì xử lý kỷ luật theo quy định của luật công chức và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.
2. Người sử dụng đất có hành vi vi phạm hành chính về thủ tục cấp giấy chứng nhận thì bị xử lý theo Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
3. Trường hợp hành vi có dấu hiệu cấu thành tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Sở Tài nguyên và Môi trường là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân Tỉnh kiểm tra, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định này.
Những quy định trước đây trái với quy định này đều bị bãi bỏ./.
- 1Quyết định 737/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
- 2Quyết định 804/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đơn giá đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 1Thông tư 01/2005/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật Đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Chỉ thị 05/2006/CT-TTg về khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật Đất đai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 29/2004/TT-BTNMT hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính do Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành
- 4Chỉ thị 18/1999/CT-TTg về biện pháp hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
- 6Nghị định 176/1999/NĐ-CP về lệ phí trước bạ
- 7Nghị định 19/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất và Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất sửa đổi
- 8Luật Đất đai 2003
- 9Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 10Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 11Nghị định 182/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- 12Nghị định 198/2004/NĐ-CP về việc thu tiền sử dụng đất
- 13Thông tư 117/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất do Bộ Tài chính ban hành
- 14Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 15Quyết định 804/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đơn giá đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Quyết định 846/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định về lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
- Số hiệu: 846/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/05/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
- Người ký: Lô Ích Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/05/2006
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực