Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 84/2006/QĐ-UBND | Nha Trang, ngày 16 tháng 10 năm 2006 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị đình số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2006/NQ-HĐND ngày 28 tháng7 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá IV, kỳ họp thứ 6 từ ngày 25 tháng 7 năm 2006 đến ngày 28 tháng 7 năm 2006 về chế độ, số lượng và mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế Quản lý cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Cam Ranh, thành phố Nha Trang, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 84/2006/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Phạm vi điều chỉnh của Quy chế này là tiêu chuẩn, quyền lợi, nghĩa vụ, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với cán bộ không chuyên trách (sau đây viết tắt là KCT) ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
Đối tượng điều chỉnh của Quy chế này là cán bộ KCT ở xã được quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 2 1 tháng 10 năm 2003 của Chính Phủ “Về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn” và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về chế độ, số lượng, mức phụ cấp đối với cán bộ KCT ở xã, phường thị trấn hiện hành bao gồm các chức danh công tác Đảng, các chức danh thuộc Ủy ban nhân dân, các chức danh công tác đoàn thể cấp xã (sau đây gọi chung là cán bộ KCT cấp xã) và cán bộ thôn, buôn, tổ dân phố (thôn, buôn, tổ dân phố sau đây gọi chung là thôn).
Điều 3. Nguyên tắc quản lý cán bộ KCT ở xã
Cán bộ KCT ở xã chấp hành sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự phân công của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang công tác; chịu sự giám sát của nhân dân; có trách nhiệm thực hiện đúng quy định của pháp luật, điều lệ, quy chế của cơ quan, tổ chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ; phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ớ XÃ
Cán bộ KCT ở xã phải là người có hộ khẩu thường trú hoặc cư trú thường xuyên ở xã, đủ 18 tuổi trở lên, có sức khoẻ, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác, đạo đức và tư cách tốt, được nhân dân tín nhiệm bản thân và gia đình gương mẫu, có năng lực và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc được giao.
1. Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ KCT giữ các chức danh của Đảng, Mặt trận và các đoàn thể thực hiện theo Điều lệ Đảng, Điều lệ Mặt trận, Điều lệ các Đoàn thể và theo quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2. Tiêu chuẩn cụ thể của trưởng thôn thực hiện theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của thôn do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
3. Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ KCT giữ các chức danh thuộc Ủy ban nhân dân và Văn phòng cấp ủy cấp xã:
- Tuổi đời: không quá 60 đối với nam, 55 đối với nữ; không quá 50 nếu bổ nhiệm mới.
- Học vấn: tốt nghiệp phổ thông trung học đối với cán bộ công tác ở phường, thị trấn, cán bộ bổ nhiệm mới ở xã đồng bằng và các xã thuộc khu vực I miền núi; tốt nghiệp trung học cơ sở đối với cán bộ công tác ở xã đồng bằng, miền núi, vùng cao, hải đảo.
- Chuyên môn, nghiệp vụ: qua lớp đào tạo hoặc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao.
NGHĨA VỤ, QUYỀN LỢI CỦA CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở XÃ
Điều 6. Nghĩa vụ của cán bộ KCT ở xã
1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng địa phương phát triển về mọi mặt;
2. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước;
3. Có nếp sống lành mạnh, tôn trọng nhân dân;
4. Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, điều lệ của cơ quan, tổ chức; giữ gìn và bảo vệ của công; bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;
5. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
6. Gương mẫu thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn; tham gia sinh hoạt với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân tại nơi cư trú;
7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi thi hành nhiệm vụ, công vụ.
Điều 7. Quyền lợi của cán bộ KCT cấp xã
1. Được hưởng chế độ phụ cấp hàng tháng, chế độ phụ cấp kiêm nhiệm, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ nghỉ việc, chế độ thưởng nhân dịp lễ, tết theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh;
2. Được ưu tiên trong việc xét tuyển, thi tuyển, bầu cử, bổ nhiệm vào các chức danh chuyên trách, công chức cấp xã;
3. Được hỗ trợ theo chế độ quy định đối với cán bộ không hưởng lương của Ủy ban nhân dân tỉnh khi được cử đi công tác, học tập theo triệu tập của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
4. Có quyền khiếu nại, tố cáo về việc làm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình cho là trái pháp luật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về những khiếu nại; tố cáo đó;
5. Được pháp luật và nhân dân bảo vệ khi thi hành nhiệm vụ, công vụ.
TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG, KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở XÃ
Điều 8. Tuyển dụng, sử dụng, bố trí, phân công công tác
1. Cán bộ KCT thuộc các chức danh của Đảng, Mặt trận và các đoàn thể được bố trí công tác khi được bầu cử và có quyết định công nhận giữ chức danh của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và được phân công theo điều lệ Đảng, Mặt trận và các đoàn thể;
2. Cán bộ KCT giữ các chức danh thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã và Công an viên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm và phân công công tác theo hướng dẫn và xét duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Trưởng thôn, Phó trưởng thôn được công nhận và bố trí công tác theo quy chế do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
Điều 9. Hồ sơ tuyển dụng cán bộ KCT
Hồ sơ tuyển dụng cán bộ KCT được lập thành 2 bộ, 1 bộ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ lưu giữ, 1 bộ do Ủy ban nhân dân cấp xã lưu giữ, bao gồm:
- Sơ yếu lý lịch và các phiếu kê khai bổ sung định kỳ;
- Quyết định bổ nhiệm, hợp đồng làm việc hoặc quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
- Văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, văn hoá và các văn bằng chứng chỉ khác;
- Quyết định khen thưởng, kỷ luật.
Việc khen thưởng đối với cán bộ KCT được áp dụng như quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức cấp xã.
1. Việc kỷ luật, bãi nhiệm đối với các chức danh công tác Đảng, Mặt trận, đoàn thể thực hiện theo Điều lệ của Đảng, Mặt trận, đoàn thể.
2. Cán bộ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã có vi phạm nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tuỳ mức độ để xem xét xử lý theo các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc. Hình thức cách chức chỉ được áp dụng đối với chức danh cán bộ có giữ chức vụ mà khi bị cách chức còn bố trí được vào chức danh không chuyên trách thấp hơn trong cùng lĩnh vực công tác; qui trình xử lý kỷ luật áp dụng theo quy định đối với công chức cấp xã.
3. Trưởng thôn, Phó Trưởng thôn có vi phạm thì xử lý theo quy chế do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
QUẢN LÝ CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH
Điều 12. Nội dung quản lý cán bộ KCT ở xã
1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, nội quy về cán bộ KCT;
2. Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ KCT;
3 . Quy định chức danh, tiêu chuẩn cán bộ KCT;
4. Quy định số lượng cán bộ KCT;
5 . Tổ chức quản lý, sử dụng, phân cấp quản lý cán bộ KCT;
6. Đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ KCT;
7. Thống kê cán bộ KCT;
8. Thực hiện chế độ phụ cấp, trợ cấp đối với cán bộ KCT;
9. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định về cán bộ KCT;
10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ KCT.
Điều 13. Nội dung được ủy quyền quản lý cán bộ KCT của Sở Nội vụ
1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh về chế độ, số lượng, chức danh, mức phụ cấp đối với cán bộ KCT;
2. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định cụ thể về tiêu chuẩn, số lượng, chức danh, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, quản lý cán bộ KCT và hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các quy định đó;
3. Thống kê số lượng, chất lượng cán bộ KCT;
4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với cán bộ KCT;
5 . Hướng dẫn việc điều chỉnh phát sinh tăng, giảm số lượng cán bộ KCT;
6. Hướng dẫn việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ KCT.
Điều 14. Nội dung quản lý cán bộ KCT của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Xét duyệt danh sách cán bộ, mức phụ cấp, trợ cấp đối với cán bộ KCT ở từng xã theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh;
2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ KCT;
3. Hướng dẫn việc bố trí, quản lý, sử dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ KCT;
4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với cán bộ KCT;
5. Giải quyết và chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ KCT;
6. Quyết định khen thưởng, kỷ luật cán bộ KCT;
7. Thống kê, báo cáo đánh giá số lượng, chất lượng cán bộ KCT trên địa bàn.
Điều 15. Nội dung quản lý cán bộ KCT của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chủ trì phối hợp với các tổ chức liên quan xây dựng và ban hành nội quy, quy chế làm việc của cán bộ KCT ở xã theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Trực tiếp quản lý cán bộ các chức danh KCT thuộc Ủy ban nhân dân xã, trưởng, phó trưởng thôn và công an viên.
3. Thực hiện các quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ KCT;
4. Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ KCT ở xã, tổ chức bồi dưỡng ngắn hạn đối với các chức danh KCT thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã;
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ KCT.
6. Xem xét, đề nghị cơ quan tổ chức có thẩm quyền cấp huyện khen thưởng, kỷ luật cán bộ KCT cấp xã; Quyết định khen thưởng, kỷ luật cán bộ giữ các chức danh KCT thuộc Ủy ban nhân dân xã, trưởng, phó trưởng thôn, công an viên.
7. Quản lý hồ sơ và thực hiện thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ KCT ở xã.
Điều 16. Trách nhiệm quản lý cán bộ KCT
1. Căn cứ nội dung quản lý cán bộ KCT nêu tại các Điều 12, 13, 14, 15 của Quy chế này và Quyết định về chế độ, số lượng, mức phụ cấp đối với cán bộ KCT của Ủy ban nhân dân tỉnh; vào tháng 9 hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện xét duyệt danh sách chức danh KCT trong số lượng ấn định; danh sách và số lượng chức danh KCT được kiêm nhiệm ngoài số lượng ấn định cho từng xã; chỉ đạo và thực hiện việc báo cáo thống kê về số lượng, chất lượng, kết quả bố trí, sử dụng, quản lý cán bộ KCT theo hướng dẫn của Sở Nội vụ để báo cáo Bộ Nội vụ theo quy định.
2. Hàng năm, Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và thực hiện chế độ đối với cán bộ KCT và báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra theo quy định.
Điều 17. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này theo thẩm quyền.
Điều 18. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện những vấn đề bất hợp lý cần báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 168/2006/QĐ-UBND về Quy định chế độ quản lý cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 2Quyết định 06/2014/QĐ-UBND về quản lý người hoạt động không chuyên trách giữ chức danh thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 3Quyết định 313/2014/QĐ-UBND về quản lý cán bộ chuyên trách xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 4Quyết định 80/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 5Quyết định 576/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 06/2014/QĐ-UBND về quản lý người hoạt động không chuyên trách giữ chức danh thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 2Quyết định 80/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 3Quyết định 576/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Nghị định 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị quyết 25/2006/NQ-HĐND về chế độ, số lượng, mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn do Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa IV, kỳ họp thứ 16 ban hành
- 5Quyết định 168/2006/QĐ-UBND về Quy định chế độ quản lý cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 6Quyết định 313/2014/QĐ-UBND về quản lý cán bộ chuyên trách xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Quyết định 84/2006/QĐ-UBND về Quy chế Quản lý cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- Số hiệu: 84/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/10/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Võ Lâm Phi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/10/2006
- Ngày hết hiệu lực: 13/03/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra