Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 84/2005/QĐ-UBND | Vinh, ngày 03 tháng 10 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, CHO VAY QUỸ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH TỈNH”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND - UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế tài chính đối với ngân hàng chính sách xã hội;
Xét đề nghị của Liên ngành Tài chính - Lao động TB&XH và Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý cho vay quỹ XĐGN” từ nguồn ngân sách tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2005 và thay thế Quyết định số 02/2002/QĐ-UB ngày 07/01/2002 của UBND tỉnh.
Điều 3. Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Lao động TB&XH, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Chính sách xã hội, Kho bạc NN tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã cửa Lò, Thủ trưởng đơn vị và cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC QUẢN LÝ CHO VAY QUỸ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 84/2005/QĐ.UBND ngày 03/10/2005 của UBND tỉnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quỹ xóa đói giảm nghèo từ nguồn ngân sách tỉnh được sử dụng để cho hộ gia đình nghèo vay phát triển sản xuất, tạo thu nhập, cải thiện đời sống vươn lên thoát nghèo; đồng thời để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo các cấp.
Điều 2. Nguồn hình thành quỹ.
1. Nguồn từ ngân sách tỉnh chuyển vào quỹ XĐGN hàng năm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Nguồn từ một phần tiền lãi cho vay của nguồn vốn Ngân sách tỉnh bổ sung Quỹ xóa đói giảm nghèo.
3. Nguồn khác.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, lập và phân bổ quỹ
1. Quỹ xóa đói giảm nghèo được quản lý tập trung ở tỉnh và cho vay qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội của tỉnh Nghệ An; thể lệ cho vay được thực hiện thống nhất theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
2. Quỹ được thực hiện theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn.
3. Hàng năm trên cơ sở kế hoạch được giao và nguồn vốn hiện có của Quỹ, Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh căn cứ Nghị quyết HĐND tỉnh để bổ sung nguồn vào Quỹ; đồng thời xây dựng kế hoạch phân bổ Quỹ cho các huyện, thành phố, thị xã trình UBND tỉnh phê duyệt.
Đối tượng cho vay là các hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh, trước hết ưu tiên cho hộ nghèo thuộc diện chính sách: Người có công với cách mạng, gia đình thương binh liệt sỹ, các đối tượng chính sách xã hội khác.
Điều 5. Nguyên tắc cho vay:
1. Thủ tục cho vay và quản lý vốn vay thực hiện theo quy định của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.
2. Hộ nghèo phải sử dụng vốn đúng mục đích xin vay; hoàn trả đủ nợ gốc và lãi vay đúng hạn đã thỏa thuận.
Điều 6. Điều kiện vay vốn.
- Có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi cho vay.
- Có tên trong danh sách hộ nghèo ở xã (phường, thị trấn) xác nhận theo chuẩn nghèo của Bộ Lao động - Thương binh xã hội công bố từng thời kỳ.
- Hộ vay không phải thế chấp tài sản và được miễn phí làm thủ tục cho vay vốn nhưng phải là thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn, được tổ bình xét, lập danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận UBND cấp xã.
Chủ hộ hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với Ngân hàng chính sách xã hội và là người trực tiếp ký nhận tiền vay, chịu trách nhiệm trả nợ vay ngân hàng đúng hợp đồng tín dụng đã ký.
Điều 7. Trình tự, thủ tục cho vay.
- Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu của tỉnh phân bổ vốn vay xóa đói giảm nghèo từ nguồn ngân sách tỉnh cho UBND huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là UBND cấp huyện); UBND các huyện phân bổ cho các xã, phường, thị trấn. Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo xã, phường, thị trấn căn cứ chủ trương cho vay vốn để xét chọn và hướng dẫn đối tượng hộ nghèo làm thủ tục vay vốn (theo mẫu của Ngân hàng chính sách xã hội) và xét duyệt, lập danh sách hộ nghèo vay vốn gửi Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo huyện thẩm định, tổng hợp và gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Sở Lao động - Thương binh Xã hội phê duyệt danh sách gửi Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thực hiện cho vay trực tiếp tới hộ nghèo theo quy định của ngành đồng thời gửi danh sách này cho các huyện để theo dõi, giám sát việc thực hiện.
Điều 8. Mức vay và thời hạn cho vay.
1. Mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá dư nợ cho vay tối đa đối với một hộ nghèo do Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội TW quy định và công bố từng thời kỳ.
2. Thời hạn cho vay được xác định theo chu kỳ luân chuyển của đối tượng đầu tư nhưng tối đa không quá 05 năm.
Điều 9. Lãi suất cho vay và phân bổ tiền lãi thu được.
1. Lãi suất cho vay thực hiện thống nhất theo khung lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
Trường hợp đặc biệt do UBND tỉnh sẽ có quy định riêng.
2. Tiền lãi thu được từ nguồn quỹ này phân phối như sau:
- 20% trả hoa hồng cho các tổ vay vốn thực hiện thu nợ, thu lãi.
- 40% trả chi phí dịch vụ cho vay cho Ngân hàng chính sách xã hội (phần này có hướng dẫn quản lý và sử dụng theo quy định của Ngân hàng CSXH Trung ương).
- 10% chi phí trả cho các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác.
- 14% lập quỹ dự phòng rủi ro.
- 2% bổ sung vào nguồn quỹ hàng năm để bù đắp chi phí quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đối với các trường hợp UBND tỉnh có Quyết định cho vay không lãi suất theo mức quy định hiện hành của Chính phủ.
- 2% lập quỹ khen thưởng.
- 12% dùng để chi phí quản lý Chương trình xóa đói giảm nghèo cho các cấp từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn. Giao Sở Lao động - Thương binh xã hội chủ trì lập phương án sử dụng nguồn chi phí đúng mục đích được duyệt. Các đơn vị được phân bổ kinh phí sử dụng và quyết toán với cơ quan Tài chính cùng cấp theo chế độ.
Ba tháng một lần Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh có trách nhiệm báo cáo số lãi thu được và phân bổ theo tỷ lệ quy định tại điều này.
Điều 10. Xử lý rủi ro.
Việc xử lý các trường hợp cho vay vốn Quỹ xóa đói giảm nghèo từ nguồn ngân sách tỉnh bị thiệt hại do rủi ro, nguyên nhân bất khả kháng: Giao Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổng hợp báo cáo Sở Lao động - Thương binh Xã hội để chủ trì với Sở Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội căn cứ quy định về xử lý nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội TW tham mưu xử lý trình UBND tỉnh quyết định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11.
- Sở Lao động Thương binh và xã hội có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra giám sát Ngân hàng Chính sách xã hội về các hoạt động cho vay, thu nợ và quản lý Quỹ.
- Định kỳ hàng quý, năm, Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp có trách nhiệm báo cáo ban chỉ đạo, chính quyền cùng cấp và cấp trên về tình hình hoạt động cho vay của quỹ XĐGN thuộc ngân sách tĩnh.
- 1Quyết định 724/QĐ-UBND năm 2008 cho phép xóa nợ và khoanh nợ đối với một số hộ nghèo vay vốn của quỹ xóa đói giảm nghèo thành phố bị mất khả năng thanh toán do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 5149/QĐ-UBND năm 2015 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ ngày 31/12/2014 trở về trước đang còn hiệu lực thi hành
- 3Quyết định 814/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ hoặc một phần
- 4Quyết định 25/2018/QĐ-UBND quy định trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Xóa đói giảm nghèo tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020
- 5Quyết định 2518/QĐ-UBND năm 2019 về định mức hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có nhà ở chính duy nhất bị cuốn trôi, sập hoàn toàn, hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn gây ra từ nguồn Quỹ Xóa đói giảm nghèo tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020
- 1Quyết định 5149/QĐ-UBND năm 2015 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ ngày 31/12/2014 trở về trước đang còn hiệu lực thi hành
- 2Quyết định 814/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ hoặc một phần
- 1Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
- 2Quyết định 180/2002/QĐ-TTg về Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 724/QĐ-UBND năm 2008 cho phép xóa nợ và khoanh nợ đối với một số hộ nghèo vay vốn của quỹ xóa đói giảm nghèo thành phố bị mất khả năng thanh toán do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Quyết định 25/2018/QĐ-UBND quy định trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Xóa đói giảm nghèo tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020
- 6Quyết định 2518/QĐ-UBND năm 2019 về định mức hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có nhà ở chính duy nhất bị cuốn trôi, sập hoàn toàn, hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn gây ra từ nguồn Quỹ Xóa đói giảm nghèo tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020
Quyết định 84/2005/QĐ-UBND quy định về quản lý, cho vay Quỹ xoá đói giảm nghèo từ nguồn ngân sách tỉnh Nghệ An
- Số hiệu: 84/2005/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/10/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Nguyễn Văn Hành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra