Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 83/2009/QĐ-UBND | Bắc Giang, ngày 21 tháng 08 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA UBND TỈNH VỚI HỘI NÔNG DÂN TỈNH TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005;
Căn cứ Chỉ thị số 26/2001/CT-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạo điều kiện để Hội Nông dân Việt Nam các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân;
Sau khi thống nhất với Hội Nông dân tỉnh;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 230/TTr-TTr ngày 06 tháng 8 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giữa UBND tỉnh với Hội Nông dân tỉnh trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA UBND TỈNH VỚI HỘI NÔNG DÂN TỈNH TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 83/2009/QĐ-UBND ngày 21/8/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung phối hợp giữa UBND tỉnh và Hội Nông dân tỉnh trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Điều 2. Nguyên tắc phối hợp
1. Duy trì thực hiện thường xuyên, kịp thời, đúng pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn.
2. Bảo đảm thống nhất và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân từ tỉnh đến cơ sở; phát huy vai trò trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi cho hội viên và nông dân; tránh hình thức, chồng chéo, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác này.
3. Bảo đảm tính kỷ luật, kỷ cương trong các hoạt động phối hợp; đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và cán bộ, công chức tham gia phối hợp.
Điều 3. Các nội dung phối hợp
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý đối với cán bộ, hội viên và nông dân; vận động nông dân nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương.
2. Tổ chức xây dựng gia đình văn hóa, làng, bản, khu phố văn hóa, xây dựng mô hình nông thôn mới đoàn kết không có khiếu kiện; chủ động hòa giải, giải quyết sớm các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong nội bộ nông dân nhằm hạn chế phát sinh khiếu kiện vượt cấp.
3. Thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ khiếu kiện đông người phức tạp có liên quan đến quyền và lợi ích của nông dân.
4. Tuyên truyền vận động nông dân chấp hành nghiêm các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật có liên quan đến hội viên và nông dân.
5. Hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cho đội ngũ cán bộ hội nông dân các cấp.
Chương II
QUI ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Uỷ ban nhân dân tỉnh
1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nông dân, nhất là những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến nông dân như: Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Bảo vệ môi trường, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, các chính sách về xóa đói, giảm nghèo, chính sách về bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư, chính sách an sinh xã hội...
2. Chỉ đạo UBND cấp huyện và cấp cơ sở thực hiện tốt Chỉ thị số 26/TTg ngày 09/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạo điều kiện để Hội Nông dân tham gia giải quyết KNTC của nông dân; chủ động phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp tổ chức thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng gia đình, làng, bản, khu phố văn hóa; tập trung hòa giải và giải quyết ngay tại cơ sở các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nông dân, hạn chế khiếu kiện vượt cấp, không để xảy ra khiếu kiện đông người hoặc "điểm nóng".
3. Mời đại diện Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh tham dự tiếp dân định kỳ để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, các đề nghị, kiến nghị của nông dân, từ đó có biện pháp hòa giải hoặc kiến nghị biện pháp giải quyết phù hợp.
4. Mời đại diện Hội Nông dân tỉnh tham gia các đoàn thanh tra, tổ công tác giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo có liên quan đến nông dân hoặc tham khảo ý kiến về quan điểm xử lý khi cần thiết. Khi phát sinh các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người chủ động thông báo cho Hội Nông dân biết để phối hợp tuyên truyền, vận động và tham gia vào quá trình giải quyết.
5. Đối với các dự án thu hồi nhiều đất nông nghiệp, UBND tỉnh mời Hội Nông dân tỉnh tham gia ý kiến ngay từ đầu và giám sát quá trình thực hiện dự án nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của nông dân, hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo.
6. Giải quyết kịp thời các vụ việc do Hội Nông dân tỉnh chuyển đến và thông báo cho Hội Nông dân tỉnh biết kết quả.
7. Định kỳ 6 tháng một lần làm việc với Hội Nông dân tỉnh để bàn chương trình phối hợp hoạt động. Mời Hội Nông dân tỉnh tham dự các hội nghị sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn.
8. Bố trí kinh phí bảo đảm cho Hội Nông dân tỉnh thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân.
9. Các sở, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh giúp UBND tỉnh thực hiện các nội dung phối hợp với Hội Nông dân tỉnh theo lĩnh vực, chức năng, nhiệm vụ được giao, cụ thể như sau:
a) Sở Tư pháp
Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tập huấn kỹ năng báo cáo viên, tuyên truyền viên phổ biến, giáo dục pháp luật, kỹ năng hòa giải cho cán bộ Hội Nông dân các cấp, thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ nông dân với pháp luật.
Xây dựng chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý nhằm nâng cao nhận thức hội viên và nông dân để nông dân thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Chỉ đạo kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt của Tổ hòa giải ở cơ sở để hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong nội bộ nông dân.
b) Thanh tra tỉnh
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo cho cán bộ Hội chuyên trách các cấp.
Khi cần thiết mời đại diện lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh tham dự Hội nghị thông báo kết luận thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND các huyện, thành phố hoặc Giám đốc các Sở trong việc thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo để giám sát trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến nông dân.
Khi được giao xác minh những vụ việc phức tạp có liên quan đến nông dân, chủ động mời đại diện lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh tham gia hoặc trao đổi, tham khảo ý kiến về quan điểm xử lý trước khi báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
c) Sở Tài nguyên và Môi trường
Phổ biến, tuyên truyền chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và môi trường, các chính sách bồi thường, hỗ trợ về giải phóng mặt bằng, tái định cư cho nông dân.
Lấy ý kiến của hội viên Hội Nông dân tham gia vào nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai và môi trường có liên quan đến nông dân, khi được giao soạn thảo.
Mời đại diện Hội nông dân tham gia hoà giải, giải quyết những vụ tranh chấp, khiếu kiện về đất đai có liên quan đến nông dân hoặc trao đổi, tham khảo ý kiến về quan điểm xử lý trước khi báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
d) Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch
Chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở xây dựng qui ước, hương ước thôn, bản, khu phố, xây dựng gia đình, thôn, làng, bản, khu phố văn hóa chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xây dựng mô hình nông thôn mới không có khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện đông người; các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh được chủ động hoà giải ngay từ cơ sở.
Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí trong các dịp lễ, tết; tuyên truyền giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; bài trừ, lên án các hủ tục lạc hậu, lối sống thực dụng và kiên quyết đấu tranh với các tai, tệ nạn xã hội, các hành vi tham nhũng.
Điều 5. Hội Nông dân tỉnh
1. Chủ động phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân về những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn.
2. Chỉ đạo các cấp hội chủ động nắm chắc tình hình ở cơ sở, sớm phát hiện, tìm hiểu nguyên nhân, bản chất của các mâu thuẫn phát sinh; Chủ động phối hợp hòa giải các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, hạn chế phát sinh khiếu kiện.
3. Chỉ đạo các cấp hội phân công cán bộ có năng lực phối hợp với các ngành Thanh tra, Tài nguyên và Môi trường... để tham gia tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân. Giám sát việc thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo của các cơ quan chức năng có liên quan.
4. Chủ động nắm bắt các chủ trương về thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng các khu, cụm công nghiệp, phát triển giao thông, đô thị…để phối hợp tuyên truyền, vận đông nông dân chấp hành; tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nông dân khi họ chưa đồng tình để đề xuất các giải pháp giải quyết phù hợp; khi nông dân tập trung khiếu kiện đông người tại Trụ sở tiếp dân của tỉnh và Trung ương, chủ động phối hợp với các tổ chức, cơ quan có liên quan tuyên truyền, vận động nông dân trở về địa phương để giải quyết theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia ý kiến, quan điểm xử lý khi có đề nghị của UBND tỉnh hoặc các ngành chức năng của tỉnh; chỉ đạo Hội Nông dân các cấp tiến hành hòa giải trong các giai đoạn khi có khiếu kiện.
6. Vận động, giải thích, thuyết phục hội viên và nông dân nghiêm chỉnh chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật; đôn đốc, giám sát chính quyền các cấp thực hiện nghiêm túc quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật liên quan đến nông dân.
7. Chỉ đạo các cấp hội hàng năm chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai và môi trường, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trợ giúp pháp lý, kỹ năng hòa giải cơ sở và các kỹ năng công tác hội cho cán bộ chuyên trách ở các cấp hội.
8. Chủ động đề xuất tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, đánh giá công tác phối hợp thực hiện Chỉ thị 26/2001/CT-TTg ngày 09/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ và kết quả thực hiện Qui chế này.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Căn cứ Quy chế này, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh có liên quan chủ động tổ chức thực hiện; UBND các huyện, thành phố phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp xây dựng Quy chế phối hợp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân ở địa phương, nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với Hội Nông dân các cấp trong thực hiện Chỉ thị 26/2001/CT-TTg ngày 09/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 7. Chế độ báo cáo
Các sở, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố định kỳ 6 tháng, 1 năm, tổng hợp báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện Quy chế này gửi về Thanh tra tỉnh và Hội Nông dân tỉnh để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.
Điều 8. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có khó khăn, vướng mắc các sở, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh có liên quan, UBND các huyện, thành phố kịp thời phản ảnh về UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh và Hội Nông dân tỉnh) để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.
- 1Quyết định 38/2011/QĐ-UBND Quy chế phối hợp hoạt động và mối quan hệ công tác giữa Ủy ban nhân dân và Hội Nông dân tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 2Quyết định 47/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa Thanh tra tỉnh với Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn và khiếu nại, tố cáo do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 3Quyết định 105/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ Quyết định 87/2006/QĐ-UBND và 83/QĐ-UBND do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 4Quyết định 15/QĐ-UBND năm 2014 công bố văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và hết hiệu lực thi hành một phần
- 1Bộ luật Dân sự 2005
- 2Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi 2005
- 3Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 4Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 5Bộ Luật Hình sự 1999
- 6Chỉ thị 26/2001/CT-TTg về việc tạo điều kiện để Hội nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Luật Đất đai 2003
- 8Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9Luật Khiếu nại, Tố cáo sửa đổi 2004
- 10Quyết định 38/2011/QĐ-UBND Quy chế phối hợp hoạt động và mối quan hệ công tác giữa Ủy ban nhân dân và Hội Nông dân tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 11Quyết định 47/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa Thanh tra tỉnh với Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn và khiếu nại, tố cáo do tỉnh Khánh Hòa ban hành
Quyết định 83/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với Hội Nông dân tỉnh trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Số hiệu: 83/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/08/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
- Người ký: Nguyễn Văn Linh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra