- 1Bộ luật Lao động 1994
- 2Thông tư 11-LĐTBXH/TT năm 1995 hướng dẫn Nghị định 179/CP về tiền lương đối với lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Thông tư liên bộ 09-TT/LB năm 1995 quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên do Bộ lao động - Thương binh và Xã hội - Y tế ban hành
- 4Quyết định 1196/QĐ-UB năm 1993 về quản lý hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn uống trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8272/QĐ-UB-NCVX | TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 1995 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHÀ HÀNG - CỬA HÀNG ĂN UỐNG - VŨ TRƯỜNG - MASSA – KARAOKE KHÁCH SẠN - NHÀ TRỌ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
Căn cứ Nghị định số 17/CP ngày 23 tháng 12 năm 1992 của Chính phủ về việc quản lý các ngành nghề kinh doanh đặc biệt ;
Căn cứ Bộ luật Lao động công bố theo lệnh số 035/L-CTN ngày 05/7/1994 của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ; các Nghị định của Chính phủ ; các Thông tư của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động ;
Căn cứ yêu cầu quản lý lao động ; bảo đảm trật tự xã hội, văn hóa trong lĩnh vực kinh doanh Nhà hàng - Cửa hàng ăn uống - Vũ trường - Massa - Karaoke - Khách sạn - Nhà trọ trên địa bàn thành phố ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội thành phố tại tờ trình số 1043/LĐTB-XH ngày 25/11/1995 ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Nay ban hành quy định về việc quản lý lao động đối với hoạt động kinh doanh Nhà hàng - Cửa hàng ăn uống - Vũ trường - Massa - Karaoke - Khách sạn - Nhà trọ (đính kèm).
Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Những quy định của thành phố trước đây trái với nội dung quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3.- Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội thành phố, Giám đốc Công an thành phố, Giám đốc các sở, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.-
| T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHÀ HÀNG - CỬA HÀNG ĂN UỐNG - VŨ TRƯỜNG - MASSA - KARAOKE - KHÁCH SẠN - NHÀ TRỌ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 8272/QĐ-UB-NCVX ngày 15/12/1995 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh).
Điều 1.- Các doanh nghiệp ; cơ sở kinh doanh Nhà hàng - Cửa hàng ăn uống - Vũ trường - Massa - Karaoke - Khách sạn - Nhà trọ (dưới đây gọi tắt là các cơ sở dịch vụ) thuộc mọi hình thức tổ chức của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố chỉ được quyền tuyển dụng, tổ chức, sử dụng lao động khi đã thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chính thức hoạt động theo đúng quy định của Quyết định số 1196/QĐ-UB ngày 07/8/1993 của Ủy ban nhân dân thành phố “Về việc quản lý kinh doanh Khách sạn - Nhà trọ - Nhà hàng - Cửa hàng ăn uống trên địa bàn thành phố”.
Điều 2.- Các cơ sở dịch vụ (nêu tại điều 1 của quy định này) khi tiến hành đăng ký xin cấp giấy phép kinh doanh phải xác định số lượng lao động, ngành nghề ; chức danh lao động cần tuyển dụng và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép ghi nhận trong giấy phép kinh doanh.
+ Có lý lịch rõ ràng, không có tiền án, tiền sự ;
+ Được địa phương (nơi người đó cư trú) xác nhận có hạnh kiểm tốt ;
+ Đã qua lớp đào tạo hoặc bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ quản lý chuyên ngành.
Giám đốc hoặc chủ cơ sở dịch vụ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng lao động theo đúng pháp luật.
Điều 4.- Việc xác định số lượng lao động do các cơ sở dịch vụ căn cứ vào ngành nghề kinh doanh và yêu cầu kinh doanh để dự kiến số lao động cần sử dụng.
Đối với lao động làm công việc tiếp viên, phục vụ ăn uống, phục vụ bàn, phục vụ quầy tiếp tân, phục vụ điện máy trong phòng Karaoke, phục vụ vệ sinh buồng, phục vụ phòng khiêu vũ, vũ trường (nói chung là người có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách), theo quy định này, tên gọi chung là nhân viên phục vụ. Khi đăng ký nhu cầu lao động, cơ sở dịch vụ phải xác định số lượng nhân viên phục vụ cần thiết cho từng công việc, chức danh cụ thể đảm bảo cho quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều 5.- Khi tuyển dụng lao động, các cơ sở dịch vụ phải ưu tiên tuyển chọn người có hộ khẩu thành phố ; hạn chế tối đa việc tuyển dụng người không có hộ khẩu thành phố làm các công việc phục vụ, lao động giản đơn.
Điều 6.- Hồ sơ tuyển dụng lao động gồm :
+ Đơn xin việc làm và sổ lao động theo quy định Bộ Lao động - Thương binh xã hội. Nếu chưa có sổ lao động thì phải có sơ yếu lý lịch có xác nhận hộ khẩu thường trú của chính quyền phường, xã. Trường hợp không có hộ khẩu thành phố, phải có giấy xác nhận tạm trú thành phố của chính quyền địa phương nơi tạm trú.
+ Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp.
+ Bằng cấp, giấy chứng nhận nghề nghiệp (nếu có).
Điều 7.- Các cơ sở dịch vụ không được sử dụng lao động dưới 18 tuổi làm công việc phục vụ, làm tiếp viên, chiêu đãi viên trong các khách sạn, nhà hàng, vũ trường, điểm karaoke, nhân viên massa theo quy định tại danh mục 72 Thông tư 09/TT-LB ngày 13/4/1995 của Liên Bộ Lao động - Thương binh xã hội và Y tế “Quy định các điều kiện có hại và các công việc cấm sử dụng lao động vị thành niên) và văn bản số 1869/LĐTBXH-CV ngày 27/5/1995 của Bộ Lao động- Thương binh xã hội về việc đính chính nội dung danh mục 72 của Thông tư 09/LB-TT.
Điều 8.- Người sử dụng lao động của các cơ sở dịch vụ khi tuyển dụng lao động vào làm việc phải có trách nhiệm thông báo đầy đủ các điều kiện tuyển dụng, quyền lợi, trách nhiệm của hai bên trong quá trình làm việc (như địa điểm, thời gian, điều kiện ăn, ở, đi lại, tiền công) ; phải tiến hành ký kết hợp đồng lao động, lập sổ lao động, sổ lương, sổ bảo hiểm xã hội, sổ bảo hiểm y tế theo luật định. Giám đốc, chủ cơ sở dịch vụ và người lao động phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động về kỷ luật lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ; các chế độ chính sách thôi việc, thôi hợp đồng lao động.
Điều 9.- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ sở dịch vụ bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải khai trình danh sách lao động với cơ quan Lao động - Thương binh và xã hội ; trong quá trình hoạt động khi có sự tăng giảm về lao động, danh sách này phải được cập nhật điều chỉnh và đăng ký bổ sung chậm nhất không quá 15 ngày.
Điều 10.- Nhân viên phục vụ trang phục lịch sự, trang nhã, kín đáo, phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam, có đeo bảng tên, có dán hình để khách hàng biết và phản ảnh về phong cách, thái độ phục vụ khi cần thiết.
Nghiêm cấm nhân viên phục vụ có những cử chỉ suồng sã và mọi hành vi trái với thuần phong mỹ tục và pháp luật Việt Nam.
Điều 11.- Tiền lương hợp đồng do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận, phải được tổ chức thực hiện đúng theo tinh thần quy định tại chương VI - Bộ luật Lao động ; Nghị định 197/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ ; Thông tư số 10/LĐ-TT ngày 19/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Thông tư số 11/LĐ-TT ngày 03/5/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (nếu là cơ sở dịch vụ liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài) “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Bộ luật Lao động về tiền lương”. Khi chi trả lương phải có ký nhận, chứng từ (kể cả các khoản thưởng khác nếu có).
Điều 12.- Các cơ sở dịch vụ phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động một năm 01 lần. Riêng đối với nhân viên phục vụ phải thực hiện các đợt khám sức khỏe theo quy định của ngành y tế.
Phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn lao động - vệ sinh lao động.
Điều 13.- Chậm nhất sau 06 tháng kể từ ngày hoạt động, các cơ sở dịch vụ phải thành lập tổ chức Công đoàn và ký kết thỏa ước lao động tập thể theo luật định.
Phải xây dựng bản nội quy lao động và đăng ký với cơ quan Lao động - Thương binh và xã hội.
Điều 15.- Giao cho Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm triển khai thực hiện quy định này và phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng tổ chức kiểm tra giám sát theo luật định.-
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
- 1Quyết định 48/2009/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 2428/QĐ-UB-NC năm 1996 sửa đổi Điều 3, Điều 14 trong bản quy định quản lý lao động đối với hoạt động kinh doanh nhà hàng - cửa hàng ăn uống - vũ trường – massa – karaoke – khách sạn - nhà trọ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh kèm theo Quyết định 8272/QĐ-UB-NCVX năm 1995 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Nghị định 17-CP năm 1992 về việc quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt
- 2Bộ luật Lao động 1994
- 3Thông tư 11-LĐTBXH/TT năm 1995 hướng dẫn Nghị định 179/CP về tiền lương đối với lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Thông tư liên bộ 09-TT/LB năm 1995 quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên do Bộ lao động - Thương binh và Xã hội - Y tế ban hành
- 5Quyết định 1196/QĐ-UB năm 1993 về quản lý hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn uống trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 8272/QĐ-UB-NCVX năm 1995 về việc quản lý lao động đối với hoạt động kinh doanh nhà hàng - cửa hàng ăn uống - vũ trường - massa – karaoke khách sạn - nhà trọ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 8272/QĐ-UB-NCVX
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/12/1995
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Trương Tấn Sang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/12/1995
- Ngày hết hiệu lực: 07/07/2009
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực