Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 826/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 12 tháng 5 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN PHÒNG, TRÁNH, ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI XẢY RA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 16 tháng 9 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái tại Tờ trình số 53/TTr-SNN ngày 09 tháng 3 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án phòng, tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn;
- Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN
- Phó Chánh VP (NLN) UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Đài PT và TH tỉnh, Báo Yên Bái;
- Lưu: VT, NLN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn Khánh

 

PHƯƠNG ÁN

PHÒNG, TRÁNH, ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 826/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

Chương I

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Điều 1. Mục đích

Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt là người, tài sản và các công trình trọng yếu. Kịp thời di dời, sơ tán dân ở khu vực xung yếu, có nguy cơ cao đến nơi an toàn, nhất là đối với người già, người khuyết tật, trẻ em và phụ nữ mang thai.

Điều 2. Yêu cầu

1. Tất cả các ngành, các cấp quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.

2. Người dân theo dõi chặt chẽ diễn biến của thiên tai, nghiêm chỉnh chấp hành các mệnh lệnh, hướng dẫn, cảnh báo của chính quyền, cơ quan chức năng; đồng thời chủ động, nâng cao ý thức tự giác tham gia cùng chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

Chương II

CÁC LOẠI THIÊN TAI VÀ CẤP ĐỘ CỦA CÁC LOẠI THIÊN TAI CÓ KHẢ NĂNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

Điều 3. Các loại thiên tai có khả năng ảnh hưởng

1. Áp thấp nhiệt đới, bão.

2. Lốc, sét, mưa đá.

3. Rét hại, sương muối.

4. Sương mù.

5. Mưa lớn.

6. Nắng nóng, hạn hán.

7. Lũ, ngập lụt.

8. Lũ quét.

9. Sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy.

10. Động đất.

Điều 4. Cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng xảy ra đối với các loại thiên tai có nguy cơ ảnh hưởng

1. Đối với Áp thấp nhiệt đới, bão: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 3.

2. Lốc, sét, mưa đá: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 2.

3. Rét hại, sương muối: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 2.

4. Sương mù: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 1.

5. Mưa lớn: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 3.

6. Đối với nắng nóng: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 2.

7. Đối với hạn hán: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp độ 2.

8. Đối với lũ, ngập lụt: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 4.

9. Lũ quét: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 2.

10. Đối với sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 2.

11. Đối với động đất: cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 2.

(Cấp độ rủi ro thiên tai được quy định tại Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ).

Chương III

CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÒNG, TRÁNH, ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI

Mục I. BÃO, ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, MƯA LỚN, LŨ, NGẬP LỤT, LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT

Điều 5. Áp thấp nhiệt đới và bão: Ở cấp độ rủi ro là cấp độ 3

1. Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

2. Cơ quan chỉ huy:

a) Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành liên quan.

b) Cấp huyện: Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

c) Cấp xã: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

3. Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Công an, Đoàn thanh niên, Dân quân tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh.

4. Phương tiện, trang thiết bị: Các loại ca nô, tàu thuyền, xuồng, xe lội nước, các loại phao, áo phao cứu sinh và các trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng khác.

Điều 6. Mưa lớn, lũ, ngập lụt

1. Đối với mưa lớn, lũ, ngập lụt ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1

a) Cơ quan chỉ huy:

- Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

b) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Công an, Đoàn thanh niên, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của huyện, thị xã, thành phố.

c) Phương tiện, trang thiết bị: Các loại ca nô, xuồng và các trang thiết bị khác.

2. Đối với mưa lớn, lũ, ngập lụt ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2, cấp độ 3 và lũ, ngập lụt ở cấp độ 4.

a) Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

b) Cơ quan chỉ huy:

- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải và các sở, ngành liên quan.

- Cấp huyện: Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

- Cấp xã: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

c) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Công an, Đoàn thanh niên, Dân quân tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh.

d) Phương tiện, trang thiết bị: Các loại ca nô, tàu thuyền, xuồng, máy bơm nước, các loại phao, áo phao cứu sinh và các trang thiết bị khác.

Điều 7. Lũ quét

1. Đối với lũ quét ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1:

a) Cơ quan chỉ huy:

- Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

b) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Công an, Đoàn thanh niên, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của huyện, thị xã, thành phố.

c) Phương tiện, trang thiết bị: Máy xúc và các trang thiết bị khác.

2. Đối với lũ quét ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2, cấp độ 3

a) Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

b) Cơ quan chỉ huy:

- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải và các sở, ngành liên quan.

- Cấp huyện: Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

- Cấp xã: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

c) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Công an, Đoàn thanh niên, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh.

d) Phương tiện, trang thiết bị: Máy xúc, máy bơm nước, các loại phao, áo phao cứu sinh và các trang thiết bị khác.

Điều 8. Sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy

1. Đối với sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1:

a) Cơ quan chỉ huy:

- Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

b) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Công an, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của huyện, thị xã, thành phố.

c) Phương tiện, trang thiết bị: máy cẩu, máy xúc, ca nô, máy cắt bê tông, máy đục bê tông và các loại trang thiết bị khác.

2. Đối với sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2:

a) Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

b) Cơ quan chỉ huy:

- Cấp tỉnh: Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành liên quan.

- Cấp huyện: Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

- Cấp xã: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

c) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Công an, Đoàn thanh niên, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh.

d) Phương tiện, trang thiết bị: máy cẩu, máy xúc và các loại trang thiết bị khác.

Mục II. NẮNG NÓNG, HẠN HÁN

Điều 9. Nắng nóng, hạn hán

1. Đối với nắng nóng, hạn hán ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1

a) Cơ quan chỉ huy:

- Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

b) Lực lượng ứng cứu: Các đơn vị quản lý khai thác thủy nông và các lực lượng của huyện, thị xã, thành phố; huy động nhân dân các xã, phường, thị trấn nơi có hạn thực hiện chống hạn.

c) Phương tiện, trang thiết bị: Trạm bơm, máy bơm nước, các hệ thống thiết bị làm mát, các thiết bị cấp nước và các trang thiết bị khác.

2. Đối với nắng nóng, hạn hán ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2

a) Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh;

b) Cơ quan chỉ huy:

- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành liên quan;

- Cấp huyện: Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

- Cấp xã: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

c) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Công an, Đoàn thanh niên, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh.

d) Phương tiện, trang thiết bị: Trạm bơm, máy bơm nước, các hệ thống thiết bị làm mát, các thiết bị cấp nước và các trang thiết bị khác.

Mục III. ĐỘNG ĐẤT

Điều 10. Động đất

1. Đối với động đất ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1:

a) Cơ quan chỉ huy:

- Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố;

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

b) Lực lượng ứng cứu: Các lực lượng chuyên trách, Sở Y tế, Quân đội, Công an, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh.

c) Phương tiện, trang thiết bị: Các trang thiết bị cứu sập đổ công trình, tìm kiếm cứu nạn đường bộ, trang thiết bị y tế và các trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn khác.

2. Đối với động đất ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2:

a) Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

b) Cơ quan chỉ huy:

- Cấp tỉnh: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan.

- Cấp huyện: Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

- Cấp xã: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

c) Lực lượng ứng cứu: Các lực lượng chuyên trách, Sở Y tế, Quân đội, Công an, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh.

d) Phương tiện, trang thiết bị: các trang thiết bị cứu sập đổ công trình, tìm kiếm cứu nạn đường bộ, trang thiết bị y tế và các trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn khác.

Mục IV. LỐC, SÉT, MƯA ĐÁ

Điều 11. Lốc, sét, mưa đá

1. Đối với lốc, sét, mưa đá ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1

a) Cơ quan chỉ huy:

- Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

b) Lực lượng ứng cứu: Lực lượng của các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn.

c) Phương tiện, trang thiết bị: Các loại xe cứu hộ; các trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng khác.

2. Đối với lốc, sét, mưa đá ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2

a) Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

b) Cơ quan chỉ huy:

- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành liên quan.

- Cấp huyện: Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

- Cấp xã: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

c) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Công an, Đoàn thanh niên, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh.

d) Phương tiện, trang thiết bị: Các loại xe cứu hộ và các trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng khác.

Mục V. RÉT HẠI, SƯƠNG MUỐI, SƯƠNG MÙ

Điều 12. Rét hại, sương muối, sương mù

1. Đối với rét hại, sương muối, sương mù ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1

a) Cơ quan chỉ huy:

- Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

b) Lực lượng ứng cứu: Lực lượng của các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn.

c) Phương tiện, trang thiết bị: Các loại xe cứu hộ; các vật liệu che chắn, quây kín cho vật nuôi và các trang thiết bị khác.

2. Đối với rét hại, sương muối ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2, cấp độ 3

a) Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

b) Cơ quan chỉ huy:

- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành liên quan.

- Cấp huyện: Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

- Cấp xã: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

c) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Công an, Đoàn thanh niên, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh.

d) Phương tiện, trang thiết bị: Các loại xe cứu hộ; các vật liệu che chắn, quây kín cho vật nuôi và các trang thiết bị khác.

Chương IV

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, TRANH, ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI

Điều 13. Áp thấp nhiệt đới và bão: ở cấp độ rủi ro là cấp độ 3

Triển khai thực hiện theo Phương án ứng phó bão mạnh, siêu bão đổ bộ vào tỉnh ban hành tại Quyết định số 1126/QĐ-UBND ngày 25/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời, báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ khi vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh.

Điều 14. Mưa lớn, lũ, lũ quét và ngập lụt

1. Đối với mưa lớn, lũ, lũ quét và ngập lụt ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ theo tình tình thực tế khẩn trương triển khai phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng phó với mưa lớn, lũ, lũ quét và ngập lụt tại địa phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

2. Đối với mưa lớn, lũ, lũ quét và ngập lụt ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2; mưa lớn, lũ và ngập lụt ở cấp độ 3 và lũ, ngập lụt ở cấp độ 4:

Thực hiện theo phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng do mưa lớn trên địa bàn tỉnh. Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn (khi có nguy cơ ngập lụt do mực nước sông Hồng dâng cao trên báo động 3 từ 0,8 m trở lên cn di dời dân tại khu vực các huyện Trấn Yên, Văn Yên và thành phố Yên Bái dọc sông Hồng cụ thể: thành phố Yên Bái 1.692 hộ; Trấn Yên 610 hộ; Văn Yên 306 hộ); tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp. Đồng thời, báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ khi vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh.

Điều 15. Sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy

1. Đối với sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1.

- Thông báo thường xuyên và liên tục các vị trí bờ sông, bờ suối có nguy cơ sạt lở để người dân biết, chủ động di dời; tổ chức tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.

- Thường xuyên kiểm tra các trường hợp xây dựng công trình trên hành lang bảo vệ bờ sông, bờ suối; nếu phát hiện công trình, vật kiến trúc xây dựng, xâm phạm trái phép thì kiên quyết xử phạt, buộc tháo dỡ, khôi phục lại nguyên trạng; tổ chức cưỡng chế tháo dỡ nếu không chấp hành.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, chủ dự án thực hiện xây dựng công trình phòng, chống sạt lở, bảo vệ bờ sông, bờ suối đúng tiến độ.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ theo tình tình thực tế khẩn trương triển khai phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng phó với sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy tại địa phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

2. Đối với sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2.

a) Công tác tổ chức phòng, tránh, ứng phó

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở tại các tuyến sông, suối trên địa bàn tỉnh, tiến hành cắm biển cảnh báo nguy hiểm sạt lở, phân loại mức độ sạt lở và sắp xếp thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, từ đó có biện pháp xử lý sạt lở phù hợp; trong đó, ưu tiên các vị trí tập trung dân cư đông, các công trình phúc lợi công cộng quan trọng, công trình phục vụ quốc phòng - an ninh; tổ chức tuyên truyền cho nhân dân sinh sống xung quanh để biết và chủ động phòng, tránh.

- Thường xuyên kiểm tra và xử lý đối với những trường hợp vi phạm, lấn chiếm trái phép hành lang bảo vệ an toàn bờ sông, bờ suối và lập các bến bãi trái phép gây sạt lở trên địa bàn tỉnh.

- Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình bảo vệ bờ sông, bờ suối; thường xuyên tổ chức kiểm tra các tuyến kè bảo vệ bờ sông, bờ suối đã được đầu tư xây dựng để kịp thời phát hiện các vị trí xuống cấp, hư hỏng và có kế hoạch duy tu, sửa chữa đảm bảo an toàn công trình nhằm phát huy hiệu quả phòng, chống sạt lở.

b) Công tác tổ chức khắc phục hậu quả

- Khẩn trương, kịp thời ứng cứu người, trục vớt tài sản và đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sạt lở.

-Tổ chức vận động di dời và hỗ trợ nhân dân di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; tổ chức tốt lực lượng thường xuyên chốt chặn tại các vị trí đã xảy ra sạt lở, kiên quyết không để người dân quay lại khu vực sạt lở để di dời tài sản hoặc ở lại các căn nhà có nguy cơ tiếp tục sạt lở, bảo vệ tài sản của hộ dân sau khi đã di dời.

- Kịp thời cứu trợ các cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại sau thiên tai.

- Thống kê, đánh giá thiệt hại và đề xuất các biện pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống cho nhân dân.

Điều 16. Nắng nóng, hạn hán

1. Đối với nắng nóng, hạn hán ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ theo tình tình thực tế khẩn trương triển khai phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng phó với nắng nóng, hạn hán tại địa phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

2. Đối với nắng nóng, hạn hán ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2

- Triển khai các biện pháp bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh, đặc biệt là cho trẻ em và người già.

- Thực hiện các biện pháp tiết kiệm nguồn nước để đề phòng hiện tượng mùa khô và hạn hán kéo dài.

- Xây dựng kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân hợp lý, bố trí diện tích và cơ cấu, thời vụ gieo trồng phù hợp với năng lực nguồn nước hiện có.

- Tăng cường công tác nạo vét, gia cố, duy tu sửa chữa hệ thống kênh tưới để đảm bảo đủ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt, phòng chống cháy rừng. Chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ cấp nước phòng, chống hạn khi cần thiết.

- Tổ chức vận hành các công trình thủy lợi, các cống lấy nước, trạm bơm nước tưới đảm bảo điều kiện các công trình thủy lợi vận hành tốt, cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phòng, chống cháy rừng, hạn chế ô nhiễm nguồn nước.

- Chủ động phối hợp với các đơn vị quản lý khai thác thủy nông để chủ động thông báo đến các địa phương lấy nước, trữ nước đủ cho sản xuất nông nghiệp.

Điều 17. Động đất

1. Đối với động đất ở cấp độ 1

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ theo tình tình thực tế khẩn trương triển khai Phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng phó với động đất tại địa phương. Tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

2. Đối với động đất ở cấp độ 2

Triển khai thực hiện ứng phó và khắc phục hậu quả động đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đồng thời, báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ khi vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh.

Điều 18. Lốc, sét, mưa đá

1. Đối với lốc, sét, mưa đá ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ theo tình hình thực tế khẩn trương triển khai phương án, kế hoạch ứng phó với lốc, sét, mưa đá tại địa phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

2. Đối với lốc, sét, mưa đá ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2

a) Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh khẩn trương triển khai Phương án, Kế hoạch ứng phó với lốc, sét, mưa đá trên địa bàn tỉnh.

b) Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai công tác phòng, tránh và ứng phó.

- Trên đất liền:

+ Xây dựng các công trình, nhà ở kiên cố, thường xuyên chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng giông gió, lốc xoáy. Nếu nhà ở lợp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibroximăng, ngói có thể dằn lên mái nhà các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có giông gió, lốc xoáy.

+ Chặt tỉa cành, nhánh của các cây cao, dễ gẫy đổ, cây nằm gần nhà ở, lưới điện...; kiểm tra mức độ an toàn, vững chắc của các biển quảng cáo, pa nô, áp phích; các khu vực nhà lá, nhà tạm và các giàn giáo của công trình cao tầng đang thi công.

+ Khi có mưa kèm theo giông, cần sơ tán người già và trẻ em ra khỏi những căn nhà tạm, đến những nơi an toàn, vững chắc hơn; tránh nấp dưới bóng cây, trú ẩn trong nhà tạm dễ bị đổ, gẫy gây tai nạn.

+ Tổ chức thông tin, tuyên truyền đến nhân dân những bản tin dự báo, cảnh báo mưa đá để chủ động phòng, tránh an toàn cho người, vật nuôi, cây trồng và các tài sản khác; hạn chế tác hại của mưa đá đối với các vật dụng, đồ dùng, máy móc....

+ Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời có biện pháp phòng, tránh và ứng phó hiệu quả.

- Trên sông, hồ: Các cơ quan chức năng thông báo, yêu cầu và kiểm tra các chủ phương tiện tàu thuyền hoạt động trên sông, hồ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Toàn bộ thuyền viên phải mặc áo phao và chuẩn bị đầy đủ phao cứu sinh trên thuyền khi đang ở trên sông, trên hồ.

+ Khi thấy ổ mây giông thì phải nhanh chóng trở vào bờ hoặc di chuyển tìm nơi tránh, trú an toàn.

+ Thường xuyên kiểm tra hệ thống, thiết bị thông tin liên lạc, đảm bảo luôn hoạt động hiệu quả để kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng khi gặp sự cố, tình huống nguy hiểm, bất lợi.

3. Công tác tổ chức khắc phục hậu quả: Sau khi xảy ra giông gió, lốc xoáy, mưa đá các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, thiết bị để nhanh chóng xử lý sự cố, khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó tập trung một số công việc cấp thiết:

- Khẩn trương cứu nạn, cứu hộ cho người và tài sản.

- Chủ động tiến hành cắt điện cục bộ tại nơi xảy ra sự cố ngay khi phát hiện tình trạng mất an toàn trong vận hành lưới điện do bị ảnh hưởng của giông gió, lốc xoáy. Sau khi khắc phục, sửa chữa và đảm bảo chắc chắn an toàn của hệ thống điện thì phải khôi phục lại ngay việc cung cấp điện cho khu vực để nhân dân ổn định sinh hoạt và sản xuất.

- Khẩn trương sửa chữa gia cố công trình, nhà ở dân cư bị hư hỏng, thu dọn cây xanh bị đổ, gẫy và xử lý vệ sinh môi trường theo quy định.

- Kịp thời cứu trợ các cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại sau thiên tai.

- Thống kê, đánh giá thiệt hại và đề xuất các biện pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống cho nhân dân.

Điều 19. Rét hại, sương muối, sương mù

1. Đối với rét hại, sương muối ở cấp độ rủi ro là cấp 1

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ theo tình hình thực tế khẩn trương triển khai Phương án, kế hoạch ứng phó với rét hại, sương muối tại địa phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

2. Đối với rét hại, sương muối ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2

a) Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh khẩn trương triển khai Phương án, Kế hoạch ứng phó với rét hại, sương muối trên địa bàn tỉnh.

b) Các Sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố triển khai công tác phòng, tránh và ứng phó:

- Triển khai biện pháp chống rét cho người, đặc biệt cho đối tượng dễ bị tổn thương.

- Triển khai chống rét và bảo đảm nguồn thức ăn cho gia súc.

- Triển khai biện pháp bảo vệ cây trồng phù hợp.

3. Đối với sương mù ở cấp độ rủi ro là cấp 1 và cấp 2: Khi có sương mù xuất hiện, người điều khiển phương tiện giao thông, tàu thuyền cần quan sát, giảm tốc độ để lưu thông an toàn.

4. Công tác tổ chức khắc phục hậu quả: Sau khi xảy ra rét hại, sương muối và tai nạn do sương mù dày đặc, hạn chế tầm nhìn gây ra, các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, thiết bị để nhanh chóng xử lý sự cố, khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó tập trung một số công việc cấp thiết:

- Khẩn trương cứu nạn, cứu hộ cho người và tài sản.

- Kịp thời cứu trợ các cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại sau thiên tai.

- Thống kê, đánh giá thiệt hại và đề xuất các biện pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống cho nhân dân.

Điều 20. Tổ chức di dời, sơ tán dân khi có thiên tai xảy ra

Các huyện, thị xã, thành phố và cơ quan chức năng tổ chức di dời dân trong các nhà ở không kiên cố, có khả năng bị đổ, sập và những khu vực xung yếu để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân.

1. Huy động lực lượng gồm: Quân sự, Công an, Y tế, Chữ thập đỏ, Đoàn Thanh niên... cùng các phương tiện để giúp dân di chuyển nhanh.

2. Phân công lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện, thị xã, thành phố trực tiếp xuống địa bàn xã, phường, thị trấn tại khu vực phải di dời dân và các điểm ở tạm để kiểm tra, tổ chức thực hiện kế hoạch chu đáo, an toàn.

3. Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hậu cần, chăm lo đời sống cho người dân... tại nơi ở tạm và bảo vệ công trình, tài sản, nhà ở của dân tại những nơi đã di dời.

(chi tiết tại Phụ lục 01, 02, 03)

Chương V

LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN PHÒNG, TRÁNH, ỨNG PHÓ THIÊN TAI

Điều 21. Lực lượng

Lực lượng dự kiến huy động từ các sở, ban, ngành của tỉnh đến các đơn vị cấp huyện và xã, phường, thị trấn tham gia công tác phòng, tránh, ứng phó khi xảy ra thiên tai đảm bảo khoảng 20.000 đến 25.000 người. Trong đó, lực lượng chuyên trách cấp tỉnh khoảng 721 người; lực lượng của các huyện, thị xã, thành phố khoảng 4.000 đến 5.000 người và lực lượng của các sở, ban, ngành, đoàn thể, dân quân, thanh niên xung kích, tình nguyện viên tại các xã, phường, thị trấn khoảng 19.000 người. Tùy theo tình hình diễn biến và mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh quyết định việc điều động và phân công, bố trí lực lượng để chi viện cho các địa phương theo yêu cầu. (chi tiết tại Phụ lục 04)

Điều 22. Phương tiện, trang thiết bị

Phương tiện, trang thiết bị dự kiến huy động để phòng, tránh, ứng phó với thiên tai gồm có phương tiện, trang thiết bị cơ động, chi viện của các sở, ban, ngành, đơn vị tính và phương tiện, trang thiết bị tại chỗ của các huyện, thị xã, thành phố. (chi tiết tại Phụ lục 05)

Chương VI

TRÁCH NHIỆM PHÒNG, TRÁNH, ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI

Điều 23. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

a) Căn cứ phương án này rà soát, xây dựng phương án phòng, tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

b) Triển khai kịp thời công tác ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên địa bàn mình quản lý.

c) Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị và nhiên liệu sẵn sàng ứng phó kịp thời khi cần huy động.

d) Thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước để đề phòng hiện tượng mùa khô và hạn hán kéo dài. Tổ chức thông báo rộng rãi cho nhân dân biết về tình hình, diễn biến của thời tiết, nắng nóng, hạn hán, rét hại, sương muối, sương mù để chủ động phòng, chống ứng phó kịp thời, khuyến cáo, hướng dẫn người dân chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp.

đ) Kiểm tra, lập biên bản, xử lý các trường hợp xây dựng lấn chiếm hành lang bảo vệ sông, suối, công trình đê điều, tiêu thoát nước và san lấp sông, suối trái phép.

e) Các địa phương bị thiệt hại do thiên tai có trách nhiệm kiểm tra, thống kê, đánh giá (nhanh, đầy đủ, chính xác) và báo cáo cơ quan cấp trên kịp thời theo quy định.

g) Chỉ đạo các đơn vị cấp xã xây dựng các phương án và tổ chức diễn tập đối với các tình huống thiên tai có thể xảy ra.

2. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn

a) Thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại địa bàn mình quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao; những vấn đề vượt thẩm quyền, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn báo cáo ngay bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo giải quyết.

b) Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn bị thiệt hại do thiên tai có trách nhiệm kiểm tra, thống kê, đánh giá (nhanh, đầy đủ, chính xác) và báo cáo kịp thời bằng văn bản cho cơ quan cấp trên theo quy định.

Điều 24. Trách nhiệm của các sở, ban ngành, các tổ chức, lực lượng:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, nắng nóng, hạn hán, rét hại, sương muối phổ biến, cảnh báo tình hình thời tiết đến từng địa phương; khuyến cáo, hướng dẫn người dân chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp.

b) Thường xuyên kiểm tra hoạt động hệ thống các công trình thủy lợi đảm bảo điều kiện các công trình thủy lợi vận hành tốt, cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.

b) Tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường; điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm, tổ chức thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và phục hồi môi trường nhằm hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

c) Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác cát, sỏi trái phép gây sạt lở bờ sông, suối, công trình phòng, chống thiên tai.

3. Sở Giao thông vận tải

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra và tổ chức ứng phó xử lý khi xảy ra sạt lở bờ sông, suối.

b) Tham gia lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra tai nạn trên sông, suối do thiên tai gây ra.

4. Các cơ quan lực lượng vũ trang gồm Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, sơ tán dân, cứu sập công trình, khắc phục sự cố khi xảy ra thiên tai gây ảnh hưởng tới tính mạng và tài sản của nhân dân.

5. Công an tỉnh

a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác cát, sỏi trái phép gây sạt lở bờ sông, suối, công trình phòng, chống thiên tai.

b) Tham gia sơ tán, di dời dân khỏi những nơi nguy hiểm theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác vận động, tuyên truyền để người dân hiểu, chấp hành sơ tán, di dời, hạn chế thấp nhất các trường hợp cưỡng chế.

c) Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các lực lượng khác làm tốt công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân tại nơi ở tạm; bảo vệ các công trình, tài sản, nhà ở của nhân dân ở những nơi đã di dời.

6. Sở Y tế, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các bệnh viện triển khai công tác sơ cấp cứu, cứu thương, chữa trị người bị nạn do thiên tai gây ra.

7. Sở Tài chính

a) Quản lý về ngân sách dự phòng chi viện ứng cứu, khắc phục hậu quả do thiên tai.

b) Phối hợp với Thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của tỉnh giải quyết kịp thời kinh phí phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu nạn tỉnh đột xuất và hàng năm.

8. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Quản lý công tác kế hoạch, cân đối bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo cho công tác phòng chống thiên tai của tỉnh;

b) Phối hợp với Thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của tỉnh giải quyết kịp thời kinh phí sửa chữa khẩn cấp các công trình phòng chống lũ, sạt lở đất đột xuất và hàng năm.

9. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Tổ chức chỉ đạo chương trình giáo dục cho học sinh phù hợp với tình hình thực tế thiên tai hàng năm và bảo đảm theo kịp chương trình học chung của cả nước, bảo đảm an toàn cho học sinh trong thời gian học tập.

b) Tăng cường truyền thông giáo dục và nâng cao hiểu biết cho học sinh về thiên tai giúp học sinh nắm được và phòng tránh.

10. Các Sở, ban, ngành khác của tỉnh có trách nhiệm tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả khi xảy ra thiên tai khẩn cấp.

11. Các đơn vị Quản lý khai thác thủy nông (các Công ty TNHH: Tân Phú, Nghĩa Văn, Đại Lợi):

a) Có biện pháp quản lý phân phối nước hợp lý, sử dụng nước tiết kiệm và có hiệu quả, cấp nước cho sinh hoạt và trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Thường xuyên theo dõi, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, tham mưu, đề xuất các đơn vị chức năng xử lý các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định vào hệ thống công trình thủy lợi, gây ô nhiễm nguồn nước.

b) Thường xuyên kiểm tra, duy tu, sửa chữa các công trình thủy lợi, đặc biệt là các cửa cống điều tiết để hạn chế thất thoát nguồn nước.

c) Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị và nhiên liệu sẵn sàng ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra.

12. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai các nhiệm vụ, đồng thời phải trực tiếp chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của đơn vị, địa phương mình thực hiện nhiệm vụ được phân công khi thiên tai xảy ra. Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố và các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các xã, phường, thị trấn thực hiện theo nhiệm vụ và địa bàn được phân công phụ trách.

13. Các tổ chức, lực lượng đóng trên địa bàn tỉnh, huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn phải chịu mọi sự điều động và chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các địa phương đảm bảo cơ chế chỉ huy tập trung, thống nhất trong công tác chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai gây ra đảm bảo quá trình xử lý sự cố thiên tai được kịp thời, nhanh chóng và an toàn cho nhân dân.

14. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời theo quy định.

Phương án này được phổ biến đến các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; thông tin rộng rãi đến người dân, các cơ quan, doanh nghiệp và đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh./.

 

PHỤ LỤC: 01

SỐ NGƯỜI, SỐ HỘ DÂN DỰ KIẾN PHẢI DI DỜI, SƠ TÁN TẠM THỜI KHI XẢY RA THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
(kèm theo Phương án Phòng, tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Yên Bái)

STT

Xã, thị trấn

Số hộ cần di dời, sơ tán

Số người cần di dời, sơ tán

Ghi chú

 

Tổng cộng

5.985

20.876

 

I

Thành phố Yên Bái

2.130

6.820

 

1

Xã Tuy Lộc

356

1.139

 

2

Xã Âu Lâu

78

249

 

3

Xã Giới Phiên

30

96

 

4

Xã Phúc Lộc

31

99

 

5

Xã Văn Tiến

41

131

 

6

Xã Văn Phú

23

73

 

7

Xã Tân Thịnh

37

122

 

8

Xã Minh Bảo

5

16

 

9

Phường Nam Cường

72

230

 

10

Phường Hợp Minh

40

132

 

11

Phường Nguyễn Phúc

23

74

 

12

Phường Hồng Hà

880

2.816

 

13

Phường Nguyễn Thái Học

100

320

 

14

Phường Yên Ninh

111

355

 

15

Phường Minh Tân

114

364

 

16

Phường Đồng Tâm

148

473

 

17

Phường Yên Thịnh

41

131

 

II

Huyện Yên Bình

432

1.371

 

1

Xã Xuân Lai

45

157

 

2

Xã Cảm Nhân

38

133

 

3

Xã Tân Hương

2

6

 

4

Xã Ngọc Chấn

23

80

 

5

Xã Yên Bình

15

52

 

6

Xã Tích Cốc

15

50

 

7

Xã Tân Nguyên

14

49

 

8

Xã Bảo Ái

32

112

 

9

Xã Văn Lãng

31

108

 

10

TT Thác Bà

40

80

 

11

Xã Vũ Linh

2

6

 

12

Xã Bạch Hà

16

48

 

13

TT Yên Bình

16

56

 

14

Xã Yên Thành

22

77

 

15

Xã Đại Đồng

12

30

 

16

Xã Hán Đà

54

162

 

17

Xã Phúc An

12

42

 

18

Xã Vĩnh Kiên

18

54

 

19

Xã Mông Sơn

11

33

 

20

Xã Mỹ Gia

9

22

 

21

Cảm Ân

5

14

 

III

Huyện Mù Cang Chải

318

1.340

 

1

Xã Nậm Có

35

170

 

2

Xã Cao Phạ

18

70

 

3

Xã Nậm Khắt

14

60

 

4

Xã Púng Luông

10

50

 

5

Xã Pa Pán Tẩn

30

130

 

6

Xã Dế Xu Phình

15

60

 

7

Xã Chế Cu Nha

20

80

 

8

Xã Mồ Dề

25

90

 

9

Xã Kim Nọi

16

60

 

10

Xã Lao Chải

50

220

 

11

Xã Khao Mang

30

120

 

12

Xã Hồ Bốn

25

110

 

13

Xã Chế Tạo

20

80

 

14

Thị trấn Mù Cang Chải

10

40

 

IV

Huyện Lục Yên

358

1.554

 

1

An Phú

31

155

 

2

Minh Tiến

5

23

 

3

Vĩnh Lạc

5

25

 

4

Mường Lai

3

12

 

5

Liễu Đô

18

85

 

6

Minh Xuân

41

197

 

7

TT Yên Thế

2

11

 

8

Yên Thắng

 

0

 

9

Mai Sơn

16

78

 

10

Khánh Thiện

9

45

 

11

Lâm Thượng

6

30

 

12

Tân Phượng

20

97

 

13

Khai Trung

9

45

 

14

Tân Lĩnh

132

480

 

15

Minh Chuẩn

 

0

 

16

Tân Lập

 

0

 

17

Phan Thanh

5

24

 

18

Tô Mậu

14

67

 

19

An Lạc

25

100

 

20

Khánh Hòa

 

0

 

21

Động Quan

 

0

 

22

Trúc Lâu

12

57

 

23

Phúc Lợi

4

18

 

24

Trung Tâm

1

5

 

V

Thị xã Nghĩa Lộ

140

645

 

1

Phường Trung Tâm

17

80

 

2

Phường Pú Trạng

10

92

 

3

Phường Cầu Thia

9

35

 

4

Xã Nghĩa Lợi

17

83

 

5

Xã Nghĩa An

61

245

 

6

Xã Nghĩa Phúc

26

110

 

VI

Huyện Văn Yên

958

3.737

 

1

TT Mậu A

70

273

 

2

Lang Thíp

34

133

 

3

Lâm Giang

78

304

 

4

Quế Thượng

11

43

 

5

Quế Hạ

17

66

 

6

An Bình

25

98

 

7

Quang Minh

16

62

 

8

Đông An

9

35

 

9

Đông Cuông

54

211

 

10

Mậu Đông

37

144

 

11

Dụ Hạ

89

347

 

12

Xuân Tầm

15

59

 

13

Tân Hợp

18

70

 

14

Ngòi A

13

51

 

15

Yên Thái

36

140

 

16

An Thịnh

106

413

 

17

Dụ Thượng

45

176

 

18

Đại Phác

45

176

 

19

Yên Phú

49

191

 

20

Yên Hợp

39

152

 

21

Yên Hưng

6

23

 

22

Nà Hẩu

10

39

 

23

Đại Sơn

46

179

 

24

Xuân Ái

35

137

 

25

Hoàng Thắng

14

55

 

26

Mỏ Vàng

6

23

 

27

Viễn Sơn

35

137

 

VII

Huyện Trấn Yên

1.161

3.483

 

1

Tân Đồng

32

96

 

2

Báo Đáp

177

531

 

3

Đào Thịnh

60

180

 

4

Việt Thành

79

237

 

5

Cổ Phúc

51

153

 

6

Hoà Cuông

9

27

 

7

Minh Quán

12

36

 

8

Nga Quán

84

252

 

9

Cường Thịnh

34

102

 

10

Minh Quân

112

336

 

11

Bảo Hưng

85

255

 

12

Việt Cường

27

81

 

13

Vân Hội

5

15

 

14

Việt Hồng

17

51

 

15

Lương Thịnh

21

63

 

16

Hưng Thịnh

4

12

 

17

Hưng Khánh

19

57

 

18

Hồng Ca

41

123

 

19

Kiên Thành

23

69

 

20

Quy Mông

129

387

 

21

Y Can

97

291

 

22

Minh Tiến

43

129

 

VIII

Huyện Văn Chấn

360

1.276

 

1

Hạnh Sơn

4

14

 

2

Sơn Thịnh

11

40

 

3

Suối Quyền

9

35

 

4

Sơn Lương

15

53

 

5

Gia Hội

9

32

 

6

Thanh Lương

16

56

 

7

Cát Thịnh

7

25

 

8

An Lương

29

102

 

9

TTNT Trần Phú

4

14

 

10

Sơn A

13

46

 

11

Phúc Sơn

43

150

 

12

TTNT Nghĩa Lộ

2

7

 

13

Nghĩa Tâm

22

77

 

14

Nậm Lành

24

84

 

15

Nậm Búng

4

14

 

16

Thạch Lương

26

91

 

17

Nậm Mười

15

51

 

18

Đại Lịch

54

189

 

19

Tân Thịnh

18

63

 

20

Tú Lệ

35

133

 

IX

Huyện Trạm Tấu

128

650

 

1

Thị trấn

20

90

 

2

Xã Bản Mù

16

85

 

3

Xã Xà Hồ

18

104

 

4

Xã Hát Lừu

10

31

 

5

Xã Pá Lau

6

35

 

6

Xã Túc Đán

4

18

 

7

Xã Phình Hồ

34

172

 

8

Xã Làng Nhì

12

71

 

9

Xã Tà Xi Láng

8

44

 

 

PHỤ LỤC: 02

CÁC KHU VỰC XUNG YẾU VÀ VỊ TRÍ AN TOÀN TRÊN TỪNG XÃ, THỊ TRẤN

(kèm theo Phương án Phòng, tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Yên Bái)

STT

Xã, thị trấn

Khu vực xung yếu

Số vị trí an toàn

 

Tổng

648

1.148

I

Thành phố Yên Bái

82

221

1

Xã Tuy Lộc

6

7

2

Xã Âu Lâu

5

15

3

Xã Giới Phiên

5

8

4

Xã Phúc Lộc

3

4

5

Xã Văn Tiến

4

10

6

Xã Văn Phú

4

5

7

Xã Tân Thịnh

3

9

8

Xã Minh Bảo

2

18

9

Phường Nam Cường

2

7

10

Phường Hợp Minh

5

10

11

Phường Nguyễn Phúc

4

19

12

Phường Hồng Hà

7

9

13

Phường Nguyễn Thái Học

9

28

14

Phường Yên Ninh

11

15

15

Phường Minh Tân

3

27

16

Phường Đồng Tâm

4

16

17

Phường Yên Thịnh

5

14

II

Huyện Lục Yên

215

217

1

An Phú

6

9

2

Minh Tiến

8

7

3

Vĩnh Lạc

5

8

4

Mường Lai

7

6

5

Liễu Đô

10

11

6

Minh Xuân

11

10

7

TT Yên Thế

13

10

8

Yên Thắng

7

6

9

Mai Sơn

9

9

10

Khánh Thiện

5

6

11

Lâm Thượng

6

6

12

Tân Phượng

7

8

13

Khai Trung

4

6

14

Tân Lĩnh

15

13

15

Minh Chuẩn

9

9

16

Tân Lập

12

11

17

Phan Thanh

11

11

18

Tô Mậu

9

9

19

An Lạc

10

12

20

Khánh Hòa

9

9

21

Động Quan

8

6

22

Trúc Lâu

9

8

23

Phúc Lợi

11

14

24

Trung Tâm

14

13

III

Huyện Mù Cang Chải

124

120

1

Xã Nậm Có

7

10

2

Xã Cao Phạ

4

6

3

Xã Nậm Khắt

5

5

4

Xã Púng Luông

4

4

5

Xã Pa Pán Tẩn

8

10

6

Xã Dế Xu Phình

3

6

7

Xã Chế Cu Nha

5

4

8

Xã Mồ Dề

4

8

9

Xã Kim Nọi

3

5

10

Xã Lao Chải

6

8

11

Xã Khao Mang

24

16

12

Xã Hồ Bốn

14

12

13

Xã Chế Tạo

20

16

14

Thị trấn

17

10

IV

Thị xã Nghĩa Lộ

18

18

1

Phường Trung Tâm

1

2

2

Phường Pú Trạng

4

3

3

Phường Cầu Thia

3

3

4

Xã Nghĩa Lợi

3

3

5

Xã Nghĩa An

3

3

6

Xã Nghĩa Phúc

4

4

V

Huyện Trạm Tấu

19

31

1

Thị trấn

4

6

2

Xã Bản Mù

1

2

3

Xã Xà Hồ

2

2

4

Xã Hát Lừu

2

3

5

Xã Pá Lau

2

4

6

Xã Túc Đán

3

3

7

Xã Làng Nhì

2

4

8

Xã Phình Hồ

2

4

9

Xã Tà Xi Láng

1

3

VI

Huyện Văn Chấn

190

541

1

Hạnh Sơn

2

17

2

Sơn Thịnh

3

25

3

Suối Quyền

4

12

4

Sơn Lương

11

16

5

Gia Hội

9

15

6

Thanh Lương

3

13

7

Cát Thịnh

11

30

8

An Lương

7

16

9

TTNT Trần Phú

 

20

10

Sơn A

1

15

11

Phúc Sơn

5

15

12

TTNT Nghĩa Lộ

2

22

13

Nghĩa Tâm

6

23

14

Nậm Lành

24

15

15

Nậm Búng

7

17

16

Thạch Lương

4

16

17

Nậm Mười

6

14

18

Đại Lịch

3

27

19

Tân Thịnh

1

25

20

Tú Lệ

12

15

21

Sùng Đô

3

12

22

Suối Giàng

10

14

23

Suối Bu

3

9

24

Chấn Thịnh

2

20

25

Bình Thuận

6

26

26

Thượng Bằng La

7

23

27

Minh An

2

15

28

Đồng Khê

5

18

29

Nậm Lành

25

11

30

Liên Sơn

4

16

31

Nghĩa Sơn

2

9

 

PHỤ LỤC: 03

CÁC KHU VỰC CÓ NGUY CƠ SẠT LỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

(kèm theo Phương án Phòng, tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Yên Bái)

STT

Khu vực sạt lở

Chiều dài (m)

Chiều rộng (m)

Cấp độ sạt lở

Ghi chú

I

Huyện Lục Yên

 

 

 

 

1

Minh Tiến

 

 

 

 

 

Khu vực đường liên xã An Phú - Minh tiến, tại thôn Khau nghiềm

200

65

Nguy hiểm

Có dân sinh sống

2

Vĩnh Lạc

 

 

 

 

 

Khu vực dọc suối Biệc thôn Loong xe

270

80

Nguy hiểm

Sạt lở làm mất đất sản xuất của các hộ dân

3

Mường Lai

 

 

 

 

 

Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Mường Lai, tại thôn Nà Nhàn 2

100

40

Nguy hiểm

Sạt lở taluy dương gây ách tắc giao thông

4

Liễu Đô

 

 

 

 

 

Khu vực các hộ dân sống dưới chân núi đá thuộc thôn Tân Quang, Tiền Phong, Cây Thị, Khe Lạnh, Kha Bán

 

 

Nguy hiểm

Sạt lở núi đá gây ảnh hưởng đến nhà ở, đất sản xuất của các hộ dân

5

Minh Xuân

 

 

 

 

 

Khu vực các hộ dân sống dưới chân núi đá thuộc thôn 3, Thôn 5, thôn 6, thôn 7.

 

 

Nguy hiểm

Sạt lở núi đá gây ảnh hưởng đến nhà ở, đất sản xuất của các hộ dân

6

Mai Sơn

 

 

 

 

 

Khu vực các hộ dân sống dưới chân núi đá thuộc thôn Sơn Trung, Thôn Sơn bắc, thôn Sơn Nam

 

 

Nguy hiểm

Sạt lở núi đá gây ảnh hưởng đến nhà ở, đất sản xuất của các hộ dân

7

Lâm Thượng

 

 

 

 

 

Sạt lở đường thuộc thôn Bản lẹng

250

76

Nguy hiểm

 

 

Khu vực các hộ dân sống dưới chân núi đá thuộc thôn bản Lẹng, Thôn Tông Pắng A, thôn Tông Pắng B, Thôn Ngòi Kèn, Thôn Năm Tạo

 

 

Nguy hiểm

Sạt lở núi đá gây ảnh hưởng đến nhà ở, đất sản xuất của các hộ dân

8

Tân Phượng

 

 

 

 

 

Đường giao thông tại thông Lũng cọ 1

350

70

Nguy hiểm

Sạt lở taluy dương gây ách tắc giao thông

9

Khai Trung

 

 

 

 

 

Đường giao thông tại thông tại Giáp Cang

150

50

Nguy hiểm

Sạt lở taluy dương gây ách tắc giao thông

10

Tân Lĩnh

 

 

 

 

 

Khu vực các hộ dân sống dưới chân núi đá thuộc thôn Trung tâm.

 

 

Nguy hiểm

Sạt lở núi đá gây ảnh hưởng đến nhà ở, đất sản xuất của các hộ dân

11

Minh Chuẩn

 

 

 

 

 

Sạt lở đường Tân Lĩnh - Minh Chuẩn

250

45

Nguy hiểm

Sạt lở taluy dương gây ách tắc giao thông

12

Tân Lập

 

 

 

 

 

Sạt lở đường Tân Lĩnh - Tân Lập (thôn bản Xiêng)

150

30

Nguy hiểm

Sạt lở taluy dương gây ách tắc giao thông

13

Tô Mậu

 

 

 

 

 

Sạt lở đường tỉnh lộ 171 (đoạn dốc thắm)

40

25

Nguy hiểm

Sạt lở taluy dương gây ách tắc giao thông

14

An Lạc

 

 

 

 

 

Khu vực dân cư thôn 1, thôn 2

 

 

Nguy hiểm

Sạt lở núi đá gây ảnh hưởng đến nhà ở, đất sản xuất của các hộ dân

15

Khánh Hòa

 

 

 

 

 

Khu vực dân cư thôn 1, thôn 2, thôn 3

 

 

Nguy hiểm

Sạt lở núi đá gây ảnh hưởng đến nhà ở, đất sản xuất của các hộ dân

16

Động Quan

8

6

 

 

 

Khu vực dân cư thôn 1, thôn 2, thôn 5

 

 

Nguy hiểm

Sạt lở núi đá gây ảnh hưởng đến nhà ở, đất sản xuất của các hộ dân

17

Trúc Lâu

9

8

 

 

 

Khu vực dân cư thôn Khe Giang, Bản Pạu

 

 

Nguy hiểm

Sạt lở núi đá gây ảnh hưởng đến nhà ở, đất sản xuất của các hộ dân

18

Phúc Lợi

11

14

 

 

 

Khu vực dân cư thôn 2 thuồng, 3 thuồng, 2 túc

 

 

Nguy hiểm

Sạt lở núi đá gây ảnh hưởng đến nhà ở, đất sản xuất của các hộ dân

II

Thành phố Yên Bái

 

 

 

 

1

Xã Âu Lâu

 

 

 

 

 

Thôn Đắng Con

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

 

Thôn Trấn Thanh

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

 

Thôn Phú Nhuận

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

 

Thôn Đầm Vông

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

2

Xã Giới Phiên

 

 

 

 

 

Thôn 3

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

3

Xã Phúc Lộc

 

 

 

 

 

Thôn 1

 

 

Rất nguy hiểm

- Mới bị sạt năm 2016

- Có dân cư sinh sống

4

Xã Văn Tiến

 

 

 

 

 

Thôn Ngòi Sen

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

 

Thôn Bình Sơn

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

 

Thôn Nhà Giát

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

 

Thôn Lưỡng Sơn

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

5

Xã Văn Phú

 

 

 

 

 

Thôn Tiên Phú

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

 

Thôn Liên Phú

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

 

Thôn Văn Liên

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

 

Thôn Tuy Lộc

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

6

Xã Tân Thịnh

 

 

 

 

 

Thôn Lương Thịnh

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

 

Thôn Trấn Ninh

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

 

Thôn Thanh Hùng

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

7

Xã Minh Bảo

 

 

 

 

 

Thôn Yên Minh

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

 

Thôn Trực Bình

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

8

Phường Nam Cường

 

 

 

 

 

Tổ Nam Thọ

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

 

Tổ Cầu Đền

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

9

Phường Hợp Minh

 

 

 

 

 

Tổ 1, 3, 4, 6, 8

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

10

Phường Nguyễn Phúc

 

 

 

 

 

Tổ 15, 38

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

 

Tổ 24A, 24B

 

 

Rất nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sát lở

11

Phường Nguyễn Thái Học

 

 

 

 

 

Tổ 38

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

12

Phường Yên Ninh

 

 

 

 

 

Tổ 10, 11

 

 

Rất nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

 

Tổ 48, 54, 55

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Đất dốc, có nguy cơ sạt lở

13

Phương Minh Tân

 

 

 

 

 

Phố Tân Dân, Tân Thành, Tân Hiếu

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

14

Phường Đồng Tâm

 

 

 

 

 

Phố Lê Lợi, Đoàn Kết, Trung Tâm

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

15

Phường Yên Thịnh

 

 

 

 

 

Tổ 12B, 34

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở

 

Tổ 36A

 

 

Đặc biệt nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Đã cắm biển cảnh báo nguy hiểm

- Đã di dời 03 hộ dân trong vùng.

III

Huyện Yên Bình

 

 

 

 

1

Xã Tân Nguyên

 

 

 

 

 

Trượt lỡ đất sườn đồi thôn Trại Phung

70

 

Rất nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Thường xuyên cảnh báo hộ dân

 

Trượt lỡ đất sườn đồi thôn Đèo Thao

50

 

Rất nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

2

Xã Phúc An

 

 

 

 

 

Lở đất sườn đồi thôn Đồng Tanh

150

 

Rất nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

3

Xã Hán Đà

 

 

 

 

 

Trượt lỡ đất sườn đồi thôn Tân Lập 7

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

4

Xã Đại Đồng

 

 

 

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

 

Trượt lỡ đất sườn đồi thôn Hồng Quân

90

 

Nguy hiểm

Khu vực Trại cá giống thủy sản Yên Bình

 

Trượt lỡ đất sườn đồi thôn Cây Thọ

30

 

Rất nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

5

Thị trấn Yên bình

 

 

 

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

 

Vách taluy dương sau nhà Ông Nguyễn Mạnh Hiệp tổ 7A

100

 

Nguy hiểm

- Khu vực tập trung dân cư

IV

Huyện Mù Cang Chải

 

 

 

 

1

Xã Nậm Có

 

 

 

 

 

Bản Tu san, khu vực nhà ông Hàng Khua Páo

100

70

Đặc biệt nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu đang tiến hành cắm biển cảnh báo sạt lở.

 

Bản Tu San, khu vực nhà ông Thào A Lểnh

80

40

Rất nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

 

Bản Tà Chí Cao

120

100

Rất nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Đã cho di dời dân.

- Khu đang tiến hành cắm biển cảnh báo sạt lở.

 

Bản Thào Xa Chải

40

30

Rất nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

 

Bản Có Thái, khu vực nhà ông Lò Văn Thương

200

60

Rất nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

 

Bản Có Thái

60

30

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

 

Bản Háng Cơ

150

40

Rất nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

2

Xã Cao Phạ

 

 

 

 

 

Bản Lìm Mông

50

40

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

 

Bản Nả Đở

40

20

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

 

Bản Tà Chơ

60

50

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

 

Bản Trống Tông

90

50

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

3

Xã Nậm Khắt

 

 

 

 

 

Bản Pú Cang

70

30

Rất nguy hiểm

- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở

- Mới bị sụt lún năm 2016.

- Có dân cư sinh sống

 

Bản Làng Minh

30

8

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

 

Bản Làng Minh

50

20

Bình thường

- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở

- Các hộ dân đã tự gia cố khắc phục bằng kè đá.

 

Bản Nậm Khắt

30

5

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Xảy ra sạt lở năm 2015.

 

Bản Sua Lông

60

10

Nguy hiểm

- Đang cảnh báo có nguy sạt lở.

4

Xã Púng Luông

 

 

 

 

 

Bản Nả Háng Tâu

40

20

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống.

- Cảnh báo có nguy sạt lở.

 

Bản Háng Cơ Bua

80

10

Nguy hiểm

- Gần khu dân cư.

- Cảnh báo sạt lở.

 

Bản Nả Háng B

30

10

Rất nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống.

- Chưa được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở.

 

Bản Mý Háng Tủa Chử

50

20

Nguy hiểm

- Đây là khu dân cư tập trung.

- Chưa được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở .

5

Xã La Pán Tẩn

 

 

 

 

 

Bản Hấu Đề

250

50

Nguy hiểm

- Đây là khu dân cư

- Chưa được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở.

 

Bản Trống Tông

30

10

Nguy hiểm

- Đây là khu dân cư

- Mới phát hiện năm 2016

 

Bản Trống Páo Sang

20

10

Nguy hiểm

- Đây là khu dân cư.

- Chưa được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở.

 

Bản La Pán Tẩn

40

20

Nguy hiểm

- Đây là khu dân cư.

- Chưa được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở.

 

Bản Pú Nhu

30

10

Nguy hiểm

- Đây là khu dân cư.

- Chưa được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở.

 

Bản Tà Chí Lừ

40

20

Nguy hiểm

- Đây là khu dân cư.

- Chưa được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở

6

Xã Dế Xu Phình

 

 

 

 

 

Bản Phình Hồ

50

30

Nguy hiểm

- Khu vực có khu dân cư, giáp danh với xã Kim Nọi.

- Chưa được cảnh báo.

 

Bản Trống Sua

80

40

Nguy hiểm

- Khu vực ruộng lúa

 

Bản Ma Lừ Thàng

60

20

Nguy hiểm

- Khu vực dân cư.

- Chưa có biển cảnh báo.

7

Xã Chế Cu Nha

 

 

 

 

 

Bản Dề Thăng

150

40

Nguy hiểm

Đây là khu dân cư dộc Quốc lộ 32

(có 3 hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở).

 

Bản Trống Tông

200

50

Nguy hiểm

- Khu vực có 5 hộ dân sinh sống.

- Chưa có biển cảnh báo sạt lở.

8

Xã Mồ Dề

 

 

 

 

 

Bản Sáng Nhù

250

10

Đặc biệt nguy hiểm

- Đây là khu ruộng của dân (phía bên dưới có trường học, dân cư của tổ 1 thị trấn).

- Chưa được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở.

- Đã bị sụt lún từ năm 2013.

 

Bản Nả Háng A

50

20

Nguy hiểm

- Có đường liên thôn đi bản Háng Phù Loa

- Chưa có biển cảnh báo sạt lở.

 

Bản Cung 11

247

10

Đặc biệt nguy hiểm

- Đây là khu vực dân cư cạnh đường Quốc lộ 32.

- Chưa cảnh báo sạt lở.

 

Bản Màng Mù A

150

40

Đặc biệt nguy hiểm

- Khu vực dân cư.

- Chưa có biển cảnh báo sạt lở.

9

Xã Kim Nọi

 

 

 

 

 

Bản Tà Chơ

300

80

Rất nguy hiểm

- Đây là khu vực dân cư có nguy cơ sạt lở cao.

- Đã cảnh báo sạt lở.

- Hiện nay đang cho di dời các hộ dân ở phía dưới.

 

Bản Háng Chú

150

30

Nguy hiểm

- Chưa có biển cảnh báo sạt lở.

 

Bản La Phu Khơ

50

20

Nguy hiểm

- Có dân cư sống quanh khu vực

10

Xã Lao Chải

 

 

 

 

 

Bản Dào Xa

80

30

Nguy hiểm

- Có dân sống quanh khu vực

- Chưa có biển cảnh báo sạt lở.

 

Bản Séo Dì Hồ A

150

40

Rất nguy hiểm

- Có dân sống bên dưới khu vực.

- Đã cho di chuyển được 01 hộ dân.

- Chưa lắp đặt báo hiệu cảnh báo sạt lở

 

Bản Cáng Dông

50

10

Nguy hiểm

Có 03 hộ dân sống bên cạnh khu vực nguy cơ sạt lở

 

Bản Séo Dì Hồ B

80

20

Nguy hiểm

Đây là khu đất tương đối bằng phẳng, có hiện tượng bị sụt lún từ năm 2014.

 

Bản Đề Sủa

100

50

Nguy hiểm

Vì khu vực đất dốc, đã có hiện tượng bị sụt từ 2013

 

Bản Hồng Nhì Pá

150

30

Nguy hiểm

- Có dân cư quanh khu vực

- Chưa có biển cảnh báo sạt lở.

11

Khao Mang

 

 

 

 

 

Bản Khao Mang

100

30

Nguy hiểm

- Phía trên đường Quốc lộ 32, có 3 hộ dân.

- Đã bị sụt lún từ năm 2014.

 

Bản Tủa Mả Pán

250

20

Nguy hiểm

- Đây là khu vực sản xuất.

- Chưa lắp BH cảnh báo sạt lở.

 

Bản Háng Cháng Lừ

80

20

Rất nguy hiểm

- Đây là khu vực dân cư.

- Chưa lắp biển cảnh báo sạt lở

12

Xã Hồ Bốn

 

 

 

 

 

Bản Trống Gầu Bua

60

30

Nguy hiểm

- Đây là khu vực dân cư sinh sống, độ dốc tương đối.

 

Bản Háng Á

150

30

Nguy hiểm

- Khu vực có dân cư sinh sống.

- Đất dốc, Có nguy cơ sạt lở.

13

Xã Chế Tạo

 

 

 

 

 

Bản Tà Sung

100

60

Nguy hiểm

- Đây là khu vực sản xuất.

- Đang lắp đặt báo hiệu sạt lở.

 

Bản Háng Tày

150

50

Nguy hiểm

- Khu vực tập trung dân cư

- Đã lắp BH cảnh báo sạt lở.

- Đã cho di dời 4 hộ dân, còn các hộ xung quanh.

14

Thị trấn

 

 

 

 

 

Vách taluy dường sau nhà anh Hoàng Văn Quý tổ dân phố số 6

50

40

Nguy hiểm

- Khu vực tập trung dân cư

 

Trượt lỡ đất sườn đồi tổ dân phố số 1

150

10

Rất nguy hiểm

- Khu vực tập trung dân cư sinh sống.

 

Vách taluy dương đường quốc lộ 32 tổ dân phố số 2

100

50

Nguy hiểm

- Khu vực tập trung dân cư.

- Chưa lắp biển cảnh báo sạt lở.

 

Sườn núi cạnh đường bê tông tổ dân phố số 8

100

10

Nguy hiểm

Chưa lắp biển cảnh báo sạt lở.

 

Tổ dân phố số 9

150

20

Nguy hiểm

Chưa lắp biển cảnh báo sạt lở.

 

Vách ta luy dương đường quốc lộ 32 tổ dân phố số 8

100

15

Nguy hiểm

Chưa lắp biển cảnh báo sạt lở.

V

Huyện Trấn Yên

 

 

 

 

1

Tân Đồng

 

 

 

 

 

Có 6 điểm sạt lở đất với 28 hộ bị ảnh hưởng (Thôn 1, 2, 3, 4, 6, 8)

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

2

Báo Đáp

 

 

 

 

 

5 điểm ảnh hưởng sạt lở đất (Thôn 4: 5 hộ; Thôn 6: 1 hộ; thôn 8: 2 hộ; Thôn 12: 6 hộ; Thôn 14: 10 hộ; thôn 16: 1 hộ)

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

3

Đào Thịnh

 

 

 

 

 

Có 6 điểm sạt lở đất với 39 hộ dân (Thôn 2, 3, 4, 5, 6, 7)

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

4

Việt Thành

 

 

 

 

 

Có 10 điểm sạt lở với 42 hộ dân có nguy cơ ảnh hưởng (Thôn 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 10, 11, 12.)

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

5

Cổ Phúc

 

 

 

 

 

2 điểm sạt lở bờ sông (Khu phố 2, khu phố 5)

 

 

Nguy hiểm

 

6

Hoà Cuông

 

 

 

 

 

Có 4 điểm nguy cơ sạt lở đất với 7 hộ gia đình ảnh hưởng (Thôn 3, 4, 7, 8)

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

7

Minh Quán

 

 

 

 

 

2 điểm sạt lở taluy với 3 hộ gia đình bị ảnh hưởng (Thôn 4, Thôn 9)

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

8

Nga Quán

 

 

 

 

 

4 điểm ảnh hưởng sạt lở ta luy (Thôn Ninh Phúc, Hồng Hà, Hồng Thái, Ninh Thuận) và 1 điểm sạt lở bờ sông tại thôn Ninh Thuận

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

9

Cường Thịnh

 

 

 

 

 

Có 6 điểm sạt lở đất với 34 hộ dân (Thôn Hiển Dương, Đồng Chuối, Đồng Lần, Trung Mỹ, Đồng Trò, Đầm Hồng, Đất Đen)

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

10

Minh Quân

 

 

 

 

 

6 điểm ảnh hưởng sạt lở đất (Thôn Hòa Quân, Gò Bông, Liên Hiệp, Linh Đức, Tiền Phong, Đồng Danh)

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

11

Bảo Hưng

 

 

 

 

 

10 điểm ảnh hưởng do sạt lở đất (Thôn Đồng Quýt: 6 hộ; Thôn Chiến Khu 5 hộ; Thôn Bảo Long: 10 hộ; Thôn Bảo Lâm: 6 hộ; Thôn Khe Ngay 8 hộ; Thôn Bình Trà 2 hộ; Thôn Trực Thanh 14 hộ; Thôn Ngòi Đong 26 hộ)

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

12

Việt Cường

 

 

 

 

 

Có 1 điểm có nguy cơ sạt lở đất đến 1 hộ gia đình ở thôn 3B.

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

13

Vân Hội

 

 

 

 

 

1 Điểm sạt lở đất, xóm Đèo thôn 6 có nguy cơ ảnh hưởng 3 hộ gia đình

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

14

Việt Hồng

 

 

 

 

 

Có 3 điểm có nguy cơ ảnh hưởng sạt lở taluy với 15 hộ (Bản Chao, Bản Phạ, Bản Zin)

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

15

Lương Thịnh

 

 

 

 

 

7 điểm sạt lở đất (Đồng Bằng, Phương Đạo 2, Lương Tàm, Đồng Hào, Lương Môn, Lương Thiện, Đoàn Kết)

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

16

ng Thịnh

 

 

 

 

 

Có 1 điểm có nguy cơ sạt lở đất đến 4 hộ gia đình ở thôn Yên Định

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

17

Hưng Khánh

 

 

 

 

 

3 điểm sạt lở đất với 17 hộ (Thôn 3, thôn 4, thôn 6)

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

18

Hồng Ca

 

 

 

 

 

10 điểm ảnh hưởng do sạt lở đất với 23 hộ (Bản Khun, Khe Tiến, Cà Nộc, Trung Nam, Hồng Lâu, Khuân Bổ, Khe Thẹt, Đồng Đình, Bản Chiềng)

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

19

Kiên Thành

 

 

 

 

 

6 điểm ảnh hưởng sạt lở đất với 9 hộ (Thôn cát Tường, Yên Thịnh, Kiên Lao, Đá Khánh, Đồng Song, Khe Rộng)

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

20

Quy Mông

 

 

 

 

 

Có 5 điểm nguy cơ sạt lở đất đến 30 hộ gia đình (Thôn 1, 5, 8, 9, 11)

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

21

Y Can

 

 

 

 

 

Có 8 điểm nguy cơ bị sạt lở ta luy đến 34 hộ (Thôn Hòa Bình, Thắng Lợi, Hạnh Phúc, Tự Do, Minh An, An Phú, An Thành, An Hòa)

 

 

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

VI

Thị xã Nghĩa Lộ

 

 

 

 

1

Xã Nghĩa An

 

 

 

 

 

Thôn Đêu 2

200

70

Đặc biệt nguy hiểm

Khu vực dân cư sinh sống

 

Thôn Đêu 3

50

10

Nguy hiểm

Đường giao thông

 

Thôn Nậm Đông 1

500

50

Nguy hiểm

Theo từng nhà ở của các hộ dân

 

Thôn Nậm Đông 2

250

10

Nguy hiểm

Theo từng nhà ở của các hộ dân

2

Phường Pú Trạng

 

 

 

 

 

Tổ 9 (Khu Căng và Đồn Nghĩa Lộ)

150

5

Nguy hiểm

Khu vực dân cư sinh sống

3

Xã Nghĩa Phúc

 

 

 

 

 

Thôn Ả Thượng

250

10

Nguy hiểm

Khu vực dân cư sinh sống

4

Phường Cầu Thia

 

 

 

 

 

Tổ 1

170

15

Đặc biệt nguy hiểm

Kè bờ suối, đường giao thông và khu vực dân cư sinh sống

 

Tổ 8

100

5

Đặc biệt nguy hiểm

Kè bờ suối và khu vực dân cư sinh sống

5

Xã Nghĩa Lợi

 

 

 

 

 

Sang Đốm

85

10

Đặc biệt nguy hiểm

Kè bờ suối, đường giao thông và khu vực dân cư sinh sống

 

Sang Hán

375

15

Đặc biệt nguy hiểm

Kè bờ suối, đường giao thông và khu vực dân cư sinh sống

 

Phán Thượng

330

12

Đặc biệt nguy hiểm

Kè bờ suối, đường giao thông và khu vực dân cư sinh sống

6

Phường Pú Trạng

 

 

 

 

 

Tổ 20

135

5

Đặc biệt nguy hiểm

Kè bờ suối và khu vực dân cư sinh sống

VII

Huyện Văn Chấn

 

 

 

 

1

Dọc QL32 đoạn qua xã Sơn Lương, Nậm Lành, Nậm Búng, Gia Hội, Tú Lệ

 

 

Nguy cơ trượt lở cao

Có dân sinh sống gây ách tắc giao thông;

Khu vực cảnh báo sạt lở.

2

Xã Thượng Bằng La

 

 

Nguy cơ trượt lở cao

Có dân sinh sống gây ách tắc giao thông;

Khu vực cảnh báo sạt lở.

3

Minh An (dọc QL 32)

 

 

Nguy cơ trượt lở cao

Có dân sinh sống gây ách tắc giao thông;

Khu vực cảnh báo sạt lở.

4

Cát Thịnh (dọc QL32)

 

 

Nguy cơ trượt lở cao

Có dân sinh sống gây ách tắc giao thông;

Khu vực cảnh báo sạt lở.

5

Sơn Thịnh (dọc QL32)

 

 

Nguy cơ trượt lở cao

Có dân sinh sống gây ách tắc giao thông; Khu vực cảnh báo sạt lở.

6

Suối Giàng (dọc đường lên xã)

 

 

Nguy cơ trượt lở cao

Có dân sinh sống gây ách tắc giao thông;

Khu vực cảnh báo sạt lở.

7

An Lương

 

 

Nguy cơ trượt lở cao

Có dân sinh sống gây ách tắc giao thông;

Khu vực cảnh báo sạt lở.

8

Phù Nham

 

 

Nguy hiểm

Kè bờ suối, đường giao thông và khu vực dân cư sinh sống

9

Thanh Lương

 

 

Nguy hiểm

Kè bờ suối, đường giao thông và khu vực dân cư sinh sống

10

Hạnh Sơn

 

 

Nguy hiểm

Kè bờ suối, đường giao thông và khu vực dân cư sinh sống

VIII

Huyện Trạm Tấu

 

 

 

 

1

Thị trấn Trạm Tấu

 

 

 

 

 

Đằng trước trang trại Thạo Thúy-Khu II

100

80

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

 

Taluy âm, dương đường 05/10 - Khu III

50

20

Rất nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống, cơn bão số 3 năm 2016 đã sạt taluy âm, dương và có 01 hộ bị ảnh hưởng.

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

 

Khu IV

80

40

Rất nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

 

Khu V

100

40

Rất nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

2

Xã Bản Mù

 

 

 

 

 

Chòm Mù nước - Thôn Mù Cao

500

300

Rất nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống với 16 hộ, cơn bão số 3 năm 2016, có 01 hộ bị đất sạt làm sập nhà hoàn toàn.

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

3

Xã Xà Hồ

 

 

 

 

 

Thôn Suối Giao

70

30

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống.

- Độ dốc lớn, nguy cơ sạt lở về mùa mưa.

 

Chòm dưới - Thôn Tà Đằng

150

80

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống.

- Độ dốc lớn, nguy cơ sạt lở về mùa mưa.

4

Xã Hát Lừu

 

 

 

 

 

Thôn Vũng Tầu

80

60

Rất nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống, khung đất yếu, độ dốc lớn, cơn bão số 3 năm 2016 có 5 hộ bị sạt taluy dương đất vào nền nhà, đã di dời khẩn cấp.

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

 

Chòm rừng vầu - Thôn Hát 2

70

50

Rất nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống, khung đất yếu, cơn bão số 3 năm 2016, có vết nứt sau nhà của 5 hộ dân.

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

5

Xã Pá Lau

 

 

 

 

 

Thôn Háng Tây

100

40

Rất nguy hiểm

- Mới phát hiện sụt lún ngày 13/10/2016

- Có dân cư sinh sống.

- Chưa lắp đặt biển cảnh báo có nguy sạt lở.

- Các cơ quan chức năng huyện đã xuống kiểm tra, lập biên bản và đang hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ trình tỉnh phê duyệt kinh phí để di dời các hộ dân đến nơi an toàn.

 

Thôn Pá Lau

100

80

Nguy hiểm

- Phát hiện sụt lún năm 2013, huyện đã tổ chức di dời dân ra nơi ở mới an toàn.

- Cảnh báo sạt lở.

6

Xã Túc Đán

 

 

 

 

 

Thôn Tống Ngoài

50

20

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống, 02 hộ dân diện bị ảnh hưởng, nguy cơ sạt đằng trước nhà xuống khe.

- Chưa được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở.

 

Thôn Tà Chử

70

30

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống, 02 hộ dân diện bị ảnh hưởng, nguy cơ sạt, đá lăn đằng sau nhà.

- Chưa được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở.

 

Đường đi thôn Làng Linh

50

100

Nguy hiểm

- Hiện nay, đã có một tảng đá khoảng 8 m3 trượt lăn xuống vực. Nguy cơ sạt lở Taluy âm tuyến đường

- Chưa được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở.

7

Xã Làng Nhì

 

 

 

 

 

Thôn Đề Chơ

100

40

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống, có 8 hộ dân diện bị ảnh hưởng sạt lở đất đằng sau Bản, do độ dốc lớn.

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

 

Chòm Chống Chơ - Thôn Háng Đay

90

30

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống, có 4 hộ dân diện bị ảnh hưởng sạt lở đất đằng sau Bản, do độ dốc lớn.

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

8

Xã Phình Hồ

 

 

 

 

 

Chòm Bản Cại, thôn Suối Xuân

100

60

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống, có 29 hộ dân diện bị ảnh hưởng sạt lở đất đằng sau Bản, do độ dốc lớn.

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

 

Thôn Tà Chu

70

50

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống, có 5 hộ dân diện bị ảnh hưởng sạt lở đất đằng sau Bản, do độ dốc lớn.

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

9

Xã Tà Xi Láng

 

 

 

 

 

Chòm Cầu Tà - Thôn Tà Cao

150

40

Nguy hiểm

- Có dân cư sinh sống, có 8 hộ dân diện bị ảnh hưởng sạt lở đất đằng sau Bản, do độ dốc lớn.

- Khu vực cảnh báo sạt lở.

 

PHỤ LỤC: 04

LỰC LƯỢNG DỰ KIẾN HUY ĐỘNG
(kèm theo Phương án Phòng, tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Yên Bái)

STT

Lực lượng

Huyện

Xã, phường, thị trấn

Tổng cộng

 

Tổng các lực lượng

5.265

19.745

25.010

I

Thành phố Yên Bái

640

1.930

2.570

1

Quân đội

270

 

270

2

Công an

130

150

280

3

Các hội, đoàn thể

40

300

340

4

Dân quân các xã, phường

 

680

680

5

Lực lượng khác

200

800

1.000

II

Huyện Mù Cang Chải

656

2.114

2.770

1

Quân sự

20

 

20

2

Công an

30

150

180

3

Y tế

5

50

55

4

Hội Chữ thập đỏ

1

14

15

5

Doanh nghiệp Công ích

200

 

200

6

Đoàn thanh niên

200

500

700

7

Dân quân các xã

 

600

600

8

Lực lượng khác

200

800

1.000

III

Huyện Yên Bình

361

1.780

2.141

1

Quân sự

15

 

15

2

Công an

40

130

170

3

Y tế

5

52

57

4

Hội Chữ thập đỏ

1

26

27

5

Đoàn thanh niên

100

500

600

6

Dân quân các xã

 

572

572

7

Lực lượng khác

200

500

700

IV

Huyện Trấn Yên

651

1.512

2.163

1

Quân sự

30

 

30

2

Công an

30

110

140

3

Y tế

10

50

60

4

Hội Chữ thập đỏ

1

22

23

5

Tiểu đoàn căn cứ sân bay Yên Bái

50

 

50

6

Công ty TNHH một thành viên cơ

200

 

200

7

Đoàn thanh niên

100

500

600

8

Trại giam Hồng Ca

30

 

30

9

Dân quân các xã

 

330

330

10

Lực lượng khác

200

500

700

V

Huyện Văn Yên

552

5.000

5.552

1

Quân sự

30

 

30

2

Công an

30

320

350

3

Y tế

10

60

70

4

Hội Chữ thập đỏ

2

20

22

5

Doanh nghiệp Công ích

180

 

180

6

Đoàn thanh niên

100

600

700

7

Dân quân các xã

 

1.000

1000

8

Lực lượng khác

200

3.000

3.200

VI

Huyện Lục Yên

701

2.124

2.825

1

Ban chỉ huy Quân sự

25

 

25

2

Công an huyện

60

150

210

3

Y tế

15

50

65

4

Hội Chữ thập đỏ

1

24

25

5

Doanh nghiệp Công ích

200

 

200

6

Đoàn thanh niên

200

500

700

7

Dân quân các xã

 

600

600

8

Lực lượng khác

200

800

1000

VII

Thị xã Nghĩa Lộ

341

1.524

1.865

1

Quân sự

30

114

144

2

Công an

25

84

109

3

Cảnh sát PCCC

20

 

20

4

Y tế

18

35

53

5

Dân quân tự vệ

207

686

893

6

Đoàn Thanh niên

3

500

503

7

Lực lượng khác

38

105

143

VIII

Huyện Văn Chấn

707

1.551

2.258

1

Quân sự

20

90

110

2

Công an

30

150

180

3

Y tế

5

80

85

4

Hội Chữ thập đỏ

2

31

33

5

Doanh nghiệp Công ích

150

 

150

6

Đoàn thanh niên

100

200

300

7

Dân quân các xã

 

350

350

8

Lực lượng khác

400

650

1050

IX

Huyện Trạm Tấu

656

2.210

2.866

1

Quân sự

20

 

20

2

Công an

30

94

124

3

Y tế

5

36

41

4

Hội Chữ thập đỏ

1

12

13

5

Doanh nghiệp Công ích

200

 

200

6

Đoàn thanh niên

200

500

700

7

Dân quân các xã

 

768

768

8

Lực lượng khác

200

800

1.000

 

PHỤ LỤC: 05

PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ DỰ KIẾN HUY ĐỘNG

(kèm theo Phương án Phòng, tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Yên Bái)

Đơn vị

Xe

Tàu, xuồng các loại (chiếc)

Trang bị khác (chiếc)

Ô tô các loại

Máy xúc, ủi

VSN- 1500

ST-750

ST-660

ST-450

Loại khác

Nhà bạt các loại

Áo, phao tròn

Máy phát điện

Máy bơm áp lực CS cao

Dao, cuốc xẻng

Tổng cộng

137

1

1

1

3

11

29

208

3.416

42

6

1.060

Cơ quan Bộ chỉ huy

2

 

1

1

2

4

2

63

1.499

5

1

70

TP Yên Bái

30

 

 

 

1

1

20

14

495

17

 

353

Văn Yên

48

 

 

 

 

2

4

14

140

10

3

60

Trấn Yên

33

 

 

 

 

3

3

34

253

4

 

50

Lục Yên

2

 

 

 

 

1

 

16

365

1

 

50

Yên Bình

1

 

 

 

 

 

 

14

100

1

 

45

Mù Cang Chải

1

 

 

 

 

 

 

10

35

1

 

43

Trạm Tấu

14

1

 

 

 

 

 

10

35

1

 

50

Văn Chấn

3

 

 

 

 

 

 

15

240

1

 

119

TX Nghĩa Lộ

1

 

 

 

 

 

 

10

55

 

1

30

Trường QS

1

 

 

 

 

 

 

2

90

1

1

30

e121

1

 

 

 

 

 

 

2

49

 

 

100

C20

 

 

 

 

 

 

 

2

40

 

 

40

C27

 

 

 

 

 

 

 

2

20

 

 

20

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 826/QĐ-UBND năm 2017 về Phương án phòng, tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái

  • Số hiệu: 826/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/05/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
  • Người ký: Nguyễn Văn Khánh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 12/05/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản