Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 824/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 04 tháng 12 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Căn cứ Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ;
Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ;
Xét Tờ trình số 369/TTr-STC ngày 02 tháng 10 năm 2007 và Tờ trình số 401/TTr-STC ngày 31 tháng 10 năm 2007 của Giám đốc Sở Tài chính
,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu”

Điều 2. Phạm vi áp dụng:

- Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục đích phát triển kinh tế theo quy định của Chính phủ. Riêng việc bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án ODA áp dụng theo khung chính sách riêng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt cho từng dự án;

- Quy định ban hành kèm theo Quyết định này quy định cụ thể những khoản mà Chính phủ và Bộ Tài chính quy định khung hoặc giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết cho phù hợp với thực tế tại địa phương. Những quy định khác về đối tượng, chế độ và điều kiện áp dụng,... không nêu trong Quy định này thì áp dụng theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 116/2004/TT-BTC và Thông tư số 69/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính;

- Phần đơn giá quy định kèm theo Quyết định này là đơn giá chuẩn thời điểm, được áp dụng trong các lĩnh vực khác có liên quan như: Giám định giá trị tài sản tại các cơ quan đơn vị để phục vụ công tác quản lý tài sản Nhà nước; bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; giám định giá trị tài sản để phục vụ công tác hòa giải, xét xử tranh chấp tài sản, thi hành án.

Điều 3. Thời gian thực hiện:

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký;

Những phương án bồi thường giải tỏa mặt bằng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt trước ngày Quyết định này có hiệu lực vẫn tiếp tục thực hiện theo phương án đã được phê duyệt;

Quyết định này thay thế Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu. Các văn bản khác trước đây có nội dung trái với Quyết định này đều bãi bỏ;

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, giao Giám đốc Sở Tài chính hướng dẫn giải quyết, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện và thị xã Bạc Liêu; các Ban quản lý dự án và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Hoàng Bê

 

QUY ĐỊNH

VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
(Ban hành theo Quyết định số 824/QĐ-UBND ngày 04/12/2007 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

Để có cơ sở giúp cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh; Hội đồng bồi thường giải tỏa các huyện và thị xã Bạc Liêu; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng và các chủ đầu tư làm tốt nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Là cơ sở cho việc thẩm định, trình duyệt phương án và kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải tỏa theo quy định. Căn cứ tình hình thực tế của địa phương; theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định chi tiết để thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Nội dung cụ thể như sau:

Phần I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Mục I: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THU HỒI ĐẤT VÀ THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

Nhằm mục đích triển khai thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư được nhanh, gọn, đúng quy định của pháp luật; Ủy ban nhân dân tỉnh quy định trình tự thực hiện các bước trong bồi thường giải tỏa mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu như sau:

Bước 1: Xác định và công bố chủ trương thu hồi đất (Điều 49 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP):

1. Việc xác định chủ trương thu hồi đất (đối với trường hợp thu hồi đất theo quy hoạch) hoặc ra văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư (đối với trường hợp thu hồi đất theo dự án) được thực hiện dựa vào các căn cứ sau đây:

a) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt theo quy định của pháp luật;

b) Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong hồ sơ dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về xây dựng;

Đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước thì nhu cầu sử dụng đất được xác định theo quyết định phê duyệt dự án của cơ quan có thẩm quyền; đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước thì nhu cầu sử dụng đất được xác định theo văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ; đối với dự án xây dựng cơ sở tôn giáo thì nhu cầu sử dụng đất được xác định theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

c) Các trường hợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g và h khoản 1 và các điểm a, c và d khoản 2 Điều 36 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP , khoản 3 Điều 2, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP , Điều 34, Điều 35 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành văn bản về chủ trương thu hồi đất hoặc văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư theo quy định tại khoản 1 nêu trên.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm chỉ đạo phổ biến rộng rãi chủ trương thu hồi đất, các quy định về thu hồi đất, về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm niêm yết công khai chủ trương thu hồi đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi, thông báo rộng rãi trên hệ thống đài truyền thanh cấp xã (ở những nơi có hệ thống truyền thanh).

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi (Điều 50 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP):

1. Căn cứ vào văn bản của Ủy ban nhân dân nêu tại khoản 2, bước 1 Quy định này, cơ quan Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cùng cấp thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện (đối với nơi chưa có Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) việc chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi theo quy định sau đây:

a) Chỉnh lý bản đồ địa chính cho phù hợp với hiện trạng và làm trích lục bản đồ địa chính đối với những nơi đã có bản đồ địa chính chính quy hoặc trích đo địa chính đối với nơi chưa có bản đồ địa chính chính quy;

b) Hoàn chỉnh và trích sao hồ sơ địa chính (sổ địa chính) để gửi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

c) Lập danh sách các thửa đất bị thu hồi với các nội dung: Số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, tên người sử dụng đất, diện tích của phần thửa đất có cùng mục đích sử dụng, mục đích sử dụng đất.

2. Đối với khu đất phải trích đo địa chính thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất bị thu hồi thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất thuộc khu vực phải thu hồi đất về việc đo địa chính. Người sử dụng đất có trách nhiệm chấp hành, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đo đạc xác định hiện trạng thửa đất.

3. Kinh phí chi cho việc chỉnh lý bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, trích đo địa chính, trích sao hồ sơ địa chính do chủ đầu tư dự án chi trả đối với trường hợp thu hồi đất theo dự án, do tổ chức phát triển quỹ đất chi trả đối với trường hợp thu hồi đất theo quy hoạch:

Tùy theo tính chất và quy mô diện tích đất và số đối tượng ảnh hưởng mà thời gian hoàn thành các công việc quy định tại điểm a, b, c khoản 1 nêu trên tối đa không quá mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được chủ trương thu hồi đất hoặc văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư của cấp thẩm quyền quy định tại khoản 2, bước 1 nêu trên. Trường hợp phải trích đo địa chính thì tùy theo mức độ, quy mô của từng dự án mà thực hiện, nhưng phải đảm bảo theo tiến độ thời gian của dự án đầu tư được duyệt;

Trường hợp dự án cần triển khai nhanh, nhưng cơ quan Tài nguyên và Môi trường không đảm bảo tiến độ thì chủ đầu tư dự án có thể thuê tổ chức có chức năng đo đạc lập hồ sơ đo địa chính tiến hành thực hiện và trình cơ quan chức năng thẩm định phê duyệt.

Các hồ sơ này gửi:

- Ủy ban nhân dân; huyện, thị (nơi thu hồi đất) và chủ đầu tư (trong trường hợp thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đã có dự án đầu tư);

- Ủy ban nhân dân huyện, thị (nơi thu hồi đất) và Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh (trường hợp thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất mà chưa có dự án đầu tư).

Bước 3: Lập, thẩm định và xét duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (Điều 51 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP):

1. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng (có sự tham gia của đại diện chủ đầu tư) (sau đây gọi là tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng) lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (sau đây gọi là phương án tổng thể) trên cơ sở số liệu, tài liệu hiện có do cơ quan Tài nguyên và Môi trường cung cấp và nộp tại Sở Tài chính hoặc Phòng Tài chính - Kế hoạch (gọi chung là cơ quan Tài chính) để thẩm định. Phương án tổng thể có các nội dung chính sau:

a) Các căn cứ để lập phương án bao gồm các văn bản sau:

- Văn bản về chủ trương thu hồi đất đối với trường hợp thu hồi đất theo quy hoạch của cấp thẩm quyền;

- Văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư đối với trường hợp thu hồi đất theo dự án của cấp thẩm quyền;

- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp thẩm quyền hoặc kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản được bố trí, trong đó có nêu rõ địa điểm đầu tư, trường hợp không nêu rõ địa điểm đầu tư thì phải có văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư của cấp thẩm quyền.

b) Số liệu tổng hợp của từng đối tượng bị ảnh hưởng về: Diện tích đất sử dụng, diện tích đất thu hồi, diện tích đất còn lại của các loại đất, hạng đất đối với đất nông nghiệp; số tờ bản đồ, số thửa; dự kiến đơn giá từng loại đất, hạng đất và kinh phí bồi thường, hỗ trợ về đất; giá trị ước tính của tài sản hiện có trên đất;

Kèm theo hồ sơ kỹ thuật thửa đất, danh sách các đối tượng bị ảnh hưởng và trích lục bản đồ địa chính đối với những nơi đã có bản đồ địa chính chính quy do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (cơ quan Tài nguyên và Môi trường) duyệt hoặc trích đo địa chính đối với nơi chưa có bản đồ địa chính chính quy được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

c) Số liệu tổng hợp về số hộ, số nhân khẩu, số lao động trong khu vực thu hồi đất, trong đó nêu rõ số lao động của từng hộ phải chuyển đổi nghề nghiệp, số hộ phải tái định cư, dự kiến số nền phải bố trí tái định cư; dự kiến kinh phí hỗ trợ di chuyển; hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất và các khoản hỗ trợ khác (nếu có) theo quy định;

d) Dự kiến mức bồi thường, hỗ trợ và dự kiến địa điểm, diện tích đất khu vực tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, phương thức tái định cư, đơn giá đất tái định cư;

đ) Dự kiến biện pháp trợ giúp giải quyết việc làm và kế hoạch đào tạo chuyển đổi ngành nghề; kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm;

e) Danh mục các công trình và quy mô các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư phải di dời và dự kiến địa điểm để di dời, kinh phí bồi thường, hỗ trợ;

g) Số lượng mồ mả phải di dời và dự kiến địa điểm để di dời, kinh phí bồi thường hỗ trợ;

h) Dự toán kinh phí thực hiện phương án: Trên cơ sở các khoản kinh phí từ điểm b, c, d, đ, e, g nêu trên và dự kiến kinh phí tổ chức thực hiện, chi phí đo đạc lập hồ sơ địa chính (nếu có) tổng hợp thành tổng kinh phí thực hiện phương án;

i) Nguồn kinh phí thực hiện phương án;

k) Tiến độ thực hiện phương án.

2. Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được phương án tổng thể có đủ các nội dung đã quy định tại khoản 1 nêu trên, cơ quan Tài chính chủ trì phối hợp với cơ quan Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan có liên quan tiến hành thẩm định phương án và trình Ủy ban nhân dân cùng cấp xét duyệt, quy định cụ thể như sau:

2.1. Nếu phương án tổng thể thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định tại mục II, phần I Quy định này thì Sở Tài chính sau khi nhận được phương án tổng thể do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan chức năng có liên quan để lấy ý‎ kiến đóng góp. Trong thời gian tối đa không quá bảy (07) ngày, kể từ ngày nhận được phương án tổng thể do Sở Tài chính gửi, Sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành chức năng nghiên cứu có ý‎‎ kiến đóng góp bằng văn bản gửi lại cho Sở Tài chính để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Đối với những phương án có quy mô lớn, phức tạp, các ý‎ kiến chưa thống nhất giữa các ngành thì Sở Tài chính sẽ chủ trì mời họp thẩm định để thống nhất kết luận chung trước khi trình phê duyệt:

Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan có trách nhiệm nghiên cứu đóng góp ý ‎kiến bằng văn bản gửi cho Sở Tài chính tổng hợp hoặc cử đại diện tham dự họp thẩm định theo thư mời họp thẩm định của Sở Tài chính;

Trường hợp nếu phương án phải điều chỉnh, bổ sung thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm kiểm tra hoàn chỉnh phương án theo ý ‎kiến đóng góp trước khi trình lại cho Sở Tài chính kiểm tra trình phê duyệt.

2.2. Nếu phương án tổng thể thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã theo quy định tại mục II, phần I Quy định này thì Phòng Tài chính - Kế hoạch sau khi nhận được phương án tổng thể chủ trì phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, các phòng ban có liên quan tiến hành thẩm định phương án tương tự như điểm 2.1 nêu trên và trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã phê duyệt.

Giao Ủy ban nhân dân huyện, thị xã chỉ đạo các phòng ban chức năng có trách nhiệm phối họp với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thị xã thẩm định phương án tổng thể để trình phê duyệt.

3. Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của cơ quan Tài chính, Ủy ban nhân dân đã có chủ trương thu hồi đất hoặc chấp thuận về địa điểm đầu tư có trách nhiệm xem xét, ký quyết định xét duyệt phương án tổng thể.

Bước 4: Thông báo về việc thu hồi đất (Điều 52 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP):

1. Sau khi phương án tổng thể được xét duyệt, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thông báo cho người đang sử dụng đất biết lý do thu hồi đất; dự kiến về mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; biện pháp chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm; thời gian di chuyển và bàn giao đất bị thu hồi được nêu trong phương án tổng thể;

2. Người sử dụng đất có quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để nhận xét, đề đạt hoặc yêu cầu tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng giải thích về những nội dung đã được thông báo quy định tại khoản 1 bước này.

Bước 5: Quyết định thu hồi đất (Điều 53 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP):

1. Việc ra quyết định thu hồi đất được thực hiện như sau:

a) Sau hai mươi (20) ngày, kể từ ngày thông báo quy định tại khoản 1 bước 4 Quy định này, cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi đất;

b) Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình của cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm xem xét, ký quyết định thu hồi đất;

c) Trường hợp khu đất bị thu hồi vừa có thửa đất thuộc thẩm quyền thu hồi của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, vừa có thửa đất thuộc thẩm quyền thu hồi của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi chung đối với toàn bộ các thửa đất trên khu đất và ra quyết định thu hồi đối với từng thửa đất thuộc thẩm quyền thu hồi của mình;

d) Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi chung của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại điểm c khoản này, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi từng thửa đất thuộc thẩm quyền thu hồi của mình.

2. Quyết định thu hồi đất bao gồm:

a) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành về việc thu hồi chung đối với toàn bộ các thửa đất của khu đất có nội dung bao gồm tổng diện tích đất thu hồi, tên, địa chỉ của người sử dụng đất và danh sách các thửa đất bị thu hồi;

b) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền ban hành về việc thu hồi đất đối với từng thửa đất có nội dung bao gồm tên, địa chỉ người bị thu hồi đất; số tờ bản đồ hoặc số của bản trích đo địa chính, số thửa, loại đất, diện tích (tính theo hồ sơ địa chính hoặc số liệu diện tích chính thức được xác định lại trong quá trình lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng).

3. Quyết định thu hồi đất phải được gửi đến người có đất bị thu hồi và được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi trong suốt thời gian kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được quyết định đến thời điểm kết thúc việc thu hồi.

Bước 6: Giải quyết khiếu nại đối với quyết định thu hồi đất (Điều 54 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP):

1. Việc giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định tại Điều 138 của Luật Đất đai, Điều 63 và Điều 64 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ và quy định giải quyết khiếu nại tại Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ;

2. Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại thì vẫn phải tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi đất. Trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật thì phải dừng thực hiện quyết định thu hồi đất; cơ quan Nhà nước đã ban hành quyết định thu hồi đất phải có quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi đất đã ban hành và bồi thường thiệt hại do quyết định thu hồi đất gây ra (nếu có). Trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là đúng pháp luật thì người có đất bị thu hồi phải chấp hành quyết định thu hồi đất.

Bước 7: Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

Khi có quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (sau đây gọi tắt là Hội đồng bồi thường). Thành phần chủ yếu của Hội đồng như sau:

1. Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Hội đồng;

2. Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch, Phó Chủ tịch Hội đồng;

3. Chủ đầu tư và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, Ủy viên thường trực;

4. Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy viên;

5. Đại diện Phòng Công nghiệp - Giao thông - Xây dựng hoặc Quản lý đô thị, Ủy viên;

6. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi, Ủy viên;

7. Mời đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Ban Dân vận cấp huyện tham gia;

8. Mời đại diện những người bị thu hồi đất tham gia (từ một đến hai người);

9. Ngoài thành phần chủ yếu như trên, tùy theo tình hình thực tế, Chủ tịch Hội đồng có thể quyết định bổ sung thêm chuyên viên thuộc các lĩnh vực khác có liên quan để giúp việc cho Hội đồng;

Trách nhiệm của Hội đồng bồi thường và các thành viên có liên quan, thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP.

Bước 8: Công bố quyết định thành lập hội đồng, hướng dẫn tự kê khai (khoản 1 Điều 55 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP):

Hội đồng bồi thường tiến hành họp dân khu vực bị thu hồi đất để công bố quyết định thu hồi đất, đồng thời quyết định thu hồi đất phải được gửi đến người có đất bị thu hồi và được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi theo quy định tại khoản 3, bước 5 nêu trên; công bố quyết định thành lập Hội đồng, triển khai việc phát tờ khai và hướng dẫn nhân dân tự kê khai; đồng thời hướng dẫn họ cung cấp bản sao giấy tờ có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Mẫu tờ khai do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phát và hướng dẫn. Tờ khai phải có các nội dung chủ yếu sau:

a) Diện tích, loại đất (mục đích sử dụng đất), nguồn gốc, thời điểm bắt đầu sử dụng, loại giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có;

b) Số lượng nhà, loại nhà, cấp nhà, thời gian đã sử dụng và các công trình khác xây dựng trên đất; số lượng, loại cây, tuổi cây đối với cây lâu năm; diện tích, loại cây, năng suất, sản lượng đối với cây hàng năm; diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản, làm muối;

c) Số nhân khẩu (theo đăng ký thường trú, tạm trú dài hạn tại địa phương), số lao động chịu ảnh hưởng do việc thu hồi đất gây ra (đối với khu vực nông nghiệp là những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối trên thửa đất bị thu hồi; đối với khu vực phi nông nghiệp là những người có hợp đồng lao động mà người thuê lao động có đăng ký kinh doanh); nguyện vọng tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp (nếu có);

d) Số lượng mồ mả phải di dời:

Hội đồng bồi thường quy định thời gian, địa điểm để người dân gửi tờ tự kê khai tài sản và bản sao các giấy tờ có liên quan về chính sách bồi thường giải tỏa mặt bằng (bản sao giấy tờ có chứng thực của chính quyền hoặc công chứng).

Bước 9: Kiểm kê và giám định thực tế (khoản 2 Điều 55 và Điều 47 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP)

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc kiểm tra xác định nội dung kê khai và thực hiện kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền với đất, xác định nguồn gốc đất đai theo trình tự sau:

a) Kiểm tra tại hiện trường về diện tích đất đối với trường hợp có mâu thuẫn, khiếu nại về số liệu diện tích; kiểm đếm tài sản bị thiệt hại và so sánh với nội dung người sử dụng đất đã kê khai. Việc kiểm tra, kiểm đếm tại hiện trường phải có sự tham gia của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất và người có đất bị thu hồi.

Kết quả kiểm đếm phải có chữ ký của:

1. Người trực tiếp thực hiện kiểm đếm tại hiện trường;

2. Người bị thu hồi đất (hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật); người bị thiệt hại tài sản (hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật);

3. Cán bộ địa chính cấp xã;

4. Đại diện của Phòng Tài nguyên và Môi trường;

5. Đại diện của lãnh đạo tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

6. Đại diện chủ đầu tư hoặc Trung tâm Phát triển quỹ đất:

Trường hợp người bị thu hồi đất cố tình không tham gia hoặc không ký biên bản kiểm kê thì Hội đồng bồi thường mời đại diện nhân dân và chính quyền địa phương chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản kiểm kê giám định;

 Về nguyên tắc đất bị thu hồi phải có trích lục hồ sơ kỹ thuật thửa đất theo mẫu quy định của cơ quan Tài nguyên và Môi trường; đây là cơ sở để kiểm tra việc áp dụng giá theo loại đất, hạng đất và vị trí đất cụ thể;

Trường hợp diện tích theo số liệu trích lục trong hồ sơ kỹ thuật thửa đất hoặc diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất khác với diện tích đo đạc thực tế thì được bồi thường như sau:

+ Nếu diện tích đo đạc thực tế nhỏ hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế;

+ Nếu diện tích đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất do việc đo đạc trước đây thiếu chính xác hoặc do khi kê khai đăng ký trước đây, người sử dụng đất không kê khai hết diện tích nhưng toàn bộ ranh giới thửa đất đã được xác định, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề, không do lấn, chiếm thì bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế;

+ Nếu diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận diện tích nhiều hơn là do khai hoang hoặc nhận chuyển quyền của người sử dụng đất trước đó, đất đã sử dụng ổn định và không có tranh chấp thì được bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế;

+ Không bồi thường về đất đối với phần diện tích đất nhiều hơn diện tích đất ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất mà diện tích đất nhiều hơn là do hành vi lấn, chiếm mà có:

Trong kiểm kê giám định nếu cần thu thập các loại giấy tờ (bản gốc) chứng minh nguồn gốc nhà đất của dân để đính kèm, phải ghi rõ trong biên bản giám định;

Biên bản kiểm kê giám định lập xong, sau khi các thành viên nêu trên ký xác nhận. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phô tô gửi lại người bị thu hồi đất, để họ có cơ sở đối chiếu với kết quả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư niêm yết sau này.

b) Làm việc với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan Tài nguyên và Môi trường (đối với nơi chưa có Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để xác định nguồn gốc sử dụng đất; xác định các trường hợp được bồi thường, được hỗ trợ, được tái định cư:

Nội dung làm việc phải được lập thành biên bản có xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thành viên nêu trên đối với từng trường hợp cụ thể của các hộ bị thu hồi đất về: Nguồn gốc sử dụng đất; loại đất; vị trí; hạng đất bị thu hồi; tổng diện tích đất nông nghiệp sử dụng; xác định các trường hợp được bồi thường; được hỗ trợ; được tái định cư. Đây là cơ sở để tính toán bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và là một phần trong các hồ sơ trình duyệt phương án chi tiết;

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thông báo cho Ủy ban nhân dân huyện, thị xã chỉ đạo cơ quan Tài nguyên và Môi trường (hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) tiến hành rà soát điều chỉnh biến động đất đai (kể cả việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do thu hồi hết đất) theo quy định.

Bước 10: Lập, thẩm định và xét duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (Điều 56 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP):

Trên cơ sở các căn cứ pháp lý như: Quyết định thu hồi đất; quyết định phê duyệt dự án đầu tư (nếu có); quyết định thành lập Hội đồng bồi thường cơ sở; kế hoạch vốn được phê duyệt và biên bản kiểm kê giám định, đơn giá hiện hành. Giao trách nhiệm tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường (có sự tham gia của đại diện chủ đầu tư và đại diện của những hộ có đất bị thu hồi) tiến hành tính toán lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (sau đây gọi là phương án bồi thường) theo trình tự và thủ tục sau đây:

1. Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

a) Trong thời hạn không quá 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày hoàn thành việc đo đạc, kiểm đếm, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

b) Nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gồm 2 phần chính:

Phần I: Thuyết minh phương án: (nêu những vấn đề có tính tổng quát, chung nhất về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư) cụ thể như:

- Giới thiệu sơ lược về dự án (quy mô, địa điểm, nguồn vốn thực hiện, thời gian thực hiện,…);

- Các cơ sở pháp l‎ý để lập phương án: Quyết định thu hồi đất; quyết định phê duyệt dự án đầu tư (nếu có); quyết định thành lập Hội đồng bồi thường cơ sở; kế hoạch vốn được phê duyệt; các đơn giá và chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản…;

- Cơ sở tính toán và nguyên tắc chung về bồi thường, hỗ trợ có liên quan đến việc lập phương án như: Thuyết minh chung về đơn giá đất áp dụng bồi thường, hỗ trợ cho từng loại đất, từng vị trí, hạng đất,…; đơn giá bồi thường, hỗ trợ đối với các loại tài sản trên đất; chính sách về nghĩa vụ tài chính; chính sách về tái định cư; các chính sách hỗ trợ khác…;

- Việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư;

- Việc di dời mồ mả;

- Bảng tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: Họ tên, địa chỉ người bị thu hồi đất; diện tích đất sử dụng; diện tích đất, loại đất thu hồi; diện tích đất còn lại; tỷ lệ % diện tích đất thu hồi (đối với đất nông nghiệp); kinh phí bồi thường, hỗ trợ về đất (trong đó: Đất ở, đất nông nghiệp); kinh phí bồi thường, hỗ trợ tài sản trên đất (trong đó: Nhà, vật kiến trúc, cây trái hoa màu, vật nuôi); kinh phí hỗ trợ (di chuyển, ổn định đời sống và sản xuất, tiền thuê nhà…); nghĩa vụ tài chính; tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ;

- Bảng tổng hợp danh sách đối tượng được bố trí tái định cư gồm: Họ tên, địa chỉ, số nhân khẩu trong gia đình (ghi rõ gia đình bao nhiêu thế hệ), số lao động trong độ tuổi, vị trí, diện tích, đơn giá, thành tiền lô đất tái định cư,…;

- Kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư;

- Những kiến nghị, đề xuất khác (nếu có).

Phần II: Xác định mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cụ thể cho từng đối tượng bị thu hồi đất như:

- Họ tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất;

- Diện tích đất sử dụng; diện tích, loại đất (mục đích sử dụng đất), hạng đất (đối với đất nông nghiệp), vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; diện tích đất còn lại; tỷ lệ % diện tích đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất so với diện tích đất do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng;

- Số lượng; khối lượng nhà cửa, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân, cây trái hoa màu vật nuôi; tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại là nhà, công trình xây dựng khác (nếu có);

- Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như: Giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình, cây trái hoa màu vật nuôi tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội;

- Số tiền bồi thường, hỗ trợ;

- Việc bố trí tái định cư:

+ Hình thức bố trí tái định cư (bằng đất mới, bằng nhà hoặc bằng tiền theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP), địa điểm nơi tái định cư, giá đất khu tái định cư, giá bán hoặc cho thuê nhà mới tại nơi tái định cư;

+ Số tiền sử dụng đất, tiền mua hoặc cho thuê nhà mà người được bố trí tái định cư phải thanh toán cho cơ quan được giao nhiệm vụ tái định cư hoặc chủ đầu tư.

- Số tiền người bị thu hồi đất phải nộp hoàn lại cho ngân sách Nhà nước do chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai;

Phương án đã lập xong, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng gửi các thành viên Hội đồng bồi thường cơ sở nghiên cứu trước và đưa ra Hội đồng bồi thường cơ sở xem xét thông qua (có biên bản họp Hội đồng bồi thường cơ sở) trước khi tiến hành niêm yết công khai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi.

2. Lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

a) Niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi để người bị thu hồi đất và những người có liên quan tham gia ý kiến;

Nội dung công khai gồm:

- Họ tên, địa chỉ của tổ chức, cộng đồng dân cư hoặc cá nhân bị thu hồi đất (sau đây gọi tắt là đối tượng bị thu hồi đất);

- Diện tích, loại đất, hạng đất, vị trí, nguồn gốc và tỷ lệ (% diện tích đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất so với diện tích đất do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng) đất bị thu hồi;

- Số lượng; khối lượng nhà cửa, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân, cây trái hoa màu vật nuôi; tỷ lệ % chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại là nhà, công trình xây dựng khác (nếu có);

- Các căn cứ tính toán và tổng số tiền bồi thường hỗ trợ của từng đối tượng như: Giá đất, giá nhà, vật kiến trúc… đã áp giá để tính bồi thường; số nhân khẩu, lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội của hộ gia đình; địa điểm đăng ký di chuyển... áp dụng để tính các chính sách hỗ trợ;

- Địa điểm và hình thức bố trí tái định cư cụ thể cho từng đối tượng bị giải tỏa.

b) Việc niêm yết phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xă, đại diện những người có đất bị thu hồi;

c) Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp ít nhất là 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày đưa ra niêm yết;

3. Hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

a) Hết thời hạn niêm yết và tiếp nhận ý kiến, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, nêu rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh và gửi phương án đã hoàn chỉnh kèm theo bản tổng hợp ý kiến đóng góp đến cơ quan Tài chính để thẩm định;

b) Trường hợp còn nhiều ý kiến không tán thành phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cần giải thích rõ hoặc xem xét, điều chỉnh trước khi chuyển cơ quan Tài chính thẩm định.

4. Hồ sơ trình duyệt phương án gồm:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt kèm theo phương án chi tiết;

- Bản sao quyết định thu hồi đất;

- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư; văn bản đặc thù riêng phục vụ dự án (nếu có);

- Bản sao quyết định thành lập Hội đồng bồi thường giải toả cơ sở;

- Bản sao các biên bản họp Hội đồng bồi thường cơ sở, biên bản họp dân có liên quan;

Biên bản về việc lấy ý kiến cho phương án chi tiết khi niêm yết công khai;

Bản tự kê khai tài sản của đối tượng bị giải tỏa và biên bản kiểm tra, giám định của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; hồ sơ kỹ thuật thửa đất thu hồi;

Biên bản làm việc với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan Tài nguyên và Môi trường (đối với nơi chưa có Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi để xác định nguồn gốc sử dụng đất, loại đất, vị trí, hạng đất bị thu hồi, tổng diện tích đất nông nghiệp sử dụng, xác định các trường hợp được bồi thường, được hỗ trợ, được tái định cư;

Riêng đối với các phương án có tính đặc thù cần phải có cơ quan chuyên môn thẩm định như: Di dời đường dây điện; công trình xây dựng kết cấu hạ tầng, cầu, đường; công trình văn hóa, di tích lịch sử; đo vẽ lập hồ sơ địa chính,… thì phải có văn bản thẩm định, phê duyệt của cơ quan chuyên môn trước khi gửi cho cơ quan tài chính thẩm định.

5. Thẩm định và trình duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

a) Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cơ quan Tài chính có trách nhiệm thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt; quy định cụ thể như sau:

a.1) Phương án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh (theo phân cấp tại mục II phần I):

Sở Tài chính sau khi nhận được phương án có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 4, bước 10 trên đây tối thiểu là năm (05) bộ hồ sơ do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng gửi, có trách nhiệm kiểm tra phương án và trình phê duyệt theo quy định;

Riêng đối với những phương án có quy mô lớn, phức tạp hoặc những vấn đề có liên quan nhiều đến lĩnh vực chuyên môn của các sở, ngành chức năng thì Sở Tài chính sẽ gửi hồ sơ phương án để lấy ý‎ kiến đóng góp bằng văn bản của các ngành trước khi trình phê duyệt phương án như: Về nguồn gốc đất đai gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường; về tài sản nhà cửa, vật kiến trúc gửi cho Sở Xây dựng; cây trái hoa màu, vật nuôi gửi cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; về nghĩa vụ tài chính gửi cho Cục thuế;… trong thời gian tối đa không quá bảy (07) ngày kể từ ngày nhận được phương án do Sở Tài chính gửi, Thủ trưởng các sở ngành có liên quan có trách nhiệm nghiên cứu phương án và có ý‎‎ kiến đóng góp bằng hình thức văn bản gửi lại Sở Tài chính làm cơ sở pháp l‎ý để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

a.2) Phương án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã (theo phân cấp tại mục II phần I):

Phòng Tài chính - Kế hoạch sau khi nhận được phương án do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng gửi, có trách nhiệm kiểm tra trình Ủy ban nhân dân huyện, thị phê duyệt theo quy định;

Đối với những phương án cần phải lấy ý kiến của các phòng ban chuyên môn trước khi trình phê duyệt thì Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm gửi hồ sơ phương án cho các phòng ban nghiên cứu đóng góp ý‎ kiến. Trình tự các bước tương tự như quy định tại điểm a.1 nêu trên;

Giao Ủy ban nhân dân huyện, thị xã chỉ đạo các phòng ban trực thuộc có trách nhiệm phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch nghiên cứu, thẩm định phương án theo quy định.

b) Trường hợp cần tiếp tục hoàn chỉnh thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm hoàn thiện phương án bồi thường và gửi lại cho cơ quan Tài chính. Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày, kể từ ngày nhận lại phương án bồi thường, cơ quan Tài chính có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.

6. Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

a) Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của cơ quan Tài chính, Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định phê duyệt phương án bồi thường;

b) Trường hợp phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt mà trong đó giá đất bồi thường, hỗ trợ cao hoặc thấp hơn giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố thì Ủy ban nhân dân cấp huyện phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chỉ được phê duyệt phương án bồi thường sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt giá đất.

Bước 11: Tổ chức triển khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

1. Công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (Điều 57 và khoản 4 Điều 58 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP):

a) Khi có Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cấp có thẩm quyền, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công bố mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho từng đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn;

b) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày, kể từ ngày nhận được phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi, trong đó nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, về bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

c) Phát sinh về giá đất thu hồi (nếu có) sau khi có quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được xử lý như sau:

- Trường hợp đã thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trước ngày Nghị định số 197/2004/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì không áp dụng hoặc không điều chỉnh theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ;

- Trường hợp do chậm chi trả hoặc chậm nhận tiền bồi thường, hỗ trợ được giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và khoản 2 Điều 4 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ;

- Trường hợp đã có quyết định phê duyệt trước ngày Nghị định số 197/2004/NĐ-CP có hiệu lực thi hành nhưng chưa thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mà sau đó giá đất cao hơn giá đất đã phê duyệt thì thực hiện điều chỉnh giá đất theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và khoản 2 Điều 4 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP.

2. Thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư (khoản 1, 2, 3 Điều 58 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP):

a) Sau năm (05) ngày, kể từ ngày gửi văn bản thông báo về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến người có đất bị thu hồi, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ. Trường hợp người được bồi thường, hỗ trợ ủy quyền cho người khác nhận thay thì người được bồi thường, hỗ trợ phải làm giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật;

b) Trường hợp bố trí tái định cư thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm bàn giao nhà ở hoặc đất ở và giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở cho người được bố trí tái định cư trước khi giải phóng mặt bằng. Trong trường hợp có thỏa thuận giữa tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và người được bố trí tái định cư về việc nhận nhà ở, đất ở tái định cư sau khi giải phóng mặt bằng thì thực hiện theo văn bản thỏa thuận có chữ ký của cả hai bên;

c) Trường hợp người bị thu hồi đất không nhận tiền chi trả về bồi thường, hỗ trợ, không nhận nhà hoặc đất tái định cư thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chuyển khoản tiền chi trả vào tài khoản riêng mở tại ngân hàng và giữ nguyên nhà hoặc đất tái định cư để làm căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại sau này (nếu có).

Bước 12: Thời điểm bàn giao đất bị thu hồi (Điều 59 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP):

Trong thời hạn hai mươi (20) ngày, kể từ ngày tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thanh toán xong tiền bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất theo phương án đã được xét duyệt thì người có đất bị thu hồi phải bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Bước 13: Cưỡng chế thu hồi đất (Điều 60 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP):

1. Việc cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật Đất đai chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Thực hiện đúng trình tự, thủ tục về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định tại bước 1 đến bước 12 Quy định này và quy định tại Điều 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ;

b) Đã quá ba mươi (30) ngày, kể từ thời điểm phải bàn giao đất quy định tại bước 12 này mà người có đất bị thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

c) Sau khi đại diện của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thu hồi đã vận động thuyết phục nhưng người có đất bị thu hồi không chấp hành việc bàn giao đất đã bị thu hồi cho Nhà nước;

d) Có quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đã có hiệu lực thi hành;

đ) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết công khai quyết định cưỡng chế tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi.

2. Sau mười lăm (15) ngày, kể từ ngày giao trực tiếp quyết định cưỡng chế hoặc ngày niêm yết công khai quyết định cưỡng chế quy định tại điểm đ khoản 1 bước này mà người bị cưỡng chế không bàn giao đất thì Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, tổ chức lực lượng cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

Bước 14: Giải quyết khiếu nại đối với quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc quyết định cưỡng chế thu hồi đất (Điều 61 Nghị định 84/2007/NĐ-CP):

Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc quyết định cưỡng chế thu hồi đất thực hiện theo quy định tại Điều 138 của Luật Đất đai, Điều 63 và Điều 64 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP và các quy định về giải quyết khiếu nại tại Nghị định số 136/2006/NĐ-CP.

Mục II: PHÂN CẤP THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

Căn cứ theo quy định tại mục c khoản 1 Điều 43 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP , Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như sau:

1. Phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án (phương án tổng thể và phương án chi tiết):

a) Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:

- Phê duyệt các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện các dự án giải tỏa có liên quan từ 2 huyện, thị trở lên;

- Phê duyệt các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện các dự án do cấp tỉnh hoặc Trung ương làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư từ 05 (năm) tỷ đồng trở lên.

b) Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã:

- Phê duyệt các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện các dự án do Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã quyết định đầu tư và các dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho các huyện, thị xã đầu tư;

- Phê duyệt các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn do cấp trên làm chủ đầu tư nhưng có tổng mức đầu tư dưới năm (05) tỷ đồng;

- Phê duyệt các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khác do Ủy ban nhân dân ủy quyền phê duyệt.

2. Quy định về thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (phương án tổng thể và phương án chi tiết):

a) Trường hợp phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu phê duyệt, giao trách nhiệm Giám đốc Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan (nếu cần thiết) thẩm định trước khi trình duyệt phương án;

b) Trường hợp phương án bồi thường thuộc thẩm quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã phê duyệt (gọi chung là cấp huyện); Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì mời đại diện các phòng, ban có liên quan của cấp huyện (nếu cần thiết), tham gia tổ chức thẩm định trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án.

Mục III: CHI PHÍ TỔ CHỨC THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG GIẢI TỎA

Chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và giải phóng mặt bằng hoặc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh, theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP , tổng kinh phí hoạt động được trích tối đa không quá 2% tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án. Từ thực tế địa phương, tỉnh Bạc Liêu quy định thống nhất chung khoản chi phí tổ chức thực hiện cho toàn bộ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (từ khi trình duyệt phương án tổng thể đến giai đoạn kiểm kê lập phương án chi tiết, trình duyệt phương án, thực hiện chi trả tiền, thu hồi đất bàn giao để thực hiện dự án) là 2% tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án. Khoản chi 2% này không bao gồm chi phí đo vẽ lập hồ sơ địa chính (đối với khu vực giải tỏa chưa có bản đồ địa chính).

1. Phân chia 2% chi phí cho hoạt động của các hội đồng và tổ chức thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng như sau:

a) Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức có chức năng thực hiện nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng (gọi chung là tổ chức):

- Phương án phải thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt:

+ Chi hoạt động của công tác thẩm định cấp tỉnh: 0,10%;

+ Chi hoạt động của Hội đồng bồi thường cơ sở; chủ đầu tư và tổ chức, đơn vị tư vấn được thuê: 1,90%.

- Phương án do Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp và ủy quyền cho Ủy ban nhân dân huyện, thị xã phê duyệt:

+ Chi hoạt động của công tác thẩm định cấp huyện: 0,10%;

+ Chi hoạt động của Hội đồng bồi thường cơ sở; chủ đầu tư và tổ chức, đơn vị tư vấn được thuê: 1,90%.

- Tổ chức, đơn vị tư vấn được thuê cùng với Hội đồng cơ sở và chủ đầu tư thỏa thuận cụ thể về phân giao công việc phải thực hiện trong công tác bồi thường giải tỏa, tùy theo khối lượng công việc thực tế để thỏa thuận về chi phí tổ chức thực hiện (trong mức 1,90%) và thể hiện trên hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên.

b) Trường hợp Hội đồng bồi thường cơ sở và chủ đầu tư tự thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng:

- Phương án phải thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt:

+ Chi hoạt động của công tác thẩm định cấp tỉnh :0,10%;

+ Chi hoạt động của Hội đồng bồi thường cơ sở và chủ đầu tư: 1,90%.

- Phương án do Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp và ủy quyền cho Ủy ban nhân dân huyện, thị xã phê duyệt:

Chi hoạt động của Hội đồng bồi thường cơ sở và chủ đầu tư: 2,00%.

2. Thẩm quyền phê duyệt dự toán, quyết toán các khoản chi phí thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng:

Ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị thụ hưởng nguồn kinh phí được trích từ khoản 2% chi phí thực hiện bồi thường giải tỏa được phê duyệt dự toán, quyết toán các khoản chi và định mức chi phí phục vụ công tác giải phóng mặt bằng phù hợp với thực tế của từng dự án và đúng với chính sách chế độ quy định hiện hành của Nhà nước nhưng không vượt khoản kinh phí trích để lại cho đơn vị. Cụ thể như sau:

- Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt dự toán, quyết toán các khoản chi phí cho hoạt động của công tác thẩm định cấp tỉnh;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã phê duyệt dự toán, quyết toán các khoản chi phí hoạt động của Hội đồng bồi thường cơ sở;

- Thủ trưởng đơn vị có chức năng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng phê duyệt dự toán, quyết toán các khoản chi phí hoạt động của đơn vị.

Phần II

ĐƠN GIÁ ĐỂ TÍNH BỒI THƯỜNG VÀ HỖ TRỢ GIẢI TỎA

Mục I: ĐƠN GIÁ NHÀ CỬA VÀ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

I. QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Diện tích xây dựng của nhà là diện tích chiếm đất của căn nhà đó (không kể tam cấp);

2. Đối với nhà từ hai tầng trở lên diện tích xây dựng được tính toán bằng tổng diện tích xây dựng của từng tầng (tính cho cả ban công, lô gia của từng tầng đó);

3. Giá trị xây dựng của căn nhà bằng tổng diện tích xây dựng của từng tầng nhân với đơn giá;

4. Vật liệu và thiết bị:

- Sơn cao cấp: Các loại sơn dầu hoặc nước (trong và ngoài nhà) có khả năng chống thấm, chống rêu mốc và có tuổi thọ không dưới 06 năm (có bảo hành);

- Sơn tương đối cao cấp: Các loại sơn dầu hoặc nước (trong và ngoài nhà) có khả năng chống thấm, chống rêu mốc và có tuổi thọ từ 03 năm đến dưới 06 năm (không có bảo hành);

- Sơn trung bình: Các loại sơn nước (trong và ngoài nhà) và có tuổi thọ dưới 03 năm (không có bảo hành);

- Gạch bóng kiếng: Loại gạch sản xuất trong và ngoài nước có đơn giá từ 160.000 đồng/m2 trở lên;

- Gạch ceramic cao cấp: Loại gạch sản xuất trong và ngoài nước có đơn giá từ 90.000 đồng/m2 đến dưới 160.000 đồng/m2;

- Gạch ceramic tương đối cao cấp: Loại gạch sản xuất trong và ngoài nước có đơn giá từ 60.000 đồng/m2 đến dưới 90.000 đồng/m2;

- Gạch ceramic trung bình: Loại gạch sản xuất trong và ngoài nước có đơn giá dưới 60.000 đồng/m2;

- Các loại kết cấu khác không nằm trong danh mục của bộ đơn giá này, được quy về khối lượng thực tế để tính theo đơn giá thời điểm.

5. Khi lập phương án bồi thường giải tỏa đối với các loại nhà các cấp cần mô tả rõ kết cấu thực tế (móng,..., cột, vách, mái, nền, sơn nước hoặc sơn dầu hay quét vôi) trong phương án và ghi chú mã hiệu của cấp nhà:

Ví dụ: Nhà cấp II có móng: BTCT gia cố cừ tràm, khung sườn: BTCT, mái: Lợp ngói, nền: Lót gạch ceramic trung bình, tường: Sơn nước tương đối cao cấp có trét mastic, có trần thì ghi mã hiệu: II.2a4 {(trong đó: “II” ghi tắt của nhà cấp II; “2” là số thứ tự 2 của loại nhà cấp II; “a” là hàng thứ nhất (loại nhà có kết cấu mái quy định tại hàng a); “4” là cột thứ 4 (nhà có nền tương ứng với quy định tại cột 4)}.

6. Đối với các loại nhà ở từ cấp 04 trở lên, nhà xưởng - nhà kho loại IX.1 và IX.2, bắt buộc phải có bản vẽ hiện trạng nhà, 01 tấm ảnh mặt tiền nhà để làm cơ sở cho việc xem xét áp giá bồi hoàn (trường hợp nhà bị cắt xén một phần thì trong bản vẽ phải thể hiện phần diện tích bị cắt xén).

Đối với các loại nhà tạm, nhà xưởng, nhà kho tạm, chuồng trại, chòi canh phải có 01 tấm ảnh mặt tiền nhà để làm cơ sở xem xét áp giá bồi thường và lưu trữ.

II. NHÀ Ở CẤP I:

1. Khái niệm:

Là loại nhà độc lập hoặc liên kế có một hoặc nhiều tầng, móng BTCT gia cố cừ bêtông hoặc cừ tràm, khung sườn BTCT, sàn BTCT, vách xây gạch dày 200, hoặc sử dụng các loại vật liệu mới có độ bền cao và có khả năng chống cháy, có sử dụng các loại vật liệu hoàn thiện cao cấp có khả năng chống cháy (khung cửa gỗ hoặc nhôm cao cấp, trét mastic toàn bộ và sơn cao cấp, dán đá Granite mặt tiền, cầu thang, vách có dán gạch ceramic cao ≥ 1,0m hoặc ốp lambri toàn bộ các tầng), mức độ tiện nghi cao (có thiết bị báo cháy): Ăn, ngủ, tiếp khách riêng biệt, bếp và khu vệ sinh khép kín, các thiết bị điện nước, vệ sinh cao cấp, nền lót gạch ceramic hoặc dán gỗ hoặc các loại nền bằng vật liệu mới. Niên hạn sử dụng trên 100 năm.

2. Tỷ trọng kết cấu:

- Móng: 10%;

- Khung, cột: 10%;

- Vách: 10%;

- Nền sàn: 20%;

- Mái + đỡ mái: 11%;

- Trần: 6%;

- Cửa: 11%;

- Điện - nước: 6%.

3. Đơn giá xây dựng:

Đơn vị tính: 1000 đ/m2

KÝ  HIỆU

LOẠI

ĐVT

ĐƠN GIÁ

NỀN

I

Nhà ở cấp 1 có:

Gạch bóng kiếng

Gạch ceramic cao cấp

Gạch ceramic thường

(1)

(2)

(3)

 a) Mái BTCT dán ngói.

m2

3.200

3.140

3.100

 b) Mái ngói.

m2

3.150

3.090

3.050

 c) Mái BTCT.

m2

3.100

3.040

3.000

 d) Mái tole (mạ màu, lạnh, tráng kẽm, thiếc).

m2

3.050

2.990

2.950

* Ghi chú:

- Trường hợp nhà có mái bêtông cốt thép dán ngói thì diện tích xây dựng được tính toán bằng tổng diện tích xây dựng của từng tầng cộng thêm 75% diện tích mái (được tính toán quy trên mặt bằng sàn xây dựng);

- Trường hợp nhà có mái bêtông cốt thép thì diện tích xây dựng được tính toán bằng tổng diện tích xây dựng của từng tầng cộng thêm 50% diện tích sàn mái.

Ví dụ: Căn nhà 03 tầng (01 trệt, 02 lầu, sàn mái BTCT) thì diện tích xây dựng được tính toán bằng diện tích xây dựng tầng trệt + diện tích xây dựng tầng lầu 1 (kể cả ban công, lô gia) + diện tích xây dựng tầng lầu 2 (kể cả ban công, lô gia) + 50% diện tích xây dựng sàn mái (kể cả ban công).

III. NHÀ CẤP II:

1. Khái niệm:

Là loại nhà độc lập hoặc liên kế có một hoặc nhiều tầng, móng BTCT gia cố cừ tràm hoặc cừ bêtông, khung sườn BTCT, sàn BTCT, vách xây gạch hoặc sử dụng các loại vật liệu mới, vật liệu hoàn thiện các loại (tường có hoặc không có trét mastic, có hoặc không có dán gạch hoặc đóng lambri, sơn nước hoặc sơn dầu các loại hoặc quét vôi, cửa gỗ hoặc nhôm hoặc inox, mặt tiền sơn hoặc dán gạch hoặc dán đá hoa cương, cầu thang tô đá mài hoặc dán gạch hoặc lót đá hoa cương, tay vịn cầu thang bằng sắt hoặc gỗ hoặc inox…), mức độ sử dụng tiện nghi tương đối: Có phòng ngủ, tiếp khách, vệ sinh, bếp ăn, các thiết bị điện - nước tương đối, nền lót gạch hoặc láng ciment, có trần. Niên hạn sử dụng trên 50 năm.

2. Tỷ trọng kết cấu:

- Móng: 20%;

- Khung cột: 13,5%;

- Vách: 12%;

- Nền sàn: 16%;

- Mái + đỡ mái: 8% (mái frbro, tol, ngói…) - 14% (mái BTCT);

- Trần: 3%;

- Cửa: 8%;

- Điện - nước: 4%.

3. Đơn giá xây dựng:

Đơn vị tính: 1000 đ/m2

KÝ  HIỆU

LOẠI

ĐƠN GIÁ

NỀN

II.1

Nhà cấp 02 có tường trét mastic sơn cao cấp toàn bộ căn nhà tường có dán gạch ceramic hoặc đóng lambri cao trên 1m, mặt tiền cầu thang dán đá hoa cương.

Gạch bóng kiếng

Gạch ceramic

cao cấp

Gạch ceramic thường

(1)

(2)

(3)

a) Mái BTCT dán ngói

2.700

2.640

2.600

b) Mái ngói

2.650

2.590

2.550

c) Mái BTCT

2.600

2.540

2.500

d) Mái tole (mạ màu, lạnh, tráng kẽm, thiếc) hoặc Fibrociment

2.550

2.490

2.450

II.2

Nhà cấp 02 có tường trét mastic, sơn tương đối cao cấp toàn bộ căn nhà hoặc tường có dán thêm 01 ít gạch ceramic, mặt tiền sơn hoặc dán gạch hoặc dán đá granit, cầu thang dán gạch hoặc tô đá mài hoặc dán đá granit.

Gạch bóng kiếng

Gạch Ceramic cao cấp

Gạch ceramic tương đối cao cấp

Gạch ceramic trung bình, gạch bông

(1)

(2)

(3)

(4)

a) Mái ngói

2.200

2.140

2.100

2.070

b) Mái BTCT

2.100

2.040

2.000

1.970

c) Mái tole (mạ màu, lạnh, tráng kẽm, thiếc) hoặc Fibrociment

2.050

1.990

1.950

1.920

II.3

Nhà cấp 2 có tường sơn nước loại trung bình, có hoặc không có trét 01 ít mastic, có hoặc không có dán một ít gạch ceramic

Gạch Ceramic cao cấp

Gạch Ceramic tương đối cao cấp

Gạch ceramic trung bình, gạch bông

Nền gạch tàu, hoặc ciment

(1)

(2)

(3)

(4)

a) Mái ngói.

2.100

2.040

2.000

1.970

b) Mái BTCT.

2.000

1.940

1.900

1.870

c) Mái tole (mạ màu, lạnh, tráng kẽm, thiếc) hoặc Fibrociment.

1.950

1.890

1.850

1.820

II.4

Nhà cấp 2 có tường quét vôi

Nền gạch Ceramic cao cấp

Gạch Ceramic tương đối cao cấp

Gạch ceramic trung bình, gạch bông

Nền gạch tàu, hoặc ciment

(1)

(2)

(3)

(4)

 a) Mái ngói

2.010

1.950

1.910

1.880

 b) Mái BTCT

1.910

1.850

1.810

1.780

 c) Mái tole (mạ màu, lạnh, tráng kẽm, thiếc) hoặc Fibrociment.

1.860

1.800

1.760

1.730

* Ghi chú:

- Nhà cấp 02 có mái lợp ngói, tole hoặc Fibrociment mà dưới mái không đóng trần giá thành giảm 70.000đ/m2 trần;

- Nhà cấp 02 có trần dưới sàn BTCT thì giá thành được cộng thêm 90.000đ/m2 trần;

- Nhà cấp 02 liên kế móng, cột, vách chung thì đơn giá nhà giảm 3,5% (chung 01 vách), giảm 7% (chung 02 vách);

- Nhà cấp 2 có mái BTCT hoặc mái BTCT dán ngói thì diện tích xây dựng được tính toán giống nhà cấp 1.

IV. NHÀ CẤP III:

1. Khái niệm:

a) Là loại nhà độc lập hoặc liên kế, trệt hoặc lầu lót ván (01 hoặc nhiều lầu), móng BTCT gia cố cừ tràm, khung sườn BTCT, có sử dụng các loại vật liệu hoàn thiện tương đối cao (tường có hoặc không có trét mastic, sơn nước loại tương đối cao cấp hoặc thường hoặc quét vôi), mức độ sử dụng tiện nghi tương đối: Có phòng ngủ, tiếp khách, vệ sinh, bếp ăn, các thiết bị điện nước tương đối, nền lót gạch… hoặc láng xi măng, có trần. Niên hạn sử dụng trên 30 năm;

b) Là loại nhà độc lập hoặc liên kế, trệt hoặc lầu (lót ván hoặc bêtông vữa tam hợp), móng gạch hoặc đá hộc có hoặc không có gia cố cừ, cột gạch, tường chịu lực (tường dầy từ 200 trở lên), mức độ sử dụng tiện nghi tương đối (có phòng ăn, ngủ, tiếp khách, vệ sinh, thiết bị điện nước…). Niên hạn sử dụng trên 30 năm.

2. Tỷ trọng kết cấu:

- Móng : 22%;

- Khung cột: 14%;

- Vách: 13%;

- Nền, sàn: 14%;

- Mái + đỡ mái: 11%;

- Trần: 5%;

- Cửa: 7%;

- Điện - nước: 5%.

3. Đơn giá xây dựng:

 Đơn vị tính: 1000 đ/m2

KÝ HIỆU

LOẠI

ĐƠN GIÁ

NỀN

III.1

Nhà cấp 03 loại 1a có tường trong trét mastic, sơn nước tương đối cao cấp, vách có hoặc không có dán gạch, có trần.

Gạch bóng kiếng

Gạch Ceramic cao cấp

Gạch Ceramic tương đối cao cấp

Gạch Ceramic trung bình, gạch bông

Nền gạch tàu hoặc Ciment

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

a) Mái ngói.

1.740

1.680

1.640

1.610

1.580

b) Mái tole mạ màu giả ngói.

1.540

1.480

1.440

1.410

1.380

c) Mái tole lạnh, tole mạ màu sóng vuông.

1.500

1.440

1.400

1.370

1.340

d) Mái fibrociment hoặc thiếc hoặc tole tráng kẽm sóng vuông.

1.480

1.420

1.380

1.350

1.320

III.2

Nhà cấp 03 loại 1a có tường trét một ít hoặc không trét mastic, sơn nước trung bình, có trần.

Nền gạch Ceramic cao cấp

Gạch Ceramic tương đối cao cấp

Gạch ceramic trung bình, gạch bông

Nền gạch tàu hoặc Ciment

(1)

(2)

(3)

(4)

a) Mái ngói

1.640

1.600

1.570

1.540

b) Mái tole mạ màu giả ngói.

1.440

1.400

1.370

1.340

c) Mái tole lạnh, tole mạ màu sóng vuông.

1.410

1.370

1.340

1.310

d) Mái fibrociment hoặc thiếc hoặc tole tráng kẽm sóng vuông.

1.390

1.350

1.320

1.290

III.3

Nhà cấp 3 loại 1a có tường quét vôi, có trần

 

 

 

 

a) Mái ngói

1.600

1.560

1.530

1.500

b) Mái tole mạ màu giả ngói.

1.400

1.360

1.330

1.300

c) Mái tole lạnh, tole mạ màu sóng vuông.

1.370

1.330

1.300

1.270

d) Mái fibrociment hoặc thiếc hoặc tole tráng kẽm sóng vuông.

1.350

1.310

1.280

1.250

III.4

Nhà cấp 3 loại 1b có tường sơn nước, có trần.

Gạch Ceramic tương đối cao cấp

Gạch ceramic trung bình, gạch bông

Nền gạch tàu hoặc Ciment

(1)

(2)

(3)

a) Mái ngói

1.280

1.250

1.220

b) Mái tole mạ màu giả ngói.

1.150

1.120

1.090

c) Mái tole lạnh, tole mạ màu sóng vuông.

1.120

1.090

1.060

d) Mái fibrociment hoặc thiếc hoặc tole tráng kẽm sóng vuông.

1.100

1.070

1.040

III.5

Nhà cấp 3 loại 1b có tường quét vôi, có trần.

 

 

 

a) Mái ngói

1.260

1.230

1.200

b) Mái tole mạ màu giả ngói.

1.130

1.100

1.070

c) Mái tole lạnh, tole mạ màu sóng vuông.

1.100

1.070

1.040

d) Mái fibrociment hoặc thiếc hoặc tole tráng kẽm sóng vuông.

1.080

1.050

1.020

* Ghi chú:

- Nhà cấp 03 không trần giá thành giảm 70.000đ/m2 trần;

- Nhà cấp 03 móng, cột, vách chung thì đơn giá nhà giảm 3,5% (chung 01 vách), giảm 7% (chung 02 vách);

- Nhà cấp 03 có vách nhờ đơn giá giảm 5% (01 vách), giảm 10% (02 vách);

- Nhà cấp 3 có gác ván thì không tính theo diện tích gác mà tính theo m2 xây dựng theo quy định tại phụ lục số 01 để nhân với đơn giá.

Phụ lục 01: Phương pháp xác định diện tích xây dựng của nhà cấp III:

a) Diện tích sàn (tầng): Nếu chiều cao (ký hiệu là h) từ mặt nền đến mặt sàn (mặt dưới) hoặc từ mặt sàn đến dạ sàn trên tiếp đó (hoặc phần thấp nhất của mái):

- Nếu h > 2,5m diện tích 1m2 tính 1m2;

- Nếu 1,8m £ h £ 2,5m diện tích 1m2 tính 0,5m2;

- Nếu h < 1,80m diện tích 1m2 tính 0,35m2.

b) Đối với nhà cấp III có ban công, máng nước là sàn BTCT thì được tính thêm 50% diện tích sàn đó nhân với đơn giá của cấp đó.

c) Đối với ban công:

- Có lan can inox thì được cộng thêm: 500.000đ/md;

- Có lan can sắt thì được cộng thêm: 300.000đ/md

V. NHÀ CẤP IV:

1. Khái niệm: Là loại nhà trệt độc lập hoặc liên kế (đôi khi có gác ván), móng nhà bằng gạch xây hoặc móng đơn bằng đá xanh, hoặc bêtông đúc sẵn, có gia cố một ít cừ hoặc không, cột gạch, cột bêtông đúc sẵn hoặc cột gỗ (tròn đường kính f ≥ 0,1m, hoặc vuông, chữ nhật có cạnh ngắn không nhỏ hơn 0,1m) tường xây gạch từ trên 70%, nền lót gạch hoặc láng ciment, có hoặc không có trần, có niên hạn sử dụng dưới 20 năm.

2. Tỷ trọng kết cấu:

- Móng: 10%;

- Khung cột: 12%;

- Vách: 20%;

- Nền: 15%;

- Mái + đỡ mái: 13%;

- Trần: 8%;

- Cửa: 10%;

- Điện - nước: 5%.

3. Đơn giá xây dựng:   

 Đơn vị tính: 1000đ

KÝ HIỆU

LOẠI

ĐƠN GIÁ

NỀN

IV.1

Nhà cấp 4 có tường sơn nước, không trần.

Gạch Ceramic tương đối cao cấp

Gạch ceramic trung bình, gạch bông

Nền gạch tàu hoặc Ciment

(1)

(2)

(3)

a) Mái ngói.

1.100

1.070

1.040

b) Mái tole mạ màu giả ngói.

960

920

890

c) Mái tole lạnh, tole mạ màu sóng vuông.

940

900

870

d) Mái fibrociment hoặc thiếc hoặc tole tráng kẽm sóng vuông.

910

880

850

IV.2

Nhà cấp 4 có tường quét vôi, không trần.

 

 

 

a) Mái ngói.

1.080

1.050

1.020

b) Mái tole mạ màu giả ngói.

930

900

870

c) Mái tole lạnh, tole mạ màu sóng vuông.

900

870

840

d) Mái fibrociment hoặc thiếc hoặc tole tráng kẽm sóng vuông.

880

850

820

* Ghi chú:

- Nhà cấp 04 có trần giá thành được cộng thêm 70.000đ/m2 trần;

- Nhà cấp 04 có gác ván dầu hoặc ván ép dày 20 - 30mm giá thành căn nhà được cộng thêm 220.000đ/m2 gác;

- Nhà cấp 04 có gác ván địa phương giá thành căn nhà được cộng thêm 140.000đ/m2 gác;

- Nhà cấp 04 móng, cột, vách chung đơn giá giảm 5% (chung 01 vách), giảm 10% (chung 02 vách);

- Nhà cấp 04 vách nhờ đơn giá giảm 10% (nhờ 01 vách), trường hợp nhờ 02 vách tính theo đơn giá nhà tạm loại T3 (vách lá).

VI. NHÀ TẠM (DƯỚI CẤP):

1. Khái niệm: Là loại nhà trệt (có chiều cao phần thấp nhất của mái từ 2m trở lên), cột gỗ hoặc bêtông đúc sẵn: Kê táng hoặc cặm; vách: Ván, thiếc, fibrociment, lá...;mái: Tole sóng vuông, fibrociment, thiếc, lá; nền: Đất, ciment, gạch tàu, gạch bông, gạch ceramic. Niên hạn sử dụng dưới 10 năm.

2. Đơn giá xây dựng:

Đơn vị tính: 1000 đ/m2

KÝ HIỆU

NHÀ TẠM (dưỚi CẤP)

ĐƠN GIÁ

NỀN

T.1

Khung cột gỗ nhóm 4 hoặc cột bêtông đúc sẵn, vách ván (nhóm 4).

Nền gạch ceramic hoặc gạch bông

Nền gạch tàu hoặc ciment

Nền đất

(1)

(2)

(3)

a) Mái ngói.

780

740

680

b) Mái tole lạnh, tole mạ màu sóng vuông.

680

640

580

c) Mái fibrociment hoặc thiếc hoặc tole tráng kẽm sóng vuông.

660

620

560

d) Mái lá.

620

580

520

T.2

Khung cột gỗ nhóm 4 hoặc cột bê tông đúc sẵn, vách ván địa phương hoặc fibrociment, thiếc.

 

 

 

a) Mái ngói.

700

660

600

b) Mái tole lạnh, tole mạ màu sóng vuông.

600

560

500

c) Mái fibrociment hoặc thiếc hoặc tole tráng kẽm sóng vuông.

580

540

480

d) Mái lá.

540

500

440

T.3

 Khung cột gỗ nhóm 4 hoặc bê tông đúc sẵn, vách lá.

 

 

 

a) Mái ngói.

660

620

560

b) Mái tole lạnh, tole mạ màu sóng vuông.

560

520

460

c) Mái fibrociment hoặc thiếc hoặc tole tráng kẽm sóng vuông.

540

500

440

d) Mái lá.

500

460

400

T.4

Khung cột gỗ địa phương, vách fibrociment hoặc ván hoặc thiếc.

 

 

 

a) Mái tole lạnh hoặc tole mạ màu sóng vuông.

510

470

410

b) Mái fibrociment hoặc thiếc hoặc tole tráng kẽm sóng vuông.

490

450

390

c) Mái lá.

450

410

350

T.5

Khung cột gỗ địa phương, vách lá.

 

 

 

a) Mái tole lạnh hoặc tole mạ màu sóng vuông.

480

440

380

b) Mái fibrociment hoặc thiếc hoặc tole tráng kẽm sóng vuông.

460

420

360

c) Mái lá.

420

380

320

* Ghi chú:

- Trong các loại nhà tạm vừa nêu trên, nếu trường hợp vách có xây một ít tường (dưới 70% diện tích vách) thì giá thành căn nhà được cộng thêm phần giá tường xây (đơn giá áp dụng theo mục 10 bộ đơn giá này);

- Các loại nhà sàn thì đơn giá nhà được tính tương đương với loại nhà cùng cấp (sàn gỗ tính tương đương nền ciment) và cộng thêm: 250.000đ/m2 sàn trên cừ BTCT; 150.000đ/m2 sàn trên cừ gỗ;

- Nhà có trần, giá thành được cộng thêm 70.000đ/m2 trần;

- Nhà có gác ván dầu hoặc ván ép dày 20 - 30mm giá thành căn nhà được cộng thêm 220.000đ/m2 gác;

- Nhà có gác ván địa phương đơn giá căn nhà được cộng thêm 140.000 đ/m2 gác;

- Nhà tạm có vệ sinh trong nhà xây kiên cố thì được cộng thêm giá trị nhà vệ sinh theo đơn giá quy định tại mục X.5.

VII. TRẠM, CHÒI CANH, MÁI CHE:

1. Trạm, chòi canh: Là loại nhà tạm có chiều cao phần thấp nhất của mái dưới 2m:

a) Trạm, chòi canh, mái lá, vách lá, khung cột gỗ địa phương tận dụng, nền đất: Đơn giá: 150.000đ/m2;

b) Trạm, chòi canh, mái lá, vách tole, khung cột gỗ địa phương tận dụng, nền đất: Đơn giá: 200.000đ/m2;

c) Trạm, chòi canh, mái tole thiếc hoặc fibrôciment, vách tole, khung cột gỗ địa phương tận dụng, nền đất: Đơn giá: 250.000đ/m2.

2. Mái che: Là phần diện tích mái che phủ phần sân bên dưới tính theo mặt bằng che phủ (phần diện tích sân bị che phủ dưới mái che được tính theo đơn giá sân - đường đi ở mục X.2):

a) Mái che khung sườn gỗ xây dựng hoặc khung sườn thép tiền chế, cột ống thép hoặc cột bê tông đúc sẵn kèo đòn tay gỗ hoặc thép:

- Mái tole lạnh hoặc tole mạ màu: 220.000đ/m2;

- Mái fibrociment hoặc thiếc hoặc tole sóng vuông: 200.000đ/m2;

- Mái lá: 160.000đ/m2.

b) Mái che khung sườn gỗ địa phương:

- Mái tole lạnh hoặc tole mạ màu: 190.000đ/m2;

- Mái fibrociment hoặc thiếc hoặc tole sóng vuông: 170.000đ/m2;

- Mái lá: 130.000đ/m2.

VIII. BIỆT THỰ:

Là nhà ở riêng biệt có sân vườn (cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa, mặt nước), có tường rào và lối ra vào riêng biệt. Trong biệt thự có đầy đủ và hoàn chỉnh các buồng phòng để ở (ngủ, sinh hoạt chung, ăn...), phòng phụ (vệ sinh, bếp, kho, nhà để xe). Mỗi tầng ít nhất có hai phòng ở quay mặt ra sân hay vườn. Trang thiết bị kỹ thuật vệ sinh có chất lượng cao hoặc tương đối cao. Giải pháp kiến trúc, mỹ thuật, có trang trí, hoàn thiện bên trong, bên ngoài nhà chất lượng cao hoặc tương đối cao. Ngôi nhà có kết cấu chịu lực: Khung cột bêtông hoặc tường gạch chịu lực, sàn gỗ hoặc bêtông có lát vật liệu chất lượng cao. Mái bằng bêtông cốt thép hoặc mái ngói có trần đảm bảo cách âm, cách nhiệt, chống nóng;

Đơn giá biệt thự tùy từng trường hợp cụ thể Hội đồng bồi thường giải tỏa phối hợp với chủ sở hữu, lập dự toán theo hiện trạng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

IX. NHÀ XƯỞNG, NHÀ KHO, CHUỒNG TRẠI:

1. Nhà xưởng, nhà kho có kết cấu khung kèo thép hoặc cột bêtông (có móng gia cố cừ) kèo thép, vách xây gạch hoặc đóng tole tráng kẽm, mái tole hoặc mái fibrociment, nền láng xi măng hoặc gạch tàu hoặc lót dale. Đơn giá 1.000.000đ/m2:

- Trường hợp trong nhà kho, nhà xưởng có nền BTCT đổ liền khối thì giá thành được cộng thêm 220.000đ/m2 nền BTCT;

- Nền bê tông nhựa giá thành được cộng thêm 270.000đ/m2 nền bêtông nhựa.

2. Nhà xưởng, nhà kho có khung cột gỗ xây dựng, hoặc bêtông đúc sẵn hoặc cột gạch vách tường hoặc thiếc hoặc fibrociment, mái tole hoặc fibrociment. Nền láng xi măng, dale BTCT hoặc gạch tàu. Đơn giá 700.000đ/m2.

3. Nhà xưởng, nhà kho có khung cột gỗ xây dựng hoặc gạch hoặc bêtông đúc sẵn vách lá, mái tole hoặc fibrociment, nền láng xi măng, dale BTCT hoặc gạch tàu. Đơn giá 500.000đ/m2.

4. Nhà xưởng, nhà kho có khung - cột gỗ địa phương vách tole hoặc fibrociment, mái tole hoặc fibrociment:

- Nền xi măng: 410.000đ/m2;

- Nền đất: 350.000đ/m2.

5. Nhà xưởng, nhà kho có khung cột gỗ địa phương vách lá , mái lá:

- Nền xi măng: 360.000đ/m2;

- Nền đất: 300.000đ/m2.

6. Chuồng, trại chăn nuôi có kết cấu bao che tương đương nhà xưởng - nhà kho, trạm - chòi canh thì được áp dụng đơn giá nhà xưởng, nhà kho, trạm - chòi canh. Phần chuồng xây bên trong được quy về khối lượng thực tế để tính toán theo bộ đơn giá này.

7. Tỷ trọng kết cấu: Áp dụng cho nhà kho nhà xưởng loại 1 và 2 như sau:

- Móng: 15%;

- Khung sườn: 25%;

- Vách: 14%

- Nền sàn: 16%;

- Mái + đỡ mái: 22%;

- Cửa: 3%;

- Điện + nước: 2%.

* Ghi chú:

- Nếu nhà kho có trần nhựa giá thành tăng 70.000đ/m2 trần;

- Nếu nhà kho có trần thạch cao giá thành tăng 90.000đ/m2 trần.

X. CÔNG TRÌNH, VẬT KIẾN TRÚC KHÁC:

1. Mộ và công trình kiến trúc văn hóa khác:

a) Mộ thông dụng:

- Mộ đất: 2.000.000đ/mộ;

- Mộ xây gạch: 4.000.000đ/mộ;

- Mộ xây có ốp gạch: 6.000.000 đ/mộ.

Ghi chú:

- Đơn giá bồi thường các loại mộ thông dụng nêu trên đã bao gồm toàn bộ các chi phí nhang đèn, cải táng, di chuyển đi nơi khác và xây dựng lại...;

- Đơn giá quy định trên chưa bao gồm chi phí bồi thường giá trị quyền sử dụng đất nền mộ do hộ gia đình cá nhân đang quản lý sử dụng.

b) Các công trình văn hóa khác như: Đình; chùa; nhà thờ; đền thờ; miếu; các nhà mồ dạng đặc biệt có đúc mái che hoặc có tường rào bao quanh; chuồng trại chăn nuôi công nghiệp… thì tùy từng trường hợp cụ thể Hội đồng bồi thường giải tỏa phối hợp với đơn vị chủ quản, lập dự toán theo hiện trạng để trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, trước khi đưa vào phương án bồi thường.

2. Sân, đường đi, vỉa hè:

- Sân, đường đi rải gạch vỡ, đá: 20.000đ/m2;

- Sân, đường đi lót dale BTCT hoặc lót gạch tàu: 60.000đ/m2;

(không có bê tông đá dăm ở lớp dưới). 

- Sân, đường đi láng ximăng (dưới có BT đá 4x6 hoặc gạch vỡ): 80.000đ/m2;

- Sân, đường đi bê tông nhựa: 270.000đ/m2;

- Sân, đường đi BTCT: 220.000đ/m2;

- Sân, đường đi lót gạch ceramic nhám hoặc gạch xi măng khía: 150.000đ/m2.

3. Hàng rào - cổng rào :

- Hàng rào kẽm gai cọc gỗ địa phương mắt lưới 200 x 200: 70.000đ/m2;

- Hàng rào kẽm gai cọc BTCT 120 x 120 mắt lưới 200 x 200: 90.000đ/m2;

- Hàng rào lưới B40 loại 1,2m cọc gỗ: 70.000đ/mdài;

- Hàng rào lưới B40 loại 1,5m cọc gỗ: 75.000đ/mdài;

- Hàng rào lưới B40 loại 1,8m cọc gỗ: 85.000đ/mdài;

- Hàng rào lưới B40 loại 1,2m khung bao sắt cọc sắt: 30.000đ/mdài;

- Hàng rào lưới B40 loại 1,5m khung bao sắt cọc sắt: 160.000đ/mdài;

- Hàng rào lưới B40 loại 1,8m khung bao sắt cọc sắt: 180.000đ/mdài;

- Hàng rào lưới B40 loại 1,2m khung bao sắt, cột BTCT: 190.000đ/mdài;

- Hàng rào lưới B40 loại 1,5m khung bao sắt, cột BTCT: 250.000đ/mdài;

- Hàng rào lưới B40 loại 1,8m khung bao sắt, cột BTCT: 280.000đ/mdài;

- Hàng rào khung cột BTCT xây tường hoặc lam BTCT: 260.000đ/m2;

- Hàng rào khung cột BTCT xây tường cao từ 0,4m đến 0,8m trên song inox: 1.100.000đ/m2;

- Hàng rào khung cột BTCT xây tường cao từ 0,4m đến 0,8m trên song sắt: 400.000đ/m2;

- Hàng rào khung cột BTCT xây tường từ 0,4m đến 0,8m trên lưới B40: 300.000đ/m2;

- Cổng rào khung sắt, lưới B40: 220.000đ/m2;

- Cổng rào khung sắt, song sắt: 550.000đ/m2;

- Cổng rào khung inox, song inox: 1.100.000đ/m2;

- Bàn ông Thiên ngoài trời xây gạch hoặc bêtông: 200.000đ/cái;

- Bàn ông Thiên ngoài trời cột gỗ: 100.000đ/cái.

4. Cầu giao thông:

- Cầu BTCT toàn khối, bề rộng mặt cầu B < 2m: 1.700.000đ/md;

- Cầu móng trụ bằng BTCT, mặt cầu lót ván B < 2m :1.000.000đ/md;

- Cầu móng trụ bằng cây gỗ địa phương, mặt cầu lót ván B < 2m: 400.000đ/md.

5. Vệ sinh rời ngoài nhà:

- Vệ sinh tạm có hầm (lu, ống cống...): 1.200.000đ/cái;

- Vệ sinh xây tường, mái tole thiếc, sóng vuông hoặc fibrociment có hầm (hầm xây gạch): 1.500.000đ/m2;

- Vệ sinh vách gỗ hoặc tole, mái tole thiếc, sóng vuông hoặc Fibrôciment có hầm (hầm xây gạch): 1.000.000đ/m2.

* Đối với khu vệ sinh có tường ốp gạch ceramic thì được cộng thêm 90.000đ/m2gạch.

6. Mương, cống:

- Cống hộp bằng BTCT: 1.100.000đ/m3;

- Cống hộp đáy bằng BTCT, tường xây gạch thẻ d.100 : 700.000đ/m3;

- Cống hộp gỗ ván xây dựng, miệng cống B < 1m: 600.000đ/md;

- Cống hộp gỗ ván địa phương, miệng cống B < 1m: 300.000đ/md;

- Cống hộp gỗ ván xây dựng, miệng cống 1 < B < 2m: 500.000đ/md;

- Cống hộp gỗ ván địa phương, miệng cống 1 < B < 2m: 400.000đ/md;

- Cống tròn BTCT (đổ thủ công) f.300: 150.000đ/md;

- Cống tròn BTCT (đổ thủ công) f.500: 50.000đ/md;

- Cống tròn BTCT (đổ thủ công) f.1000: 800.000đ/md;

- Cống tròn BTCT (đổ thủ công) f.1200: 1.100.000đ/md.

7. Bờ kè, tường chắn:

- Kè đá xây mái nghiêng: 500.000đ/m2;

- Tường chắn xây đá hộc: 800.000đ/m2;

- Tường chắn BTCT chiều cao h < 1m: 500.000 đ/m2;

- Tường chắn BTCT chiều cao 1 < h < 2m: 600.000đ/m2.

8. Hồ nước (áp dụng cho cả hồ nước trong và ngoài nhà)

- Hồ nước xây gạch lộ thiên (hồ nổi): 500.000đ/m3;

- Hồ nước xây gạch chìm (hồ ngầm): 600.000đ/m3;

- Hồ nước lắp ghép dal: 350.000 đ/m3;

- Hồ nước BTCT đổ liền khối (có gia cố cừ): 1400.000đ/m3.

9. Các vật dụng khác:

- Đồng hồ điện chia hơi (chi phí lắp đặt): 150.000đ/cái;

- Đồng hồ điện (chi phí lắp đặt): 500.000 đ/cái;

- Đồng hồ nước (chi phí lắp đặt): 450.000đ/cái;

- Điện thoại (chi phí lắp đặt): 550.000đ/cái;

- Cây nước f 49 ống nhựa : 2.000.000đ/cây;

- Cây nước f 60 ống nhựa: 3.000.000đ/cây;

- Cây nước f 49 ống kẽm: 4.500.000đ/cây

- Cây nước f 60 ống kẽm: 6.000.000đ/cây;

- Đối với đồng hồ điện; đồng hồ nước; điện thoại bàn cố định có đường dây: Trường hợp nhà bị ảnh hưởng cắt xén 1 phần hoặc lùi lại phía sau trong phạm vi khoảng 20m trở lại, chỉ hỗ trợ vật tư và công lắp đặt, mức hỗ trợ tối đa không quá 50% chi phí lắp đặt mới;

- Đối với điện thoại bàn không dây: Không xét bồi thường.

10. Các loại vật kiến trúc khác không nằm trong danh mục đã nêu trên, được tính theo đơn giá sau:

- Khối BTCT đá 1x2 (khối đặc): 1.800.000đ/m3;

- Tường xây gạch ống 8x8x19, dày 100, tô 2 mặt: 75.000đ/m2;

- Tường xây gạch ống 8x8x19, dày 100, tô 1 mặt: 60.000đ/m2;

- Tường xây gạch ống 8x8x19, dày 100, không tô: 45.000đ/m2;

- Tường xây gạch ống 8x8x19, dày 200, tô 2 mặt: 120.000đ/m2;

- Tường xây gạch ống 8x8x19, dày 200, không tô: 90.000đ/m2;

- Tường xây gạch thẻ 4x8x19, dày 100, tô 2 mặt: 95.000đ/m2;

- Tường xây gạch thẻ 4x8x19, dày 100, tô 1 mặt: 80.000đ/m2;

- Tường xây gạch thẻ 4x8x19, dày 100, không tô: 65.000đ/m2;

- Tường xây gạch thẻ 4x8x19, dày 200, tô 2 mặt: 145.000đ/m2;

- Tường xây gạch thẻ 4x8x19, dày 200, không tô: 120.000đ/m2.

11. Đơn giá bồi thường để sửa chữa hoàn thiện mặt tiền nhà; áp dụng đối với nhà từ cấp 4 trở lên bị cắt xén một phần:

- Nhà cấp 3 và cấp 4 mặt tiền không dán gạch: 550.000đ/m2;

- Nhà cấp 3 và cấp 4 mặt tiền có dán gạch ceramic: 650.000đ/m2;

- Nhà cấp 1 và cấp 2 mặt tiền không dán gạch: 850.000đ/m2;

- Nhà cấp 1 và cấp 2 mặt tiền có dán gạch ceramic: 1.050.000đ/m2;

 - Đối với các căn nhà mặt tiền có dán đá granite (đá hoa cương) đơn giá tính bằng cấp nhà chuẩn có mặt tiền chưa dán gạch (cấp 3 & cấp 4: 550.000đ/m2; cấp 1 và cấp 2: 850.000đ/m2), cộng thêm phần diện tích đá dán thực tế, đơn giá đá granite được tính theo giá thực tế phổ biến trên thị trường, tại thời điểm bồi thường giải tỏa.

Trường hợp phải cắt xén một phần phía sau nhà được áp dụng đơn giá sau:

- Nhà cấp 3 và cấp 4: 400.000đ/m2 mặt đứng;

- Nhà cấp 1 và cấp 2: 600.000đ/m2 mặt đứng.

* Đơn giá hoàn thiện mặt tiền, mặt sau được tính toán theo diện tích mặt đứng (không trừ diện tích cửa). Đơn giá này đã bao gồm phá dỡ xây dựng lại.

* Các loại hàng rào, cổng rào, cầu giao thông, mương cống, bờ kè… khác hoặc có độ rộng, chiều cao từ 2m trở lên không nằm trong đơn giá này thì được quy về khối lượng thực tế để tính theo đơn giá thời điểm hoặc lập dự toán theo hiện trạng thực tế để trình cơ quan có chức năng thẩm định trước khi đưa vào phương án.

XI. ĐƠN GIÁ ĐÀO ĐẮP ĐẤT:

Về nguyên tắc đơn giá đào đắp này dùng để xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại. Khoản chi phí này xác định phân bổ theo thời gian sử dụng hoặc chất lượng còn lại của công trình.

Đơn giá xét bồi thường như sau:

1. Đào đắp kênh mương bằng thủ công:4.500đ/m3;

2. Đào đắp kênh mương, ao hồ bằng cơ giới: Tùy phương tiện thi công mà áp dụng đơn giá quy định tại Quyết định số 23/2006/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành các tập đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu;

3. Đối với các trường hợp thực tế có nhà ở trên đất nhưng không đủ điều kiện bồi thường theo loại đất ở, tùy theo diện tích thực tế đắp nền nhà hoặc diện tích san lấp được xem xét hỗ trợ công đào đắp, san lấp và tôn tạo: 30.000đ/m2 .

Các trường hợp san lấp mặt bằng khác tùy theo loại vật tư, đơn giá thị trường thời điểm và khối lượng thực tế mà tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải tỏa tính toán đề xuất theo quy định.

Mục II: BỒI THƯỜNG CÂY TRÁI, HOA MÀU, VẬT NUÔI

A. BỒI THƯỜNG CÂY LÂU NĂM:

I. NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH BỒI THƯỜNG:

1. Cây trồng trước ngày Nhà nước công bố quyết định thu hồi đất, được xét bồi thường tối đa 2 lần định mức quy định tại mục II dưới đây;

2. Cây trồng dầy quá quy định tại điểm 1 nêu trên và cây trồng sau ngày Nhà nước công bố quyết định thu hồi đất thì không được bồi thường;

3. Trường hợp trồng xen nhiều loại cây:

Chọn loại cây trồng có số lượng lớn hoặc đơn giá bồi thường cao nhất trong vườn để tính toán xác định mật độ theo định mức. Nếu loại cây này chưa bao phủ hết diện tích đất thu hồi thì xác định tới loại cây có số lượng lớn hoặc đơn giá bồi thường cao kế tiếp… cứ xác định tuần tự như thế cho đến khi xác định đủ số cây với mật độ quy định trên tương ứng với diện tích đất bị thu hồi; số lượng cây dư ra không được tính bồi thường;

Trong trường hợp xác định số lượng cây gặp số lẻ thì làm tròn theo nguyên tắc: Số lẻ từ 0,5 trở lên làm tròn thành 01.

4. Trường hợp hộ gia đình cá nhân tận dụng ranh đất trong hạn mức đất ở của gia đình, đất bờ ao để trồng thì không áp dụng định mức, tùy trường hợp cụ thể xét bồi thường nhưng tối đa không quá 50 cây/hộ (chỉ bồi thường đối với các loại cây trồng có trước ngày kiểm kê).

II. QUY ĐỊNH KHOẢNG CÁCH, MẬT ĐỘ, ĐƠN GIÁ CHUẨN CÁC LOẠI CÂY LÂU NĂM:

1. Khoảng cách, mật độ, đơn giá một số loại cây ăn quả lâu năm phổ biến:

1.1. Khoảng cách, mật độ trồng đơn giá cây trong từng thời kỳ:

TT

LOẠI CÂY TRÁI

KHOẢNG CÁCH HỢP LÝ (m)

MẬT ĐỘ BÌNH QUÂN (CÂY/ha)

CÂY ĐANG THU HOẠCH SẢN PHẨM ỔN ĐỊNH

BẮT ĐẦU THU HOẠCH HOẶC ĐANG LÃO HÓA

CÂY CHUẨN BỊ THU HOẠCH

CÂY CÒN NHỎ

1

Dừa, xoài.

6 x 6

278

250.000đ/c

160.000đ/c

100.000đ/c

40.000đ/c

2

Mít, bưởi, cam, quýt, nhãn, chôm chôm, vú sữa.

6 x 6

278

166.000đ/c

128.000đ/c

85.000đ/c

30.000đ/c

3

Điều, sabô, me, mận.

4 x 5

500

150.000đ/c

100.000đ/c

80.000đ/c

25.000đ/c

4

Ổi, sơri, khế, chùm ruột, cây ăn trái khác.

2 x 3

1.667

83.000đ/c

65.000đ/c

35.000đ/c

20.000đ/c

1.2. Quy định thêm về tuổi trồng cây ăn trái như sau:

- Dừa: Cây đang thu hoạch sản phẩm ổn định từ 10 đến 25 năm tuổi; cây bắt đầu thu hoạch 7 đến dưới 10 năm tuổi và giai đoạn lão hóa từ trên 25 năm tuổi trở lên; cây chuẩn bị thu hoạch từ 5 đến dưới 7 năm tuổi; cây còn nhỏ là cây mới trồng từ 3 tháng đến dưới 5 năm tuổi;

- Xoài, vú sữa, chôm chôm, mít, sabô, nhãn, me, điều, lê-ki-ma, mận: Cây đang cho thu hoạch sản phẩm ổn định từ 7 - 15 năm tuổi; cây bắt đầu thu hoạch từ 5 đến dưới 7 năm tuổi và giai đoạn lão hóa từ trên 15 năm tuổi trở lên; cây chuẩn bị thu hoạch từ 3 đến dưới 5 năm tuổi; cây còn nhỏ là mới trồng từ 3 tháng đến dưới 3 năm tuổi;

- Bưởi, cam, quýt, cóc: Cây đang cho thu hoạch sản phẩm ổn định từ 5 -10 năm tuổi; cây bắt đầu thu hoạch từ 4 đến dưới 5 năm tuổi và giai đoạn lão hóa từ trên 10 năm tuổi trở lên; cây chuẩn bị thu hoạch từ trên 2 đến 3 năm tuổi; cây còn nhỏ là mới trồng từ 3 tháng đến dưới 2 năm tuổi;

- Mãng cầu, mận, chanh, tắc, sơ-ri, khế, chùm ruột và các loại cây ăn trái khác: Cây đang cho thu hoạch ổn định từ 5 - 8 năm tuổi; cây bắt đầu thu hoạch từ 2 - 3 năm tuổi và giai đoạn lão hóa từ 9 năm tuổi trở lên; cây chuẩn bị thu hoạch từ trên 1 đến dưới 2 năm tuổi; cây còn nhỏ là cây mới trồng từ 3 tháng đến 1 năm tuổi;

- Ổi các loại (loại chiết nhánh): Cây đang thu hoạch ổn định là cây đã trồng từ 1,5 đến 6 năm tuổi; cây bắt đầu thu hoạch từ 1 đến dưới 1,5 năm tuổi hoặc đang lão hóa từ trên 6 năm tuổi trở lên; cây chuẩn bị thu hoạch từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm tuổi; cây còn nhỏ là cây mới trồng từ 3 tháng đến dưới 6 tháng;

- Những loại cây ăn trái không có tên trong bảng giá xét bồi thường theo loại tương đương tùy theo giá trị thực tế của loại cây đó.

 

BẢNG GIÁ CÂY GIỐNG
(Áp dụng để bồi thường cây trái mới trồng đến dưới 3 tháng tuổi)

SỐ TT

TÊN CÁC LOẠI CÂY

ĐVT

ĐƠN GIÁ

01

Dừa giống các loại

đ/cây

10.000

02

Xoài các loại

15.000

03

Vú sữa giống các loại

8.000

04

Sa bô giống các loại

8.000

05

Nhãn giống các loại

10.000

06

Bưởi giống các loại

15.000

07

Cam giống các loại

10.000

08

Quýt giống các loại

10.000

09

Chanh, tắc giống các loại

8.000

10

Ổi giống các loại

9.000

11

Mận giống các loại

11.000

12

Mít giống các loại

13.000

13

Khế giống các loại

10.000

14

Mãng cầu giống các loại

5.000

15

Cây lựu các loại

12.000

16

Sơ ri giống các loại

6.000

17

Chùm ruột giống các loại

10.000

18

Táo giống các loại

10.000

1.3. Quy định đặc thù về vườn cây giống:

Trong trường hợp vườn sản xuất cây giống giâm, nuôi thì mật độ trồng dày gấp 06 lần vườn trồng cây kinh doanh. Nhưng phải có giấy chứng nhận của cơ quan chức năng về chất lượng cây bố mẹ và phải có giấy phép sản xuất kinh doanh và bảng công bố tiêu chuẩn, chất lượng cây giống do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cấp.

2. Quy định về một số loại cây trồng sinh trưởng như cây hàng năm nhưng có khả năng cho thu hoạch trong nhiều năm:

- Cây khóm, mía (tính theo diện tích thực trồng); đơn giá: 5.000đ/m2;

- Cây đu đủ: Mật độ 2x3m/cây (1.667 cây/ha): Cây đang thu hoạch thì động viên thu hoạch không xét bồi thường; cây còn nhỏ dưới 3 tháng tuổi: 6.000đ/cây; cây từ trên 3 đến dưới 6 tháng tuổi: 15.000đ/cây; cây từ 6 tháng tuổi trở lên: 40.000đ/cây;

- Cây chuối (tính trên số cây hiện có): Cây chuẩn bị thu hoạch thì động viên thu hoạch không bồi thường; cây còn nhỏ (cao từ 0,5 - 1,5m): 5.000 đ/cây; cây cao trên 1,5m: 10.000đ/cây; cây đang có bắp, có buồng còn non: 15.000đ/cây.

3. Quy định về một số loại cây lấy gỗ trong khu dân cư và cây trồng rừng sản xuất (khoản 2 Điều 24 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP):

Nguyên tắc chung: Cây trồng đến thời kỳ thu hoạch, động viên hộ gia đình, cá nhân tự thu hoạch không xét bồi thường;

Trường hợp cây trồng chưa đến kỳ thu hoạch, được xét bồi thường bằng giá trị hiện có của vườn cây (không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất) theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất. Một số quy định chi tiết như sau:

a) Đối với loại cây lấy gỗ trồng phân tán trong khu dân cư:

Hộ gia đình, cá nhân tận dụng đất trong khuôn viên trồng cây phân tán để lấy gỗ, đây là loại cây thu hoạch một lần, mức bồi thường bằng giá trị hiện có của cây trừ đi giá trị thu hồi (nếu có);

Trường hợp trồng cây với số lượng ít được tính bồi thường như sau:

- Cây có gốc f > 10cm: 9.000 đồng/cây;

- Cây có gốc f > 5 ÷ 10cm: 5.000 đồng/cây;

- Cây có gốc f > 3 ÷ < 5 cm: 1.500 đồng/cây;

- Các loại cây còn nhỏ có gốc f < 3 cm không tính bồi thường.

b) Đối với vườn cây trồng rừng sản xuất:

- Nếu đang ở thời kỳ đầu tư hoặc đang ở thời gian xây dựng cơ bản thì giá trị hiện có của vườn cây là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền theo thời giá tại thị trường tại địa phương;

- Nếu chưa đến thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng số lượng từng loại cây trồng nhân (x) với giá bán 1 cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ đi giá trị thu hồi (nếu có);

- Riêng đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho các tổ chức, hộ gia đình trồng quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

4. Đơn giá bồi thường cây tre, trúc; tre thực phẩm lấy măng, lấy gỗ (tre, điền trúc, lục trúc):

4.1 Đối với tre lấy gỗ:

- Khoảng cách hợp l‎ý là 4m x 4m/bụi; bình quân 12cây/bụi;

- Đơn giá bồi thường:

+ Tre thu hoạch ổn định giá 9.000 đồng/cây;

+ Tre bắt đầu thu hoạch giá 5.000 đồng/cây;

+ Tre còn nhỏ giá 1.500 đồng/cây.

4.2. Đối với lục bình, trúc lấy gỗ:

- Khoảng cách hợp l‎ý là 5m x 5m/bụi, bình quân 100 cây/bụi;

- Đơn giá 1.200 đồng/cây (120.000 đồng/bụi).

4.3. Đối với tre thực phẩm lấy măng (tre, điền trúc, lục trúc):

- Khoảng cách trồng hợp lý: 5m x 4m/bụi. Mật độ bình quân: 500 bụi/ha;

- Đơn giá bồi thường:

+ Tre còn nhỏ (sau khi trồng dưới 1 năm): 15.000 đồng/bụi;       

+ Tre chuẩn bị thu hoạch (từ 1 năm đến dưới 2 năm): 30.000đồng/bụi;

+ Tre bắt đầu thu hoạch hoặc chuyển sang giai đoạn đang lão hóa (sau khi trồng từ 2 năm đến dưới 3 năm hoặc từ 11 năm trở lên): 75.000 đồng/bụi;

+ Tre đang cho thu hoạch sản phẩm ổn định (sau khi trồng từ 3 đến 10 năm): 125.000 đồng/bụi.

5. Đơn giá bồi thường cây dừa nước:

a) Nguyên tắc xác định bồi thường cây dừa nước: Chỉ xét bồi thường đối với diện tích thực trồng và cây trồng đã trưởng thành trước khi có quyết định thu hồi đất; cây trồng sau khi có quyết định thu hồi đất không xét bồi thường;

b) Quy định khoảng cách, mật độ và đơn giá:

- Trường hợp trồng đơn lẻ: Mật độ: 2m x 1m = 2m2/bụi đã trưởng thành; Đơn giá: 8.000 đồng/bụi;

- Trường hợp trồng tập trung với mật độ dầy và với diện tích tương đối lớn, số lượng nhiều (không có khoảng trống) thì tính bằng m2; đơn giá: 4.000 đồng/m2.

6. Cây cảnh:

- Loại trồng trong các bồn, chậu riêng biệt tổ chức, cá nhân bị giải tỏa tự di chuyển, không xét đền bù;

- Đối với các hộ kinh doanh cây cảnh (có giấy phép kinh doanh): Được xét hỗ trợ tiền di chuyển, mức hỗ trợ cụ thể giao cho Hội đồng bồi thường lập dự toán trên cơ sở giá tại thời điểm;

- Loại trồng thẳng xuống dưới đất: Tùy từng trường hợp cây có giá trị, Hội đồng bồi thường xem xét hỗ trợ tiền bứng cây. Mức hỗ trợ tối đa không quá 15.000đ/cây;

- Các loại cây bông bụt, xương rồng và các loại cây khác trồng làm hàng rào xung quanh nhà, ven đường đi… không xét bồi thường.

B. BỒI THƯỜNG CÂY HÀNG NĂM VÀ VẬT NUÔI:

Đây là loại cây trồng vật nuôi theo thời vụ hàng năm, về nguyên tắc: Khi thu hồi đất, Hội đồng bồi thường tạo điều kiện cho đối tượng đang sử dụng đất tự thu hoạch sản phẩm và không bồi thường (trong biên bản kiểm tra giám định phải ghi rõ thời điểm bắt đầu nuôi trồng, thời điểm thu hoạch cuối cùng và dự kiến thời gian bàn giao mặt bằng);

Trong trường hợp cần thu hồi đất gấp, không thể chờ người dân thu hoạch sản phẩm, thì xét bồi thường như sau:

1. Bồi thường đối với cây hàng năm:

Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP quy định: Mức bồi thường đối với cây hàng năm được tính bằng sản lượng của vụ thu hoạch đó. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất:

- Cây lúa hoặc cây hàng năm trồng trên đất chuyên canh lúa mà khó xác định năng suất, sản lượng, thì được quy về cây trồng chính là cây lúa, với năng suất 5tấn/ha/vụ và giá lúa trung bình tại thời điểm để bồi thường. Trường hợp trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản, thì phần thủy sản được tính thêm theo hướng dẫn bồi thường vật nuôi quy định tại điểm 2 dưới đây;

- Đối với cây rau màu: Thời điểm thu hồi đất đang trồng loại cây nào thì xác định giá trị sản lượng trong một vụ để bồi thường cho cây trồng đó. Trường hợp trồng xen nhiều loại rau màu thì xác định diện tích và giá trị sản lượng cho từng loại cây trồng cộng lại để bồi thường.

2. Bồi thường đối với vật nuôi (khoản 5 Điều 24 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP):

- Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì động viên thu hoạch, không bồi thường;

- Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường chi phí di chuyển đi nơi khác hoặc thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm. Tùy từng trường hợp cụ thể mà tổ chức, đơn vị thực hiện kiểm kê xác định sản lượng và theo giá thị trường tại thời điểm bồi thường;

- Riêng đối với trường hợp những ao hồ thuộc dạng kinh tế gia đình đang thực nuôi quảng canh cá, tôm với diện tích và quy mô nhỏ mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch, mật độ nuôi tối thiểu là 3con/m2; độ sâu tối thiểu đạt 0,8m; tùy từng trường hợp cụ thể mà tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường cơ sở đề xuất cho hợp lý‎, nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 4.000đ/m2.

Phần III

QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VỀ HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

1. Hỗ trợ di chuyển (Điều 27 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP):

Hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở đến nơi ở mới. Mức xét hỗ trợ căn cứ theo cự ly phải di chuyển đi nơi khác cụ thể như sau:

1.1. Di chuyển trong nội tỉnh:

- Cự ly phải di chuyển dưới 1km: 1.000.000đ/hộ;

- Cự ly phải di chuyển từ 1km đến dưới 3km: 2.000.000đ/hộ;

- Cự ly phải di chuyển từ 3km trở lên: 3.000.000đ/hộ.

1.2. Di chuyển nhà ở ra khỏi tỉnh đi về tỉnh khác:

Trường hợp hộ gia đình bị giải tỏa trắng (nhà và đất), phải di chuyển đi định cư tại tỉnh khác (có giấy cắt chuyển hộ khẩu ra khỏi tỉnh hoặc giấy chứng nhận hộ khẩu mới tại tỉnh khác). Mức hỗ trợ di chuyển ra khỏi tỉnh được tính thống nhất là: 5.000.000đ/hộ.

1.3. Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà trong khi chờ bố trí tái định cư (khoản 3 Điều 27 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP):

Người bị thu hồi đất ở, nhà ở không có chỗ ở khác nguyên tắc chung là cơ quan (tổ chức) được Ủy ban nhân dân tỉnh giao trách nhiệm bố trí tái định cư phải bố trí tái định cư cho những người bị giải tỏa trắng theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP. Nếu cần phải giải tỏa gấp để thực hiện dự án, nhưng không bố trí tái định cư kịp thời thì được áp dụng chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà tạm thời. Chủ đầu tư cần lưu ý đây là giải pháp tình thế, khi thực hiện hỗ trợ tiền thuê nhà phải cân nhắc, tính toán kỹ, giải phóng mặt bằng phải đồng bộ, thực hiện trên toàn tuyến của dự án và đảm bảo có tính khả thi tránh tình trạng giải tỏa từng đoạn xen kẽ. Khoản hỗ trợ này được tính tối đa là 06 tháng, mức hỗ trợ theo giá cho thuê nhà phổ biến tại khu vực gần nơi bị giải tỏa. Trường hợp sau 06 tháng mà chưa có nền bố trí tái định cư thì chủ đầu tư và Hội đồng bồi thường cơ sở xem xét tình hình cụ thể lập phương án bổ sung thêm thời gian thuê nhà và kinh phí trình cấp thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:

a) Mức hỗ trợ tiền thuê nhà:

- Hộ có từ 5 (năm) nhân khẩu trở xuống, mức hỗ trợ tối đa không quá: 500.000đ/hộ/tháng; trường hợp hộ có trên 5 (năm) nhân khẩu, thì từ nhân khẩu thứ 6 (sáu) trở lên, mỗi khẩu tăng thêm được hỗ trợ tối đa: 100.000đ/khẩu/tháng;

- Riêng khu vực các phường nội ô thị xã Bạc Liêu (trừ phường Nhà Mát) được hỗ trợ đối với hộ có từ 5 (năm) nhân khẩu trở xuống, mức hỗ trợ tối đa không quá: 1.000.000đ/hộ/tháng; trường hợp hộ có trên 5 (năm) nhân khẩu, thì từ nhân khẩu thứ 6 (sáu) trở lên, mỗi khẩu tăng thêm được hỗ trợ tối đa 100.000đ/khẩu/tháng;

- Các trường hợp đặc biệt thì có thể xem xét hỗ trợ theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ. Mức hỗ trợ cụ thể do chủ đầu tư và Hội đồng cơ sở xem xét đề xuất cho phù hợp với thực tế địa phương và tính đặc thù cụ thể của từng phương án.

b) Mức hỗ trợ thêm một lần di chuyển đến nơi thuê nhà:

Áp dụng bồi thường như bồi thường di chuyển nhà trong nội tỉnh (mục 1.1, khoản 1 nêu trên).

2. Hỗ trợ để ổn định đời sống và ổn định sản xuất (Điều 28 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP):

2.1. Khoản hỗ trợ này được xét cho những hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao.

Hỗ trợ đối với toàn bộ những người có tên trong hộ khẩu của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp, trừ những người có nghề nghiệp chính và thu nhập ổn định khác như: Công chức, giáo viên, công nhân, thợ thủ công, buôn bán… thì không được xét hỗ trợ ổn định đời sống.

Quy định mức hỗ trợ ổn định đời sống cụ thể như sau:

- Nếu hộ gia đình không phải di chuyển chỗ ở hỗ trợ: 30kg gạo/người/tháng, trong thời gian 3 (ba) tháng, với giá gạo trung bình tại thị trường thời điểm;

- Nếu hộ gia đình phải di chuyển chỗ ở mức hỗ trợ: 30kg gạo/người/ tháng, trong thời gian 6 (sáu) tháng, với giá gạo trung bình tại thị trường thời điểm.

2.2. Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh mà bị ngừng sản xuất kinh doanh, thì được hỗ trợ bằng 30%/1 năm thu nhập sau thuế (thu nhập sau thuế được xác định bằng mức thu nhập bình quân của 3 năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận).

2.3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất có mức sống thuộc diện hộ nghèo theo tiêu chí hộ nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố trong cùng thời kỳ thì được hỗ trợ để vượt qua hộ nghèo; mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ cụ thể như sau:

a) Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuộc diện hộ nghèo (có sổ hộ nghèo) bị thu hồi đất nông nghiệp từ trên 70% diện tích đất nông nghiệp:

- Mức hỗ trợ: 50.000đ/người/tháng;

- Thời gian hỗ trợ: 5 năm (60 tháng) kể từ ngày hoàn thành việc thu hồi đất.

b) Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuộc diện hộ nghèo (có sổ hộ nghèo) bị thu hồi đất nông nghiệp từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp:

- Mức hỗ trợ: 50.000đ/người/tháng;

- Thời gian hỗ trợ: 3 năm (36 tháng) kể từ ngày hoàn thành việc thu hồi đất.

3. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm (Điều 29 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP):

Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người trong độ tuổi lao động có tên trong hộ khẩu gia đình. Mức hỗ trợ là: 4.000.000đ cho một lao động trực tiếp làm nông nghiệp phải chuyển nghề. Những người trong hộ bị giải tỏa nhưng đã có nghề nghiệp ổn định khác như: Công chức, viên chức, giáo viên, công nhân, thợ thủ công, buôn bán… thì không được xét hỗ trợ chuyển nghề;

Việc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp được thực hiện chủ yếu bằng hình thức cho đi học nghề tại các cơ sở dạy nghề. Trường hợp không tổ chức cho đi học được thì hỗ trợ bằng tiền để người lao động tự đi học nghề;

Định mức xét hỗ trợ tính trên tổng diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình đang canh tác; cụ thể như sau:

- Hộ bị thu hồi đất trên 70% tổng diện tích, được xét hỗ trợ cho toàn bộ số lao động sản xuất nông nghiệp trong hộ;

- Hộ bị thu hồi đất từ 30% đến 70% diện tích, được xét hỗ trợ tương ứng với tỷ lệ phần trăm diện tích đất bị thu hồi đối với người trong độ tuổi lao động có tên trong hộ khẩu gia đình (trường hợp có số lẻ trên 0,5 thì làm tròn thành 1; dưới 0,5 không tính);

- Hộ bị thu hồi dưới 30% diện tích đất nông nghiệp không xét hỗ trợ.

4. Bồi thường và hỗ trợ người đang sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước (Điều 21 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP):

4.1. Hộ gia đình, cá nhân đang thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước:

a) Thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ: Người đang sử dụng nhà ở là nhà thuê thuộc sở hữu Nhà nước (có hợp đồng thuê nhà) nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ thì người thuê nhà không được bồi thường đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và diện tích cơi nới trái phép nhưng được xem xét bồi thường hỗ trợ các khoản sau:

- Bồi thường các tiện ích sinh hoạt thiết yếu của hộ gia đình, cá nhân phát sinh trước ngày dự án kiểm kê như: Chi phí lắp đặt điện thoại cố định, đồng hồ nước, đồng hồ điện. Các khoản chi phí trên phải được cơ quan quản lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước xác nhận khi cho thuê nhà không có loại tài sản này;

- Bồi thường phần diện tích cơi nới thêm được cấp thẩm quyền cho phép (cơ quan ra quyết định giao nhà hoặc cơ quan được Nhà nước giao quản lý quỹ nhà này);

- Hỗ trợ phần sửa chữa chống sập, chống ngập, chống dột (nếu có) không vượt quá tỷ trọng kết cấu do Bộ Xây dựng quy định đối với từng cấp nhà nhưng tổng mức hỗ trợ tối đa không quá 60% giá trị xây dựng mới của căn nhà.

Phần sửa chữa chống sập, chống ngập, chống dột (nếu có) chỉ áp dụng đối với quỹ nhà được xây dựng và hình thành từ trước ngày 01 tháng 01 năm 1997 (ngày tỉnh Bạc Liêu tái lập). Đối với quỹ nhà mới được xây dựng từ sau ngày 01 tháng 01 năm 1997 trở lại đây, nếu không có giấy cho phép sửa chữa thì không được hỗ trợ.

- Phần cơi nới thêm không phép (nhưng tại thời điểm xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình) để phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu mà diện tích cho thuê không có như: Cây nước (đối với nơi chưa có hệ thống cấp nước), hồ chứa nước, nhà bếp, nhà vệ sinh… được xét hỗ trợ tối đa bằng 80% giá trị xây mới (mục b khoản 2 Điều 20 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP). Khoản hỗ trợ này chỉ được xét khi được cơ quan đang quản lý quỹ nhà xác nhận.

b) Chính sách hỗ trợ và tái định cư: Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước bị phá dỡ được hỗ trợ các chính sách cụ thể sau:

- Hỗ trợ di chuyển (theo khoản 1, phần III );

- Chính sách tái định cư:

+ Được thuê nhà ở mới với diện tích xây dựng nhà quy hoạch tại nơi tái định cư, giá thuê nhà theo giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước;

+ Nhà thuê tại nơi tái định cư được Nhà nước bán cho người đang thuê theo quy định về bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước;

+ Trường hợp không có nhà tái định cư để bố trí thì được hỗ trợ bằng tiền để họ tự lo chỗ ở mới, mức hỗ trợ bằng 60% giá trị đất và 60% giá trị nhà đang thuê theo giá xây dựng mới. Trường hợp có nhà tái định cư để bố trí nhưng người đang sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước không thuê tiếp thì không được hỗ trợ bằng tiền.

4.2. Trường hợp hộ gia đình cá nhân được cơ quan, đơn vị bố trí cho mượn làm nhà ở gia đình hoặc người sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước nhưng không có hợp đồng thuê nhà được xem xét bồi thường hỗ trợ các khoản sau:

- Bồi thường các tiện ích sinh hoạt thiết yếu của hộ gia đình, cá nhân phát sinh trước ngày dự án kiểm kê như: Chi phí lắp đặt điện thoại cố định, đồng hồ nước, đồng hồ điện. Các khoản chi phí trên phải có xác nhận của cơ quan quản lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước là trước khi cho mượn nhà không có;

- Bồi thường phần diện tích cơi nới thêm được cấp thẩm quyền cho phép. Nếu không có giấy phép thì được xét hỗ trợ phần sửa chữa chống sập, chống ngập, chống dột (nếu có) trong diện tích nhà được bố trí hoặc cho mượn và chỉ xét hỗ trợ phần phát sinh xây dựng, sửa chữa đối với quỹ nhà được xây dựng trước ngày 01 tháng 01 năm 1997. Đối với quỹ nhà được xây dựng sau ngày 01 tháng 01 năm 1997 không xét hỗ trợ. Nguyên tắc khoản bồi thường này không vượt quá 60% giá trị căn nhà mới cùng cấp:

Phần cơi nới thêm khác còn lại gia đình tự tháo dỡ không xét bồi thường;

Cây trái hoa màu tự trồng tận dụng để cải thiện (nếu có) trong khuôn viên đất Nhà nước giao quản lý, khi bị giải tỏa được xét bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại mục II phần II Quyết định này.

Chính sách hỗ trợ và tái định cư:

- Hỗ trợ di chuyển (theo khoản 1 phần III );

- Chính sách tái định cư: Nếu gia đình thực sự có nhu cầu về nhà ở không thể tự tìm nơi nào khác để di dời (có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý đối với công chức hoặc của Ủy ban nhân dân phường, xã nơi cư trú) thì được xem xét giải quyết cho thuê nhà, bán nhà hoặc bán nền tái định cư (nếu có) và phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá của dự án.

5. Hỗ trợ người đang thuê nhà không thuộc sở hữu Nhà nước (Điều 30 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP):

- Hộ gia đình, cá nhân đang thuê nhà ở không phải là nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước nhưng có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi bị giải tỏa, có hợp đồng thuê nhà. Khi Nhà nước thu hồi đất nhà ở phải phá dỡ, được hỗ trợ di chuyển theo quy định tại khoản 1 phần III;

- Nếu tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh tại địa điểm đang thuê nhà; được hỗ trợ ổn định sản xuất theo quy định tại mục 2.2 khoản 2, phần III.

6. Chính sách tái định cư (Điều 4, Điều 33, Điều 34 Điều 35, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và khoản 1, phần V Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 7 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính):

6.1. Quy định chung:

- Nguyên tắc khi bố trí tái định cư là: Ưu tiên tái định cư tại chỗ cho người bị thu hồi đất tại nơi có dự án tái định cư, ưu tiên vị trí thuận lợi cho hộ có vị trí thuận lợi tại nơi ở cũ, các hộ sớm thực hiện giải phóng mặt bằng và hộ gia đình chính sách;

- Tạo điều kiện cho các hộ vào khu tái định cư được xem cụ thể khu tái định cư và thảo luận công khai về dự kiến bố trí tái định cư theo đúng quy định của Chính phủ (khoản 1 Điều 34 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP).

6.2. Điều kiện và hình thức tái định cư:

a) Điều kiện tái định cư:

Người đang sử dụng đất ở khi Nhà nước thu hồi theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP được tái định cư trong các trường hợp sau:

- Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau khi thu hồi thấp hơn hạn mức tối thiểu giao đất ở mới tại địa phương (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu tái định cư);

- Phần diện tích còn lại sau khi thu hồi không phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân hoặc có hình thể, địa điểm không thể xây dựng nhà ở được;

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn, có nhu cầu di chuyển chỗ ở;

- Nếu bồi thường bằng hình thức giao đất ở mới cho người có đất bị thu hồi thì giao bằng một (01) nền theo phân lô quy hoạch của dự án;

- Trường hợp nếu hộ gia đình phải di chuyển chỗ ở do có diện tích đất ở bị thu hồi lớn (từ 200m2 trở lên) ngoài việc được bố trí một (01) nền theo phân lô quy định của dự án, nếu có nhu cầu mua thêm nền tái định cư thì tùy từng trường hợp cụ thể được xem xét giải quyết khi có đủ một trong các điều kiện sau đây:

+ Hộ gia đình có số nhân khẩu đông (từ 5 nhân khẩu trở lên);

+ Hộ có từ 02 thế hệ gia đình trở lên cùng sinh sống chung trong gia đình.

- Trường hợp diện tích đất ở của hộ gia đình lớn (trên 200m2), có từ hai thế hệ gia đình trở lên đang sử dụng chung đất ở, khi bị thu hồi một phần đất ở, mặc dù phần diện tích đất ở còn lại đủ ở; nếu có nhu cầu tách hộ thì được xem xét giải quyết bán thêm nền (theo lô quy hoạch của dự án) để có điều kiện tách hộ;

Mức xét bán trên đây tối đa không quá diện tích đất bị thu hồi; trường hợp xét bán thêm nền theo lô quy hoạch của dự án mà diện tích đất vượt lên so với diện tích đất ở bị thu hồi thì mức vượt không được quá diện tích 01 lô quy hoạch của dự án.

- Trường hợp đối với những hộ gia đình, cá nhân bị giải tỏa trắng nhà ở, nhưng không đủ điều kiện bồi thường về đất ở hoặc hộ gia đình đang ở nhờ, ở đậu trên đất người khác khi bị giải tỏa nếu không còn chỗ ở nào khác; có nhu cầu tái định cư chính đáng được cơ quan chủ quản (cán bộ công nhân viên chức) hoặc chính quyền địa phương kiểm tra và xác nhận (đối với hộ dân) thì được xem xét giải quyết bán một nền tái định cư (theo lô quy hoạch của dự án).

b) Các hình thức tái định cư:

- Bồi thường bằng nhà ở;

- Bồi thường bằng giao đất ở mới;

- Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới.

6.3. Thanh toán tiền sử dụng đất khi bố trí tái định cư :

Hộ gia đình, cá nhân được giao đất, mua nhà, thuê nhà tại nơi tái định cư phải nộp tiền sử dụng đất, tiền mua nhà, tiền thuê nhà theo quy định của pháp luật và được trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ, nếu có chênh lệch thì thực hiện thanh toán bằng tiền phần chênh lệch theo quy định.

6.4. Ghi nợ đối với các trường hợp đủ điều kiện giao đất tái định cư (Điều 5 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP):

 Hộ gia đình, cá nhân chưa đủ khả năng nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất tái định cư mà có nguyện vọng ghi nợ thì được ghi “nợ tiền sử dụng đất” trên Giấy chứng nhận sau khi có đơn đề nghị được ghi nợ kèm theo hồ sơ giao đất tái định cư. Khi thanh toán nợ, người sử dụng đất phải trả theo giá đất tại thời điểm trả nợ và được xóa “nợ tiền sử dụng đất” đã ghi trên giấy chứng nhận;

Trình tự thủ tục ghi nợ và thanh toán nợ thực hiện theo hướng dẫn của liên Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính.

7. Bồi thường bằng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp (Điều 48 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP):

Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp trong trường hợp không được Nhà nước bồi thường bằng đất nông nghiệp tương ứng mà không có nguyện vọng nhận bồi thường bằng tiền hoặc bằng đất làm mặt bằng sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP thì được bồi thường bằng giao đất ở có thu tiền sử dụng đất tại khu tái định cư hoặc tại vị trí trong khu dân cư phù hợp với quy hoạch;

Mức đất được giao căn cứ vào khả năng quỹ đất của địa phương và mức đất bị thu hồi của từng hộ gia đình, cá nhân, chỉ áp dụng quy định này đối với các dự án thu hồi đất để xây dựng khu dân cư, xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê và việc bồi thường giải tỏa thu hồi đất thực hiện sau khi Nghị định số 84/2007/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, quy định cụ thể như sau:

 Mức đất ở được giao bằng 08% so với diện tích đất nông nghiệp thu hồi; nhưng tối đa không quá hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh;

Phần diện tích đất ở được giao theo tỷ lệ phần trăm trên đây nếu trường hợp có chênh lệch diện tích được tính được tính theo giá vốn của dự án (bằng giá loại đất nông nghiệp tương ứng đã thu hồi cộng với chi phí đầu tư hạ tầng khu dân cư). Trường hợp giao đất theo lô quy hoạch chuẩn của dự án thì phần diện tích chênh lệch (nếu có) được thanh toán theo giá kinh doanh của dự án;

Các trường hợp khác thực hiện hỗ trợ theo quy định tại khoản 3, phần III;

Giá đất ở được giao bằng giá loại đất nông nghiệp tương ứng đã thu hồi cộng với chi phí đầu tư hạ tầng khu dân cư nhưng không cao hơn giá đất ở có điều kiện tương ứng tại thời điểm thu hồi đất đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định và công bố.

8. Hỗ trợ đặc biệt đối với đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn ao liền kề với đất ở trong khu dân cư khi Nhà nước thu hồi đất (khoản 2 Điều 10 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ; Điều 43 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP):

8.1. Đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư và đất vườn, ao liền kề với đất ở trong khu dân cư được hỗ trợ về đất theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 bao gồm các trường hợp sau:

8.1.1. Diện tích được hỗ trợ là toàn bộ diện tích đất nông nghiệp; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở thuộc phạm vi các khu vực sau:

a) Trong phạm vi địa giới hành chính phường;

b) Trong phạm vi khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn đã được xác định ranh giới theo quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; trường hợp khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn chưa có quy hoạch được xét duyệt thì xác định theo ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của khu dân cư.

8.1.2. Đối với diện tích đất vườn, ao thực tế đang sử dụng trong cùng thửa đất có nhà ở riêng lẻ, nhà ở dọc kênh mương, nhà ở dọc tuyến đường giao thông không thuộc các khu vực quy định tại khoản 8.1.1 nêu trên thì diện tích đất được tính để hỗ trợ bằng tiền của mỗi thửa không vượt quá năm (05) lần hạn mức diện tích giao đất ở do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm có quyết định thu hồi đất (Quyết định số 27/2006/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh).

8.1.3. Đối với diện tích đất thuộc thửa đất nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới các khu vực quy định tại khoản 8.1.1 nêu trên thì diện tích được tính để hỗ trợ bằng tiền của mỗi thửa đất không vượt quá năm (05) lần hạn mức diện tích giao đất ở do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm có quyết định thu hồi đất (Quyết định số 27/2006/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh).

8.1.4. Quy định cụ thể diện tích đất nông nghiệp đặc biệt được xét hỗ trợ tại điểm 8.1.2 và 8.1.3 như sau:

- Mức xét hỗ trợ tối đa không quá: 450m2/hộ x 5 = 2.250m2/hộ;

- Trường hợp đặc biệt hộ gia đình có từ ba (03) thế hệ trở lên cùng sống ổn định, có cùng hộ khẩu chung trước ngày có quyết định thu hồi đất thì diện tích xét hỗ trợ đối với đất nông nghiệp đặc biệt không vượt quá 1,5 (một phẩy năm) lần so với mức quy định trên.

8.2. Chính sách hỗ trợ đặc biệt:

Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn ao liền kề với đất ở trong khu dân cư thì ngoài việc được áp dụng bồi thường theo bảng giá đất nông nghiệp đặc biệt hiện hành do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu công bố vào ngày 01 tháng 01 hàng năm; đồng thời được hỗ trợ thêm bằng tiền một khoản quy định cụ thể như sau:

8.2.1. Thửa đất nông nghiệp đặc biệt có tiếp giáp với mặt tiền đường, mặt tiền đường nhánh, đường hẻm, có độ sâu đến 30m đầu kể từ chỉ giới lộ: Hỗ trợ 50% so với giá trị đất ở có vị trí tương đương liền kề. Trường hợp thửa đất có chiều dài trên 30m thì hỗ trợ cho phần đất còn lại như sau:

+ Trên 30m đến 60m: Hỗ trợ 40% so với giá trị đất ở có vị trí tương đương liền kề;

+ Trên 60m đến 90m: Hỗ trợ 30% so với giá trị đất ở có vị trí tương đương liền kề;

+ Trên 90m đến hết chiều dài thửa đất: Hỗ trợ 20% so với giá trị đất ở có vị trí tương đương liền kề.

8.2.2. Trường hợp thửa đất nông nghiệp đặc biệt không tiếp giáp với bất cứ tuyến đường, đường nhánh, đường hẻm nào thì hỗ trợ bằng 30% so với giá đất ở tối thiểu liền kề tại khu vực. Nếu mức hỗ trợ đối với thửa đất có chiều dài trên 30m nêu tại điểm 8.2.1 trên đây mà đơn giá hỗ trợ bình quân chung của cả thửa đất thấp hơn cách xác định này thì áp dụng theo đơn giá này.

Các khoản hỗ trợ đặc biệt nêu trên chỉ áp dụng trong phạm vi diện tích thực tế bị thu hồi, nhưng tối đa không quá diện tích quy định tại điểm 8.1.4 nêu trên (trừ phần diện tích đất quy định tại điểm 8.1.1), phần diện tích đất thu hồi còn lại vượt trên mức quy định (nếu có) không xem xét hỗ trợ theo Quy định này.

9. Chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng tự tái định cư:

Nguyên tắc chung khi Nhà nước thu hồi đất các hộ bị giải tỏa trắng phải di chuyển chỗ ở thì phải bố trí tái định cư theo các hình thức quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP. Tuy nhiên, do tình hình thực tế của địa phương và đặc thù của từng dự án như: Các dự án có quy mô nhỏ, đối tượng bị giải tỏa trắng phải bố trí tái định cư ít, địa phương không có điều kiện xây dựng khu tái định cư; các dự án có phạm vi thu hồi đất trải dài theo tuyến qua nhiều địa phương huyện, thị khác nhau, số lượng nhỏ lẻ không thể xây dựng khu tái định cư tập trung được hoặc các hộ đủ điều kiện bố trí tái định cư nhưng không có nhu cầu vào nơi tái định cư tập trung mà tự tìm nơi tái định cư;

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ thuộc đối tượng bị giải tỏa phải bố trí tái định cư có điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng khi tự tái định cư, căn cứ Điều 32 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và tình hình thực tế tại địa phương. Quy định mức hỗ trợ cụ thể như sau:

- Đối với các hộ gia đình, cá nhân có nhà ở, đất ở bị giải tỏa trắng không còn nơi ở khác, mức hỗ trợ như sau:

+ Các phường nội ô thị xã Bạc Liêu: 30.000.000 đồng/hộ;

+ Các ấp nội ô thị trấn: 20.000.000 đồng/hộ;

+ Các khu vực nông thôn, khu vực khác còn lại: 15.000.000 đồng/hộ.

- Đối với các hộ gia đình, cá nhân bị giải tỏa trắng nhà ở, nhưng không đủ điều kiện bồi thường về đất ở hoặc hộ gia đình đang ở nhờ, ở đậu trên đất người khác có thời điểm sử dụng trước ngày có quyết định thu hồi đất, đủ điều kiện được bồi thường thì khi bị giải tỏa nếu không còn chỗ ở nào khác, mức hỗ trợ tối đa không quá 50% mức hỗ trợ từng khu vực nêu trên;

- Các trường hợp cất nhà ở sau thời điểm công bố quyết định thu hồi đất không xét hỗ trợ;

- Nguồn kinh phí thực hiện: Tính chung trong kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án.

10. Bồi thường hỗ trợ về mất đất tạm thời hoặc trong hành lang an toàn

10.1. Khi Nhà nước thu hồi đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn thì thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo quy định:

10.2. Trường hợp Nhà nước không thu hồi đất nhưng đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn được bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất như sau (khoản 2 Điều 16 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP):

a) Nếu làm thay đổi mục đích sử dụng đất thì được bồi thường bằng tiền theo mức chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất của từng loại đất theo giá tại thời điểm thu hồi đất;

b) Trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất (nhà ở, công trình đủ điều kiện tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn của công trình), nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng thì được bồi thường bằng tiền theo mức thiệt hại thực tế. Mức bồi thường bằng giá đất tại thời điểm trước trừ (-) giá đất tại thời điểm sau khi có quyết định thu hồi đất nhưng tối đa không quá 50% giá trị quyền sử dụng đất tương ứng. Mức bồi thường tùy từng trường hợp, Hội đồng bồi thường cơ sở và chủ đầu tư xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cụ thể;

c) Trường hợp hành lang bảo vệ an toàn công trình chiếm dụng khoảng không trên 70% diện tích đất sử dụng có nhà ở, công trình của một chủ sử dụng đất thì phần diện tích đất còn lại cũng được bồi thường theo quy định tại điểm a, b nêu trên.

10.3. Trường hợp Nhà nước trưng dụng đất có thời hạn của hộ gia đình, cá nhân để phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế. Tài sản, cây trái hoa màu bị thiệt hại được bồi thường theo quy định.

Trong trường hợp đất bị trưng dụng có thời hạn ảnh hưởng tới thu nhập thì được xét hỗ trợ tối đa như sau:

- 10% giá trị quyền sử dụng đối với đất ở;

- 15% giá trị đối với đất chuyên dùng phi nông nghiệp (trừ đất ở);

- 30% giá trị quyền sử dụng đối với các loại đất sản xuất nông nghiệp.

11. Thu hồi quỹ đất công ích của xã phường, thị trấn:

Không được bồi thường quyền sử dụng đất (khoản 5 Điều 7 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP), người đang thuê đất được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (khoản 7 Điều 10 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP).

Phần IV

QUY ĐỊNH KHOẢN HOÀN TRẢ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG TRƯỜNG HỢP ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT NHƯNG CHƯA THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH

Tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP quy định: Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật th́ì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ để hoàn nộp vào ngân sách.

Tại điểm 1.2, khoản 1, phần II, Thông tư số 116/20004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn nghĩa vụ tài chính bao gồm: Tiền sử dụng đất phải nộp; tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê; thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng các thửa đất khác của người có đất bị thu hồi (nếu có); tiền thu từ xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai; tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai, phí và lệ phí trong quản lý và sử dụng đất đai. Trường hợp các khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai phải nộp lớn hơn tiền bồi thường đất, hỗ trợ về đất thì số tiền được trừ tối đa bằng số tiền được bồi thường, hỗ trợ về đất.

Căn cứ theo quy định hiện hành trong quản lý tài chính về đất đai, Ủy ban nhân dân tỉnh quy định các trường hợp phải trừ lại khoản nghĩa vụ tài chính để hoàn nộp ngân sách của các đối tượng bị thu hồi đất, đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP , nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất. Nghĩa vụ tài chính quy định cụ thể như sau:

1. Hộ gia đình, cá nhân có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP: Không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai khi bồi thường đất;

2. Hộ gia đình, cá nhân có quyết định giao đất ở của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai:

- Nếu quyết định giao đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì không phải trừ tiền sử dụng đất nhưng trừ lệ phí trước bạ;

- Nếu quyết định giao đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến nay nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, khi bồi thường đất thì trừ lại 100% tiền sử dụng đất theo giá đất ở do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm bồi thường thu hồi đất;

- Trường hợp Nhà nước giao đất ở nhưng được ghi nợ tiền sử dụng đất thì trừ lại khoản tiền còn nợ.

3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, có một trong những giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP , được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp khi bồi thường đất thì không phải trừ tiền sử dụng đất, nhưng phải trừ tiền lệ phí trước bạ theo quy định;

4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất đủ điều kiện được bồi thường đất tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP. Nếu nhận chuyển nhượng đất của người khác từ ngày 01 tháng 7 năm 1994 đến ngày bị thu hồi đất mà chưa nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất thì phải trừ thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ sang tên khi bồi thường đất;

5. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp quy định khoản 5 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn tại miền núi, hải đảo khi thu hồi đất không bị trừ nghĩa vụ tài chính về đất;

6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, khi có quyết định thu hồi đất được bồi thường, hỗ trợ đất theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ, không phải trừ tiền sử dụng đất nhưng trừ lệ phí trước bạ 1% trên số tiền được bồi thường, hỗ trợ về đất;

7. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp về đất đai theo quy định tại khoản 7 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP. Nếu chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai thì phải trừ lại nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

8. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng không có giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất ở quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai và được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận đất đó không tranh chấp, được bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ nhưng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính bằng 50% tiền sử dụng đất và 1% lệ phí trước bạ theo quy định.

Đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở và phần diện tích đất vườn, ao cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở (nếu có) thì được bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định đối với đất nông nghiệp, người có đất bị thu hồi được trừ lệ phí trước bạ bằng 1% trên số tiền được bồi thường, hỗ trợ về đất.

9. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất đủ điều kiện bồi thường theo khoản 9 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP:

- Nếu sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số

84/2007/NĐ-CP của Chính phủ khi có quyết định thu hồi đất thì được bồi thường đối với diện tích đất ở thực tế đang sử dụng nhưng diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức diện tích đất ở do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại Quyết định số 27/2006/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2006; hộ gia đình, cá nhân được bồi thường đất không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất nhưng trừ 1% lệ phí trước bạ theo quy định;

- Nếu sử dụng đất có nhà ở từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ khi có quyết định thu hồi đất thì được bồi thường đối với diện tích đất ở thực tế đang sử dụng nhưng diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức diện tích đất ở do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại Quyết định số 27/2006/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2006; hộ gia đình, cá nhân được bồi thường đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính bằng 50% tiền sử dụng đất và 1% lệ phí trước bạ.

10. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, chùa, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ đủ điều kiện bồi thường theo khoản 10 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP: Được bồi thường theo giá đất phi nông nghiệp (xác định bằng 65% giá đất ở có vị trí tương đương).

11. Tổ chức sử dụng đất đủ điều kiện bồi thường theo khoản 11 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP:

- Trừ thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất (nếu có);

- Nếu nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp (điểm b khoản 11 Điều 8) mà chưa thực hiện chuyển quyền sử dụng đất thì trừ tiền chuyển quyền sử dụng đất theo Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ theo quy định.

12. Trong quá trình thực hiện trừ lại nghĩa vụ tài chính của đối tượng bị thu hồi đất nộp hoàn trả vào ngân sách; nếu hộ gia đình đủ điều kiện xét miễn giảm tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ về đất theo quy định hiện hành thì được xét miễn giảm đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở mới theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 824/QĐ-UBND năm 2007 ban hành Quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành

  • Số hiệu: 824/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/12/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu
  • Người ký: Phạm Hoàng Bê
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/12/2007
  • Ngày hết hiệu lực: 15/03/2010
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản