- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 822/QĐ-UBND | Ninh Bình, ngày 05 tháng 10 năm 2023 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Thực hiện Quyết định số 1395/QĐ-BKHĐT ngày 10/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đầu tư bằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức thuộc phạm vi ch ức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
| KT. CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (TTHC) MỚI BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ BẰNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) VÀ VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI KHÔNG THUỘC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày /10/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI
TT | Tên thủ tục hành chính | Thời hạn giải quyết | Địa điểm thực hiện | Phí, lệ phí (VNĐ) | Thực hiện qua BCCI | Căn cứ pháp lý | Dịch vụ công trực tuyến | |
Toàn trình | Một phần | |||||||
LĨNH VỰC ĐẦU TƯ BẰNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) | ||||||||
1 | Quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài Mã số TTHC: 2.002551.000.00.00.H42 | Thời gian thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chương trình, dự án kể từ ngày cơ quan chủ trì thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Không quá 45 ngày | Trung tâm phục vụ hành chính công | Không | x | - Luật Đầu tư công - Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài (Nghị định số 114/2021/NĐ-CP) - Nghị định số 20/2023/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP (Nghị định số 20/2023/NĐ-CP). | x |
|
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
TT | Tên thủ tục hành chính | Thời hạn giải quyết | Địa điểm thực hiện | Phí, lệ phí (VNĐ) | Thực hiện qua BCCI | Căn cứ pháp lý | Dịch vụ công trực tuyến | |
Toàn trình | Một phần | |||||||
LĨNH VỰC ĐẦU TƯ BẰNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) | ||||||||
1 | Quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chủ quản Mã số TTHC: 1.008423.000.00.00.H42 | Thời gian quyết định đầu tư chương trình, dự án kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau: - Chương trình đầu tư công: Không quá 20 ngày; - Dự án nhóm A: Không quá 15 ngày; - Dự án nhóm B, C: Không quá 10 ngày. | Trung tâm phục vụ hành chính công | Không | x | - Luật Đầu tư công - Nghị định số 114/2021/NĐ-CP | x |
|
2 | Quyết định phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án (bao gồm dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi để chuẩn bị dự án đầu tư) Mã số TTHC: 2.001991.000.00.00.H42 | Không quá 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. | Trung tâm phục vụ hành chính công | Không | x | - Luật Đầu tư công - Nghị định số 114/2021/NĐ-CP - Nghị định số 20/2023/NĐ-CP | x |
|
3 | Kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng Mã số TTHC: 2.002053.000.00.00.H42 | Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký kết điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi | Trung tâm phục vụ hành chính công | Không | x | - Luật Đầu tư công - Nghị định số 114/2021/NĐ-CP | x |
|
4 | Kế hoạch thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng hằng năm Mã số TTHC: 2.002050.000.00.00.H42 | Không quy định | Trung tâm phục vụ hành chính công | Không | x | - Luật Đầu tư công - Nghị định số 114/2021/NĐ-CP | x |
|
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày /10/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)
TT | Mã số TTHC | Tên hành thủ tục hành chính | Căn cứ pháp lý quy định bãi bỏ thủ tục hành chính | Quyết định công bố | Ghi chú |
1 | 1.008423.000.00.00.H42 | Lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chủ quản | - Luật Đầu tư công - Nghị định số 114/2021/NĐ-CP | Quyết định số 205/QĐ- UBND ngày 24/02/2022 của UBND tỉnh Ninh Bình |
|
2 | 2.001991.000.00.00.H42 | Lập, thẩm định, quyết định phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án | - Luật Đầu tư công - Nghị định số 114/2021/NĐ-CP - Nghị định số 20/2023/NĐ-CP | Quyết định số 205/QĐ- UBND ngày 24/02/2022 của UBND tỉnh Ninh Bình |
|
3 | 2.002053.000.00.00.H42 | Lập, phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng | - Luật Đầu tư công - Nghị định số 114/2021/NĐ-CP | Quyết định số 205/QĐ- UBND ngày 24/02/2022 của UBND tỉnh Ninh Bình |
|
4 | 2.002050.000.00.00.H42 | Lập, phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng hằng năm | - Luật Đầu tư công - Nghị định số 114/2021/NĐ-CP | Quyết định số 205/QĐ- UBND ngày 24/02/2022 của UBND tỉnh Ninh Bình |
|
a) Trình tự thực hiện:
- Đối với chương trình đầu tư công do Hội đồng nhân dân quyết định chủ trương đầu tư:
Bước 1: Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Hội đồng nhân dân quyết định, chủ chương trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình và tổ chức thẩm định theo quy định của pháp luật trình Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Bước 2: Ủy ban nhân dân tổ chức thẩm định các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 44 và khoản 2 Điều 45 của Luật Đầu tư công.
Bước 3: Căn cứ ý kiến thẩm định của Ủy ban nhân dân, chủ chương trình hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình và dự thảo quyết định đầu tư chương trình trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xem xét, quyết định.
- Dự án không có cấu phần xây dựng:
Bước 1: Căn cứ chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư;
Bước 2: Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức thẩm định dự án;
Bước 3: Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công thẩm định các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 44 và khoản 2 Điều 45 của Luật Đầu tư công;
Bước 4: Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đầu tư.
- Trình tự lập thẩm định, quyết định đầu tư dự án có cấu phần xây dựng: Thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định khác có liên quan đến quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, trừ dự án quan trọng quốc gia.
- Đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài áp dụng cơ chế tài chính trong nước theo hình thức cho vay lại, việc lập, thẩm định chương trình, dự án theo quy định của Luật Đầu tư công và phải được thẩm định phương án tài chính của chương trình, dự án, năng lực tài chính của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
- Thông qua hệ thống bưu chính.
c) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình thẩm định chương trình, dự án
- Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án
- Các tài liệu khác có liên quan
d) Số lượng hồ sơ:
- 05 bộ tài liệu
đ) Thời hạn giải quyết:
Thời gian quyết định đầu tư chương trình, dự án kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:
- Chương trình đầu tư công: Không quá 20 ngày;
- Dự án nhóm A: Không quá 15 ngày;
- Dự án nhóm B, C: Không quá 10 ngày.
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan chủ quản.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan chủ quản.
g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định đầu tư chương trình, dự án.
i) Lệ phí:
- Không có.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (đính kèm):
- Không có.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có):
- Không có.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Đầu tư công năm 2019;
- Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
- Nghị định số 20/2023/NĐ-CP ngày 04/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP.
a) Trình tự thực hiện:
- Đối với dự án, phi dự án không quy định tại khoản 1 Điều 23 của Nghị định 114/2021/NĐ-CP và dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA không hòa lại của nhà tài trợ nước ngoài để chuẩn bị dự án đầu tư do cơ quan, tổ chức quản lý và không phải thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương thực hiện:
Bước 1: Cơ quan chủ quản chủ trì thẩm định; có văn bản gửi lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các cơ quan có liên quan kèm theo Văn kiện dự án, phi dự án và các tài liệu liên quan khác (nếu có);
(Trường hợp dự án, phi dự án có quy mô vốn ODA không hoàn lại từ 200.000 đô la Mỹ trở xuống, người đứng đầu cơ quan chủ quản phê duyệt Văn kiện dự án, phi dự án và không bắt buộc phải lấy ý kiến của các cơ quan liên quan).
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các cơ quan được lấy ý kiến có văn bản góp ý về những nội dung của Văn kiện dự án, phi dự án và những vấn đề cần thiết có liên quan, trong đó lưu ý các nội dung: sự cần thiết và các mục tiêu, kết quả chủ yếu; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, cơ chế tài chính; điều kiện của nhà tài trợ nước ngoài (nếu có) và khả năng đáp ứng của phía Việt Nam.
Bước 3: Cơ quan chủ quản chủ trì thẩm định dự án, phi dự án với các nội dung gồm: sự phù hợp của dự án, phi dự án với mục tiêu phát triển cụ thể của bộ, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện và thụ hưởng; sự phù hợp của phương thức tổ chức thực hiện; vốn và khả năng cân đối vốn, cơ chế tài chính; tính hợp lý trong cơ cấu ngân sách dành cho các hạng mục chủ yếu; cam kết, điều kiện tiên quyết và các điều kiện khác của nhà tài trợ nước ngoài và các bên tham gia (nếu có); hiệu quả, khả năng vận dụng kết quả vào thực tiễn và tính bền vững sau khi kết thúc; những ý kiến đã được thống nhất hoặc còn khác nhau giữa các bên.
Bước 4: Căn cứ kết quả thẩm định, người đứng đầu cơ quan chủ quản quyết định phê duyệt Văn kiện dự án, phi dự án. Đối với dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án đầu tư do địa phương quản lý, căn cứ kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt Văn kiện dự án.
Nội dung chính của Quyết định phê duyệt Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án gồm (i) Tên dự án, phi dự án; (ii) Tên nhà tài trợ, đồng tài trợ nước ngoài (nếu có); (iii) Tên cơ quan chủ quản, chủ dự án; (iv) Thời gian, địa điểm thực hiện; (v) Mục tiêu, hoạt động và kết quả; (vi) Tổ chức quản lý; (vii) Phương thức thực hiện; (viii) Tổng mức vốn và cơ cấu nguồn vốn gồm: Vốn ODA không hoàn lại (nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam) và vốn đối ứng (đồng Việt Nam); (ix) Các nội dung khác.
Bước 5. Sau khi Văn kiện dự án, phi dự án được phê duyệt, cơ quan chủ quản thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan kèm theo Văn kiện dự án, phi dự án đã được phê duyệt có đóng dấu giáp lai của cơ quan chủ quản và các tài liệu liên quan để giám sát và phối hợp thực hiện.
Bước 6: Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo chính thức cho nhà tài trợ nước ngoài và đề nghị xem xét tài trợ.
- Đối với dự án, phi dự án quy định tại khoản 1 Điều 23 của Nghị định 114/2021/NĐ-CP:
Cơ quan chủ quản không tổ chức thẩm định. Người đứng đầu cơ quan chủ quản căn cứ Quyết định chủ trương thực hiện để quyết định phê duyệt Văn kiện dự án, phi dự án.
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
- Thông qua hệ thống bưu chính.
c) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản lấy ý kiến.
- Văn bản trình phê duyệt Văn kiện dự án, phi dự án của chủ dự án.
- Dự thảo Văn kiện dự án, phi dự án.
- Văn bản góp ý của các cơ quan liên quan.
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có) như: văn bản của nhà tài trợ thống nhất với nội dung dự án, phi dự án, thông báo hoặc cam kết xem xét tài trợ, văn bản ghi nhớ với nhà tài trợ, báo cáo của đoàn chuyên gia thẩm định thực hiện theo yêu cầu của nhà tài trợ.
d) Số lượng hồ sơ:
01 bộ hồ sơ (Riêng Văn kiện dự án, phi dự án: 08 bộ).
đ) Thời hạn giải quyết:
Không quá 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan chủ quản.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan chủ quản.
g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án.
i) Lệ phí:
- Không.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu Văn kiện dự án, phi dự án thực hiện theo mẫu tại Phụ lục V và Phụ lục VI kèm theo Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có):
- Không có
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật đầu tư công năm 2019;
- Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
- Nghị định số 20/2023/NĐ-CP ngày 04/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ.
- Nghị định số 20/2023/NĐ-CP ngày 04/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP.
PHỤ LỤC V
MẪU VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA KHÔNG HOÀN LẠI
(Kèm theo Nghị định số 114 /2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ)
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án (tiếng Việt và tiếng Anh).
2. Cơ quan chủ quản, đơn vị đề xuất và chủ dự án (dự kiến): Tên, địa chỉ và các thông tin liên quan khác.
3. Nhà tài trợ và đồng tài trợ nước ngoài (nếu có) dự kiến hỗ trợ thực hiện chương trình.
4. Thời gian dự kiến thực hiện dự án.
5. Địa điểm thực hiện dự án.
II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
1. Sự phù hợp và các đóng góp của dự án vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.
2. Mối quan hệ với các chương trình, dự án khác nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan của chương trình, dự án.
3. Sự cần thiết của dự án (nêu rõ những vấn đề cần giải quyết trong khuôn khổ dự án).
4. Nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật bằng vốn ODA không hoàn lại.
III. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI
Nêu rõ tính phù hợp của dự án với định hướng hợp tác và lĩnh vực ưu tiên của nhà tài trợ nước ngoài; điều kiện cung cấp vốn ODA không hoàn lại của nhà tài trợ nước ngoài và khả năng đáp ứng của phía Việt Nam.
IV. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
Nêu rõ các mục tiêu tổng quát và cụ thể của dự án.
V. MÔ TẢ DỰ ÁN
Các hợp phần, hoạt động và kết quả chủ yếu của hỗ trợ kỹ thuật; đánh giá khả năng vận dụng hỗ trợ kỹ thuật vào thực tế.
VI. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
Nêu rõ đối tượng thụ hưởng trực tiếp và gián tiếp của dự án.
VII. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
1. Kế hoạch triển khai các hành động thực hiện trước (nếu có).
2. Kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết thực hiện dự án cho năm đầu tiên.
3. Kế hoạch giám sát và đánh giá dự án.
VIII. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Nêu rõ hình thức tổ chức quản lý thực hiện; cơ chế phối hợp giữa các bên tham gia chuẩn bị thực hiện, thực hiện và quản lý dự án; năng lực tổ chức, quản lý thực hiện dự án của chủ dự án.
IX. TỔNG VỐN DỰ ÁN
Nêu chi tiết theo từng cấu phần, hạng mục và dòng ngân sách đầu tư phát triển, hành chính sự nghiệp, bao gồm:
1. Vốn ODA không hoàn lại (nguyên tệ và quy đổi ra đô la Mỹ).
2. Vốn đối ứng (đồng Việt Nam và quy đổi ra đô la Mỹ). Nêu rõ nguồn vốn đối ứng (ngân sách trung ương, địa phương), giá trị đóng góp bằng hiện vật. Trách nhiệm bố trí vốn đối ứng của các cấp ngân sách và các đối tượng tham gia thực hiện, đối tượng thụ hưởng dự án (nếu có).
3. Cơ chế tài chính.
X. ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC VỀ SỬ DỤNG VỐN ODA KHÔNG HOÀN LẠI CỦA NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI (NẾU CÓ)
Giải trình về những điều kiện ràng buộc về sử dụng vốn ODA không hoàn lại của nhà tài trợ nước ngoài (nếu có).
PHỤ LỤC VI
MẪU VĂN KIỆN PHI DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA KHÔNG HOÀN LẠI
(Kèm theo Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ)
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án (tiếng Việt và tiếng Anh).
2. Cơ quan chủ quản, đơn vị đề xuất và chủ dự án (dự kiến): Tên, địa chỉ và các thông tin liên quan khác.
3. Nhà tài trợ và đồng tài trợ nước ngoài (nếu có) dự kiến hỗ trợ thực hiện chương trình.
4. Thời gian dự kiến.
5. Địa điểm thực hiện.
II. NHU CẦU VỀ KHOẢN PHI DỰ ÁN
1. Nêu sự cần thiết và nhu cầu tài trợ đối với phi dự án.
2. Cơ sở đề xuất nhà tài trợ nước ngoài.
III. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CỦA PHI DỰ ÁN
Nêu rõ mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và nội dung của phi dự án.
IV. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN PHI DỰ ÁN
Nêu rõ cơ chế phối hợp giữa các bên tham gia chuẩn bị thực hiện, thực hiện và quản lý phi dự án; năng lực tổ chức, quản lý thực hiện khoản phi dự án của chủ dự án.
V. TỔNG VỐN CỦA PHI DỰ ÁN
1. Vốn ODA, vốn vay ưu đãi (nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam và đô la Mỹ).
2. Nguồn và vốn đối ứng (đồng Việt Nam và quy đổi ra đô la Mỹ).
3. Cơ chế tài chính.
VI. ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC VỀ SỬ DỤNG VỐN ODA KHÔNG HOÀN LẠI CỦA NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI
Giải trình về những điều kiện ràng buộc về sử dụng vốn ODA không hoàn lại của nhà tài trợ nước ngoài (nếu có).
3. Kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng
a) Trình tự thực hiện:
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi, căn cứ Báo cáo nghiên cứu khả thi, Văn kiện chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quyết định đầu tư chương trình, dự án và điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án, chủ dự án phối hợp với nhà tài trợ nước ngoài lập hoặc rà soát, cập nhật kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án, trình cơ quan chủ quản xem xét và phê duyệt.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án, cơ quan chủ quản chương trình, dự án, gửi Quyết định phê duyệt kèm theo kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan và nhà tài trợ nước ngoài phục vụ công tác giám sát, đánh giá và phối hợp thực hiện chương trình, dự án.
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
- Thông qua hệ thống bưu chính.
c) Thành phần hồ sơ:
Kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án được lập cho toàn bộ thời gian thực hiện chương trình, dự án và phải bao gồm tất cả hợp phần, hạng mục, nhóm hoạt động, nguồn vốn tương ứng (vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng) và tiến độ thực hiện dự kiến kèm theo.
d) Số lượng hồ sơ:
01 bộ hồ sơ
đ) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký kết điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan chủ quản.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan chủ quản
g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án được phê duyệt
i) Lệ phí:
- Không có.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Không có
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có):
- Không có
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Đầu tư công năm 2019;
- Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
- Nghị định số 20/2023/NĐ-CP ngày 04/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP.
4. Kế hoạch thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng hằng năm
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Trên cơ sở kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án đã được cơ quan chủ quản phê duyệt; căn cứ tình hình giải ngân thực tế và kế hoạch giải ngân theo điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án, chủ dự án xem xét và trình người đứng đầu cơ quan chủ quản phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hằng năm. Kế hoạch thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi hằng năm là một phần kế hoạch đầu tư công hằng năm của cơ quan chủ quản.
Bước 2. Cơ quan chủ quản xem xét, phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hằng năm.
Bước 3. Hằng năm, vào thời điểm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành, cơ quan chủ quản tổng hợp kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hằng năm vào kế hoạch đầu tư công và kế hoạch ngân sách hàng năm của cơ quan chủ quản.
- Đối với chương trình, dự án vay lại toàn bộ từ ngân sách nhà nước: Hằng năm, vào cùng thời điểm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, chủ dự án lập kế hoạch thực hiện chương trình, dự án trình cơ quan chủ quản phê duyệt kế hoạch vốn ODA, vốn vay ưu đãi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và cơ quan được ủy quyền cho vay lại để theo dõi, giám sát tình hình thực hiện. Cơ quan chủ quản, chủ dự án có trách nhiệm tự cân đối đủ vốn đối ứng theo tiến độ thực hiện của chương trình, dự án.
- Đối với chương trình, dự án vay lại một phần từ ngân sách nhà nước: Tùy theo tính chất của từng hợp phần chương trình, dự án (cấp phát toàn bộ hay cho vay lại), chủ dự án áp dụng quy trình lập và trình duyệt kế hoạch của chương trình, dự án tương ứng với từng hợp phần của chương trình, dự án theo quy định tại khoản 1, 2, 7 Điều Nghị định số 114/2021/NĐ-CP.
Bước 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hằng năm, chủ dự án gửi cơ quan chủ quản và thông qua cơ quan chủ quản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan và nhà tài trợ nước ngoài Quyết định phê duyệt kèm theo kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hằng năm phục vụ công tác giám sát, đánh giá và phối hợp thực hiện chương trình, dự án.
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
- Thông qua hệ thống bưu chính.
c) Thành phần hồ sơ:
Nội dung của kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hằng năm gồm thông tin chi tiết về các hợp phần (chia theo hợp phần hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư xây dựng), các hạng mục và hoạt động chính, các nguồn vốn, bao gồm cả vốn đối ứng và tiến độ thực hiện dự kiến kèm theo.
d) Số lượng hồ sơ:
01 bộ hồ sơ
đ) Thời hạn giải quyết:
Không có
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan chủ quản.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan chủ quản
g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hằng năm được phê duyệt
i) Lệ phí:
- Không có
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Không có
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có):
- Không có
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Đầu tư công;
- Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
- Nghị định số 20/2023/NĐ-CP ngày 04/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP.
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đơn vị trực thuộc tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.
Bước 2: Cơ quan chủ quản/ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến góp ý bằng văn bản cửa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan;
Bước 3: Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
Bước 4: Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo đơn vị được giao lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan;
Bước 5: Căn cứ ý kiến thẩm định của đơn vị có chức năng, ý kiến góp ý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản quyết định chủ trương đầu tư hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.
* Trường hợp các nội dung của Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với dự án không quy định tại khoản 7 của Điều 14 Nghị định 114/2021/NĐ-CP có thay đổi so với nội dung chính Đề xuất chương trình, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy định tại điểm d khoản 2 Điều 13: Cơ quan chủ quản thực hiện trình tự, thủ tục điều chỉnh Đề xuất chương trình, dự án theo quy định tại khoản 5 Điều 13 trước khi thực hiện trình tự, thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án.
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
- Thông qua hệ thống bưu chính.
c) Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi gồm:
(a) Tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án theo mẫu tại Phụ lục IVa kèm theo Nghị định số 114/2021/NĐ-CP.
(b) Văn bản phê duyệt Đề xuất chương trình, dự án của cấp có thẩm quyền;
(c) Báo cáo kết quả thẩm định nội bộ của cơ quan chủ quản về chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi;
(d) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án theo mẫu tại Phụ lục IIIa, IIIb, IIIc kèm theo Nghị định số 114/2021/NĐ-CP;
(đ) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chương trình, dự án trong giai đoạn trước (đối với các chương trình, dự án thực hiện giai đoạn trước, tiếp tục thực hiện trong giai đoạn mới).
(e) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
d) Số lượng hồ sơ:
- 01 bộ gốc
đ) Thời hạn giải quyết:
Thời gian thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chương trình, dự án kể từ ngày cơ quan chủ trì thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Không quá 45 ngày.
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản/Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan chủ quản.
g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định chủ trương đầu tư dự án của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản/Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
i) Lệ phí:
- Không có
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (đính kèm):
- Tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án theo mẫu tại Phụ lục IVa kèm theo Nghị định số 114/2021/NĐ-CP.
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án theo mẫu tại Phụ lục IIIc kèm theo Nghị định số 114/2021/NĐ-CP;
- Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định về chủ trương đầu tư chương trình, dự án theo mẫu tại Phụ lục IVb kèm theo Nghị định số 114/2021/NĐ-CP.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có):
- Không có
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Đầu tư công năm 2019;
- Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;
- Nghị định số 20/2023/NĐ-CP ngày 04/5/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP.
PHỤ LỤC IVA
MẪU TỜ TRÌNH QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI
(Kèm theo Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ)
TÊN CƠ QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: … | …, ngày … tháng … năm … |
TỜ TRÌNH
QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH/DỰ ÁN ………
Kính gửi: | (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư chương trình/dự án). |
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Các căn cứ pháp lý khác (có liên quan);
(Tên cơ quan) trình (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư chương trình/dự án) quyết định chủ trương đầu tư chương trình/dự án (Tên chương trình/dự án) với các nội dung chính sau:
I. THÔNG TIN CHUNG CHƯƠNG TRÌNH/DỰ ÁN
1. Tên chương trình/dự án:
2. Cơ quan chủ quản:
3. Chủ chương trình, dự án (dự kiến):
4. Nhà tài trợ, đồng tài trợ (nếu có):
5. Mục tiêu:
6. Quy mô và nội dung đầu tư:
7. Dự án nhóm:
8. Thời gian thực hiện:
9. Địa điểm thực hiện chương trình, dự án:
10. Tổng vốn thực hiện chương trình, dự án (trong đó làm rõ nguồn vốn đầu tư và mức vốn cụ thể theo từng nguồn, phân kỳ đầu tư sử dụng nguồn vốn theo thời gian cụ thể, dự kiến bố trí vốn) theo tiền đồng Việt Nam và quy đổi ra nguyên tệ và đô la Mỹ, gồm:
- Nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi và mức vốn cụ thể theo từng nguồn (vốn ODA không hoàn lại, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đầu tư và vốn sự nghiệp) theo nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam và đô la Mỹ;
- Nguồn vốn đối ứng và mức vốn cụ thể theo từng nguồn (vốn đầu tư và vốn sự nghiệp) theo tiền đồng Việt Nam và quy đổi ra đô la Mỹ.
11. Cơ chế tài chính trong nước:
12. Các thông tin khác (nếu có):
II. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI XÂY DỰNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN NHÓM A, BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
- Nội dung Đề xuất chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Nêu đầy đủ quá trình triển khai xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án và những nội dung có thay đổi so với Đề xuất chương trình, dự án đã được phê duyệt (nếu có).
- Đánh giá tình hình thực hiện chương trình, dự án giai đoạn trước (nếu chuyển từ giai đoạn trước sang).
- Việc thẩm định chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chương trình/dự án.
- Các nội dung khác (nếu có).
III. DANH MỤC HỒ SƠ KÈM THEO
Kèm theo đầy đủ các hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định này.
(Tên cơ quan) trình (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư chương trình/dự án) xem xét, quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình/dự án (Tên chương trình/dự án) giai đoạn (nêu rõ giai đoạn thực hiện chương trình/dự án).
| ĐẠI DIỆN CƠ QUAN |
PHỤ LỤC IIIC
MẪU BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI
(Kèm theo Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ)
I. NHỮNG THÔNG TIN CHỦ YẾU
1. Tên chương trình, dự án (tiếng Việt và tiếng Anh).
2. Cơ quan chủ quản, đơn vị đề xuất và chủ dự án (dự kiến): Tên, địa chỉ và các thông tin liên quan khác.
3. Nhà tài trợ và đồng tài trợ nước ngoài (nếu có) dự kiến hỗ trợ thực hiện chương trình.
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
Nội dung Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo quy định tại Điều 31 Luật Đầu tư công và bổ sung thêm các nội dung liên quan đến vốn ODA, vốn vay ưu đãi như sau:
1. Khái quát các chương trình, dự án khác đã và đang thực hiện bằng những nguồn vốn khác nhau (nếu có) nhằm mục đích hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan.
2. Nhu cầu sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi để hỗ trợ thực hiện chương trình; sự phù hợp đối với chính sách và ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Chính phủ và của nhà tài trợ nước ngoài.
3. Dự kiến vốn của nhà tài trợ nước ngoài và mức vốn cụ thể theo từng nguồn (vốn ODA không hoàn lại, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đầu tư và vốn sự nghiệp) nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam và đô la Mỹ.
4. Dự kiến vốn đối ứng, nguồn cung cấp và mức vốn cụ thể theo từng nguồn gồm: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn tự có của chủ dự án (dự kiến), vốn vay ngân hàng, các nguồn vốn hợp pháp khác, vốn đầu tư và vốn sự nghiệp (đồng Việt Nam và quy đổi ra đô la Mỹ).
5. Điều kiện ràng buộc về sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài: Giải trình về những điều kiện ràng buộc về sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài (trường hợp vốn ODA, vốn vay ưu đãi có ràng buộc).
6. Cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với chương trình (cấp phát toàn bộ, cho vay lại toàn bộ, cho vay lại một phần với tỷ lệ cho vay lại cụ thể từ ngân sách nhà nước; điều khoản và điều kiện cho vay lại; phương án trả nợ vốn vay); phương thức tài trợ dự án hay giải ngân qua ngân sách nhà nước; phương thức cho vay lại.
7. Đối tượng thụ hưởng trực tiếp và gián tiếp của chương trình.
8. Đánh giá sơ bộ chương trình, dự án về: tính hiệu quả (kinh tế, xã hội, môi trường), tính khả thi và tính bền vững của chương trình, dự án.
9. Đề xuất hình thức tổ chức quản lý thực hiện chương trình.
10. Các hoạt động thực hiện trước: Trên cơ sở thống nhất với nhà tài trợ nước ngoài, đề xuất các hoạt động thực hiện trước theo quy định tại Điều 17 Nghị định này, trong đó nêu rõ kinh phí dự kiến, khung thời gian, trách nhiệm của các cơ quan Việt Nam và nhà tài trợ nước ngoài.
PHỤ LỤC IVB
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI, BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI
(Kèm theo Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ)
CƠ QUAN THẨM ĐỊNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: … | …, ngày … tháng … năm … |
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI/BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH/DỰ ÁN …
Kính gửi: | (Tên cơ quan trình thẩm định). |
Cơ quan (Tên cơ quan thẩm định) nhận được Tờ trình số .... ngày ... tháng ... năm ... của cơ quan (Tên cơ quan trình) trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi/Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình/dự án (Tên đề nghị thẩm định). Sau khi xem xét, tổng hợp ý kiến và kết quả thẩm định của các cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan (Tên cơ quan thẩm định) báo cáo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi/Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình/dự án (Tên) như sau:
Phần thứ nhất
TÀI LIỆU THẨM ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH I. HỒ SƠ TÀI LIỆU THẨM ĐỊNH
1. Tờ trình cơ quan quyết định chủ trương đầu tư chương trình/dự án.
2. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công.
3. Báo cáo thẩm định nội bộ.
4. Ý kiến thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của cơ quan thẩm định theo quy định tại Điều 33 của Luật Đầu tư công.
5. Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ THẨM ĐỊNH
1. Luật Đầu tư công.
2. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công.
3. Các căn cứ pháp lý khác (nếu có).
III. TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH
1. Đơn vị chủ trì thẩm định:
2. Đơn vị phối hợp thẩm định:
3. Hình thức thẩm định: Tổ chức họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản hoặc áp dụng cả hai hình thức (nếu cần thiết).
Phần thứ hai
Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH/DỰ ÁN ……
I. MÔ TẢ THÔNG TIN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CỦA CƠ QUAN/HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH/DỰ ÁN ……
1. Tên chương trình/dự án:
2. Cơ quan chủ quản:
3. Chủ chương trình/dự án (dự kiến):
4. Nhà tài trợ, đồng tài trợ (nếu có):
5. Mục tiêu:
6. Quy mô và nội dung đầu tư:
7. Dự án nhóm:
8. Thời gian thực hiện (tiến độ và phân kỳ đầu tư):
9. Địa điểm thực hiện chương trình/dự án:
10. Tổng vốn thực hiện chương trình/dự án (trong đó làm rõ nguồn vốn đầu tư và mức vốn cụ thể theo từng nguồn, phân kỳ đầu tư sử dụng nguồn vốn theo thời gian cụ thể, dự kiến bố trí vốn) theo tiền đồng Việt Nam và quy đổi ra nguyên tệ và đô la Mỹ, gồm:
- Nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi và mức vốn cụ thể theo từng nguồn (vốn ODA không hoàn lại, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đầu tư và vốn sự nghiệp) theo nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam và đô la Mỹ;
- Nguồn vốn đối ứng và mức vốn cụ thể theo từng nguồn (vốn đầu tư và vốn sự nghiệp) theo tiền đồng Việt Nam và quy đổi ra đô la Mỹ.
11. Cơ chế tài chính trong nước:
12. Nguồn vốn đề nghị thẩm định:
13. Các thông tin khác (nếu có):
II. TỔNG HỢP Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
Tổng hợp ý kiến của các đơn vị phối hợp thẩm định theo quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định của Chính phủ.
III. Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA CƠ QUAN THẨM ĐỊNH
Việc thẩm định chủ trương đầu tư dự án phải phù hợp với các quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định của Chính phủ.
Các ý kiến thẩm định tập trung vào các nội dung quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
Các ý kiến khác (nếu có).……………………………
(Trong từng trường hợp cụ thể cơ quan/Hội đồng thẩm định có thể bổ sung hoặc điều chỉnh các nội dung thẩm định bảo đảm phù hợp với các quy định của Luật Đầu tư công, các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
IV. KẾT LUẬN
Chương trình/Dự án (Tên) đủ điều kiện (chưa đủ điều kiện) để trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và triển khai các bước tiếp theo.
Trên đây là ý kiến thẩm định của (Cơ quan thẩm định/Hội đồng thẩm định) về chủ trương đầu tư chương trình/dự án, đề nghị cơ quan (Tên cơ quan trình) xem xét báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh (nếu yêu cầu điều chỉnh) hoặc quyết định chủ trương đầu tư chương trình/dự án (nếu chấp thuận đề xuất của cơ quan trình).
| ĐẠI DIỆN CƠ QUAN THẨM ĐỊNH |
- 1Quyết định 1404/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới; sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đầu tư bằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang
- 2Quyết định 1893/QĐ-UBND năm 2023 công bố danh mục và quy trình nội bộ thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đầu tư bằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận
- 3Quyết định 2206/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Quản lý xuất nhập cảnh, lĩnh vực đầu tư bằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 4Quyết định 1709/QĐ-UBND năm 2023 về công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và phê duyệt nội dung tái cấu trúc chuẩn hoá quy trình, biểu mẫu điện tử thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực Đầu tư bằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của ngành Kế hoạch và Đầu tư áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 5Quyết định 977/QĐ-UBND-HC năm 2023 công bố Danh mục thủ tục hành chính và phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, giữ nguyên thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 6Quyết định 2478/QĐ-UBND năm 2023 về công bố thủ tục hành chính sửa đổi, thêm mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng
- 7Quyết định 2660/QĐ-UBND năm 2023 về công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và Quy trình nội bộ thủ tục hành chính theo phương án đơn giản hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị
- 8Quyết định 3226/QĐ-UBND năm 2023 công bố danh mục thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đầu tư bằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa
- 9Quyết định 6015/QĐ-UBND năm 2023 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực đầu tư bằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Quyết định 1395/QĐ-BKHĐT năm 2023 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đầu tư bằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 7Quyết định 1404/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới; sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đầu tư bằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang
- 8Quyết định 1893/QĐ-UBND năm 2023 công bố danh mục và quy trình nội bộ thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đầu tư bằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận
- 9Quyết định 2206/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Quản lý xuất nhập cảnh, lĩnh vực đầu tư bằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 10Quyết định 1709/QĐ-UBND năm 2023 về công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và phê duyệt nội dung tái cấu trúc chuẩn hoá quy trình, biểu mẫu điện tử thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực Đầu tư bằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của ngành Kế hoạch và Đầu tư áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 11Quyết định 977/QĐ-UBND-HC năm 2023 công bố Danh mục thủ tục hành chính và phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, giữ nguyên thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 12Quyết định 2478/QĐ-UBND năm 2023 về công bố thủ tục hành chính sửa đổi, thêm mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng
- 13Quyết định 2660/QĐ-UBND năm 2023 về công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và Quy trình nội bộ thủ tục hành chính theo phương án đơn giản hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị
- 14Quyết định 3226/QĐ-UBND năm 2023 công bố danh mục thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đầu tư bằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa
- 15Quyết định 6015/QĐ-UBND năm 2023 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực đầu tư bằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định 822/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đầu tư bằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình
- Số hiệu: 822/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/10/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Tống Quang Thìn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/10/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực