BỘ NỘI VỤ ***** | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT ******* |
Số: 82/2003/QĐ-BNV | Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2003 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BẢN ĐIỀU LỆ CỦA LIÊN ĐOÀN ĐIỀN KINH VIỆT NAM
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L2004 ngày 20/05/1957 quy định về quyền lập Hội;
Căn cứ Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Xét đề nghị của Chủ tịch Liên đoàn Điền kinh Việt Nam và Vụ trưởng Vụ tổ chức phi Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔI VỤ |
Điều 1: Tên gọi: Liên đoàn điền kinh Việt
Viết tắc: LĐĐKVN.
Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM ATHLETIC FEDRATION
Viết tắc:VAF
Liên đoàn Điền kinh Việt
Điều 5: Liên đoàn Điền kinh Việt
1. Tổ chức vận động quần chúng tham gia tập luyện môn Điền kinh, đặc biệt chú ý đến Thanh thiếu niên, học sinh. Phổ biến các phương pháp tập luyện, các tiêu chuẩn rèn luyện thể lực, các hình thức thi đấu Điền kinh.
2. Phối hợp các cơ quan chức năng của Nhà nước đề hoàn thiện hệ thống thi đấu từ cơ sở đến toàn quốc. Sau khi được sự đồng ý của cơ quan quản lý về Thể dục Thể thao, Liên đoàn sẽ tham gia đề xuất ban hành Điều lệ thi đấu và các quy định có liên quan.
3. Đề xuất với các cơ quan nhà nước các nội dung sau:
- Tuyển chọn danh sách Vận động viên đội dự tuyển, đội tuyển Quốc gia.
- Chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng sử dụng trọng tài, huấn luyện viên, vận động viên để khuyến khích nâng cao trình độ.
- Kế hoạch, phương hướng, biện pháp tổ chức hướng dẫn chuyên môn các tổ chức xã hội về Điền kinh ở cơ sở.
- Sửa chữa, xây dựng sân tập, trang thiết bị, dụng cụ để phục vụ luyện tập và thi đấu.
- Khen thưởng, kỷ luật đối với các tổ chức thành viên, các hội viên trong việc phong cấp, giáng cấp, tước bỏ danh hiệu được phong đối với trọng tài, huấn luyện viên, vận động viên khi bị vi phạm.
4. Tăng cường quan hệ với Hiệp hội quốc tế các Liên đoàn Điền kinh, Hiệp hội điền kinh Châu Á, Liên đoàn điền kinh các Quốc gia khác, các tổ chức Olympic Quốc tế nhằm tăng cường hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm hợp tác giúp đỡ trong lĩnh vực phát triển môn Điền kinh.
5. Tăng cường tổ chức hoạt động tuyên truyền quảng cáo kêu gọi tài trợ để xây quỹ theo đúng pháp luật của Nhà nước.
NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
Liên đoàn Điền kinh Việt
Liên đoàn hoạt động theo nguyên tắc tự quản trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước Việt
Điều 7: Tổ chức của Liên đoàn Điền kinh Việt
Ở Trung ương: Liên đoàn Điền kinh Việt
Ở cơ sở: Câu lạc bộ Điền kinh tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương ( sau đây gọi chung là tỉnh) ngành. Việc thành lập Câu lạc bộ theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ chính của Đại hội:
- Tổng kết, đánh giá hoạt động của Liên đoàn trong nhiệm kỳ qua, bàn phương hướng, kế hoạch hành động của nhiệm kỳ mới.
- Thông qua sửa đổi Điều lệ (nếu có).
- Bầu Ban chấp hành và Ban kiểm tra Liên đoàn.
- Quyết định những vấn đề quan trọng của Liên đoàn.
Ban chấp hành có nhiệm vụ:
- Lãnh đạo thực hiện Nghị quyết của Đại hội.
- Lãnh đạo thực hiện Điều lệ của Liên đoàn.
- Phát triển mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước.
- Bầu Ban Thuờng vụ và Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký.
- Ban chấp hành Trung ương họp định kỳ 6 tháng 1 lần (trừ trường hợp đột xuất)
Ban Thường vụ Liên đoàn:
- Lãnh đạo thực hiện các Quyết định của Ban chấp hành Liên đoàn giữa hai kỳ họp của Ban chấp hành.
- Cấp thẻ hội viên.
- Lập kế hoạch, báo cáo hoạt động của Liên đoàn theo quy định của Ban chấp hành.
- Theo dõi các hoạt động của các Câu lạc bộ và các Tiểu ban chuyên môn.
- Ban thường vụ họp định kỳ 3 tháng 1 lần. Khi cần thiết theo đề nghị của Chủ tịch và Tổng thư ký, Ban thường vụ có thể triệu tập họp bất thường.
Điều 13: Tổng thư ký do Ban chấp hành bầu ra, nhiệm vụ do Chủ tịch phân công.
Ban chấp hành bầu ra Ban kiểm tra, Ban kiểm tra có nhiệm vụ:
- Kiểm tra thực hiện Nghị quyết của Đại hội, Điều lệ, Quy chế và Chương trình công tác hàng năm của Liên đoàn.
- Kiểm tra hội viên trong các hoạt động để biểu dương khen thưởng, đồng thời phát hiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật để kịp thời chấp chỉnh.
- Kiểm tra các hoạt động kinh tế, tài chính của hội và các tổ chức trực thuộc hội, xem xét và giải quyết các đơn khiếu tố.
TỔ CHỨC THÀNH VIÊN VÀ HỘI VIÊN CỦA LIÊN ĐOÀN
Điều 16: Các tổ chức như Liên đoàn. Hội, Câu lạc bộ, Chi hội và các Tổ chức tương đương khác về môn Điền kinh trong cả nước thừa nhận và chấp hành Điều lệ của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam đều có thể được công nhận là thành viên của Liên đoàn.
Điều 17: Thể thức ra nhập Liên đoàn Điền kinh Việt
- Có đơn xin gia nhập Liên đoàn Điền kinh Việt
- Nộp lệ phí theo quy định.
Việc công nhận thành viên của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam được thực hiện theo hướng dẫn của Ban chấp hành Liên đoàn Điền kinh Việt Nam và do Ban chấp hành Liên đoàn Điền kinh Việt Nam xem xét quyết định.
Các tổ chức thành viên sau một năm không báo cáo kết quả hoạt động và hai năm không đóng niên liễm sẽ bị khai trừ ra khỏi các tổ chức thành viên Liên đoàn Điền kinh Việt
1. Quyền lợi của các tổ chức thành viên:
- Được cử Đại biểu tham gia thảo luận và biểu quyết các vần đề của Liên đoàn, đóng góp ý kiến phê bình cá nhân và Lãnh đạo của Liên đoàn.
- Được bầu cử vào các cơ quan Lãnh đạo của Liên đoàn theo quy định của Đại hội và Điều lệ.
- Được ưu tiên sử dụng các phương tiện tập luyện, thi đấu và những tin khoa học về chuyên môn và các loại dịch vụ kinh tế khác.
2. Nghĩa vụ của các tổ chức thành viên:
- Thi hành đầy đủ nội dung, điều lệ và quy định, quy chế của Liên đoàn, đóng niêm liễm cho Liên đoàn.
- Hỗ trợ các hoạt động của Liên đoàn và tổ chức thực hiện Nghị quyết.
- Phát triển các tổ chức cơ sở.
Người có đóng góp lớn cho Liên đoàn thì có thể được công nhận là hội viên danh dự của Liên đoàn.
Điều 19: Quyền lợi và nghĩa vụ của Hội viên
1. Quyền lợi của Hội viên:
- Được tham gia thảo luận và biểu quyết các chủ trương kế hoạch công tác và những vấn đề được nêu ra ở các tổ chức Liên đoàn.
- Được quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan Lãnh đạo của Liên đoàn, đuợc Liên đoàn bảo vệ các quyền lợi chính đáng và giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi về công tác, tập luyện, thi đấu nâng cao trình độ chuyên môn.
- Được ưu tiên sử dụng các phương tiện tập luyện tại các cơ sở của Liên đoàn.
- Được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc.
- Có quyền xin ra khỏi Liên đoàn.
2. Nghĩa vụ của Hội viên:
- Chấp hành Điều lệ, Nghị quyết, Quy chế và mọi quy định của Liên đoàn.
- Tham gia tập luyện, hoạt động ở một tổ chức cơ sở của Liên đoàn, luôn có ý thức thúc đẩy mọi hoạt động của Liên đoàn để không ngừng nâng cao trình độ môn Điền kinh.
- Hoàn thành nhiệm vụ do Liên đoàn phân công.
- Thường xuyên tuyên truyền tôn chỉ mục đích và quan tâm phát triển hội viên, thành viên và đóng góp hội phí cho Liên đoàn.
- Khi không còn hoạt động ở Liên đoàn phải bàn giao lại công việc và tài sản, tài chính có liên quan.
TÀI CHÍNH – TÀI SẢN CỦA LIÊN ĐOÀN
Điều 24: Các nguồn thu tài chính của Liên đoàn.
- Niên liễm các tổ chức thành viên.
- Tiền thu được do hoạt động tuyên truyền, quảng cáo gây quỹ của Liên đoàn.
- Tiền hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước về Thể dục Thể thao.
- Tiền và vật chất ủng hộ các cơ quan, Tổ chức kinh tế, Văn hóa – Xã hội và các cá nhân trong và ngoài nước (nếu có).
- Tiền tài trợ của các tổ chức quốc tế (nếu có).
- Thu lệ phí thi đấu các giải trong hệ thống Quốc gia.
Điều 25: Các khoản thu chủ yếu của Liên đoàn.
- Hoạt động hành chính của Liên đoàn.
- Chi phí cho hoạt động chuyên môn và đối ngoại.
- Chi phí về khen thưởng.
- Hỗ trợ phát triển phong trào Điền kinh cho các địa phương khi có điều kiện.
- Nộp niêm liễm cho Hiệp hội Quốc tế các Liên đoàn Điền kinh (IAAF) và Hiệp hội Điền kinh Châu Á (AAA).
Điều 26: Tài chính của Liên đoàn quản lý theo đúng quy định của Nhà nước.
Điều 28: Các tổ chức Thành viên, Hội viên có thành tích tốt.
Tùy theo mức độ và điều kiện Liên đoàn quy định khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước khen thưởng theo quy định của pháp luật.
- 1Quyết định 289-NV năm 1962 về việc cho phép Hội điền kinh Việt Nam thành lập và hoạt động do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành.
- 2Quyết định 458/QĐ-BNV năm 2010 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 3Quyết định 15/2003/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hội khoa học kỹ thuật An toàn và Vệ sinh lao động Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 1Quyết định 289-NV năm 1962 về việc cho phép Hội điền kinh Việt Nam thành lập và hoạt động do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành.
- 2Luật về quyền lập hội 1957
- 3Nghị định 45/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- 4Nghị định 88/2003/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội
- 5Quyết định 458/QĐ-BNV năm 2010 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 6Quyết định 15/2003/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hội khoa học kỹ thuật An toàn và Vệ sinh lao động Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
Quyết định 82/2003/QĐ-BNV phê duyệt Bản điều lệ của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 82/2003/QĐ-BNV
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/12/2003
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Đặng Quốc Tiến
- Ngày công báo: 13/12/2003
- Số công báo: Số 210
- Ngày hiệu lực: 28/12/2003
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định