Hệ thống pháp luật

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 815/2001/QĐ-BTM

Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 815/2001/QĐ-BTM NGÀY 01 THÁNG 8 NĂM 2001 BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM DỊCH VỤ TRUNG CHUYỂN CONTAINER TẠI CẢNG BẾN NGHÉ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Bộ luật Hàng hải ngày 30 tháng 6 năm 1990 và Luật Thương mại ngày 10 tháng 5 năm 1997;
Căn cứ văn bản số 424/CP-CN ngày 21 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về việc cho phép cảng Bến Nghé thực hiện thí điểm dịch vụ trung chuyển container;
Sau khi đã trao đổi ý kiến với Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Hải quan, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và cảng Bến Nghé,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về việc thực hiện thí điểm dịch vụ trung chuyển container tại cảng Bến Nghé, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

Mai Văn Dâu

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM DỊCH VỤ TRUNG CHUYỂN CONTAINER TẠI CẢNG BẾN NGHÉ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 815/2001/QĐ-BTM ngày 01 tháng 8 năm 2001 của Bộ Thương mại)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Phạm vi điều chỉnh

Quy định này điều chỉnh hoạt động dịch vụ trung chuyển container tại cảng Bến Nghé, thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2.- Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Quy định này là các hãng tàu biển trong nước, ngoài nước và/hoặc người vận chuyển có trung chuyển container tại cảng Bến Nghé (dưới đây gọi chung là người vận chuyển) và cảng Bến Nghé, thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 3.- Giải thích từ ngữ

Trong bản Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.- Dịch vụ trung chuyển container là việc đỡ các container từ tàu biển đưa vào bảo quản tại khu vực cảng trung chuyển container trong một thời gian nhất định và bốc các container đó lên tàu biển theo yêu cầu của người vận chuyển và làm các thủ tục giấy tờ có liên quan đến công việc này.

2.- Khu vực cảng trung chuyển container là khu vực thuộc cảng Bến Nghé được ngăn cách bằng hàng rào với các khu vực khác thuộc cảng này và chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan.

3.- Thông báo trung chuyển container là văn bản do người vận chuyển ký phát cho cảng Bến Nghé yêu cầu được trung chuyển contamer tại cảng Bến Nghé.

Chương 2

THÔNG BÁO TRUNG CHUYỂN CONTAINER VÀ VIỆC GIAO NHẬN CONTAINER

Điều 4. Thông báo trung chuyển container

1. Thông báo trung chuyển container có hiệu lực pháp lý khi người vận chuyển ký phát cho cảng Bến Nghé và được cảng Bến Nghé chấp thuận.

2.- Nội dung của Thông báo trung chuyển container gồm:

a.- Tên và địa chỉ của người vận chuyển;

b.- Tên tàu biển;

c.- Các thông số kỹ thuật cơ bản của tàu biển;

d.- Cảng xếp hàng;

đ.- Thời gian dự kiến tàu đến;

e.- Số lượng, chủng loại container và các thông tin cần thiết liên quan đến container

g.- Hàng hoá bên trong container,

h.- Các yêu cầu cụ thể về việc bốc xếp container,

i.- Thời gian dự kiến lưu container tại cảng Bến Nghé;

k.- Cảng đích và tên tàu biển chuyển tiếp (nếu có);

l.- Chữ ký của người vận chuyển.

Điều 5.- Nguyên tắc giao nhận và trách nhiệm bốc dở contamer

1.- Nguyên tác giao nhận được áp dụng tại cảng Bến Nghé là giao nhận nguyên container có kẹp chì.

2.- Việc dỡ container từ tàu biển xuống cảng và việc bốc container từ cảng lên tàu biển được thực hiện theo quy trình bốc dỡ của cảng Bến Nghé và chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan từ khi container được dỡ xuống cảng cho đến khi container được bốc lên tàu biển.

3.- Trong quá trình bốc dỡ container, nếu container không còn niêm phong, kẹp chì hoặc container bị đổ vỡ, hư hỏng thì cảng phải lập Biên bản có chữ ký của cảng Bến Nghề, của người vận chuyển (nếu có) và của cơ quan Hải quan.

Điều 6.- Trách nhiệm đối với hàng hoá bên trong container

Người vận chuyển chịu trách nhiệm về sự phù hợp và tính hợp pháp của hàng hoá bên trong container so với Thông báo đã ký phát cho cảng.

Chương 3

QUV ĐỊNH VỀ HÀNG HOÁ BÊN TRONG CONTAINER TRUNG CHUYỂN

Điều 7.- Hàng hoá bên trong contamer trung chuyển tại cảng Bến Nghé

1.- Các loại hàng hoá bên trong container, trừ hàng hoá cấm trung chuyển quy định tại Điều 8 bản Quy định này, đều được trung chuyển tại cảng Bến Nghé.

2.- Hàng hoá thuộc diện cấm trung chuyển chỉ được trung chuyển tại cảng Bến Nghé khí có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thương Mại.

3.- Đối với hàng hoá thuộc diện cấm trung chuyển, Cảng Bến Nghé phải có văn bản đề nghị gửi Bộ Thương Mai trong thời han 30 (ba mươi) ngày trước khi tàu đến cảng. Nội dung chủ yếu của văn bản gồm: Tên hàng hoá, cảng đi, cảng đích, số giấy phép xuất khẩu, số giấy phép nhập khẩu và thời gian lưu contamer tại cảng Bến Nghé.

Điều 8.- Hàng hoá cấm trung chuyển tại cảng Bến Nghé

Hàng hoá bên trong container cấm trung chuyển tại cảng Bến Nghé gồm:

1.- Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự;

2.- Các loại ma tuý;

3.- Các loại hoá chất độc hại thuộc Danh mục hoá chất độc hại cấm xuất khẩu, nhập khẩu;

4.- Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amphibole.

Chương 4

XỬ LÝ CONTAINER, HÀNG HOÁ BÊN TRONG CONTAINER BỊ ĐỔ VỠ, HƯ HỎNG VÀ VIỆC TÀU KHÔNG ĐẾN NHẬN CONTAINER

Điều 9.- Xử lý container bị đổ vỡ, hư hỏng

Trong quá trình bốc dỡ, lưu giữ container tại cẳng, nếu container bị đổ vỡ, hư hỏng nhưng không gây thiệt hại cho hàng hoá bên trong container thi cảng hoặc người vận chuyển, tuỳ theo lỗi của mình, có trách nhiệm sửa chữa, thay thế container để bảo đảm cho việc trung chuyển.

Điều 10.- Xử lý hàng hoá bên trong container bi đổ vỡ, hư hỏng

Trong trường hợp container bị đổ vỡ, hàng hoá bên trong contaimer bị hư hỏng và theo yêu cầu của người chủ sở hữu thì số hàng hoá này được bán, tặng, biếu hoặc tiêu huỷ tại Việt Nam theo các quy đinh của pháp luật Việt Nam về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 11.- Xử lý việc tàu biển không đến nhận container

Trong trường hợp tầu biển không đến nhân container theo thời hạn đã thoả thuận thì cảng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người vận chuyển biết và sau thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày gửi văn bản thông báo mà vẫn không nhận được trả lời thì cảng có quyền được xử lý số hàng hoá bên trong container theo các quy định của pháp luật Việt Nam về hàng hoá vô chủ.

Chương 5

THỦ TỤC TRUNG CHUYỂN CONTAINER

Điều 12.- Thủ tục hải quan trong việc trung chuyển container

1.- Cảng Bến Nghé chịu trách nhiệm về thủ tục hải quan để trung chuyển contamer.

2.- Thủ tục hải quan trung chuyển container tại cảng Bến Nghé được thực hiện theo quy định của Tổng Cục Hải Quan.

Điều 13.- Thanh toán tiền dịch vụ trung chuyển container

Người vận chuyển có trách nhiệm thanh toán tiền dịch vụ trung chuyển container và các chi phí có liên quan theo thoả thuận giữa người vận chuyển và cảng Bến Nghé.

Chương 6

XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14.- Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy định này, tuỳ theo mức độ vi phạm, bị xử phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy đỉnh của pháp luật Việt Nam.

Điều 15.- Điều khoản thi hành

Việc trung chuyển container tại cảng Bến Nghé phải tuân thủ các quy định tại bản Quy định này và các quy định có liên quan của Bộ luật Hàng hải và Luật Thương mại Việt Nam.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 815/2001/QĐ-BTM về việc thực hiện thí điểm dịch vụ trung chuyển container tại cảng Bến Nghé, thành phố Hồ Chí Minh do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành

  • Số hiệu: 815/2001/QĐ-BTM
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 01/08/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Thương mại
  • Người ký: Mai Văn Dâu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/08/2001
  • Ngày hết hiệu lực: 19/01/2005
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản