- 1Luật Thương mại 2005
- 2Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
- 3Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 5Luật cạnh tranh 2004
- 6Nghị định 140/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Lo-gi-stíc và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Lo-gi-stíc
- 7Luật giao thông đường bộ 2008
- 8Quyết định 175/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 1081/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 1259/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 2223/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 222/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Luật biển Việt Nam 2012
- 14Luật Thủ đô 2012
- 15Quyết định 6109/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 16Quyết định 1598/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị N3, tỷ lệ 1/5000 do thành phố Hà Nội ban hành
- 17Luật Hải quan 2014
- 18Luật Đầu tư 2014
- 19Luật Doanh nghiệp 2014
- 20Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2015 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 - 2016 do Chính phủ ban hành
- 21Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BCT-BNV hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Công thương - Bộ Nội vụ ban hành
- 22Luật ngân sách nhà nước 2015
- 23Bộ luật dân sự 2015
- 24Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015
- 25Nghị quyết 05/2015/NQ-HĐND về Chương trình mục tiêu Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
- 26Luật Đường sắt 2017
- 27Quyết định 519/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 28Quyết định 3401/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt quy hoạch chi tiết Cảng cạn ICD Mỹ Đình tại xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội, tỷ lệ 1/500
- 29Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics
- 30Luật Quy hoạch 2017
- 31Công văn 12772/BGTVT-KHĐT năm 2016 về chấp thuận đầu tư xây dựng cảng cạn ICD Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Quyết định 1012/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị quyết 05/NQ-HĐND năm 2016 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của thành phố Hà Nội
- 4Kế hoạch 171/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình 03-CTr/TU về Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- 5Quyết định 200/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 10048/BCT-TTTN năm 2015 về thực hiện Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020 do Bộ Công thương ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 814/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2018 |
ỦY BAN NHAN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1012/QĐ-TTg, ngày 03/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025;
Căn cứ Chương trình số 03-CTr/TU ngày 28/6/2016 của Thành ủy về Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 03/8/2016 của HĐND Thành phố về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của thành phố Hà Nội;
Căn cứ Kế hoạch số 171/KH-UBND ngày 20/9/2016 của UBND Thành phố thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU ngày 28/6/2016 của Thành ủy về Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 4885/TTr-SCT ngày 28/9/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025” kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND Thành phố; Thủ trưởng sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 814/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2018 của UBND Thành phố)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Theo quy định tại Luật Thương mại năm 2005, dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics Việt Nam bắt đầu phát triển sau khi tiến hành chính sách đổi mới trên cơ sở dịch vụ giao nhận vận tải. Sau 30 năm, đến nay ngành dịch vụ logistics nước ta đã qua giai đoạn đầu của sự phát triển. Năm 2016, theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore (5), Malaysia (32) và Thái Lan (45). Tốc độ phát triển bình quân hàng năm của ngành logistics Việt Nam là 16-20%, là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng đều và vững chắc của Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, chi phí dịch vụ logistics của Việt Nam còn cao, tương đương khoảng 21% GDP, trong khi của các nước phát triển trung bình chỉ khoảng 10-14% là một trong những yếu tố cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Tỷ lệ thuê ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ logistics còn thấp, chỉ khoảng từ 30-35%, trong khi đó của Nhật Bản là 84%, Trung Quốc đạt 63,3%.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, giảm chi phí logistics được coi là cách tăng lợi nhuận hiệu quả nhất và là nhân tố hết sức quan trọng đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp cũng như của một quốc gia. Giảm chi phí logistics sẽ giúp giảm chi phí hàng hóa và dịch vụ, nhờ đó, doanh nghiệp có thể củng cố vị trí của mình trên thị trường và ngành công nghiệp của một quốc gia sẽ nâng cao vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế.
Như vậy, có thể thấy một hệ thống logistics phát triển vững chắc sẽ là cơ sở tạo đà cho các ngành khác trong nền kinh tế phát triển. Nhằm thực hiện mục tiêu có hệ thống logistics phát triển vững chắc thì việc nghiên cứu và triển khai Đề án “Quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025” là rất cần thiết. Đề án tập trung nghiên cứu các nội dung của hoạt động logistics, bao gồm: dịch vụ logistics; hạ tầng logistics; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics; doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics; hệ thống chính sách và pháp luật về logistics; phạm vi nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đề án được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logistics;
- Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 6/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.
- Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 03/8/2016 của HĐND Thành phố về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của thành phố Hà Nội.
- Chương trình số 03-CTr/TU ngày 28/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020.
- Quyết định số 2757/QĐ-UBND ngày 20/6/2012 của UBND Thành phố phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội
1.1. Đặc điểm địa lý và tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Thủ đô Hà Nội nằm ở khu vực trung tâm của miền Bắc, là thành phố đứng đầu cả nước về diện tích tự nhiên, đứng thứ hai về diện tích đô thị và dân số (sau thành phố Hồ Chí Minh) với khoảng 7,6 triệu người (năm 2016). Diện tích Hà Nội hiện nay là 3.358,9 km2, gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành, có sự phân bố dân số không đồng đều giữa khu vực thành thị và nông thôn. Nằm trong vùng tam giác châu thổ sông Hồng màu mỡ và trù phú. Hà Nội là một trong những trung tâm lớn về kinh tế - văn hóa của cả nước, đóng vai trò là đầu mối sản xuất, kinh doanh và đặc biệt là dẫn dắt hoạt động kinh tế của cả khu vực phía Bắc, nhất là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Thủ đô Hà Nội sau khi mở rộng đã phát triển toàn diện theo cả chiều rộng và chiều sâu, có sự phối hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội. Quá trình tái cấu trúc nền kinh tế đang được thúc đẩy với nhiều tiến bộ trong cơ chế, chính sách quản lý của Thủ đô. Bên cạnh đó, Thành phố rất nỗ lực ban hành và thực hiện những chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển. Các nguồn lực ngày càng được khai thác và phối hợp sử dụng hiệu quả. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển với tốc độ lớn, có mức tăng trưởng cao, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn và nâng cao công nghệ cùng kỹ năng quản lý.
Ngoài những kết quả đạt được, thành phố Hà Nội hiện vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn. Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ, cũng như sức hấp dẫn của môi trường đầu tư còn chưa cao, dẫn đến sức cạnh tranh của nền kinh tế và của các doanh nghiệp còn thấp. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn diễn ra chậm, đặc biệt là cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực. Các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy mô vốn thấp và còn phụ thuộc nhiều vào vốn vay. Vì vậy, Thủ đô Hà Nội chưa phát huy và khai thác hiệu quả tiềm năng thị trường trong nước và tiềm năng kinh tế trong dân cư.
1.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội năm 2016 đạt 599.178 tỷ đồng (chiếm 13% GDP của cả nước). Tốc độ tăng trưởng GRDP Hà Nội đạt 7,3%/năm giai đoạn 2011 - 2015, năm 2016 tăng 8,2% đạt mức cao nhất trong 6 năm gần đây. Trong đó, các ngành kinh tế có mức tăng trưởng khá (ngành công nghiệp - xây dựng tăng cao bình quân giai đoạn 2011 - 2016 tăng 8,58%; ngành dịch vụ tăng 7,33%; ngành nông nghiệp tăng 3,42%). Năm 2017, GRDP của Hà Nội tăng 8,5% so với năm 2016.
Bảng Tốc độ tăng trưởng GRDP Hà Nội giai đoạn 2011 - 2016
Năm | GRDP | Nông- lâm nghiệp và thủy sản | Công nghiệp và xây dựng | Dịch vụ |
2011 | 7,0 | 6,9 | 8,9 | 7,5 |
2012 | 6,9 | 3,0 | 12,8 | 6,0 |
2013 | 7,3 | 4,1 | 6,2 | 6,7 |
2014 | 7,5 | 2,0 | 7,2 | 7,5 |
2015 | 7,9 | 2,3 | 7,4 | 8,0 |
2016 | 8,2 | 2,2 | 9 | 8,3 |
BQ 2011-2016 | 7,47 | 3,42 | 8,58 | 7,33 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Hà Nội 2016) (Đvt: %)
Từ năm 2010 đến nay, cơ cấu kinh tế ngành của Hà Nội đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Giá trị nông lâm nghiệp và thủy sản từ chiếm 4,0% tổng GRDP Thành phố năm 2010 đã giảm xuống còn 3,2% vào năm 2016. Trong khi đó, tỷ trọng giá trị công nghiệp và xây dựng/GRDP trong giai đoạn từ 2010 - 2016 mặc dù biến động lên xuống thất thường, song nhìn chung vẫn có xu hướng tăng (từ 29,0% năm 2010 lên 29,7% năm 2016); Tỷ trọng dịch vụ tăng từ 56,8% năm 2010 lên 57,3% năm 2016.
1.3. Tình hình xuất nhập khẩu
1.3.1. Tình hình xuất khẩu
Trong giai đoạn 2011 - 2016, tình hình xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội có sự biến động mạnh. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu không đồng đều qua các năm. Tăng trưởng xuất khẩu khá cao trong năm 2011 (đạt 20,6%) và năm 2014 (đạt 11,7%); tuy nhiên những năm còn lại đều ở mức thấp, đặc biệt năm 2015 giảm 5,4%.
Bảng Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011 - 2016
Chỉ tiêu | Đơn vị tính | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 |
Kim ngạch XK | Triệu USD | 9.782 | 9.813 | 9.913 | 11.069 | 10.475 | 10.683 |
Chỉ số phát triển | % | 120,6 | 100,3 | 101 | 111,7 | 94,6 | 102 |
XK địa phương | Triệu USD | 6.294 | 6.785 | 7.043 | 7.875 | 8.022 | 8.762 |
Tỷ trọng | % | 64,34 | 69,14 | 71,05 | 71,14 | 76,58 | 82,02 |
Nguồn: Niên giám thống kê TP Hà Nội 2014, 2016
1.3.2. Tình hình nhập khẩu
Trong giai đoạn 2011 - 2016, kim ngạch nhập khẩu của thành phố Hà Nội đã giảm nhẹ từ 25.345 triệu USD xuống 25.238 triệu USD. Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu qua các năm có tốc độ tăng trưởng không đồng đều, cao nhất đạt 18,2% năm 2011 và thấp nhất là -4,7% năm 2012, bình quân tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của thành phố Hà Nội trong cả giai đoạn 2011 - 2016 đạt 3,02%. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội thấp hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và cũng thấp hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu bình quân chung của cả nước trong cùng thời kỳ.
Bảng Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011 - 2016
Chỉ tiêu | Đơn vị tính | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 |
Kim ngạch NK | Triệu USD | 25.345 | 24.144 | 23.441 | 24.399 | 25.713 | 25.238 |
Chỉ số phát triển | % | 118,2 | 95,3 | 97,1 | 104,1 | 105,4 | 98,2 |
NK địa phương | Triệu USD | 10.259 | 10.140 | 9.962 | 10.492 | 11.057 | 11.188 |
Tỷ trọng | % | 40,48 | 42,00 | 42,50 | 43,00 | 43,00 | 44,33 |
Nguồn: Niên giám thống kê TP Hà Nội 2014, 2016
1.4. Thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài
Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội liên tục gia tăng qua các năm. Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn 2011 - 2015 đạt 1,42 triệu tỷ đồng, gấp 2 lần giai đoạn 2006 - 2010 là 596 nghìn tỷ đồng. Năm 2017, vốn đăng ký FDI cả cấp mới và tăng vốn của Hà Nội đạt 3,356 tỷ USD.
1.5. Tình hình phát triển các khu, cụm công nghiệp
Đến cuối năm 2016, Hà Nội có 09 KCN đã đi vào hoạt động ổn định với tổng diện tích 1.119ha; thu hút được 628 dự án đầu tư, trong đó có 330 dự án FDI vốn đăng ký 5,34 tỷ USD, 298 dự án trong nước vốn đăng ký 12.911 tỷ đồng. Các dự án FDI đã thực hiện giải ngân ước đạt 3,5 tỷ USD (đạt khoảng 70% vốn đăng ký). Cơ cấu ngành nghề thu hút đầu tư tại các KCN tập trung là: điện - điện tử 55%; cơ khí 21%; công nghiệp khác (chế biến thực phẩm, dược phẩm, vật liệu xây dựng...) 24%.
Trong số 628 dự án đầu tư trong các KCN có gần 600 dự án đã đi vào hoạt động, góp phần quan trọng trong sự phát triển công nghiệp của Thành phố; với giá trị doanh thu sản xuất công nghiệp đạt bình quân trên 6 tỷ USD/năm; xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD/năm; thu nộp ngân sách trên 3.000 tỷ đồng/năm. Nhìn chung, hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, điện, nước tại các KCN được đầu tư đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư thứ phát; 100% các KCN hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung; 03 KCN có nhà ở công nhân.
Bên cạnh đó, Hà Nội đã và đang triển khai xây dựng 89 cụm công nghiệp, trong đó: 43 cụm công nghiệp đã được lấp đầy và đi vào hoạt động ổn định; 46 cụm công nghiệp đang xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư. Tổng diện tích đất đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đủ điều kiện thu hút các dự án đầu tư thứ phát 1.092,4 ha. Các cụm công nghiệp được quy hoạch phát triển phân bố đều khắp trên địa bàn 23 quận, huyện, thị xã, tập trung chủ yếu ở các huyện: Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thường Tín, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức...
Các khu, cụm công nghiệp là nơi tập trung cơ sở sản xuất kinh doanh của các khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụ logistics; là nơi phát luồng hàng hóa quy mô lớn phục vụ xuất khẩu nên đã được bố trí tại các cửa ngõ Thành phố, thuận tiện giao thông, vận chuyển hàng hóa. Theo Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030: tại cửa ngõ phía Bắc dự kiến hình thành Trung tâm logistics hạng I quy mô 50ha để kết nối, trung chuyển hàng hóa đi các khu vực khác (bằng đường không, đường bộ); tại cửa ngõ phía Nam dự kiến hình thành Trung tâm logistics hạng II quy mô 22ha để hỗ trợ lưu thông hàng hóa cho các khu, cụm công nghiệp phía Nam Hà Nội.
2. Thực trạng hoạt động logistics của thành phố Hà Nội
2.1. Chính sách và pháp luật
Luật Thương mại 2005 và Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 (mới được thay thế bằng Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017) của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh và trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là hai văn bản pháp lý cao nhất, điều chỉnh trực tiếp hoạt động logistics trên lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, liên quan đến hoạt động logistics còn có nhiều ngành luật điều chỉnh các quan hệ giao dịch chung như Bộ luật dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Hải quan. Ngoài ra là các quy định pháp lý chuyên ngành như Luật Đường sắt, Luật Giao thông đường bộ, Luật Biển Việt Nam, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ luật hàng hải Việt Nam... và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành.
Về chính sách phát triển, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 02 văn bản pháp lý quan trọng về khung chính sách logistics, đó là: Quy hoạch phát triển, hệ thống trung tâm Logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 và Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 theo Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017. Điều này thể hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc tạo môi trường cạnh tranh, bình đẳng và thuận lợi cho dịch vụ logistics phát triển. Tuy nhiên, hệ thống chính sách pháp luật cho hoạt động logistics vẫn còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, một số quy định chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đến nay, UBND Thành phố Hà Nội chưa ban hành quy định, cơ chế chính sách cụ thể điều chỉnh trực tiếp hoạt động logistics mà chủ yếu là quy định điều chỉnh gián tiếp thông qua các chính sách phát triển thương mại - dịch vụ nói chung, phát triển giao thông vận tải, công nghệ thông tin, nguồn nhân lực...; các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, hỗ trợ các thủ tục thuế, hải quan, đầu tư, quy hoạch, xây dựng, sử dụng đất trong quá trình hình thành và phát triển kết cấu hạ tầng dịch vụ logistics.
2.2. Kết cấu hạ tầng phục vụ logistics
2.2.1. Hệ thống đường bộ
Mạng lưới đường bộ khu vực Hà Nội được cấu thành bởi các trục đường giao thông liên tỉnh là những quốc lộ hướng tâm có dạng nan quạt và các trục đường đô thị bao gồm các đường vành đai, các trục chính đô thị và các đường phố. Thời gian qua, nhiều dự án nâng cấp cải tạo đường bộ khu vực Hà Nội đã được thực hiện và làm thay đổi đáng kể bộ mặt giao thông Thủ đô như các dự án: mở rộng và hoàn thiện đường cao tốc Láng - Hòa Lạc (đại lộ Thăng Long), mở rộng quốc lộ 32, đường vành đai III đoạn Mai Dịch - Pháp Vân, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù và tuyến đường hai đầu cầu...
Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có khoảng 3.974 km đường bộ; trong đó 9 quận nội thành cũ có 643 km đường (chiếm khoảng 6,8% diện tích đất đô thị), quận Hà Đông có 37,1 km đường (chiếm 8,8% diện tích), thị xã Sơn Tây có 50,7 km đường (chiếm 4,9% diện tích). Bộ Giao thông Vận tải trực tiếp quản lý 10 đoạn tuyến quốc lộ qua Hà Nội với chiều dài khoảng trên 150 km (gồm: QL2, QL3, QL5, QL6, QL18, đường Hồ Chí Minh, đường Pháp Vân - cầu Giẽ, đường Láng - Hòa Lạc, đường Nội Bài - Bắc Ninh, đường Bắc Thăng Long - Nội Bài) và ủy thác quản lý gồm 4 tuyến với chiều dài 142,45 km và 25 cầu (gồm: QL32, QL21B, QL21 và QL2C). Ngoài ra, trên địa bàn Thành phố có khoảng 3.628 km đường và 237 cầu các loại (Sở Giao thông vận tải quản lý 1.178 km đường với 583 tuyến; các quận huyện, thị xã quản lý, duy trì khoảng 2.450 km đường giao thông nông thôn gồm các tuyến chưa đặt tên, tuyến đường trục của huyện, đường liên xã).
Nhìn chung, mạng lưới đường tại nhiều khu vực dân cư còn chưa hoàn chỉnh, mạng lưới đường tại các khu quy hoạch mới cũng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô trong tương lai; chỉ tiêu về mật độ m2 đường giao thông/người tuy không thấp nhưng tính theo % trên tổng diện tích Thành phố lại thấp; dân cư tập trung dày đặc trong nội đô ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc tổ chức giao thông và dịch vụ xã hội. Mạng lưới đường đô thị của Hà Nội theo dạng đường hướng tâm và đường vành đai, một số khu vực ổn định theo dạng bàn cờ nhưng còn thiếu các đường nối giữa các trục chính quan trọng. Nhiều tuyến đường rất quan trọng (kể cả trục Đông - Tây) chưa được cải tạo, nối thông và mở rộng để đảm bảo năng lực cần thiết. Các trục chính giao cắt với nhiều tuyến phố dẫn tới tình trạng ách tắc giao thông xảy ra thường xuyên. Các điểm giao thông tĩnh như bến xe, bãi dừng đỗ xe... bố trí chưa hợp lý, khoa học. Khả năng mở rộng các tuyến đường theo quy hoạch trong khu vực nội thành rất khó thực hiện do chi phí giải phóng mặt bằng rất cao, gây áp lực lớn đến ngân sách nhà nước. Việc sử dụng đèn tín hiệu giao thông hoặc bố trí các đảo tròn tại các ngã tư không đáp ứng được năng lực thông qua, gây ùn tắc. Hệ thống điều hành giao thông thông minh của Thành phố mới đang từng bước nghiên cứu, thí điểm triển khai.
Những vấn đề trên của thực trạng giao thông Hà Nội là một trong những cản trở lớn đối với phát triển dịch vụ logistics bởi ùn tắc giao thông, khổ đường hẹp, giới hạn tải trọng phương tiện... đã làm gia tăng các chi phí của doanh nghiệp (thời gian, nhiên liệu, lưu thông) để vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa đến nơi tiêu thụ.
2.2.2. Hệ thống đường sắt
Hiện tại trên khu vực Hà Nội chỉ có các tuyến đường sắt thuộc mạng lưới đường sắt quốc gia, gồm các tuyến đường sắt hướng tâm, đường sắt vành đai do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quản lý, vận hành và khai thác.
Hệ thống đường sắt trên địa bàn thành phố Hà Nội có chiều dài 90 km, có 5 ga chính (Hàng cỏ, Giáp Bát, Văn Điển, Gia Lâm và Yên Viên) và một số ga phụ. Cơ sở hạ tầng của đường sắt còn cũ, lạc hậu, chưa được đầu tư hiện đại, việc vận tải hành khách và hàng hóa còn nhiều hạn chế. Các nút giao cắt với các tuyến đường bộ phần lớn là giao bằng; còn nhiều tuyến đường ngang qua đường sắt thiếu rào chắn, đèn báo hiệu, người gác. Các trục đường sắt hướng tâm là các trục đường sắt quốc gia nối vào đầu mối Hà Nội. Hiện có 5 tuyến đường sắt nối vào đầu mối Hà Nội (trong đó có 4 tuyến ở phía Bắc sông Hồng nối vào đầu mối theo dạng hình rẻ quạt), gồm các tuyến: Hà Nội- TP Hồ Chí Minh (đường sắt Bắc Nam); Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Đồng Đăng; Hà Nội - cảng Cái Lân (chở hàng) và đường sắt vành đai Hà Nội trở thành một vòng khép kín, trong đó có 2 ga lập tàu khách, 2 ga lập tàu hàng. Hiện nay, Thành phố Hà Nội đang phối hợp Bộ Giao thông vận tải triển khai các dự án đường sắt đô thị trên cao gồm: (1)Tuyến Metro số 2A Cát Linh - Hà Đông do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư có chiều dài 13,1 km, được khởi công xây dựng năm 2011; (2) Tuyến Metro số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội giai đoạn I do Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (UBND Thành phố) làm chủ đầu tư có tổng chiều dài 12,5 km (đoạn đi trên cao 8,5 km và đoạn đi ngầm 4,5 km), được khởi công năm 2010.
Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, đánh giá chung về hệ thống giao thông đường sắt trên địa bàn Hà Nội thì chủ yếu đang được khai thác ở mức độ đảm bảo an toàn và cầm cự. Sự yếu kém, lạc hậu của kết cấu hạ tầng đường sắt là một trong những nguyên nhân chính làm giảm thị phần vận tải của đường sắt thời gian qua. Nhìn chung lượng vận tải hàng hóa, hành khách bằng đường sắt vẫn chiếm tỷ lệ thấp do cơ Sở hạ tầng của đường sắt vẫn còn lạc hậu, yếu kém. Với điều kiện cơ Sở hạ tầng và thiết bị hiện tại chỉ có ba tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh có lượng vận tải lớn.
2.2.3. Hệ thống đường thủy
Trên địa bàn Thành phố có hệ thống sông với quy mô lớn, nhỏ khác nhau; trong đó có các sông lớn chảy qua như: sông Hồng; sông Đà; sông Đáy; sông Tích.... Các tuyến sông do Trung ương quản lý dài 188 km, gồm có: sông Đà (32 km), sông Đáy (38 km), sông Hồng (118 km). Các tuyến sông do Hà Nội quản lý dài 207 km, bao gồm: sông Tích (55 km), sông Nhuệ (49 km), sông Bùi (26 km), sông Đáy (77 km), sông Hồng (40 km).
Về hệ thống cảng bến: Trên địa bàn Hà Nội hiện có 9 cảng sông có hệ thống kho bãi và công trình phụ trợ; Cảng Khuyến Lương, cảng Thanh Trì, cảng Chèm và bến Chương Dương, bến Bát Tràng, cảng Phù Đổng, cảng Đức Giang (địa bàn Hà Nội cũ); Cảng Sơn Tây, cảng Hồng Vân, cảng Vạn Điểm (địa bàn Hà Tây cũ); Cảng Chu Phan (địa bàn huyện Mê Linh). Ngoài ra còn có 17 bến thủy nội địa và 58 bến khách ngang sông.
Cùng với hệ thống giao thông đường bộ, các cảng - bến thủy trong những năm qua đã đóng vai trò quan trọng trong giao lưu phát triển kinh tế và một phần giao thông đi lại. Tuy nhiên, các cảng chính có vai trò đầu mối giao thông, cảng trung tâm kinh tế lớn chưa đủ lượng hàng thông qua theo quy mô thiết kế, lượng hàng thông qua có xu hướng tăng nhưng chưa ổn định. (Cảng Hà Nội công suất 1,2 triệu tấn/ năm, mới đạt 700.000 tấn, hiện đang được điều chỉnh quy hoạch loại bỏ hàng than, cát sỏi nên lượng hàng giảm đáng kể; Cảng Khuyến Lương công suất 500.000 tấn/năm mới đạt 350.000 tấn). Các cảng chuyên dụng, bến địa phương có vị trí nối với giao thông đường bộ thuận lợi, phục vụ cho khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao, nhu cầu xây dựng cơ bản lớn (lượng hàng thông qua trung bình 100 - 300 ngàn tấn/năm, cá biệt tại khu vực cảng Chèm lên đến trên 1 triệu tấn/năm), thiếu diện tích đất làm kho bãi, công trình hạ tầng kỹ thuật và đặc biệt là khu mặt nước quá chật hẹp, chưa có quy hoạch phát triển. Trong khi đó, các cảng bến lẻ, hoặc bến tạm phục vụ cho nhu cầu nội vùng hoặc khu vực có tốc độ phát triển kinh tế thấp (lượng hàng thông qua nhỏ, từ 50 - 100 ngàn tấn/ năm) thì lại chiếm diện tích sử dụng đất quá lớn so với yêu cầu.
2.2.4. Hệ thống đường hàng không
Trên địa bàn Thành phố hiện nay có các sân bay: Nội Bài (đi quốc tế, nội địa); Gia Lâm (bay dịch vụ kết hợp quân sự); Bạch Mai, Hòa Lạc và Miếu Môn (đều là sân bay quân sự). Trong những năm qua, các sân bay này được đầu tư nâng cấp nhưng chỉ dừng ở mức quy mô nhỏ lẻ; chỉ riêng sân bay Nội Bài được đầu tư ở quy mô lớn.
Tổng sản lượng hàng hóa qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài khoảng 510.000 tấn năm 2016, trong đó hàng hóa quốc tế chiếm 78%; số lượng các chuyến bay chuyên chở hàng hóa trung bình 260 chuyến bay chuyên chở hàng hóa/ngày (cả đi và đến). Trọng tải hàng hóa mỗi chuyến bay tối đa 125 tấn (B747-800). Hiện có 3 công ty vận chuyển hàng hóa đang hoạt động tại Cảng. Tổng diện tích dành cho hàng hóa khoảng 50.000m2; diện tích kho khoảng 18.000m2 với khả năng phục vụ tối đa khoảng 800.000 tấn/năm.
Các hàng hóa chuyên chở chủ yếu là hàng nặng (trọng lượng từ 150 kg trở lên) đạt 48%; tập trung vào các mặt hàng thông thường: dệt may và giày dép (chiếm tỷ lệ 45%), điện thoại và linh kiện điện tử (chiếm tỷ lệ 40%)... Các tuyến chuyên chở hàng hóa chính là Đông Bắc Á, Mỹ, châu Âu, ASEAN, châu Phi. Đối với hàng hóa quốc tế thì thị phần hàng xuất khẩu đạt 47%, hàng nhập khẩu đạt 53%. Các mặt hàng chủ yếu là: điện thoại và thiết bị điện tử (chiếm tỷ lệ 18%), cá và thực phẩm tươi sống (chiếm tỷ lệ 15%), da giầy (chiếm tỷ lệ 36%). Số lượng hàng tạm nhập tái xuất đi Trung Quốc chiếm tỷ lệ 10% (chủ yếu là mặt hàng cá hồi, hàng tươi sống nội địa). Lưu lượng xe tải ra vào khoảng 600-700 lượt/ngày. Tổng diện tích ga hàng hóa: 40.000m2. Hiện Cảng Nội Bài chưa có kho ngoại quan và kho logistic; có 1 điểm tập trung hàng hóa cạnh sân bay (ALSW), tuy nhiên quy mô còn hạn chế.
Hàng quá cảnh tăng theo từng năm, chủ yếu là hàng tạm nhập tái xuất đi Trung Quốc nhằm tránh thuế như cá hồi, vật liệu sản xuất,... Tốc độ tăng trưởng những năm gần đây đạt trên 20%/năm (riêng năm 2016 đạt 25%), dự báo tiếp tục tăng trưởng trong 10 năm tới.
Như vậy, hoạt động vận chuyển hàng hóa cho thị trường trong và ngoài nước ở khu vực miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng chủ yếu tại sân bay Nội Bài. Tuy nhiên Cảng Nội bài vẫn còn tồn tại một số khó khăn như: Khả năng thông quan chậm vì mặt bằng không đủ; thiếu bãi đậu cho xe tải chờ nhận hàng và xuất hàng; chưa có điểm tập kết hàng ngoài sân bay nhằm giảm tải tại cảng chính; chưa có chính sách cho công ty phục vụ tự soi chiếu an ninh gây ùn tắc tại sân bay... khiến cho việc khai thác sân bay trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa cũng như phát triển dịch vụ logistics còn hạn chế.
2.2.5. Hệ thống kho hàng, bến bãi
Tại hầu hết các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố đều có các hệ thống kho bãi sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lưu kho, bến bãi, và vận chuyển hàng hóa cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng có một số doanh nghiệp tư nhân bắt đầu đầu tư xây dựng nhà kho để tự kinh doanh hoặc cho thuê, tuy nhiên diện tích các nhà kho này nhỏ do quỹ đất trên địa bàn Thành phố không nhiều, vốn đầu tư của các doanh nghiệp không lớn. Tại các nhà ga, hệ thống kho cơ bản có cơ sở vật chất lạc hậu vì xây dựng đã lâu và không thường xuyên được đầu tư sửa chữa, bảo dưỡng. Tại các bến thủy nội địa cũng đã có các bến, bãi tập kết trung chuyển hàng hóa. Nhìn chung, hệ thống kho hàng, bến bãi trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu liên kết và gần như chưa có chuyển biến rõ rệt nhằm hỗ trợ lưu thông hàng hóa.
Ngoài hệ thống kho bãi thông thường, trên địa bàn Thành phố đang duy trì hệ thống kho, bãi container phục vụ hàng hóa xuất, nhập khẩu tại 02 cảng ICD là cảng ICD Mỹ Đình và cảng ICD Gia Lâm, trong đó cảng ICD Gia Lâm được hình thành từ năm 1996. Giống như các ICD tại miền Bắc được đánh giá là số lượng còn ít, diện tích và quy mô khai thác nhỏ, chưa có các trang thiết bị xếp dỡ chuyên dụng. Về kết nối các loại hình giao thông, các ICD mới chỉ sử dụng đường bộ, chưa kết nối được với đường sắt và đường sông. Phạm vi khai thác còn hạn chế, chủ yếu chỉ cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ, cho thuê kho bãi và một số dịch vụ có liên quan. Hiệu quả về chi phí vận tải từ kho chủ hàng tới cảng biển còn thấp, chưa có sự gắn kết chặt chẽ với cảng biển và các công ty vận tải biển.
Để mở rộng năng lực thông qua cho hàng hóa container và thực hiện Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2223/QĐ-TTg ngày 13/12/2011, UBND Thành phố đã quyết định chủ trương đầu tư xây dựng 02 cảng cạn ICD mới tại xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức (quy mô 23,2ha) và tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm (quy mô giai đoạn 1 là 19,2ha, giai đoạn 2 là 28ha).
2.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin
Hà Nội có vai trò Thủ đô, trung tâm khoa học công nghệ của cả nước nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội rất phổ biến và ngày càng phát triển theo xu hướng hiện đại, bắt kịp công nghệ thông tin khu vực và thế giới. Hệ thống giao thông đô thị thông minh đang triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ điều hành, điều tiết giao thông qua hệ thống camera lắp đặt tại các nút giao thông để theo dõi và phân luồng khi xảy ra ùn tắc vào các giờ cao điểm.
Hệ thống thông tin là bộ phận quan trọng nhất của hoạt động logistics. Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn Thành phố ứng dụng các phần mềm kiểm soát quá trình vận chuyển hàng hóa để thông tin về tiến độ, thời gian, lịch trình vận chuyển cho khách hàng ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, các công ty giao nhận vận tải Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn chủ yếu sử dụng hệ thống thông tin truyền thống (điện thoại, fax, email) để trao đổi thông tin, gửi và nhận chứng từ; một số ít doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực logistics bước đầu triển khai các ứng dụng logistics cài đặt trên thiết bị di động, điện thoại thông minh để hỗ trợ theo dõi, kiểm soát quá trình lưu chuyển hàng hóa. Nhìn chung, việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh vẫn còn rất kém so với các công ty logistics có vốn đầu tư nước ngoài.
2.2.7. Đánh giá chung hệ thống cơ sở hạ tầng logistics của Thành phố
Theo kết quả khảo sát của Sở Công Thương qua các năm, yếu tố cơ sở hạ tầng trên địa bàn Hà Nội chưa được doanh nghiệp đánh giá cao (Chi tiết xem biểu đồ sau). Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng vận tải tại Hà Nội tuy đã đầy đủ nhưng lại thiếu đồng bộ và còn nhiều mặt hạn chế, làm cho hoạt động của doanh nghiệp kém hiệu quả. Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp cũng chưa được đánh giá cao vì các cấp lãnh đạo của doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư đúng mức, hơn nữa, chi phí đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp logistics khá lớn.
Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng cơ sở hạ tầng trên địa bàn Hà Nội năm 2017
Thang điểm từ 1- 5 điểm
Cũng theo khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp có hoạt động logistics tại thành phố Hà Nội mới chỉ sử dụng các công cụ công nghệ thông tin cơ bản như điện thoại, tin nhắn SMS, thư điện tử, fax, website, mạng LAN, WAN. Đây là các công cụ đơn giản, dễ sử dụng, chi phí lắp đặt không cao. Bên cạnh các công cụ căn bản, logistics Hà Nội cũng sử dụng các công cụ hiện đại như trao đổi dữ liệu điện tử EDI (Electronic Data Interchange), công cụ về mã số, mã vạch, công nghệ nhận dạng bằng sóng radio RFID (Radio Frequency Identification), hệ thống quản trị doanh nghiệp tích hợp ERP (Enterprise - Resource - Planning)... nhưng rất hạn chế, chỉ ở một số doanh nghiệp lớn.
Tóm lại, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động logistics tại Hà Nội đầy đủ, đồng bộ và thuận tiện hơn so với các địa phương khác, tuy nhiên vẫn tồn tại khá nhiều bất cập và hạn chế cần phải được quan tâm đầu tư, nâng cấp.
2.3. Tình hình hoạt động cung ứng dịch vụ logistics
Số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động logistics trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 25.000 doanh nghiệp1 với các quy mô, cấp độ, loại hình, ngành nghề dịch vụ logistics khác nhau (trong đó số lượng doanh nghiệp đang hoạt động chính thức là 5.445 doanh nghiệp2), được phân thành 3 nhóm chính là doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, doanh nghiệp tư nhân chiếm số lượng chủ yếu (khoảng 80%).
2.3.1. Về quy mô:
Đa phần các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội đều nhỏ bé, hạn chế về vốn, công nghệ và nhân lực. Ngoại trừ một số doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần có số lượng lao động tương đối lớn (từ 100-300 nhân viên), số còn lại chỉ có trung bình từ 10-20 nhân viên, đặc biệt tồn tại các công ty chỉ có từ 5-10 nhân viên3.
2.3.2. Mức độ đáp ứng nhu cầu thị trường
Theo nghiên cứu của Viện Nomura (Nhật Bản) và VIFFAS (Hiệp hội các nhà giao nhận vận tải Việt Nam), các doanh nghiệp logistics trong nước chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu thị trường; tính đến năm 2012, thực chất chỉ có khoảng gần 10% doanh nghiệp hoạt động trong ngành giao nhận kho vận, logistics là thực sự cung cấp các dịch vụ logistics. Bên cạnh đó, hầu như không có một nhà cung cấp dịch vụ logistics nào cung cấp được dịch vụ vận chuyển xuyên suốt trên toàn lãnh thổ Việt Nam kết nối với thị trường quốc tế với chi phí cạnh tranh, mà phải qua các nhà cung cấp dịch vụ của từng chặng. Trong khi đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (liên doanh, 100% vốn nước ngoài) đã giành được khoảng 70% thị trường nhờ tính chuyên nghiệp, mạng lưới rộng khắp và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại4.
Hơn nữa, hầu hết doanh nghiệp logictics Việt Nam đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh đơn giản như làm thủ tục hải quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi... cho các công ty logistics có vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, hoạt động kho bãi của các doanh nghiệp này còn yếu do chưa đầu tư phát triển hệ thống kho bãi. Không nhiều công ty có các hoạt động giá trị gia tăng tại kho bao gồm các dịch vụ đóng gói, đóng kiện (Packing), đóng pallet (Palletizing)... mà chủ yếu mua bán cước tàu biển, cước máy bay, đại lý khai hải quan và dịch vụ xe tải, một số có thực hiện dịch vụ kho vận nhưng không nhiều.
Một số tập đoàn logistics lớn trên thế giới đã có mặt ở Việt Nam và hoạt động rất hiệu quả như: Kunhe Nagel, Schenker, Bikar, APL logistics, TNT logistics, NYK logistics..., bên cạnh đó là những liên doanh như First Logistics Development Company...
Đây không chỉ là những thách thức lớn cho các doanh nghiệp logistics Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung mà còn cả với các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý và phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn Thành phố.
2.3.3. Thực trạng một số lĩnh vực dịch vụ logistics
2.3.3.1. Dịch vụ vận tải
Dịch vụ vận tải là lĩnh vực chủ yếu của dịch vụ logistics trên địa bàn Thành phố (chiếm khoảng 70% tổng doanh thu dịch vụ logistics). Thời gian qua, số lượng, khối lượng phương tiện vận tải chuyên chở hàng hóa trên địa bàn có sự tăng trưởng đáng kể; chất lượng các loại phương tiện vận tải cũng được nâng lên, nhiều phương tiện mới, hiện đại đã được thay thế. Nhờ đó, năng lực vận tải hàng hóa trên địa bàn Thành phố không ngừng tăng cao, đáp ứng nhu cầu vận chuyển của các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh trên địa bàn. Năm 2010, khối lượng hàng hóa vận chuyển trên địa bàn Hà Nội đạt 471.565 nghìn tấn thì đến năm 2016 đã tăng lên và đạt 519.900 nghìn tấn, tăng 10,2%.
Bảng Khối lượng hàng hóa vận chuyển trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2010 - 2016
ĐVT: nghìn tấn
Năm Chỉ tiêu | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 |
Tổng số | 471.565 | 503.262 | 533.732 | 569.023 | 562.635 | 503.666 | 519.900 |
I. Phân theo khu vực kinh tế |
|
|
|
|
|
|
|
- Nhà nước | 129.504 | 137.042 | 145.656 | 155.845 | 116.878 | 166.495 | 165.400 |
- Ngoài nhà nước | 329.156 | 352.408 | 373.368 | 397.547 | 429.014 | 328.121 | 345.000 |
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài | 12.905 | 13.812 | 14.708 | 15.631 | 16.743 | 9.050 | 9.500 |
II. Phân theo ngành vận tải |
|
|
|
|
|
|
|
- Đường bộ | 295.734 | 315.385 | 333.205 | 355.726 | 344.458 | 446.264 | 460.300 |
- Đường sông | 160.249 | 171.335 | 182.980 | 194.625 | 201.409 | 47.198 | 49.000 |
- Đường biển | 15.582 | 16.542 | 17.547 | 18.672 | 16.768 | 10.204 | 10.600 |
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội 2016
Qua thống kê cho thấy phương thức vận tải đường bộ do khu vực ngoài nhà nước thực hiện luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu; khối lượng hàng hóa vận chuyển giữa các hình thức có sự biến động, nhưng vận tải đường bộ vẫn chiếm ưu thế.
Đối với vận tải đường sắt, do những hạn chế yếu kém đã nêu trên nên hiện nay khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt có mức tăng trưởng thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ, đòi hỏi Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cần có biện pháp đổi mới, huy động mọi nguồn lực xã hội, nâng cao chất lượng, đầu tư công nghệ, xây dựng hình ảnh, phát huy tiềm năng cũng như lợi thế của phương thức vận tải này.
Về vận tải đường thủy nội địa, tuy có lợi thế năng lực chuyên chở cao, chi phí vận chuyển thấp nhưng mới chủ yếu phục vụ thị trường hàng hóa vật liệu xây dựng mà chưa thu hút được loại hình hàng hóa khác. Đội tàu hàng đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội có chủng loại phong phú, nhiều tàu có công suất, trọng tải lớn, có tính năng kỹ thuật cao, đa dạng về kích cỡ phù hợp tình hình luồng lạch các vùng. Phương tiện thông dụng vận tải trên các tuyến chính là xà lan tự hành từ 200 - 600 tấn, đoàn xà lan đẩy 800 - 1.200 tấn. Một số ít đoàn sà lan đẩy từ 1.600 - 2.000 tấn với tàu đẩy 185 - 350 CV và sà lan tự hành 600 - 800 tấn hoạt động ở những tuyến thuận lợi. Tàu sông biển: hoạt động trên các tuyến ven biển Bắc - Nam, trọng tải phổ biến từ 400 - 1.000 tấn (tàu sông biển 1.000 tấn bốc xếp ở cảng Hà Nội, Khuyến Lương). Tuy nhiên, hoạt động vận tải đường thủy phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm tự nhiên của hệ thống sông ngòi trong khi việc cải tạo, mở rộng, nạo vét luồng lạch, khơi thông dòng chảy chưa được cấp có thẩm quyền quan tâm thường xuyên.
Về vận tải hàng không, do đặc thù nên hiện nay chỉ có 03 doanh nghiệp dịch vụ logistics (đều là các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Hàng không Việt Nam) trực tiếp khai thác tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài là:
- Công ty NTCS: phục vụ hàng hóa cho 23 hãng hàng không, trong đó phục vụ 6 hãng có tàu Freighter (BR, CI, EY, OZ, CZ, QR).
- Công ty ACSV: phục vụ hàng hóa cho 25 hãng hàng không, trong đó phục vụ 7 hãng có tàu Freighter (RU, MH, CV, HX, RH, 8K, FX).
- Công ty ALSC: phục vụ hàng hóa cho 10 hãng hàng không, trong đó phục vụ 5 hãng có tàu Freighter (TK, CI, CX, EK, KE).
2.3.3.2. Dịch vụ phân phối hàng hóa
Cùng với sự phát triển của mạng lưới bán buôn, bán lẻ, các loại hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh các loại hình bán buôn, bán lẻ truyền thống, các loại hình bán buôn, bán lẻ hiện đại, thương mại điện tử cũng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên địa bàn Hà Nội. Những yếu tố này đã góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, giúp cho Hà Nội trở thành đầu mối giao thương hàng hóa lớn nhất của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa bình quân đầu người tăng từ 19,8 triệu đồng/năm vào năm 2010 tới trên 34,1 triệu đồng/năm vào năm 2016. Năm 2017, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tăng 11,3% so với năm 2016, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 11,2%.
Bảng Tổng mức bán lẻ hàng hóa thành phố Hà Nội thời kỳ 2010 - 2016
| Đơn vị tính | 2010 | 2011 | 2014 | 2015 | 2016 |
1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa | Tỷ đồng | 130.750 | 161.626 | 225.319 | 240.237 | 256.510 |
- Khu vực nhà nước | 15.918 | 18.563 | 27.499 | 29.0529 | 26.990 | |
- Khu vực ngoài nhà nước | 107.314 | 134.203 | 187.683 | 201.731 | 221.194 | |
- Khu vực có vốn ĐT nước ngoài | 7.518 | 8.860 | 10.137 | 8.977 | 8.326 | |
2. Dân số trung bình | Nghìn người | 6.617,9 | 6.779,3 | 7265,6 | 7.390,9 | 7.522,6 |
3. Tổng mức hàng hóa bán lẻ bình quân đầu người | Triệu đồng/người/ năm | 19.8 | 23.8 | 31.0 | 32.5 | 34.1 |
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội 2016
Tính đến hết tháng 12/2017, trên địa bàn Hà Nội có 22 trung tâm thương mại, 124 siêu thị, hơn 700 cửa hàng tiện lợi, 454 chợ đang hoạt động. Các hệ thống phân phối bán lẻ có thương hiệu như Fivimart, Intimex, Hapro, Vinmart+, Circle... ngày càng mở rộng, phát triển. Hoạt động bán lẻ trực tuyến, thương mại điện tử phát triển kéo theo số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát, giao hàng, logistics tăng trưởng tương ứng.
2.3.3.3. Dịch vụ giao nhận
Khối lượng hàng hóa luân chuyển trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2010-2016 luôn tăng trưởng ổn định; năm 2010, khối lượng hàng hóa luân chuyển trên địa bàn đạt 39.718 triệu tấn/km thì đến năm 2016 đã tăng lên 43.520 triệu tấn/km. Trong khi tỷ trọng phương thức vận tải hàng hóa bằng đường bộ luôn tăng dần đều thì tỷ trọng hàng hóa vận tải bằng đường sông lại có tỷ lệ giảm đáng kể, đi ngược với mục tiêu cắt giảm chi phí logistics và đẩy áp lực giao thông trên mạng lưới đường bộ tăng cao.
Bảng Khối lượng hàng hóa luân chuyển trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2010 - 2016
ĐVT: triệu tấn.km
Năm Chỉ tiêu | 2010 | 2011 | 2014 | 2015 | 2016 |
Tổng số | 39.718 | 42.349 | 43.902 | 42.256 | 43.320 |
I. Phân theo khu vực kinh tế |
|
|
|
|
|
- Nhà nước | 12.729 | 13.513 | 11.610 | 17.225 | 16.800 |
- Ngoài nhà nước | 26.262 | 27.943 | 31.190 | 24.332 | 26.000 |
- Có vốn đầu tư nước ngoài | 727 | 893 | 1.102 | 699 | 720 |
II. Phân theo ngành vận tải |
|
|
|
|
|
-Đường bộ | 13.050 | 13.974 | 15.955 | 17.750 | 18.500 |
-Đường sông | 2.059 | 2.185 | 2.428 | 745 | 770 |
-Đường biển | 24.609 | 26.190 | 25.519 | 23.761 | 24.250 |
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội 2016
2.3.3.4. Dịch vụ hải quan
Thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ (năm 2014, 2015, 2016 và năm 2017) về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai dịch vụ hải quan điện tử. Theo đó, thời gian làm các thủ tục xuất/nhập khẩu ở Việt Nam là 21 ngày với 5 chứng từ trong bộ hồ sơ xuất khẩu và 8 chứng từ trong bộ hồ sơ nhập khẩu. Mức này còn khá cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực, ví dụ thời gian xuất/nhập khẩu một số nước nhóm ASEAN như: Malaysia là 11 và 8 ngày, Thái Lan là 14 và 13 ngày, Philippines là 14 và 15 ngày.
Hiện Cục Hải quan Hà Nội đã triển khai và đưa vào áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại tất cả Chi cục Hải quan trực thuộc. Tuy nhiên quá trình vận hành còn vướng mắc: một số tờ khai được phân luồng chưa phù hợp với tính chất, chủng loại mặt hàng do kết quả quản lý rủi ro chưa hoàn toàn chính xác; một số trường hợp phát sinh lỗi hệ thống,5 một số doanh nghiệp chưa nắm rõ quy định về thủ tục hải quan điện tử nên khai báo sai. Bên cạnh đó, sự chậm trễ thông quan còn do công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mất nhiều thời gian.
Những nguyên nhân trên khiến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics Hà Nội cũng như Việt Nam thấp so với các doanh nghiệp trong khu vực và thế giới. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, chỉ số năng lực logistics quốc gia (Logistics Performance Index - LPI) và chỉ số năng lực thông quan của Việt Nam giảm 11 bậc giai đoạn 2007-2016, dù được cải thiện vào năm 2014.
Bảng Đánh giá năng lực logistics Việt Nam giai đoạn 2007-2016
Năm | LPI | Năng lực thông quan | ||
Thứ hạng | Điểm | Thứ hạng | Điểm | |
2007 | 53 | 2.89 | 37 | 2.89 |
2010 | 53 | 2.96 | 53 | 2.68 |
2012 | 53 | 3 | 63 | 2.65 |
2014 | 48 | 3.15 | 61 | 2.81 |
2016 | 64 | 2.98 | 64 | 2.75 |
Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB) năm 2016.
2.3.3.5. Dịch vụ kho bãi
Cùng với tốc độ tăng trưởng mức lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn thì nhu cầu sử dụng kho bãi để lưu trữ hàng hóa cũng tăng theo. Trong giai đoạn 2010 -2016, doanh thu dịch vụ kho bãi tăng từ 37.254 tỷ đồng năm 2010 lên 73.554 tỷ đồng vào năm 2016, tăng gần 2 lần trong vòng 6 năm.
Bảng Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải phân theo loại hình kinh tế của thành phố Hà Nội, 2010 - 2016
ĐVT: tỷ đồng
Năm Chỉ tiêu | 2010 | 2011 | 2014 | 2015 | 2016 |
Tổng số | 37.254 | 43.114 | 60.060 | 69.250 | 73.554 |
I. Phân theo khu vực kinh tế |
|
|
|
|
|
- Nhà nước | 12.245 | 13.837 | 17.244 | 10.438 | 11.005 |
- Ngoài nhà nước | 21.127 | 25.004 | 36.185 | 43.537 | 46.402 |
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài | 3.882 | 4.273 | 6.631 | 15.275 | 16.147 |
II. Phân theo ngành kinh tế |
|
|
|
|
|
- Vận tải đường bộ | 20.355 | 23.002 | 30.272 | 28.250 | 30.587 |
- Vận tải đường thủy | 5.956 | 6.730 | 10.512 | 7.154 | 7.200 |
- Kho bãi | 10.943 | 13.382 | 19.276 | 33.846 | 35.767 |
Tuy nhiên, dù tăng trưởng khá tốt nhưng dịch vụ vận tải, kho bãi vẫn chưa thể hiện rõ vai trò trong sự phát triển kinh tế của Thành phố, chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn, khoảng trên 6%/năm trong cơ cấu GDP Thành phố. Mạng lưới kho bãi hình thành tự phát, nhỏ lẻ không theo quy hoạch; thậm chí còn tình trạng kho bãi tập kết hàng hóa của doanh nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư, luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao. Hệ thống giao thông kết nối đến kho bãi này chủ yếu là đường dân sinh, không phù hợp với các phương tiện vận tải có tải trọng lớn. Kho bãi chuyên dụng phục vụ các mặt hàng đông lạnh, tươi sống còn rất thiếu.
Bảng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ngành vận tải, kho bãi theo giá hiện hành trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2016
Đ VT: tỷ đồng
Năm Chỉ tiêu | 2010 | 2011 | 2014 | 2015 | 2016 |
1. GDP Thành phố | 310.703 | 365.239 | 502.967 | 545.241 | 599.178 |
2. GDP vận tải, kho bãi | 19.865 | 23.826 | 37.671 | 38.415 | 39.417 |
3. Tỷ trọng GDP vận tải, kho bãi/GDP TP | 6,4 | 6,5 | 7,5 | 7,0 | 6,6 |
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội 2016
2.3.4. Đánh giá chung
Phần lớn các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics tại Hà Nội vẫn chủ yếu đóng vai trò vệ tinh cho các công ty logistics nước ngoài hoặc là chi nhánh của các công ty logistics tại Hồ Chí Minh. Mặc dù các dịch vụ của các công ty này đã phong phú hơn khi có cả các hoạt động giá trị gia tăng nhưng lại chỉ đảm nhận một số công đoạn trong chuỗi hoạt động logistics vốn là một quy trình hoàn chỉnh gồm toàn bộ các hoạt động liên quan tới cung ứng, vận chuyển, theo dõi sản xuất, kho bãi, hải quan, làm thủ tục phân phối. Các dịch vụ phổ biến là dịch vụ giao nhận vận tải, kho bãi, khai báo hải quan, cho thuê phương tiện vận tải; chỉ một số ít doanh nghiệp cung cấp loại dịch vụ gia tăng.
Trên địa bàn thủ đô Hà Nội hiện nay, các doanh nghiệp logistics mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu trong nước, 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, còn lại được nắm giữ bởi công ty nước ngoài. Các công ty cung cấp dịch vụ logistics dang ngày càng nỗ lực cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, bổ sung những dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động logsitics như theo dõi lịch trình lô hàng, tăng hiệu quả và năng suất trong việc gửi hàng, nhằm toàn diện hóa các dịch vụ cung cấp. Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics thực hiện thủ tục hải quan chính xác và nhanh gọn hơn, giúp tiết kiệm tối đa thời gian và công sức của khách hàng.
Ngoài ra, trên thực tế hiện nay, các công việc liên quan đến hoạt động logistics ở nước ngoài đều phải thực hiện thông qua đại lý hay trung gian do doanh nghiệp logistics Việt Nam chưa có văn phòng đại diện ở nước ngoài, khiến chi phí logistics bị đẩy lên cao, trong khi thị phần lại nhỏ. Những doanh nghiệp có khả năng cung cấp dịch vụ trọn gói thường là các nhà cung ứng dịch vụ logistics có vốn đầu tư nước ngoài và các tập đoàn đa quốc gia, với cách thức tổ chức và quản lý hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, cùng những mối liên kết, liên minh quốc tế chặt chẽ. Việc các nhà cung cấp logistics hàng đầu trên thế giới liên tục xâm nhập vào thị trường dịch vụ logistics nước ta khiến cho sự cạnh tranh giữa các công ty trong và ngoài nước gia tăng quyết liệt, phần yếu thế thuộc về các doanh nghiệp trong nước, nhất là trước xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng, đòi hỏi Chính phủ và Thành phố cần có các chính sách hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp logistics (LSP) trong nước nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng.
2.4. Tình hình sử dụng dịch vụ logistics
2.4.1. Nhu cầu của doanh nghiệp đối với dịch vụ logistics
Nhu cầu của doanh nghiệp với dịch vụ logistics khá phong phú, tạo ra một thị trường sôi động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp logistics phát triển và chuyên môn hóa sâu.
2.4.2. Đánh giá về các dịch vụ logistics được thuê ngoài của doanh nghiệp
Biểu đồ các hoạt động logistics được thuê ngoài của doanh nghiệp
Hoạt động logistics mà thực tế doanh nghiệp thuê ngoài nhiều nhất là kho bãi (tới 48,5% doanh nghiệp lựa chọn) cho thấy doanh nghiệp chưa có đủ hệ thống kho bãi. Nhu cầu đối với dịch vụ theo dõi và xử lý đơn hàng rất lớn nhưng doanh nghiệp lại thuê ngoài rất ít (4,5% số doanh nghiệp). Các hoạt động logistics căn bản khác như vận tải nội địa, quốc tế, giao nhận hàng... được thuê ngoài khá nhiều.
2.4.3. Xu hướng sử dụng/áp dụng dịch vụ logistics
Xu hướng sử dụng các dịch vụ logistics mới và hiện đại như logistics điện tử, logistics xanh hay liên kết các công ty trong và ngoài ngành đang được ưa chuộng. Tuy vậy, sự liên kết giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics tại Hà Nội chưa thực sự mạnh mẽ, khiến việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng gặp nhiều hạn chế và trở ngại hơn so với các doanh nghiệp và tập đoàn nước ngoài.
Khảo sát cho thấy, Logistics điện tử (e-logistics) được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến hiện tại (43%). Trong khi đó logistics xanh (14,5%) được đánh giá là áp dụng nhiều hơn so với liên kết công ty (trong và ngoài ngành, 9,5%). Xấp xỉ 90% doanh nghiệp đồng ý về việc sẽ áp dụng các xu hướng trên trong tương lai cho thấy doanh nghiệp đã có ý thức về yếu tố môi trường trong định hướng phát triển.
3. Thực trạng quản lý hoạt động logistics của thành phố Hà Nội
3.1. Phân công trách nhiệm và phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động logistics trên địa bàn Thành phố
Luật Thương mại năm 2005 đã quy định cụ thể về hoạt động cung ứng dịch vụ và dịch vụ logistics, tuy nhiên chưa quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn, phân công quản lý nhà nước đối với hoạt động logistics.
Tại Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh và trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, Chính phủ đã phân công Bộ Công Thương chịu trách nhiệm chung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics; các Bộ: Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics liên quan (bao gồm tổ chức kiểm tra, giám sát việc bảo đảm các điều kiện kinh doanh và tuân thủ các quy định pháp luật của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics) trong lĩnh vực được phân công; Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định hiện hành của pháp luật.
Tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BCT-BNV ngày 30/6/2015 của Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan chuyên môn về công thương thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện đã quy định nhiệm vụ quản lý nhà nước về dịch vụ logistics là thuộc Sở Công Thương địa phương, tuy nhiên hiện vẫn chưa có quy định cụ thể về nội dung quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics trên địa bàn. Đây là hạn chế đã tồn tại trong công tác quản lý nhà nước suốt 10 năm qua kể từ khi Nghị định số 140/2007/NĐ-CP được ban hành.
Hiện nay, Sở Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động logistics và căn cứ chức năng, nhiệm vụ quy định, một số Sở, ngành của Thành phố Hà Nội tham gia phối hợp trong công tác quản lý hoạt động logistics như sau:
- Sở Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước hoạt động giao thông vận tải và một số kết cấu hạ tầng giao thông vận tải phục vụ hoạt động logistics như: trung tâm tiếp vận; bến, cảng thủy nội địa; ga hàng hóa; bến, bãi tập kết hàng hóa.
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc: cung cấp, hướng dẫn thông tin, chỉ tiêu quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, phương án kiến trúc cho các nhà đầu tư dự án kết cấu hạ tầng logistics trên địa bàn Thành phố nghiên cứu, lập, thẩm định và trình duyệt theo quy định.
- Sở Tài nguyên và môi trường: cung cấp thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hướng dẫn nhà đầu tư lập hồ sơ sử dụng đất, báo cáo/đánh giá tác động môi trường các dự án xây dựng hạ tầng logistics.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện đăng ký doanh nghiệp, cấp phép và trình duyệt chủ trương đầu tư cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, đầu tư dự án lĩnh vực logistics; chủ trì các hoạt động đẩy mạnh thu hút, kêu gọi đầu tư các dự án hạ tầng dịch vụ logistics trên địa bàn Thành phố.
3.2. Tình hình quản lý hoạt động logistics của Thành phố thời gian qua
3.2.1 Công tác phát triển hạ tầng dịch vụ logistics:
Thực hiện Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; căn cứ Quy hoạch chung xây dựng và Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 được duyệt, thời gian qua, UBND Thành phố đã chỉ đạo triển khai một số dự án phát triển hạ tầng dịch vụ logistics trên địa bàn, cụ thể:
- 05 dự án đã được UBND Thành phố quyết định chủ trương đầu tư:
(1) Dự án đầu tư xây dựng Cảng cạn ICD Cổ Bi quy mô 19,2ha tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm.
(2) Dự án đầu tư xây dựng Cảng cạn ICD Đức Thượng quy mô 23,2ha tại xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức.
(3) Dự án đầu tư xây dựng Cảng container quốc tế Phù Đổng quy mô 34ha tại xã Cổ Bi, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm.
(4) Dự án đầu tư xây dựng Khu phức hợp đông lạnh Hà Nội quy mô 4,2ha tại phường Trần Phú, quận Hoàng Mai.
(5) Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm khai thác vận chuyển khu vực phía Bắc (công trình bưu chính chuyển phát) quy mô 3,6ha tại xã Kim Hoa, huyện Mê Linh.
- 08 dự án Thành phố đã giới thiệu địa điểm để nhà đầu tư nghiên cứu lập đề xuất dự án bao gồm:
(1) Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm logistics hạng I quy mô 50ha tại huyện Sóc Sơn.
(2) Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm logistics hạng II quy mô 22ha tại Đô thị vệ tinh Phú Xuyên (bao gồm 12ha khu vực cảng Phú Xuyên và 10ha khu vực ga Phú Xuyên).
(3) Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống kho lưu trữ và khai thác chia chọn hàng hóa khu vực phía Bắc (Trung tâm tiếp vận phía Nam) quy mô 10ha tại khu đất phía Tây Bắc khu tổ hợp ga Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì.
(4) Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm tiếp vận khu vực ga Bắc Hồng quy mô 10ha tại khu vực ga Bắc Hồng, huyện Đông Anh.
(5) Dự án đầu tư xây dựng Kho bãi xứ Đồng quy mô 7,8ha tại xứ Đồng, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai.
(6) Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm tiếp vận phía Đông Bắc quy mô 10ha tại phía Đông Bắc ga Yên Viên, huyện Gia Lâm.
(7) Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm tiếp vận phía Tây (Ga Tây Hà Nội) quy mô 10ha tại xã An Thượng, huyện Hoài Đức.
(8) Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm tiếp vận phía Tây Nam (Ga Hà Đông) quy mô 6,3ha tại phường Phú Lương, quận Hà Đông.
3.2.2. Công tác hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics:
Dịch vụ logistics (còn gọi là “phần mềm”) được Thành phố quan tâm phát triển đi đôi với việc phát triển hạ tầng phục vụ dịch vụ logistics (còn gọi là “phần cứng”). Dịch vụ logistics có thể được tổ chức thực hiện ở bất kỳ địa điểm nào phát sinh nhu cầu dịch vụ giá trị gia tăng trực tiếp cho hàng hóa lưu thông, phân phối (không thông qua kết cấu hạ tầng) và gắn liền với sản phẩm, hàng hóa từ khi chúng được hình thành cho đến khi đem đi tiêu thụ và kết thúc quá trình sử dụng sản phẩm, hàng hóa đó.
Thời gian qua, Thành phố đã chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động giao thương liên kết giữa Hà Nội với các vùng, địa phương nhằm phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa của Hà Nội tại các tỉnh và của các tỉnh tại Hà Nội (Riêng năm 2017, Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia đã ký kết trên 700 biên bản ghi nhớ, hợp đồng về hợp tác kinh doanh khai thác, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa đặc trưng của các địa phương), gắn liền với đó là dịch vụ logistics từng bước đã hình thành nên những chuỗi giá trị liên kết tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.
Bên cạnh đó, Thành phố đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động nâng cao nhận thức, hiểu biết cho cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố thông qua các buổi hội nghị, tọa đàm, tập huấn về khuyến khích sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài (3PL, 4PL, 5PL), sử dụng những giá trị gia tăng trong quá trình lưu thông sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa đến tay người tiêu dùng (truy xuất trực tuyến hành trình vận chuyển, định vị GPS chính xác địa điểm lô hàng, theo dõi đơn hàng, dự kiến thời gian giao nhận hàng...).
3.2.3. Công tác hỗ trợ phát triển doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics:
Hiện nay, dịch vụ logistics được thực hiện bởi các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics chuyên nghiệp hoặc do chính các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa (doanh nghiệp không có chức năng, ngành nghề logistics) tự thực hiện. Nhìn chung, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chỉ có thể tự tổ chức hoạt động logistics đường bộ cho sản phẩm, hàng hóa của mình (tự đầu tư, trang bị xe tải vận chuyển, chuyên chở đem đi tiêu thụ) và phải đi thuê ngoài các dịch vụ logistics đường thủy, đường biển, đường sắt, đường không. Điều này dẫn đến thói quen chưa sẵn sàng sử dụng các tiện ích, dịch vụ logistics chuyên nghiệp và cũng là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics.
Để khắc phục tình trạng trên, Thành phố đã chỉ đạo Sở Công Thương tổ chức nhiều chương trình nâng cao nhận thức về dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp, cụ thể:
- Tổ chức 20 lớp tập huấn, phổ biến kiến thức về kinh doanh dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp logistics trên địa bàn; tạo chuyển biến về nhận thức ưu tiên sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài (3PL) thay cho tự tổ chức hoạt động logistics; từng bước triển khai mô hình logistics bên thứ 4 (4PL) và logistics bên thứ 5 (5PL) trên cơ sở phát triển thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, hiệu quả, chuyên nghiệp.
- Tổ chức 10 buổi tọa đàm phổ biến những thuận lợi, khó khăn của ngành dịch vụ logistics trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết một số điều ước quốc tế gần đây như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu EV-FTA và đặc biệt là một số cam kết mở cửa hoàn toàn một số lĩnh vực dịch vụ logistics theo cam kết WTO đã có hiệu lực.
- Tổ chức thực hiện 20 phóng sự tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về dịch vụ logistics phát trên Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội.
Đồng thời, Thành phố cũng đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics chuyên nghiệp có thể cắt giảm được chi phí dịch vụ logistics, tổ chức sắp xếp lại hoạt động doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics có nhu cầu mở rộng quy mô, phạm vi cung cấp dịch vụ logistics được Thành phố giới thiệu địa điểm, tạo điều kiện, hướng dẫn, hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu, lập, triển khai các dự án trung tâm logistics, trung tâm tiếp vận, trung tâm trung chuyển hàng hóa, cảng cạn ICD...; xem xét giải quyết ưu đãi đầu tư theo quy định.
3.2.4. Công tác thống kê, rà soát tình hình hoạt động logistics:
Đến nay, việc phân loại dịch vụ logistics (phương pháp liệt kê, trình bày) được thực hiện theo những quan điểm sau:
- Thứ nhất theo Luật Thương mại năm 2005, bao gồm nhận hàng, vận chuyển; lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa.
- Thứ hai, theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007.
- Thứ ba, theo phân loại dịch vụ logistics tại Nghị định số 140/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
- Thứ tư, theo phân loại dịch vụ logistics Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logostics (ban hành thay thế Nghị định số 140/2007/NĐ-CP).
- Thứ năm, theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, các cam kết về dịch vụ logistics được liệt kê dưới dạng cam kết dịch vụ cụ thể như: dịch vụ xếp dỡ container, dịch vụ thông quan, dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa, dịch vụ thực hiện thay mặt cho chủ hàng, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ vận tải hàng hóa.
Do có sự khác nhau về quan điểm phân loại dịch vụ logistics, công tác thống kê, rà soát số lượng các doanh nghiệp hoạt động logistics trên địa bàn Thành phố mặc dù được tiến hành định kỳ hằng năm nhưng gặp nhiều khó khăn, số liệu, kết quả đạt được chưa thống nhất với các số liệu của Bộ Công Thương, một số Hiệp hội ngành nghề và cơ quan thông tấn báo chí phản ánh. Nếu tính cả những doanh nghiệp siêu nhỏ, sở hữu 2-3 ô tô vận tải, có ngành nghề kinh doanh vận tải, có tham gia vận chuyển và chuyên chở hàng hóa thì số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động logistics trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 25.000 doanh nghiệp với các quy mô, cấp độ, loại hình, ngành nghề dịch vụ logistics khác nhau, trong đó, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động chính thức là 5.445 doanh nghiệp).
Bên cạnh việc các số liệu thống kê cung cấp, để đánh giá đúng hơn thực trạng doanh nghiệp hoạt động logistcs trên địa bàn, Sở Công Thương đã tiến hành một số cuộc điều tra khảo sát, cụ thể:
- Điều tra, khảo sát về dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với hơn 5.000 doanh nghiệp trên địa bàn nhằm đánh giá thực trạng dịch vụ logistics (về chất lượng, chi phí dịch vụ logistics, các chi phí hành chính, mức độ hài lòng sau khi sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh) và xác định các yếu tố cản trở chính đối với sự phát triển dịch vụ logistics, từ đó đề xuất giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp logistics cũng như doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics để giảm chi phí logistics và tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp;
-Điều tra, khảo sát sơ bộ kho, bãi tập kết hàng hóa trên địa bàn các quận, huyện, thị xã. Bước đầu đã xác định khoảng 400 doanh nghiệp đang sử dụng gần 100ha (995.215m2) đất để kinh doanh cho thuê kho, bãi tập kết sản phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu chờ cung ứng, phân phối, tiêu thụ; với các quy mô từ kho, bãi có diện tích nhỏ nhất là 60m2 đến kho, bãi có diện tích lớn nhất là 63.014m2. Hầu hết kho, bãi này là nhỏ lẻ, rời rạc, nằm rải rác trên địa bàn quận, huyện, thị xã và thiếu sự gắn kết, tự phát hình thành. Quy mô đầu tư các kho, bãi này đơn giản; phần lớn là san nền phẳng và nhà kho sử dụng kết cấu lắp ghép khung thép có lợp mái tôn; một số ít kho, bãi có kho lạnh chuyên dụng để lưu trữ hàng thực phẩm đông lạnh.
4. Phân tích SWOT đối với phát triển hoạt động logistics trên địa bàn Thành phố
4.1. Điểm mạnh
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý
Tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây, Hà Nội có một vị trí rất tốt để phát triển kinh tế. Các tỉnh thành lân cận này đều là những nơi có các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn tập trung các công ty sản xuất của nước ngoài như Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Samsung.... Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng, cảng biển cửa ngõ quốc tế quan trọng khoảng 105 km, qua cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Do đó, hàng hóa rất dễ dàng được chuyên chở từ Hà Nội tới các tỉnh/thành phố lân cận hoặc tới các quốc gia trên thế giới, bằng đường biển qua cảng Hải Phòng hoặc ngược lại.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Cùng với lợi thế là Thủ đô và là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của đất nước, Hà Nội được hưởng các cơ chế chính sách đặc thù theo Luật Thủ đô: Kinh tế phát triển và thu hút đầu tư vào Thành phố tăng là tiền đề cho hoạt động logistics phát triển. Hệ thống logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của Thủ đô, tạo điều kiện thuận lợi trong thương mại, sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa. Hơn thế nữa, hệ thống logistics của Hà Nội đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần tăng trưởng GRDP của Thủ đô, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả về cả quy mô và chất lượng.
4.1.3. Hệ thống chính sách và pháp luật
Việc hình thành một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ để điều chỉnh hoạt động logistics cũng như các hoạt động có liên quan đã và đang tạo điều kiện cho hệ thống logistics của Thành phố phát triển như: Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Các thủ tục hành chính được tập trung cải cách và đơn giản hóa, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí trong quá trình xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa và dịch vụ của mình.
4.1.4. Cung ứng dịch vụ logistics
Số lượng các công ty đăng ký hoạt động trong lĩnh vực logistics trên địa bàn Thành phố trong thời gian qua ngày một gia tăng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cũng liên tục phát triển và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ của mình, góp phần phục vụ tốt cho nhu cầu trên thị trường, đồng thời xây dựng nên một hệ thống logistics hiệu quả cho thủ đô Hà Nội.
4.1.5. Nguồn nhân lực logistics
Dù mới đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, nhưng hệ thống logistics của Hà Nội đã thành công trong việc xây dựng nguồn nhân lực tích cực và năng động, nhạy cảm tốt với thị trường và sẵn sàng chấp nhận thử thách cũng như gánh chịu rủi ro. Chất lượng và trình độ nguồn nhân lực của Thành phố đạt mức trung bình khá, các doanh nghiệp đang rất nỗ lực đào tạo nguồn nhân lực trẻ của mình một cách quy củ, bài bản để nâng cao năng lực chuyên môn. Đặc biệt, Hà Nội tập trung nhiều trường đại học lớn - là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực logistics.
4.2. Điểm yếu
4.2.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Hệ thống logistics của Thành phố đang từng bước xây dựng và phát triển ở giai đoạn đầu, do đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và yếu kém. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tại Hà Nội chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của hoạt động logistics. Số lượng các phương tiện tham gia giao thông ngày một tăng và thiếu sự phối hợp với nhau, khiến cho việc ùn tắc thường xuyên xảy ra ở các trục giao thông lớn nối các tỉnh lân cận với Thành phố, tại các tuyến đường chính nội đô và khu vực cảng, ga tàu, sân bay. Theo đó, sự phát triển của hệ thống phân phối, lưu thông hàng hóa bị cản trở, các dịch vụ logistics của doanh nghiệp bị chậm trễ, chi phí logistics bị đẩy lên cao.
4.2.2. Môi trường pháp lý
Ngoài những chính sách phát triển dịch vụ nói chung nêu tại Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 và chính sách phát triển dịch vụ logistics nói riêng nêu tại Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 thì vẫn còn cần nhiều hơn nữa các chính sách quản lý và phát triển cho loại hình dịch vụ logistics này. Hệ thống pháp luật đang từng bước hoàn thiện, vẫn chưa đồng bộ nên dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp trong thực hiện dịch vụ do phải chịu sự điều tiết của nhiều cơ quan quản lý nên không tránh khỏi tình trạng chồng chéo về quyền hạn và trách nhiệm.
4.2.3. Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội
Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics (LSP) trên địa bàn mới chỉ có quy mô thuộc loại vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính còn hạn chế, đa phần chỉ tập trung trong thị trường nội địa hoặc làm đại lý cho các tập đoàn, công ty nước ngoài (chưa phát triển riêng đội tàu biển chở hàng, chưa có máy bay chỉ chuyên chở hàng hóa). Các loại hình dịch vụ được cung cấp hầu như là dịch vụ cơ bản mang tính đơn lẻ, truyền thống như dịch vụ vận tải, giao nhận, kho bãi... và chưa phổ biến những dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cao. Số lượng các công ty có khả năng cung cấp đầy đủ và trọn gói các loại hình dịch vụ logistics là rất ít, phần lớn là doanh nghiệp nước ngoài. Các LSP có vốn nước ngoài chỉ chiếm 2% về số lượng nhưng lại chiếm 80% thị phần.
4.2.4. Nguồn nhân lực
Vấn đề nguồn nhân lực logistics thiếu và yếu đang cản trở sự phát triển của hoạt động logistics tại Hà Nội và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hầu hết những người tham gia kinh doanh logistics hiện nay đều thiếu kiến thức, nhất là chưa được trang bị những bí quyết và kỹ năng quản lý cũng như kinh doanh loại hình dịch vụ này. Đội ngũ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực logistics trên địa bàn Thủ đô hiện nay mới chỉ được đào tạo tại các trường đại học kinh tế và ngoại thương, trong khi các môn học về logistics mới được phát triển và chưa có nghiệp vụ chuyên sâu. Mặt khác, logistics là một ngành mang tính quốc tế cao, nhưng đội ngũ nhân lực của ngành còn thiếu kiến thức về ngoại ngữ và hiểu biết về luật pháp quốc tế.
4.2.5. Giá xăng dầu
Biến động lớn trong giá xăng dầu trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã và đang gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc giảm thiểu chi phí và đảm bảo đúng thời gian cũng như độ tin cậy.
Năm 2016 chứng kiến sự dao động mạnh của giá xăng dầu trong nước. Sự tăng lên không ngừng của giá xăng dầu dẫn đến việc phát sinh các chi phí vận tải cũng như chi phí kho bãi, khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng bị động trong việc tính toán và cân đối các chi phí vận tải trong tổng chi phí logistics.
4.2.6. Liên kết doanh nghiệp
Các doanh nghiệp hoạt động ở mọi lĩnh vực ngành nghề khác nhau trên địa bàn Hà Nội vẫn còn rời rạc, chưa gắn kết để hình thành những cộng đồng, nhóm doanh nghiệp hay những doanh nghiệp chủ đạo, doanh nghiệp vệ tinh. Sự ra đời và tăng trưởng nhanh chóng về số lượng của các hội, hiệp hội ngành nghề, câu lạc bộ, diễn đàn gần đây từng bước đã khắc phục tình trạng trên, tuy nhiên chất lượng hoạt động còn khiêm tốn; giao lưu, hợp tác, liên kết giữa Hiệp hội Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics với các hội, hiệp hội ngành hàng, hiệp hội bán lẻ, xuất nhập khẩu chưa thường xuyên, khăng khít.
4.3. Cơ hội
Gia tăng thương mại quốc tế là cơ hội để mở rộng thị trường, tham gia sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực, là điều kiện thuận lợi để logistics Việt Nam tiếp cận với thị trường logistics rộng lớn hơn. Nhiều dòng thuế về 0% sẽ thúc đẩy phát triển sôi động xuất nhập khẩu tại Việt Nam, là cơ hội lớn cho ngành logistics. Hoạt động này cũng thúc đẩy di chuyển các nguồn lực sản xuất, trong đó có máy móc, thiết bị và nguyên liệu cho vận tải và logistics.
Bên cạnh đó, với triển vọng phát triển và tốc độ tăng trưởng của ngành logistics khá cao, ở mức 20%/năm và được dự báo sẽ duy trì được trong 5 - 10 năm tiếp theo (VCCI-HCM, 2015), sẽ có làn sóng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực logistics. Đây là cơ hội, nhưng cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước có cơ hội kêu gọi thêm nguồn đầu tư từ nước ngoài hoặc triển khai hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, sự tham gia của các doanh nghiệp logistics quốc tế sẽ giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như cải thiện chỉ số LPI quốc gia.
4.4. Thách thức
Đa phần doanh nghiệp dịch vụ logistics của Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ, vốn ít và thiếu cơ sở vật chất như kho tàng, bến bãi, công nghệ thông tin, phương tiện vận chuyển. Năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay không cao; sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp FDI có ưu thế vượt trội về năng lực tài chính, công nghệ, nhân lực, năng lực quản lý và mạng lưới toàn cầu ngày càng nhiều.
Về chất lượng dịch vụ, các doanh nghiệp logistics Việt Nam chưa cung cấp được dịch vụ logistics hoàn chỉnh theo đúng nghĩa. Sự yếu kém trong kết nối vận tải đa phương thức đang tạo ra sự tắc nghẽn dòng dịch chuyển logistics, làm tăng chi phí và hạn chế sự phát triển của ngành này trên phạm vi cả nước, làm giảm khả năng cạnh tranh của dịch vụ, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam.
5.1. Thuận lợi đối với phát triển hoạt động logistics của Hà Nội
Thứ nhất, Hà Nội có một vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất tốt.
Thứ hai, với lợi thế là Thủ đô và là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của đất nước, Hà Nội được hưởng các cơ chế chính sách đặc thù để phát triển; lượng hàng hóa giao thương, nhu cầu về dịch vụ logistics trên địa bàn rất lớn.
Thứ ha, Thành phố chủ trương tập trung đẩy mạnh hoạt động logistics nhằm hỗ trợ thương mại truyền thống, thương mại quốc tế, thương mại điện tử phát triển.
Thứ tư, Thủ đô là nơi hội tụ rất nhiều trường đại học lớn, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành nói chung và cho logistics nói riêng.
5.2. Khó khăn đối với phát triển hoạt động logistics của Hà Nội
Một là, cơ sở hạ tầng phần cứng cũng như phần mềm của hoạt động logistics còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ.
Hai là, các doanh nghiệp của Hà Nội chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên kết nối giữa doanh nghiệp vẫn còn yếu.
Ba là, mặc dù logistics được Thành phố ưu tiên phát triển trong giai đoạn hiện nay nhưng các chính sách hỗ trợ, cách thức hỗ trợ còn chưa rõ ràng và mạnh mẽ. Các dự án kết cấu hạ tầng dịch vụ logistics đã được quy hoạch nhưng tiến độ đầu tư xây dựng còn rất chậm.
5.3. Nguyên nhân
Khối lượng hàng hóa và nhu cầu đi lại của người dân tăng quá nhanh làm gia tăng áp lực đối với hệ thống cơ sở hạ tầng logistics. Mặc dù cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Thủ đô đang được từng bước cải tạo và nâng cao chất lượng nhưng tình trạng ùn tắc liên tục xảy ra. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa chất lượng cao ngày càng lớn, trong khi hiện nay Hà Nội chưa có hành lang vận tải đa phương thức khiến cho các hoạt động logistics bị ảnh hưởng một cách tiêu cực.
Sự phối hợp giữa các Sở, ngành Thành phố trong công tác quản lý, phát triển hoạt động logistics còn rời rạc, chưa hiệu quả. Sự quan tâm và chỉ đạo của chính quyền cấp huyện trong hỗ trợ chủ đầu tư dự án hạ tầng dịch vụ logistics trên địa bàn còn hạn chế.
Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực logistics của Thủ đô chưa thực sự được quan tâm trong thời gian qua và đầu tư đào tạo đúng cách, chưa có nhiều chương trình đào tạo riêng cho lực lượng này, khiến doanh nghiệp phải tìm kiếm từ các nguồn ở nước ngoài. Kể cả tại các cơ quan quản lý nhà nước, nguồn nhân lực thực sự hiểu về logistics còn rất hạn chế, dẫn đến năng lực quy hoạch phát triển hệ thống logistics cho Thành phố chưa đủ mạnh để phát huy tối ưu tiềm năng phát triển thành một trung tâm logistics đẳng cấp quốc tế của Thủ đô.
Những tác động của kinh tế thế giới và khu vực, cùng với biến động khó lường của thị trường hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là những thay đổi về giá xăng dầu cũng ảnh hưởng trực tiếp tới việc định giả sản phẩm của doanh nghiệp.
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Quan điểm, định hướng phát triển
1.1. Các xu hướng phát triển logistics trên thế giới
- Một thế giới “2 tốc độ ”
Phát triển kinh tế toàn cầu đang tiến triển với “hai tốc độ” khác nhau. Những nền kinh tế mới nổi đang phát triển nhanh chóng, trong khi tăng trưởng ở các nước phát triển lại trì trệ. Sự tăng trưởng nhanh chóng của các nền kinh tế mới nổi làm tăng tiêu thụ hàng hóa và sản xuất cũng sẽ tăng theo.
Tất cả các phân khúc của ngành vận tải và logistics sẽ được hưởng lợi từ sự gia tăng khối lượng vận chuyển, đặc biệt là vận chuyển chặng dài toàn cầu do các công ty vận tải biến và hàng không cũng như cơ sở hạ tầng và các công ty giao nhận vận tải cung cấp các dịch vụ liên quan. Sự phức tạp của chuỗi vận tải cũng sẽ tạo ra nhu cầu cho các dịch vụ tư vấn logistics và logistics hợp đồng.
- Sự đô thị hóa
Di cư quy mô lớn từ nông thôn ra đô thị vẫn tiếp tục, nhiều thành phố lớn sẽ phát triển và tạo ra mô hình nhu cầu mới của người tiêu dùng với kỳ vọng ngày một tăng về sự tiện lợi.
Các phân khúc được hưởng lợi nhiều nhất từ sự đô thị hóa là vận tải đường bộ và giao hàng, các bến bãi nội địa và kho bãi. Logistics hợp đồng (contract logistics) cũng sẽ chứng kiến nhu cầu tăng lên. Vận tải đường sắt và hàng không, cơ sở hạ tầng liên quan sẽ được hưởng lợi ở mức độ thấp hơn bởi vì cung cấp các kết nối từ điểm này đến điểm khác nhiều hơn giữa các thành phố.
- Tính bền vững
Các quy định nghiêm ngặt hơn và các trở ngại lớn hơn về nguồn lực đòi hỏi các công ty logistics phải giảm tiêu thụ năng lượng. Nhận thức về phát triển bền vững được nâng cao sẽ thúc đẩy vận tải “xanh” tăng trưởng mạnh hơn.
Phân khúc vận tải đường sắt sẽ được hưởng lợi vì thân thiện với môi trường, cũng như các nhà cung cấp mạng lưới đường sắt liên quan và bến bãi nội địa. Vận tải đường hàng không, đường biển và đường bộ sẽ phải đối mặt với ngày càng tăng các quy định phải tuân thủ các quy định (như phải nâng cấp hoặc thay thế đội xe/đội tàu để đáp ứng tiêu chuẩn mới về khí thải...). Các công ty dịch vụ logistics cũng có thể phải chịu áp lực từ các khách hàng của họ phải triển khai một lộ trình “xanh”.
- Tắc nghẽn cơ sở hạ tầng và sự khan hiếm
Ùn tắc và chi phí liên quan tăng lên sẽ gây áp lực nặng thêm cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics và có khả năng làm gián đoạn cung cấp dịch vụ. Tắc nghẽn và sự khan hiếm cơ sở hạ tầng sẽ là những thách thức đặc biệt quan trọng trong các khu vực mật độ dân số cao.
- Thương mại điện tử
Doanh thu thương mại đang chuyển dần từ cửa hàng bán lẻ truyền thống sang các hình thức bán lẻ trực tuyến trên website và di động. Giao hàng trực tiếp tận nhà đang dần thay thế cho giao hàng đến các cửa hàng bán lẻ. Các công ty logistics cần phải mở rộng của dịch vụ trọn gói và cạnh tranh quyết liệt với các công ty mới chuyên về thực hiện và giao hàng chặng cuối, các nhà bán lẻ tự thiết lập hoạt động logistics của riêng mình. Các phân khúc liên quan đến chuyển phát bưu kiện sẽ được hưởng lợi từ tăng trưởng liên tục của thương mại điện tử.
- Số hóa
Các công ty có cơ hội đáng kể để áp dụng dữ liệu khổng lồ (hay còn gọi là big data) và tự động hóa để nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng và chi phí. Bên cạnh đó, số hóa cho ra đời các mô hình kinh doanh mới; chủ yếu liên quan đến các giải pháp nền tảng (VD hệ thống quản lý giao thông dựa trên điện toán đám mây, trao đổi cước tiên tiến, và các dịch vụ giao nhận ảo,...)
1.2. Định hướng phát triển theo Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Theo Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, phương án quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thuộc Vùng Thủ đô như sau:
- 01 Trung tâm hạng I (Bắc Hà Nội), 01 Trung tâm hạng II (Nam Hà Nội);
- Đến năm 2020, Trung tâm Bắc Hà Nội có quy mô tối thiểu 20 ha, Trung tâm Nam Hà Nội có quy mô tối thiểu 15 ha; Đến năm 2030, Trung tâm Bắc Hà Nội có quy mô trên 50 ha, Trung tâm Nam Hà Nội có quy mô trên 30 ha; kết nối với các cảng cạn, cảng biển (Hải Phòng, Hòn Gai, Cái Lân) và các cảng hàng không (trọng điểm là Cảng hàng không quốc tế Nội Bài), các bến xe, nhà ga, các khu công nghiệp,...; phạm vi hoạt động chủ yếu là địa bàn Hà Nội và các địa phương thuộc Vùng Thủ đô, các tỉnh lân cận phía Bắc và phía Nam Hà Nội;
- 01 Trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài hoặc có đường giao thông thuận tiện kết nối trực tiếp đến cảng hàng không và có khả năng kết nối với vận tải đa phương thức với quy mô tối thiểu 5 - 7 ha (giai đoạn đến năm 2020) và trên 7 ha (giai đoạn đến năm 2025).
1.3. Quan điểm, định hướng phát triển hoạt động logistics trên địa bàn Thành phố
- Coi logistics là một trong những ngành dịch vụ cơ sở hạ tầng mũi nhọn của Hà Nội trong chiến lược phát triển của ngành dịch vụ nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế thành phố nói chung, là yếu tố động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong phát triển thương mại và xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa, dịch vụ đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Phát triển logistics như một ngành kinh tế quan trọng có nhiều lợi thế cạnh tranh của Thành phố với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
- Phát triển nhanh, ổn định và có tầm nhìn dài hạn hệ thống logistics của Thành phố cả về kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời nâng cao năng lực và chất lượng hệ thống logistics nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chỉ số cạnh tranh của Thành phố. Thúc đẩy ứng dụng rộng rãi và hiệu quả công nghệ thông tin và truyền thông tiên tiến, hiện đại để theo kịp với sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Phát triển hệ thống logistics phải phù hợp đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội, phù hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, gắn liền và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô và các vùng trong cả nước, hội nhập kinh tế thế giới theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Xây dựng và triển khai đồng bộ các giải pháp quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và đường hàng không, cải thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế thu hút vốn đầu tư để thu hút các tập đoàn nước ngoài trên thế giới và trong khu vực vào đầu tư, xây dựng, khai thác tại các trung tâm dịch vụ logistics trên địa bàn, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngành logistics nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.
1.4. Tiêu chí hình thành trung tâm logistics trên địa bàn Thành phố
Căn cứ hướng dẫn của Bộ Công Thương tại văn bản số 10048/BCT-TTTN ngày 29/9/2015 về triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, tiêu chí phân hạng Trung tâm logistics được đánh giá như sau:
1. 4.1. Đối với trung tâm logistics hạng I cấp quốc gia và quốc tế
a) Có vị trí đầu mối giao thông thuận tiện, gần hoặc có thể kết nối với cảng biển, cảng hàng không quốc tế;
b) Có diện tích từ 20 ha trở lên;
c) Bán kính phục vụ tối thiểu trên 100 km, phục vụ cho hoạt động giao thương trên phạm vi toàn quốc hoặc quốc tế;
d) Thực hiện đầy đủ các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm:
- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
- Các dịch vụ bổ trợ khác gồm: hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
đ) Thực hiện một hoặc một số dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm: Dịch vụ vận tải hàng hải; Dịch vụ vận tải thủy nội địa; Dịch vụ vận tải hàng không; Dịch vụ vận tải đường sắt; Dịch vụ vận tải đường bộ; dịch vụ vận tải đường ống.
e) Thực hiện một hoặc một số dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm: Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật; Dịch vụ bưu chính; Dịch vụ thương mại bán buôn; Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng; Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác;....
1.4.2. Đối với trung tâm logistics hạng II cấp vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế
a) Có vị trí giao thông thuận tiện, nằm ở các trung tâm kinh tế, thị trường tiêu thụ lớn, các vùng sản xuất tập trung;
b) Có diện tích từ 10 ha trở lên;
c) Bán kính phục vụ từ 50km trở lên, phục vụ cho hoạt động giao thương trong một vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế;
d) Thực hiện một số dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm:
- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
- Các dịch vụ bổ trợ khác gồm: hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
đ) Thực hiện một hoặc một số dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm: Dịch vụ vận tải hàng hải; Dịch vụ vận tải thủy nội địa; Dịch vụ vận tải hàng không; Dịch vụ vận tải đường sắt; Dịch vụ vận tải đường bộ; dịch vụ vận tải đường ống.
e) Thực hiện một hoặc một số dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm: Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật; Dịch vụ bưu chính; Dịch vụ thương mại bán buôn; Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng; Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác;....
1.4.3. Đối với trung tâm logistics cấp tỉnh
a) Có vị trí có đường giao thông thuận tiện, kết nối thị trường tiêu thụ với khu vực sản xuất hoặc nguồn cung ứng tập trung trên địa bàn tỉnh;
b) Thực hiện một hoặc một số dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm:
- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
- Các dịch vụ bổ trợ khác gồm: hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
c) Thực hiện một hoặc một số dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm: Dịch vụ vận tải hàng hải; Dịch vụ vận tải thủy nội địa; Dịch vụ vận tải hàng không; Dịch vụ vận tải đường sắt; Dịch vụ vận tải đường bộ; dịch vụ vận tải đường ống.
d) Thực hiện một hoặc một số dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm: Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật; Dịch vụ bưu chính; Dịch vụ thương mại bán buôn; Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng; Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác;....
1.4.4. Đối với trung tâm logistics chuyên dụng hàng không (bao gồm cả các kho hàng không kéo dài.)
a) Có vị trí gắn liền hoặc có đường giao thông thuận tiện kết nối trực tiếp đến các cảng hàng không;
b) Có diện tích từ 3ha trở lên, bảo đảm qui mô theo phương án quy hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 1012/QĐ-TTg;
c) Thực hiện các dịch vụ logistics nhằm mục đích chủ yếu phục vụ cho hoạt động giao thương qua đường hàng không (bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu qua các cảng hàng không quốc tế trên địa bàn cả nước).
1.4.5. Kết cấu hạ tầng của một Trung tâm logistics
Hiện nay, các Bộ, ngành Trung ương chưa ban hành quy chuẩn kỹ thuật về Yêu cầu thiết kế Trung tâm logistics; tuy nhiên căn cứ chức năng và các dịch vụ mà một trung tâm logistics sẽ thực hiện (theo phân hạng nêu trên) thì một Trung tâm logistics sẽ bao gồm nhưng không giới hạn một số công trình, phân khu như sau:
a) Hệ thống kho, bãi hàng hóa đảm bảo yêu cầu thông qua lượng hàng hóa theo công suất thiết kế của trung tâm logistics, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định: kho CFS - kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung container; kho ngoại quan, kho bảo thuế; kho lạnh; kho phân phối; kho thông quan; kho hàng không;
b) Các hạng mục công trình đảm bảo an ninh trật tự tại trung tâm logistics và kiểm soát người, hàng hóa, phương tiện vào, rời trung tâm logistics như cổng, tường rào, thiết bị soi, chiếu, trang thiết bị giám sát, kiểm soát, thanh tra và lưu giữ của hải quan...;
c) Điểm kiểm hóa tập trung; bãi container; bãi rút hàng; bãi đấu giá hàng hóa;
d) Bãi đỗ xe cho các phương tiện vận tải, trang thiết bị bốc xếp hàng hóa và các phương tiện khác hoạt động tại trung tâm logistics;
đ) Đường giao thông nội bộ và giao thông kết nối với hệ thống giao thông vận tải công cộng;
e) Khu văn phòng bao gồm nhà điều hành, văn phòng làm việc cho các cơ quan liên quan như hải quan, kiểm dịch, tài chính, ngân hàng cùng kết cấu hạ tầng khác (hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước, thông tin liên lạc...);
g) Khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa xuất nhập khẩu.
2.1. Mục tiêu chung:
- Phát triển và hỗ trợ các hoạt động logistics nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp sản xuất và thương mại, hình thành một hệ thống logistics hiện đại và đóng góp ngày càng nhiều vào GRDP của Thành phố.
- Phát triển thành phố Hà Nội thành một trong ba trung tâm logistics lớn của cả nước và khu vực, đạt trình độ quốc tế, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội, thương mại và đầu tư của thành phố Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, thực hiện vai trò cửa ngõ kết nối quốc gia phía Bắc Việt Nam của hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Trung, đáp ứng nhu cầu luân chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, trung chuyển và nội địa.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GRDP của thành phố Hà Nội đạt 9 - 11 %; tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 17%-21%; tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 60%-65%; chi phí logistics giảm xuống tương đương 14%-17% GRDP Thành phố.
- Đến năm 2025, đưa vào hoạt động khai thác một số hạ tầng dịch vụ logistics như 02 trung tâm logistics, 02 cảng cạn ICD, 01 cảng thủy container quốc tế, 05 trung tâm tiếp vận và một số hệ thống kho chuyên dụng (Phụ lục danh mục dự án kèm theo).
3. Giải pháp tăng cường quản lý và phát triển logistics trên địa bàn Thành phố
3.1. Rà soát, hoàn thiện và nghiên cứu cơ chế chính sách, quy định về quản lý, phát triển logistics
- Xây dựng, ban hành Kế hoạch triển khai Đề án nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics, cụ thể hóa nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày-14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ; trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, đưa vào vận hành khai thác một số hạ tầng dịch vụ logistics và nâng cao chất lượng dịch vụ logistics cung ứng trên địa bàn Hà Nội.
- Rà soát quy hoạch xây dựng, quy hoạch phân khu và các Quy hoạch ngành (công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, giao thông vận tải, công nghệ thông tin, du lịch) cũng như các Kế hoạch triển khai quy hoạch để bổ sung, điều chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo đồng bộ về cơ sở hạ tầng, cơ cấu sản xuất phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển hạ tầng và dịch vụ logistic, tích hợp sâu dịch vụ logistic trong chiến lược phát triển ngành.
- Rà soát quy định và việc thực hiện phân công, phân cấp công tác quản lý hoạt động logistics trên địa bàn đảm bảo rõ ràng, hiệu lực, hiệu quả, tránh tình trạng chồng chéo, thiếu trách nhiệm, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu đề xuất cơ chế, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển hạ tầng cơ sở và dịch vụ logistcs trên địa bàn; thành lập Tổ công tác liên ngành thường xuyên nắm tình hình, đôn đốc, giải quyết khó khăn vướng mắc và tham mưu Thành phố chỉ đạo, điều hành thực hiện Đề án và các Chương trình, Kế hoạch, Dự án phát triển logistics trên địa bàn.
- Xây dựng cơ chế phối hợp và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan Trung ương; các tỉnh, thành phố và cơ quan sở, ngành, chính quyền các cấp của Thành phố Hà Nội trong việc triển khai các quy định pháp luật về quản lý và phát triển logistics; tổng hợp, cập nhật số liệu, trao đổi thông tin và các cơ chế chính sách liên quan tới hoạt động logistics trong lĩnh vực vận tải, thương mại; các quy định, quy trình, tiêu chuẩn, điều kiện và khuyến cáo, khuyến nghị liên quan đến công tác giao nhận hàng hóa tại các cảng hàng không, cảng cạn, cảng thủy, ga đường sắt.... Chú trọng hợp tác đảm bảo an ninh hàng hóa, cảng biển, cảng sông và phát triển nguồn nhân lực.
3.2. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics
3.2.1. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
Thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Giao thông vận tải và các Cơ quan Bộ, ngành Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu cơ chế, kết hợp hài hòa các nguồn vốn, đặc biệt chú trọng huy động nguồn xã hội hóa để đẩy mạnh đầu tư các công trình cảng, sân bay, đường sắt, đường thủy, đường bộ, các cảng thông quan nội địa, kho bãi, trang thiết bị... theo Quy hoạch, Kế hoạch và lộ trình đảm bảo đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển logiscts của Hà Nội và cả nước, tập trung:
- Đối với đường bộ: Cải tạo, mở rộng các tuyến đường hướng tâm hiện tại lên thành đường có 4 đến 6 làn xe cơ giới. Xây dựng các tuyến đường cao tốc song hành với các quốc lộ có lưu lượng lớn, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các đường vành đai. Tập trung đầu tư, nâng cấp và mở rộng và xây dựng mới các trục đường giao thông hướng tâm, các nút giao thông lập thể tại các giao lộ lớn, các đường vành đai đô thị. Đầu tư xây mới và nâng cấp, cải tạo các bến xe, bãi đỗ đáp ứng nhu cầu vận chuyển trên địa bàn. Xây dựng mới các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn như đường sắt trên cao và tàu điện ngầm, phát triển mạnh hệ thống xe buýt để nâng cao tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng.
- Đối với đường thủy: Cải tạo các tuyến đường sông kết nối với các loại hình vận tải khác như đường bộ, đường sắt... để tạo thành tuyến vận tải thông suốt, liên hoàn và đa phương thức. Cải tạo, nâng cấp, nạo vét, khơi thông và bảo trì luồng lạch để mở rộng mạng lưới kết nối của vận tải thủy với các vùng khác và khai thác tối đa các tuyến đường thủy trên địa bàn. Bố trí hợp lý cảng sông, bến thủy nội địa ở các khu vực quan trọng để đảm bảo tính chủ động trong hoạt động khai thác, nâng cấp, hiện đại hóa hạ tầng bến cảng và cơ giới hóa hệ thống bốc xếp hàng hóa để đáp ứng được yêu cầu của vận tải bằng container; phát triển đội tàu theo hướng đa dạng có cơ cấu hợp lý để nâng cao năng lực hàng hóa thông qua cảng.
- Đối với đường không: Mở rộng mặt bằng và hệ thống kho tàng, đầu tư phương tiện xếp dỡ vận chuyển hàng hóa hiện đại. Thu hút các đường bay vận chuyển hàng hóa tới các điểm có nhu cầu vận chuyển hàng hóa đi và đến thành phố Hà Nội.
- Đối với vận tải đường sắt: Cải tạo, nâng cấp và mở rộng các tuyến đường, đặc biệt là tuyến đường Bắc - Nam nhằm đảm bảo tốc độ chạy; phát triển các dịch vụ văn minh tại ga, cảng Hà Nội; mở rộng các tuyến đường sắt tới các khu vực, các trung tâm công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt là các tuyến đến các ga Hải Phòng, Sài Gòn, Lào Cai... để đáp ứng nhu cầu vận chuyển; đầu tư mới các phương tiện vận chuyển như đầu máy, toa xe, các toa xe chuyên dụng để có thể vận chuyển nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn.
3.2.2. Các trung tâm logistics và cơ sở hạ tầng phục vụ dịch vụ logistics
- Tiếp tục cụ thể hóa Quy hoạch các Trung tâm logistics và cơ sở hạ tầng phục vụ dịch vụ logistics trên địa bàn; tập trung chỉ đạo, đôn đốc tiến độ các dự án hạ tầng dịch vụ logistics đã có chủ đầu tư/nhà đầu tư và tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư đối với các dự án hạ tầng dịch vụ logistics khác. Tập trung hoàn thành đưa vào sử dụng hiệu quả các điểm thông quan tập trung theo Đề án “Địa điểm kiểm tra tập trung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội” đã được phê duyệt.
- Xây dựng Phương án định hướng phát triển các hạ tầng dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội trên nguyên tắc dành quỹ đất và phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực để xây dựng và khai thác hiệu quả hạ tầng logistics theo quy hoạch; nghiên cứu tiếp tục xây dựng các trung tâm logistics quy mô nhỏ hơn, trên các tuyến đường vành đai Thành phố, kết nối các đầu mối gom hàng, các kho trữ hàng tại các khu vực tập trung sản xuất, công nghiệp như khu vực Sài Đồng, khu công nghệ cao Hòa Lạc, Mê Linh...; chú trọng phát triển hệ thống kho bãi chuyên dụng, kho lạnh.
3.2.3. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
- Triển khai có hiệu quả Quy hoạch phát triển CNTT thành phố ITà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 6109/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 của UBND Thành phố; Nghị quyết số 05/2015/NQ-HĐND ngày 01/12/2015 của HĐND Thành phố về Chương trình mục tiêu Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020.
- Chú trọng đầu tư hạ tầng CNTT, xây dựng mạng lưới CNTT thông suốt toàn diện giúp kết nối từ các cơ quan quản lý nhà nước, hải quan... tới các doanh nghiệp logistics và chủ hàng.
- Tạo điều kiện tổ chức các chương trình, hội nghị kết nối các doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics nhỏ và vừa với các Công ty, chuyên gia phần mềm CNTT để được hướng dẫn, đào tạo, tư vấn, hỗ trợ tiếp cận và đầu tư trang bị, nâng cấp các ứng dụng CNTT phục vụ quản lý thông tin và chuyển giao dữ liệu, sản xuất và đặt hàng, giao hàng, khai báo hải quan, phần mềm dịch vụ logisctics (RFID, Barcode, e-logistics) theo các tiêu chuẩn quốc tế.
3.3. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và hỗ trợ thị trường dịch vụ logictics phát triển
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm thời gian giải quyết các TTHC, đặc biệt các thủ tục liên quan đến đầu tư, xây dựng, thuế, hải quan.. theo hướng ngày càng minh bạch, thuận tiện cho doanh nghiệp. Các cấp chính quyền, Sở, ngành Thành phố thường xuyên đối thoại, tiếp xúc với các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, tháo gỡ vướng mắc; duy trì chế độ giao ban kiểm điểm tiến độ các dự án logistics hàng tháng để đôn đốc, kịp thời giải quyết các khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tiếp tục khảo sát, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nhu cầu của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại Hà Nội nhằm phục vụ công tác hoạch định, điều chỉnh cơ chế, chính sách, các giải pháp quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển; cung cấp thông tin cho các tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Xây dựng các Cổng thông tin, Bản tin về logistics cung cấp các thông tin chính sách, pháp luật, thị trường, công nghệ, giúp kết nối doanh nghiệp với thị trường.
- Thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường và hoạt động kinh doanh dịch vụ logictics trong các khâu lưu thông, vận chuyển, phân phối, dự trữ hàng hóa; kết hợp kiểm tra với hướng dẫn để doanh nghiệp hoàn thiện các quy trình, điều kiện kinh doanh đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định; xử lý nghiêm minh và kịp thời các vi phạm theo đúng quy định pháp luật để xây dựng thị trường kinh doanh dịch vụ logistics lành mạnh và hiệu quả, góp vai trò quan trọng thúc đẩy sản xuất kinh doanh tăng trưởng.
- Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, hoạt động nâng cao nhận thức, hiểu biết cho cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố thông qua các buổi hội nghị, tọa đàm, tập huấn về khuyến khích sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài (3PL, 4PL, 5PL), sử dụng những giá trị gia tăng trong quá trình lưu thông sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa đến tay người tiêu dùng.
- Thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics trên địa bàn và trong cả nước, với các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế. Tạo điều kiện phát huy vai trò các hiệp hội ngành nghề liên quan đến dịch vụ logistics (Hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam VLA, Hiệp hội chủ tàu Việt Nam VSA, Hiệp hội đại lý môi giới hàng hải Việt Nam Visaba, Hiệp hội cảng biển Việt Nam VPA, Hiệp hội vận tải ô tô..).
- Khuyến khích, thu hút các nhà cung cấp dịch vụ logistics lớn trên thế giới và các doanh nghiệp logistics trong nước đặt trụ sở, chi nhánh và văn phòng giao dịch tại Hà Nội nhằm xây dựng Hà Nội thành trung tâm điều hành logistics của khu vực miền Bắc.
- Tăng cường hợp tác liên kết với các địa phương lân cận trong vùng Thủ đô, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, với các tỉnh/thành phố trong cả nước và với các tỉnh/thành phố của Trung Quốc để khai thông luồng hàng phía Nam Trung Quốc qua tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn về Hà Nội, luồng hàng quá cảnh từ Hà Nội đi các nước Lào, Campuchia; tạo thuận lợi cho sự giao lưu vận chuyển phân phối hàng hóa của Thành phố với các địa phương.
3.4. Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ logisctics
3.3.1. Đối với các Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logisctics:
- Nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng cả về thời gian, chất lượng và giá dịch vụ, tạo mối quan hệ khăng khít hơn với khách hàng để ứng phó kịp thời các sự cố trong quá trình vận chuyển, tư vấn cho khách hàng về luật pháp quốc tế, thị trường tiềm năng, các đối thủ ở nước ngoài... nhằm giúp khách hàng kinh doanh hiệu quả hơn. Đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp, tập trung phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng như: gom hàng, đóng gói, bao bì, kiểm kê, phân loại hàng hóa, phân phối hàng hóa đến đúng địa chỉ tiếp nhận.
- Đầu tư xây dựng hợp lý, có hiệu quả hệ thống kho bãi, phương tiện vận chuyển, đẩy mạnh ứng dụng CNTT giúp các doanh nghiệp khách hàng tiết kiệm chi phí trong quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa, rút ngắn giai đoạn sản xuất, sản phẩm nhanh chóng có mặt trên thị trường.
- Chủ động tăng cường liên kết hoạt động giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logisctics và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để tạo thành một chuỗi liên kết chặt chẽ và có khả năng cạnh tranh lớn. Tham gia Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) để nắm bắt được thực trạng cũng như là nhu cầu trên địa bàn, từ đó có kế hoạch cung ứng phù hợp với nhu cầu của các chủ hàng.
3.4.2. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh:
- Chủ động, tận dụng lợi ích của việc thuê ngoài logistics, lựa chọn bên thứ 3 cung cấp dịch vụ logistics uy tín, chuyên nghiệp, an toàn để tiết kiệm chi phí và tập trung toàn bộ nguồn lực vào hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp.
- Thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật và nắm vững các quyền và nghĩa vụ của cả người mua và người bán theo các điều kiện thương mại quốc tế khi tiến hành giao dịch mua bán với các đối tác nước ngoài để lựa chọn phương thức phù hợp, hiệu quả.
3.4.3. Thành phố tạo điều kiện và phối hợp, hỗ trợ kinh phí để các Hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề phát huy vai trò, thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ logisctics:
- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn định kỳ, ngắn hạn cho doanh nghiệp để phổ biến, cập nhật những thay đổi về chính sách pháp luật, quy hoạch phát triển logistics nói riêng và tình hình kinh tế nói chung trên địa bàn Thành phố;
- Kết nối tổ chức sự kiện và tạo ra các mối liên hệ giao thương với các hiệp hội, các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước hỗ trợ doanh nghiệp trong việc hợp tác, ký kết hợp đồng; tiếp cận tín dụng ưu đãi, kết nối cung cầu; tập huấn, phổ biến kiến thức về kinh doanh dịch vụ logistics, tạo chuyển biên về nhận thức ưu tiên sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài thay cho tự tổ chức hoạt động logistics trong bối cảnh hội nhập; từng bước triển khai mô hình logistics 4PL và 5PL trên cơ sở phát triển thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, hiệu quả, chuyên nghiệp.
- Khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp trong một số ngành sản xuất công nghiệp (dệt may, da giầy, thực phẩm, cơ khí - chế tạo, đồ gỗ), nông nghiệp công nghệ cao áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
3.5. Đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực
- Thúc đẩy liên kết Viện, trường, doanh nghiệp để hình thành mạng lưới đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp logistics; đổi mới chương trình giảng dạy, xây dựng giáo trình đào tạo chuyên sâu về logistics; tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế, phối hợp các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp FDI, các tập đoàn đa quốc gia tổ chức các chương trình đào tạo.
- Thành phố phối hợp các Viện, Trường Đại học xây dựng chương trình, tổ chức các lớp tập huấn, cập nhật kiến thức về logistics cho cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp; Phổ biến, tuyên truyền về các tập quán, luật pháp quốc tế, các điều khoản Hiệp định thương mại liên quan đến logistics; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động logistics.
- Các doanh nghiệp chủ động tự đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí để đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoặc liên hệ các cơ quan chức năng, hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề để được hướng dẫn, hỗ trợ, tư vấn thực hiện.
1. Phân công tổ chức thực hiện
1.1. Sở Công Thương (cơ quan chủ trì):
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, địa phương xây dựng trình UBND Thành phố ban hành Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 để triển khai thực hiện hiệu quả Đề án (chậm nhất trong tháng 4/2018).
Trên cơ sở đó, tổ chức kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện, đặc biệt là việc phát triển hạ tầng dịch vụ logistics của các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã; tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng quý và đề xuất UBND Thành phố chỉ đạo kịp thời.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách và các giải pháp hỗ trợ phát triển logisctics.
- Chủ trì triển khai các Quy hoạch, Kế hoạch phát triển và tái cơ cấu ngành công thương; kiểm tra, kiểm soát quản lý và hỗ trợ thị trường đảm bảo đồng bộ, phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ phát triển logistics của Thành phố.
- Chủ trì theo dõi, khảo sát, tổng hợp thông tin số liệu, cung cấp nội dung để phối hợp Sở Thông tin Truyền thông tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và phổ biến chủ trương, chính sách, quy định pháp luật và tình hình phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND quận, huyện, thị xã kiểm tra, đôn đốc sát sao việc thực hiện Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn Thành phố; thực hiện chế độ giao ban tháo gỡ khó khăn hàng quý, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
1.2. Sở Giao thông vận tải:
- Chủ trì triển khai các Quy hoạch, Kế hoạch phát triển và tái cơ cấu ngành giao thông vận tải; Tổ chức kết nối vận tải đa phương thức, liên kết các hình thức vận tải đường bộ, đường thủy, đường sắt và thúc đẩy phát triển Sàn giao dịch logistics để hỗ trợ phát triển thị trường đảm bảo đồng bộ, phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ phát triển logistics của Thành phố.
- Chủ trì triển khai đồng bộ các giải pháp giảm ùn tắc giao thông; ứng dụng điều hành quản lý giao thông thông minh; tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, giảm thời gian lưu chuyển hàng hóa.
- Làm đầu mối phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý và khai thác hiệu quả các tuyến vận tải đường thủy, đường sắt, đường không. Phối hợp các cơ quan liên quan đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ, hỗ trợ dịch vụ logistics phát triển.
1.3. Sở Quy hoạch - Kiến trúc:
Chủ trì rà soát quy hoạch xây dựng, quy hoạch phân khu, cung cấp thông tin quy hoạch và hướng dẫn nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án, đồ án quy hoạch và tổ chức thẩm định, trình duyệt đảm bảo đồng bộ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển logisctics của Thành phố.
1.4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Rà soát, điều chỉnh, cập nhật quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; Hướng dẫn, hỗ trợ, giải quyết các thủ tục về đất đai, môi trường, cơ chế chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, quyền, nghĩa và các chính sách ưu đãi với đối tượng sử dụng đất đầu tư xây dựng dự án hạ tầng logistics đảm bảo quy định và tiến độ.
1.5. Sở Xây dựng:
Hướng dẫn chủ đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng logistics, giao thông vận tải, hạ tầng thương mại tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng; khớp nối hạ tầng kỹ thuật dự án đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực; tham gia thẩm định dự án hạ tầng logistics, thực hiện cấp phép xây dựng công trình theo chức năng, nhiệm vụ quy định và tiến độ yêu cầu của Thành phố.
1.6. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Hướng dẫn, đôn đốc nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ lập, triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng dịch vụ logistics, cung cấp thông tin về các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật. Chủ trì các hoạt động đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo và nâng cao năng lực.
- Chủ trì rà soát, tích hợp các điểm phát triển logistics trên địa bàn Thành phố vào Quy hoạch chung của Thành phố theo Luật Quy hoạch mới ban hành.
- Phối hợp Sở Tài chính trong công tác cân đối, bố trí vốn thực hiện Đề án; Nghiên cứu, đề xuất, triển khai các cơ chế, giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án hạ tầng dịch vụ logistiscs và dự án kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ trên địa bàn Thành phố
1.7. Sở Tài chính:
Chủ trì cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Đề án này; hướng dẫn các đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
1.8. Sở Khoa học và Công nghệ:
Chủ trì triển khai các hoạt động phát triển khoa học và công nghệ; hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí trong lĩnh vực hoạt động logistics. Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai Kế hoạch phát triển hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
1.9. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển công nghiệp công nghệ thông tin Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 đã được phê duyệt và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành chuỗi cung ứng, kinh doanh dịch vụ logistics.
- Chỉ đạo, định hướng hệ thống truyền thanh cơ sở, các cơ quan báo chí của Thành phố và Trung ương tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, chủ trương, chính sách và quy định của Trung ương và Thành phố về đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics.
1.10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất mặt hàng nông sản theo hướng thúc đẩy, khuyến khích xây dựng, quản lý các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn; tích hợp sâu dịch vụ logistics với các ngành sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ kết nối chủ hàng, nguồn hàng nông sản thực phẩm đến giao dịch, trung chuyển qua trung tâm logistics, tổng kho hàng hóa tại địa bàn Hà Nội.
1.11. Cục Hải quan Thành phố:
- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, minh bạch, thuận tiện cho doanh nghiệp nhằm giảm chi phí, thời gian thông quan hàng hóa; Triển khai các biện pháp thu hút nguồn hàng, tạo thuận lợi cho chủ hàng đến thông quan tại các điểm kiểm tra tập trung, cảng cạn ICD trên địa bàn Hà Nội, tạo lợi thế cho ngành dịch vụ logistics Hà Nội.
- Phối hợp chặt chẽ chủ đầu tư để tiếp tục triển khai Đề án “Địa điểm kiểm tra tập trung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội” đảm bảo đưa vào khai thác đúng tiến độ, có hiệu quả tại:
+ Phía Đông: ICD Cổ Bi, huyện Gia Lâm.
+ Phía Tây: ICD Đức Thượng, huyện Hoài Đức và địa điểm kiểm tra tập trung tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
+ Phía Nam: địa điểm kiểm tra tập trung tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội.
+ Phía Bắc: địa điểm kiểm tra tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh qua đường hàng không tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
1.12. Công an Thành phố:
Duy trì an ninh, trật tự giao thông; phối hợp các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong quá trình lưu thông, vận chuyển, kinh doanh và lưu giữ hàng hóa đảm bảo môi trường an toàn, ổn định và thuận lợi để phát triển dịch vụ logisctics trên địa bàn Thành phố.
1.13. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Thành phố:
Hướng dẫn, tạo điều kiện bố trí các khu vực cung ứng dịch vụ logistics tại các khu công nghiệp và khuyến khích các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tích cực sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài do các doanh nghiệp logistics chuyên nghiệp trong khu cung cấp; góp phần gia tăng hiệu quả sử dụng dịch vụ logistics 3PL, 4PL, 5PL.
1.14. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố:
Đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án hạ tầng dịch vụ theo Quy hoạch và các hoạt động xúc tiến thương mại cho dịch vụ logistics; tổ chức các hội thảo, hội chợ, triển lãm quảng bá, giới thiệu năng lực dịch vụ logistics của Hà Nội trong và ngoài nước.
1.15. UBND các quận, huyện, thị xã:
- Tăng cường quản lý hệ thống kho, bãi đang hoạt động trên địa bàn. Xây dựng và tổ chức phương án sắp xếp các kho, bãi phục vụ phát triển dịch vụ logistics đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng, phòng cháy chữa cháy, môi trường.
- Phối hợp các sở ngành chức năng cung cấp thông tin quy hoạch, địa điểm quy hoạch cho nhà đầu tư quan tâm và phối hợp chặt chẽ chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án hạ tầng logistics; hỗ trợ người có đất thu hồi chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.
1.16. Các doanh nghiệp, hiệp hội, hội trên địa bàn:
- Các doanh nghiệp dịch vụ logistics chú trọng cung cấp dịch vụ logistics trọn gói 3PL, 4PL; triển khai, cung cấp các dịch vụ logistics trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và giao dịch điện tử để hướng đến cung cấp dịch vụ logistics trọn gói 5PL. Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật trong quản lý, vận hành chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics chuyên nghiệp nhằm đạt chất lượng dịch vụ cao hơn. Chủ động nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp về các cam kết quốc tế liên quan đến dịch vụ logistics để kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh, quy mô hoạt động.
- Các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng dịch vụ logistics tập trung nguồn lực để triển khai hiệu quả dự án, đưa công trình vào vận hành và khai thác bảo đảm tiến độ và chất lượng; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu tình hình thực hiện dự án đầu tư về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương trước ngày 30 hàng tháng.
- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chủ động áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh; tích cực sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài, giảm dần việc tự đầu tư và tổ chức vận tải, vận chuyển, lưu kho, làm thủ tục liên quan đến sản phẩm, hàng hóa.
- Các hiệp hội, hội hoạt động trên địa bàn phối hợp các Sở, ngành, đơn vị triển khai các nội dung, chương trình của Đề án theo chức năng, nhiệm vụ; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp hội viên về chủ trương, định hướng, cơ chế, giải phát triển dịch vụ logisctics và các nội dung hỗ trợ của Đề án; là đầu mối kết nối, nắm bắt khó khăn của doanh nghiệp, chủ động đề xuất UBND Thành phố giải pháp hỗ trợ kịp thời. Phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam tăng cường trao đổi thông tin, hợp tác kinh doanh, sử dụng dịch vụ logistics giữa các hội viên của hiệp hội, hội.
Các nhiệm vụ trọng tâm triển khai Đề án chi tiết tại Phụ lục kèm theo.
3. Kinh phí tổ chức thực hiện:
Kinh phí thực hiện Đề án từ:
- Nguồn ngân sách Thành phố theo dự toán ngân sách thực hiện nhiệm vụ được giao hàng năm cho các Sở, ban, ngành Thành phố và Ngân sách các cấp theo quy định.
- Nguồn kinh phí của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự đảm bảo và tài trợ, huy động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn hợp pháp khác.
Căn cứ Đề án được duyệt và các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện của Trung ương và Thành phố; Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan lập Kế hoạch thực hiện trên địa bàn Thành phố cho năm tiếp theo trước ngày 15/11 hàng năm.
Các Sở, ngành, UBND cấp huyện căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao tại Đề án lập dự toán kinh phí thực hiện hàng năm, gửi Sở Tài chính/cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp, cân đối, bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện hiệu quả Đề án./.
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
(Đề án "Quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 được phê duyệt kèm theo Quyết định số 814/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2018 của UBND thành phố Hà Nội)
TT | Nhiệm vụ | Mục tiêu | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện |
I. Nghiên cứu xây dựng chính sách quản lý, phát triển về logistics | |||||
1 | Kế hoạch Triển khai Đề án “Quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025” | Tăng cường quản lý và phát triển hoạt động logistics; khắc phục tồn tại, hạn chế của hoạt động logistics | Sở Công Thương | Các Sở, ban, ngành Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã | 2018-2025 |
2 | Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tập trung vào cải cách thủ tục hải quan, thuế nhằm giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp | Giảm thời gian kê khai, kiểm tra, thực hiện nghĩa vụ thuế, hải quan | Cục Hải quan, Cục Thuế Hà Nội | Các Sở, ban, ngành Thành phố | 2018-2025 |
3 | Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội | Tạo động lực phát triển; tạo nhiều giá trị gia tăng trong hoạt động logistics | Sở Công Thương | Các Sở, ban, ngành Thành phố | 2018-2025 |
4 | Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong khâu lưu thông, vận chuyển, phân phối, tàng trữ hàng hóa | Phòng, chống các kênh phân phối, tiêu thụ hàng hóa không rõ nguồn gốc, gian lận thương mại | Sở Công Thương (Chi cục Quản lý thị trường) | Các Sở, ban, ngành Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã | 2018-2025 |
5 | Chủ trì rà soát, tích hợp các điểm phát triển logistics trên địa bàn Thành phố vào Quy hoạch chung của Thành phố theo Luật Quy hoạch mới ban hành. | Đảm bảo sự đồng bộ và phù hợp giữa Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Thành phố với các quy hoạch ngành và quy hoạch quốc gia | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các Sở, ban, ngành Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã |
|
1 | Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng dịch vụ logistics. Hướng dẫn phân khu chức năng logistics để tối đa hiệu quả khai thác, sử dụng mặt bằng theo chủng loại hàng hóa và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong quá trình lập, triển khai dự án đầu tư trung tâm logistics | Hoàn thiện hạ tầng kinh doanh dịch vụ logistics chuyên nghiệp, hiện đại | Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch - kiến trúc, Giao thông vận tải | Các Sở, ban, ngành Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã | 2018-2025 |
2 | Rà soát và triển khai Quy hoạch phát triển thương mại Hà Nội, Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ Hà Nội đảm bảo đồng bộ Quy hoạch, mục tiêu nhiệm vụ phát triển logisctics | Đồng bộ kết cấu hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại | Sở Công Thương và UBND quận, huyện, thị xã | Các Sở, ban, ngành Thành phố | 2018-2025 |
3 | Triển khai Quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội; trong đó tập trung nhiệm vụ nhằm phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, đường thủy nội địa, cảng, trung tâm tiếp vận nhằm tạo điều kiện phát triển hoạt động logistics tại Hà Nội | Đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông vận tải; hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, logistics | Sở Giao thông vận tải và UBND quận, huyện, thị xã | Các cơ quan chức năng Bộ Giao thông vận tải, Các Sở, ban, ngành Thành phố | 2018-2025 |
4 | Tổ chức kết nối, liên thông và phát triển vận tải đa phương thức (đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không, đường biển) | Tăng hiệu quả khai thác vận tải đa phương thức, giảm chi phí vận tải | Sở Giao thông vận tải | Các cơ quan chức năng Bộ Giao thông vận tải, các Sở, ban, ngành Thành phố, đơn vị liên quan | 2018-2025 |
5 | Triển khai đồng bộ các giải pháp giảm ùn tắc giao thông; ứng dụng điều hành quản lý giao thông thông minh; tạo điều kiện thuận, lợi cho vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, giảm chi phí vận tải, bốc dỡ hàng hóa | Giảm chi phí vận tải;, nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ | Sở Giao thông vận tải; Công an Thành phố | Các Sở, ban, ngành Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã | 2018-2025 |
6 | Rà soát, thống kê hệ thống kho, bãi hàng hóa và doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh dịch vụ logistics trên địa bàn (vận tải hàng hóa, kho bãi và lưu giữ hàng hóa, dịch vụ hỗ trợ vận tải, chuyển phát, khai hải quan). Bố trí quỹ đất phục vụ nhu cầu dự trữ, tạm trữ hàng hóa nhỏ lẻ, chế biến nông sản | Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với kho, bến, điểm tập kết hàng hóa | UBND quận, huyện, thị xã | Sở, ban, ngành Thành phố | 2018-2025 |
7 | Thu hút đầu tư xây dựng trung tâm logistics, kho hàng hóa, trung tâm phân phối, trung tâm tiếp vận, cảng cạn, cảng thủy theo quy hoạch trên địa bàn Hà Nội | Hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành các loại kết cấu hạ tầng theo đúng tiến độ | Sở Kế hoạch và Đầu tư; Trung tâm XT ĐTTMDL | Sở Công Thương và UBND quận, huyện, thị xã | 2018-2025 |
8 | Hướng dẫn chủ đầu tư các công trình hạ tầng logistics tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng; khớp nối hạ tầng kỹ thuật dự án với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực đảm bảo đồng bộ | Đơn giản hóa thủ tục hành chính; giảm thời gian tiếp cận thủ tục hành chính, quy định của pháp luật | Sở Xây dựng | - | 2018-2025 |
9 | Xúc tiến kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hóa vào các hạng mục công trình phân khu theo đặc thù hàng hóa, dịch vụ hậu cần tại Trung tâm logistics hạng I tại huyện Sóc Sơn và hạng II tại Đô thị vệ tinh Phú Xuyên. | Xã hội hóa việc đầu tư xây dựng công trình chức năng trong Trung tâm logistics | Sở Kế hoạch và Đầu tư; Trung tâm XT ĐTTMDL | Sở: Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ; đơn vị liên quan | 2017-2020 |
10 | Tiếp tục triển khai Đề án “Địa điểm kiểm tra tập trung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội” | Hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành địa điểm kiểm tra tập trung tại các cảng cạn ICD | Cục Hải quan Hà Nội | Các sở, ban, ngành Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã | 2015-2020 |
1 | Chủ trì xây dựng trình ban hành và triển khai Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo | Tạo động lực phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp, sáng tạo trong kinh doanh logistics | Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở Khoa học và Công nghệ | Các Sở, ban, ngành Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã | 2018 |
2 | Khuyến khích các doanh nghiệp trong khu công nghiệp phát triển, cung cấp và sử dụng dịch vụ logistics trong khu công nghiệp | Khép kín việc cung ứng dịch vụ logistics; giảm chi phí dịch vụ logistics | Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Thành phố | Các Sở, ban, ngành Thành phố | 2018-2025 |
3 | Hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật cho phát triển dịch vụ logistics, xã hội hóa nguồn lực cho phát triển dịch vụ logistics | Nghiên cứu đề tài, đề án, công nghệ mới phục vụ sự phát triển của logistics | Sở Khoa học và công nghệ; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính |
| 2018-2025 |
4 | Tích hợp sâu dịch vụ logistics với các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa trong nước, thương mại điện tử và các ngành dịch vụ khác | Phát triển dịch vụ logistics trong các lĩnh vực sản xuất, công nghiệp, thương mại, nông nghiệp | Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; BQL các KCN và CX, Các Hiệp hội doanh nghiệp, | Các Sở, ban, ngành Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã | 2018-2025 |
5 | Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động logistics | Nâng cao trình độ pháp lý, hiểu biết pháp luật cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics | Sở Tư pháp | Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam | 2018-2025 |
6 | Tăng cường phối hợp các cơ quan liên quan trao đổi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics trong quá trình hoạt động | Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã | 2018-2025 |
7 | Tăng cường công tác quản lý giữa các nhà sản xuất mặt hàng nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm và kết nối giữa các tổ chức sản xuất, kinh doanh trong và ngoài thành phố Hà Nội phục vụ nhu cầu tiêu thụ nông sản của người dân Thủ đô. | Hình thành kênh logistics, phân phối cho nông sản, thực phẩm an toàn | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn | Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến ĐT TM DL, UBND quận, huyện, thị xã | 2018-2025 |
8 | Xây dựng, quản lý các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn Thành phố | Mô hình, chuỗi cung ứng nông sản an toàn | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn | - | 2018-2025 |
9 | Hướng dẫn các chủ đầu tư công trình xây dựng các cảng thủy nội địa đầu tư trang thiết bị hiện đại, để kết nối các địa phương thuộc khu vực Đồng bằng Sông Hồng. | Tăng cường kết nối các phương thức vận tải, giảm chi phí logistics; nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm | Sở Giao thông vận tải | Các Hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan liên quan |
|
10 | Khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp trong một số ngành như dệt may, da giầy, thực phẩm, cơ khí - chế tạo, đồ gỗ áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh | Giảm chi phí logistics; giảm giá thành sản phẩm; nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành, Hội, Hiệp hội, Doanh nghiệp logistics | 2018-2025 |
1 | Tổ chức khảo sát, thống kê, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics trên địa bàn Thành phố | Nắm bắt thực trạng hoạt động logistics trên địa bàn | Sở Công Thương | Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã | 2018-2025 |
2 | Thúc đẩy thuê ngoài dịch vụ logistics; đẩy mạnh xây dựng dịch vụ logistics trọn gói 3PL, 4PL, chuỗi cung ứng logistics | Dịch vụ logistics chuyên nghiệp, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin | Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam; các Hội, hiệp hội khác | Sở Công Thương, Các Khu công nghiệp | 2017-2025 |
3 | Tổ chức kết nối chủ hàng, nguồn hàng đến giao dịch, trung chuyển qua trung tâm logistics tại địa bàn Hà Nội | Trung tâm logistics hoạt động hiệu quả, sôi động | Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn | Các Sở, ban, ngành Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã | 2018-2025 |
4 | Rà soát, công khai vị trí, chức năng, dịch vụ chính, tuyến vận tải của các bến, cảng thủy nội địa; ga đường sắt đầu mối; trung tâm tiếp vận; bến, bãi tập kết hàng hóa của các hình thức vận tải đường bộ, đường thủy, đường sắt; các doanh nghiệp tham gia để chủ hàng dễ dàng kết nối, lựa chọn. Thúc đẩy phát triển Sàn giao dịch logistics | Ứng dụng thương mại điện tử, công nghệ thông tin; nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics | Sở Giao thông vận tải; Hội, hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics | Các Sở, ban, ngành Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã | 2018-2025 |
5 | Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho dịch vụ logistics, tổ chức các hội thảo, hội chợ, triển lãm giới thiệu năng lực dịch vụ logistics của Hà Nội | Quảng bá, giới thiệu về năng lực, loại hình dịch vụ logistics; kích cầu sử dụng | Trung tâm XT ĐTTMDL | Sở Công Thương, Các Sở, ban, ngành Thành phố | 2018-2025 |
1 | Phổ biến, tuyên truyền về các tập quán, luật pháp quốc tế có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics, các điều khoản Hiệp định thương mại có liên quan đến logistics | Nâng cao nhận thức, hiểu biết về cam kết dịch vụ logistics trong FTAs, thông lệ quốc tế | Sở Công Thương | Các Sở, ban, ngành Thành phố | 2018-2025 |
2 | Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệ mới trong quản lý, vận hành, đào tạo về chuỗi cung ứng, kinh doanh dịch vụ logistics; thông tin, tuyên truyền thông qua các cơ quan báo, đài truyền hình về vai trò, tầm quan trọng của logistics, doanh nghiệp dịch vụ logistics | Phát triển e-logistics; logistics văn minh, hiện đại, chuyên nghiệp | Sở Thông tin và Truyền thông | Sở Công Thương, các Hội, hiệp hội; Doanh nghiệp logistics | 2018-2025 |
3 | Tập huấn, cập nhật kiến thức về logistics cho cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp; phối hợp các cơ sở đào tạo uy tín của Trường Đại học Ngoại thương, Đại học Hàng hải,... để xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao kiến thức về logistics | Nâng cao trình độ quản lý dịch vụ logistics | Sở Công Thương; Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam | Các sở, ban, ngành Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã | 2018-2025 |
4 | Đẩy mạnh đào tạo nghề và kiến thức, kỹ năng quản lý, kinh doanh dịch vụ logistics tại các trường cao đẳng, trung cấp và cao đẳng, trung cấp nghề trên địa bàn; Liên kết với các tổ chức đào tạo của nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo | Cung cấp nguồn nhân lực cho ngành logistics với trình độ, kỹ năng đáp ứng yêu cầu | Sở Lao động - Thương binh và xã hội Sở Giáo dục và đào tạo | Sở Giáo dục và đào tạo | 2018-2025 |
5 | Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hỗ trợ, tư vấn, đào tạo nghề và các dịch vụ công khác trong khởi nghiệp và trong quá trình phát triển các doanh nghiệp dịch vụ logistics trên địa bàn Thành phố nhằm phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh | Hình thành môi trường sinh thái thuận lợi cho doanh nghiệp logistics hoạt động | Sở Kế hoạch và Đầu tư Sở Lao động - Thương binh và xã hội | - | 2018-2025 |
6 | Hướng dẫn hệ thống truyền thanh cơ sở, các cơ quan báo chí Trung ương và Thành phố tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và chủ trương, cơ chế chính sách và quy định pháp luật phát triển dịch vụ logistics | Nâng cao nhận thức cộng đồng về loại hình dịch vụ logistics | Sở Thông tin và Truyền thông | Sở Công Thương, UBND quận, huyện, thị xã | 2018-2025 |
7 | Thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về logistics; chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh dịch vụ logistics | Nâng cao nhận thức, hiểu biết về chính sách, pháp luật logistics cho doanh nghiệp | Sở Công Thương, Các Sở, ban, ngành Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã | Các Sở, ban, ngành Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã | 2018-2025 |
DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025
Stt | Tên dự án | Nhà đầu tư/ Chủ đầu tư đề xuất | Căn cứ pháp lý | Thông tin về đất đai | Chỉ tiêu quy hoạch | Tiến độ dự kiến | ||||
Địa điểm khu đất | Diện tích khu đất (ha) | Hiện trạng khu đất | Mật độ xây dựng (%) | Tầng cao (tầng) | Hệ số sử dụng đất (lần) | |||||
| ||||||||||
1 | Cảng cạn ICD Cổ Bi | Công ty TNHH ICD Hà Nội | - Quyết định số 2820/QĐ-UBND ngày 02/6/2016 của UBND TP về chủ trương đầu tư. - Quyết định số 832/QĐ-UBND ngày 18/02/2011 của UBND TP phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. - Văn bản số 12772/BGTVT- KHĐT ngày 28/10/2016 của Bộ GTVT chấp thuận ĐTXD cảng cạn ICD Cổ Bi. - Quyết định số 4833/QĐ-UBND ngày 24/10/2012 của UBND TP phê duyệt Điều chỉnh cục bộ quy hoạch các ô đất ký hiệu ĐH, KB6, CX1-1, CX1-2, CX3, CL3, CL4, P1 trong Quy hoạch chi tiết Điểm thông quan nội địa thành phố | Tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm; thuộc khu vực Đông Bắc nút giao thông giữa đường Nguyễn Đức Thuận (quốc lộ 5) và quốc lộ 1 mới. | 19,2 | - Chủ yếu là đất nông nghiệp. | 7,98% | 01÷05 tầng | 0,22 | - Quý I/2018, hoàn thành GPMB và san nền giai đoạn 1. - Quý III/2018, khởi công xây dựng kho, bãi và nhà làm việc giai đoạn 1. - Quý II/2019, nghiệm thu đưa vào sử dụng 1 phần dự án. - Quý II/2022, nghiệm thu đưa vào sử dụng toàn bộ dự án (bao gồm cả phần dự án điều chỉnh mở rộng thêm 28ha giai đoạn 2). |
2 | Cảng cạn ICD Đức Thượng | CTCP Đầu tư thương mại và dịch vụ quốc tế (Interserco) | - Quyết định số 403/QĐ-UBND ngày 26/01/2015 của UBND TP về chấp thuận chủ trương đầu tư. - Quyết định số 6222/QĐ-UBND ngày 10/11/2016 của UBND TP điều chỉnh một số nội dung tại Quyết định số 403/QĐ-UBND. - Quyết định số 3401/QĐ-UBND ngày 27/6/2016 của UBND TP phê duyệt quy hoạch chi tiết cảng cạn ICD. -Văn bản số 10116/BGTVT-KHĐT ngày 30/08/2016 của Bộ GTVT chấp thuận đầu tư xây dựng cảng cạn ICD. | Tại xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức; phía Nam giáp quốc lộ 32, các phía còn lại giáp đất nông nghiệp xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. | 23,2 | - Chủ yếu là đất nông nghiệp. | 10% - 60% | 01÷09 tầng | 0,1-0,65 lần | - Đến quý IV/2019: hoàn thành bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng; giao đất, cấp GCN QSDĐ; cấp phép xây dựng; san nền và xây dựng một số hạng mục công trình chính: văn phòng điều hành, hạ tầng kỹ thuật, nhà kiểm hóa, kho hàng... - Đến quý IV/2020: kết thúc đầu tư, đưa toàn bộ dự án vào khai thác sử dụng. |
3 | Cảng container quốc tế Phù Đổng | CTCP Cảng Container quốc tế Phù Đổng | - Văn bản số 133/UBND-KH&ĐT ngày 7/01/2011 của UBND TP chấp thuận giao Chủ đầu tư nghiên cứu, lập Dự án đầu tư xây dựng cảng Phù Đổng. - Văn bản số 7199/UBND-GT ngày 26/8/2011của UBND TP chấp thuận địa điểm quy hoạch Dự án đầu tư xây dựng cảng Phù Đổng. - Văn bản số 7213/BGTVT-KHĐT ngày 14/10/2010 của Bộ GTVT chấp thuận chủ trương tiếp tục thực hiện Dự án. | Khu đất xây dựng Cảng container quốc tế Phù Đổng thuộc địa bàn xã Cổ Bi và xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm; phía Bắc giáp sông Đuống, phía Nam giáp đê sông Đuống, phía Tây giáp cầu Phù Đổng. Diện tích lập dự án xây dựng cảng có quy mô 23,05ha | 34 | - Chủ yếu là đất bãi, ven sông | 5,38 | 014-05 tầng | 0,07 | - Quý II/2018, trình phê duyệt và công bố đồ án Quy hoạch chi tiết cảng Container Phù Đổng, tỷ lệ 1/500. - Quý IV/2018, phê duyệt dự án đầu tư (xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ). - Quý IV/2019, thực hiện giải phóng mặt bằng. - Quý IV/2021 khởi công xây dựng giai đoạn 1; dự kiến Quý I/2023 sẽ đưa vào khai thác giai đoạn 1 dự án. - Quý III/2025 khởi công xây dựng giai đoạn 2. |
4 | Khu phức hợp đông lạnh Hà Nội | CTCP Đầu tư và Xây dựng Hà Nội | - Quyết định số 6672/QĐ-UBND ngày 5/12/2016 của UBND TP về chủ trương đầu tư dự án Khu phức hợp đông lạnh Hà Nội tại quận Hoàng Mai, Hà Nội. | Tại phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hà Nội; phía Đông Bắc giáp đường Lĩnh Nam, phía Tây Bắc giáp đường vành đai III; phía Đông Nam giáp đường Nguyễn Khoái; phía Nam và Tây Nam giáp đất nông nghiệp và ao. | 4,2 | Chủ yếu là đất nông nghiệp | Trung tâm thương mại: Mật độ xây dựng 32%, cao 5 tầng, hệ số sử dụng đất 1,6 lần. - Bãi đỗ xe: Mật độ xây dựng 40,2%, cao 5 tầng. - Kho bãi: Mật độ xây dựng 52%, cao 1 tầng, hệ số sử dụng đất 0,52 lần. | - Quý II/2018, thực hiện bồi thường, hỗ trợ và GPMB. - Quý IV/2018, hoàn thành giai đoạn 1 (xây dựng kho lạnh, bãi đỗ xe). - Quý II/2019, hoàn thành giai đoạn 2, toàn bộ dự án đưa vào vận hành, khai thác. | ||
5 | Trung tâm khai thác vận chuyển khu vực phía Bắc (công trình bưu chính chuyển phát) | Tổng công ty Bưu điện Việt Nam | - Quyết định số 8040/QĐ-UBND ngày 20/11/2017 về chủ trương đầu tư dự án "Trung tâm khai thác vận chuyển khu vực phía Bắc thành phố Hà Nội". | Tại xã Kim Hoa. huyện Mê Linh. Hà Nội. (Nhận chuyển nhượng tài sản trên đất thuê) | 3,6 | Đất cơ sở đào tạo sát hạch lái xe | Tối đa 30% | 1-3 tầng |
| - Quý II/2018 lập và phê duyệt dự án đầu tư. - Quý I/2019, thực hiện các gói thầu giai đoạn thực hiện dự án (xây dựng, thiết bị...). - Quý I/2020 đưa công trình vào vận hành, khai thác. |
II. DỰ ÁN ĐANG HOÀN THIỆN THỦ TỤC QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ (08 DỰ ÁN) |
| |||||||||
1 | Trung tâm logistics hạng I | CTCP Đầu tư bất động sản Hapulico | - Văn bản số 7156/UBND-TNMT ngày 12/10/2015 của UBND TP về việc thực hiện dự án Khu dịch vụ thương mại tiếp vận trung chuyển hàng hóa tại huyện Sóc Sơn. - Văn bản số 8156/VP-TNMT ngày 25/11 /2015 của Văn phòng UBND TP về việc CTCP Đầu tư bất động sản Hapulico nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án “Khu dịch vụ thương mại tiếp vận trung chuyển hàng hóa”. | Nằm ở phía Nam Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, thuộc địa bàn xã Phú Cường và xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. | 50 | - Chủ yếu là đất nông nghiệp. | Theo QCXD Việt Nam xác định với đất kho tàng có thể xem xét mật độ xây dựng (gộp) tối đa 50%; về tầng cao công trình tại đây phụ thuộc thỏa thuận chiều cao tĩnh không công trình; tuy nhiên định hướng xây dựng tầng cao thấp. | Trên cơ sở ý kiến của Bộ GTVT tại văn bản số 7409/BGTVT-KCHT ngày 7/7/2017 và ý kiến của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam tại văn bản số 2975/QLB-KHĐT ngày 02/6/2017. UBND Thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc rà soát, đề xuất địa điểm phù hợp thực hiện dự án đầu tư. | ||
2 | Trung tâm logistics hạng II | CTCP Tập đoàn Hoành Sơn | - Văn bản số 4327/UBND-ĐT ngày 22/7/2016 của UBND TP về địa điểm xây dựng trạm trung chuyển hàng hóa tại huyện Thường Tín và huyện Phú Xuyên. | - Vị trí thứ nhất tại khu vực cảng Phú Xuyên (cảng sông) thuộc thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên; phía Đông Bấc giáp đất nông nghiệp và đê sông Hồng, phía Tây Bắc giáp đất Nhà máy giấy Vạn Điểm, phía còn lại giáp khu dân cư thị trấn Phú Minh; quy mô sử dụng đất khoảng 12ha. - Vị trí thứ hai tại khu vực ga Phú Xuyên (ga đường sắt) thuộc xã Vân Tự, huyện Thường Tín; phía Đông giáp đường sắt Bắc - Nam và đất quy hoạch ga đường sắt Phú Xuyên, phía còn lại giáp đất nông nghiệp: quy mô sử dụng đất khoảng 10ha. | 22 | - Vị trí thứ nhất: chủ yếu là đất Nhà máy đường Vạn Điểm. - Vị trí thứ hai: chủ yếu là đất nông nghiệp. | 02 khu đất thuộc Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Phú Xuyên và chưa có quy hoạch phân khu. Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc cụ thể sẽ được xác định trong giai đoạn lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan. | - Quý I/2018- Quý II/2018 làm rõ vị trí, ranh giới, diện tích sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều kiện giao đất và cho thuê đất. - Quý III/2018- Quý IV/2018 hoàn thành Đề xuất dự án đầu tư và hoàn thiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép quy hoạch. - Năm 2019-2020 khởi công dự án. - Năm 2021 hoàn thành dự án và đưa vào khai thác, vận hành. | ||
3 | Hệ thống kho lưu trữ và khai thác chia chọn hàng hóa khu vực phía Bắc (Trung tâm tiếp vận phía Nam) | Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel | - Thông báo số 119/TB-VP ngày 17/5/2017 của VP UBND TP về kết luận của đồng chí Nguyễn Thế Hùng - Phó chủ tịch UBND TP tại cuộc họp với Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel về việc xin giới thiệu địa điểm xây dựng Trung tâm logistics. - Quy hoạch phân khu đô thị S5 tỷ lệ 1/5000 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 3756/QĐ-UBND ngày 22/8/2012. | - Tại khu đất phía Tây Bắc khu tổ hợp ga Ngọc Hồi (tuyến đường sắt quốc gia Bắc- Nam), tiếp giáp đường vành đai 3.5 thuộc địa bàn xã Naọc Hồi, huyện Thanh Trì. | 10 | Đất nông nghiệp, nghĩa trang | - Theo Quy hoạch phân khu S5, khu đất thuộc ô quy hoạch Cl, quy mô diện tích 8,87ha. - Theo văn bản số 993/UBND-QLĐT ngày 19/5/2017 của UBND huyện Thanh Trì: khu đất một phần là đất nông nghiệp, đất đường mương nội đồng và phần còn lại là đất nghĩa trang. | - Dự kiến Quý II/2018, hoàn thành thủ tục quyết định chủ trương đầu tư. - Quý IV/2018, lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng. - Quý IV/2019, đưa vào vận hành, khai thác công trình dịch vụ logistics khép kín. | ||
4 | Trung tâm tiếp vận khu vực ga Bắc Hồng | Công ty cổ phần Logistics Hàng không (ALS) | - UBND Thành phố đã có văn bản số 3334/VP-ĐT ngày 28/4/2016, số 3468/UBND-ĐT ngày 10/6/2016; Thông báo số 1409/TB-UBND ngày 7/12/2017. - Quy hoạch phân khu đô thị GN tỷ lệ 1/5000 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 05/01/2015; Quy hoạch phân khu đô thị N3 tỷ lệ 1/5000 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1598/QĐ-UBND ngày 21/2/2013. | - Nằm tại khu vực ga Bắc Hồng, huyện Đông Anh; sát đường vành đai III. | 10 | Chủ yếu là đất nông nghiệp | Theo Quy hoạch phân khu GN và N3 được duyệt, ga Bắc Hồng có quy mô diện tích khoảng 122ha, trong đó có bố trí khoảng 10ha đất dành cho trung tâm tiếp vận, chưa xác định ranh giới cũng như chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc. Việc xác định vị trí, ranh giới khu đất Trung tâm tiếp vận phụ thuộc vào phương án thiết kế ga Bắc Hồng, trong đó cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của ga Đường sắt, phần còn lại sẽ bố trí Trung tâm tiếp vận (có thể kết hợp Cảng cạn ICD). | - Quý I/2018-Quý III/2018: hoàn thiện và nộp Đề xuất dự án đầu tư, hoàn thiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư. - Quý IV/2018-quý IV/2019: lập, trình thẩm định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. | ||
5 | Kho bãi xứ Đồng | CTCP Xuân Nam Việt và Công ty TNHH Cơ khí chế tạo và dịch vụ 27-7 | - Thông báo số 938/TB-UBND ngày 14/8/2017 của UBND TP về kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố xem xét chủ trương đầu tư dự án Kho bãi xứ Đồng tại phường Đại Kim, quận Hoàng Mai. - Quy hoạch phân khu đô thị H2 3 tỷ lệ 1/2000 được UBND TP phê duyệt tại Quyết định số 6665/QĐ-UBND ngày 03/12/2015. | - Tại xứ Đồng, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai. Phía Bắc giáp đường quy hoạch MCN 24m, phía Đông giáp đường quy hoạch MCN 30m, phía Tây giáp đường giao thông hiện có và khu đô thị mới Đại Kim, phía Nam giáp đường quy hoạch MCN 24m, tuyến Monorail số 2 và dự án hỗn hợp 32 Đại Từ. (Nhận chuyển nhượng tài sản trên đất thuê). | 7,8 | Một phần là mặt nước và khu nhà xưởng mái tôn 01 tầng. | Chưa có quy định cụ thể về Chỉ tiêu, sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết dự án. | - Quý 1/2018- Quý IV/2018: thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; thực hiện các thủ tục về chuyển nhượng quyền sử dụng đất: nghiên cứu, lập và trình phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết 1/500. - Quý I/2019- quý I/2020: khởi công và hoàn thành xây dựng, đưa công trình vào hoạt động, khai thác, sử dụng. | ||
6 | Trung tâm tiếp vận phía Đông Bắc | Tổng công ty Vận tải Hà Nội | Văn bản số 8224/UBND-KHĐT ngày 27/9/2011 Quyết định số 2385/QĐ-UBND ngày 03/4/2013, văn bản số 2758/VP-UBND ngày 13/4/2016, văn bản số 1703/VP-ĐT ngày 01/03/2017. | - Nằm ở phía Đông Bắc ga Yên Viên, huyện Gia Lâm; giữa quốc lộ 1A cũ và vành đai III (đoạn cầu Đuống - Bắc Ninh). | 10 | Chủ yếu là đất nông nghiệp | Chưa có quy định cụ thể về Chỉ tiêu, sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết dự án. | - Quý I/2018 - quý IV/2019 hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư (đã hoàn thành đo đạc bổ sung bản đồ hiện trạng quy mô từ 10ha lên 30ha và đang phối hợp với đơn vị tư vấn lập hồ sơ đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư thực hiện dự án). - Dự kiến đến quý IV/2021 hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. - Dự kiến đến quý IV/2025 hoàn thành đầu tư xây dựng công trình và đưa vào khai thác, vận hành. | ||
7 | Trung tâm tiếp vận phía Tây (Ga Tây Hà Nội) | Liên danh Tổng công ty Xây dựng đường thủy - CTCP và Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Phát triển hạ tầng và CTCP Cầu 5 Thăng Long | Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Văn bản số 5834/VP-ĐT ngày 22/6/2017 của VP UBND TP. Văn bản số 4326/KH&ĐT-NNS ngày 17/7/2017 của Sở Kế hoạch và Đầu tư. | - Tại xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội (Phía Đông giáp khu đất nông nghiệp, phía Tây giáp khu đất nông nghiệp và kênh nước, phía Nam giáp khu đất nông nghiệp, phía Bắc giáp Đại lộ Thăng Long và đất nông nghiệp) | 10 | Chủ yếu là đất nông nghiệp | Chưa có quy định cụ thể về Chỉ tiêu, sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết dự án. | - Quý I/2018 - Quý II/2018 hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư. - Quý III/2018 - quý IV/2020 hoàn thành công tác thực hiện đầu tư. - Quý I/2021 đưa công trình vào vận hành, khai thác. | ||
8 | Trung tâm tiếp vận phía Tây Nam (Ga Hà Đông) | Liên danh Tổng công ty Xây dựng đường thủy - CTCP và Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Phát triển hạ tầng và CTCP Cầu 5 Thăng Long | Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Văn bản số 5834/VP-ĐT ngày 22/6/2017 của VP UBND TP. Văn bản số 4326/KH&ĐT-NNS ngày 17/7/2017 của Sở Kế hoạch và Đầu tư. | - Tại phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội (Phía Đông giáp khu đất nông nghiệp và mặt nước, phía Tây giáp dự án Depot đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, phía Nam giáp mặt nước và khu đất nông nghiệp, phía Bắc giáp hành lang bảo vệ tuyến đường sắt quốc gia) | 6,3 | Chủ yếu là đất nông nghiệp | Chưa có quy định cụ thể về Chỉ tiêu, sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết dự án. | - Quý I/2018 - Quý II/2018 hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư. - Quý III/2018 - Quý IV/2020 hoàn thành công tác thực hiện đầu tư. - Quý I/2021 đưa công trình vào vận hành, khai thác. | ||
| ||||||||||
1 | Cảng cạn ICD kết hợp cảng đường thủy Khuyến Lương | - | Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. | - Tại khu vực cảng Khuyến Lương, Hà Nội. | 10 | - | Chưa có quy định cụ thể về Chỉ tiêu, sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết dự án. |
|
1 Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2 Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội.
3 Quy hoạch phát triển hệ thống TT logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
4 Quy hoạch phát triển hệ thống TT logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
5 Cục Hải quan Hà Nội: http://hanoicustoms.gov.vn/Lists/Haiquandientu/ViewDetails.aspx?1D= 11
- 1Quyết định 2143/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025
- 2Quyết định 4317/QĐ-UBND năm 2017 về kế hoạch phát triển dịch vụ logistics tỉnh Bình Định đến năm 2025
- 3Quyết định 328/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 1Luật Thương mại 2005
- 2Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
- 3Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 5Luật cạnh tranh 2004
- 6Nghị định 140/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Lo-gi-stíc và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Lo-gi-stíc
- 7Luật giao thông đường bộ 2008
- 8Quyết định 175/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 1081/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 1259/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 2223/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 222/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Luật biển Việt Nam 2012
- 14Luật Thủ đô 2012
- 15Quyết định 6109/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 16Quyết định 1598/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị N3, tỷ lệ 1/5000 do thành phố Hà Nội ban hành
- 17Luật Hải quan 2014
- 18Luật Đầu tư 2014
- 19Luật Doanh nghiệp 2014
- 20Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2015 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 - 2016 do Chính phủ ban hành
- 21Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BCT-BNV hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Công thương - Bộ Nội vụ ban hành
- 22Quyết định 1012/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23Luật ngân sách nhà nước 2015
- 24Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 25Bộ luật dân sự 2015
- 26Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015
- 27Nghị quyết 05/2015/NQ-HĐND về Chương trình mục tiêu Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
- 28Luật Đường sắt 2017
- 29Quyết định 519/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 30Quyết định 3401/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt quy hoạch chi tiết Cảng cạn ICD Mỹ Đình tại xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội, tỷ lệ 1/500
- 31Nghị quyết 05/NQ-HĐND năm 2016 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của thành phố Hà Nội
- 32Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics
- 33Luật Quy hoạch 2017
- 34Kế hoạch 171/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình 03-CTr/TU về Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- 35Quyết định 200/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 36Quyết định 2143/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025
- 37Quyết định 4317/QĐ-UBND năm 2017 về kế hoạch phát triển dịch vụ logistics tỉnh Bình Định đến năm 2025
- 38Quyết định 328/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 39Công văn 10048/BCT-TTTN năm 2015 về thực hiện Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020 do Bộ Công thương ban hành
- 40Công văn 12772/BGTVT-KHĐT năm 2016 về chấp thuận đầu tư xây dựng cảng cạn ICD Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Quyết định 814/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025
- Số hiệu: 814/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/02/2018
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Doãn Toản
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/02/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực