- 1Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường bộ đang khai thác do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 48/2016/QĐ-UBND về quy định tham gia quản lý, bàn giao và tiếp nhận công trình hạ tầng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 52/2016/QĐ-UBND Quy định về công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 81/2017/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 9 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ vào Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý khai thác và bảo trì công trình đường bộ.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 489/GTVT-TT ngày 05 tháng 5 năm 2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định đầu tư xây dựng, bàn giao, tiếp nhận quản lý hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 9 năm 2017.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, BÀN GIAO, TIẾP NHẬN QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 81/2017/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Quy định này quy định về đầu tư xây dựng, bàn giao, tiếp nhận quản lý hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống đèn tín hiệu giao thông gồm các cụm đèn tín hiệu điều khiển giao thông; các cụm đèn cảnh báo an toàn giao thông; hệ thống cống, bể cáp ngầm; tủ điều khiển; kết nối tín hiệu không dây; hệ thống camera quan sát và các thiết bị liên quan khác phục vụ cho hoạt động của hệ thống.
2. Đèn tín hiệu điều khiển giao thông là các cụm đèn tín hiệu hoạt động theo chế độ xanh - vàng - đỏ, được lắp đặt tại các nút giao thông có mật độ các phương tiện tham gia giao thông cao.
3. Đèn cảnh báo an toàn giao thông là các cụm đèn nhấp nháy ánh sáng
vàng, được lắp đặt tại các khu vực có nguy cơ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, nhằm cảnh báo an toàn giao thông cho các phương tiện tham gia giao thông.
4. Hệ thống cống, bể cáp ngầm là những đoạn ống cống, bể cáp được ghép nối với nhau, chôn ngầm dưới vỉa hè, mặt đường dùng để kéo cáp từ các cụm đèn tín hiệu điều khiển giao thông đến tủ trung tâm.
5. Tủ điều khiển là tủ lắp đặt tại mỗi nút tín hiệu điều khiển giao thông, dùng để điều khiển chương trình hoạt động của từng hệ thống tương ứng;
6. Kết nối tín hiệu không dây là kết nối tín hiệu giữa tủ điều khiển và tủ trung tâm thông qua đường truyền tín hiệu không dây.
7. Hệ thống camera quan sát là các camera được lắp đặt tại khu vực trọng điểm và các nút giao thông phức tạp, được kết nối tín hiệu về máy tính của đơn vị quản lý hoặc trung tâm điều khiển để quan sát giao thông.
8. Tủ trung tâm là nơi kết nối, giám sát, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và điều khiển chương trình hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông và hệ thống màn hình quan sát hình ảnh từ các camera giám sát.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý và vận hành hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông
1. Sở Giao thông vận tải thực hiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp quản lý hoặc ủy quyền cho Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý Đô thị quản lý bảo trì, duy tu, sửa chữa hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn quản lý.
3. Công an cấp huyện quản lý vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đèn tín hiệu giao thông; chỉ huy, điều khiển hệ thống đền tín hiệu giao thông đảm bảo phù hợp với tình hình giao thông thực tế tại địa bàn quản lý.
4. Nghiêm cấm mọi hành vi phá hoại, tự ý can thiệp vào hoạt động vận hành hoặc phá hoại hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông.
5. Mọi nguy cơ gây hư hỏng và sự cố về hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông phải được phát hiện và xử lý kịp thời để đảm bảo duy trì hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông hoạt động ổn định, nhằm góp phần đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông; đồng thời đảm bảo an toàn cho người quản lý và vận hành.
Điều 5. Thời gian vận hành hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông
1. UBND cấp huyện chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với Công an cấp huyện căn cứ tình hình thực tế của người và phương tiện tham gia giao thông tại từng nút giao thông, để thiết lập chu kỳ đèn và thời gian vận hành theo chế độ xanh - vàng - đỏ phù hợp với tình hình, đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện tham gia giao thông, đồng thời chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về thời gian vận hành hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông.
2. Tín hiệu đèn điều khiển giao thông hoạt động cơ bản như sau:
a) Tín hiệu đèn hoạt động theo chế độ xanh - vàng - đỏ: từ 06giờ đến 21giờ;
b) Tín hiệu đèn hoạt động nhấp nháy ánh sáng vàng: từ 21giờ đến 6giờ;
3. Yêu cầu đảm bảo cho người và phương tiện tham gia giao thông qua nút trong khoảng thời gian ngắn nhất. Cho phép bố trí đèn rẽ phải hoặc cho phép đi thẳng khi đèn đỏ tại các nút tín hiệu điều khiển giao thông có đủ điều kiện, nhằm giảm thiểu lượng phương tiện tham gia giao thông dừng lại tại khu vực nút giao thông có lắp đặt đèn tín hiệu điều khiển giao thông.
Điều 6. Quản lý đầu tư, xây dựng công trình thuộc hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn tỉnh
1. Các dự án đầu tư, xây dựng công trình hệ thống đèn tín giao thông phải được thẩm định, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện phải tuân thủ quy định tại Quyết định 52/2016/QĐ-UBND ngày 10/8/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quy định về công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. UBND tỉnh là cấp quyết định đầu tư công trình xây dựng hệ thống đèn tín hiệu giao thông.
3. Chủ đầu tư xây dựng công trình: Thực hiện theo Điều 7, Quyết định 52/2016/QĐ-UBND ngày 10/8/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Sở Giao thông vận tải là cơ quan chuyên môn chủ trì thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - dự toán xây dựng.
5. Trên cơ sở đề xuất của UBND cấp huyện, Sở giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát, xác định vị trí lắp đặt đèn tín hiệu giao thông; tổng hợp đề xuất trình UBND tỉnh phương án lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại các khu vực có nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn giao thông.
6. Trình tự khảo sát, xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông bằng phương án lắp đặt đèn tín hiệu thực hiện theo quy định tại Thông tư 26/2012/TT-BGTVT ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường bộ đang khai thác.
7. Các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa hệ thống đèn tín hiệu giao thông phải áp dụng thống nhất về công nghệ, quy chuẩn, tiêu chuẩn theo hướng hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện để phát triển thành hệ thống giao thông thông minh (ITS), phải tích hợp, sẵn sàng kết nối đồng bộ với Trung tâm điều khiển giao thông chung của Tỉnh (trước mắt là của UBND thành phố Huế); có tính đồng bộ, thống nhất trong công tác chỉ huy, điều hành, bảo trì, sửa chữa.
8. Tham gia quản lý, bàn giao và tiếp nhận hệ thống đèn tín hiệu giao thông để quản lý, vận hành, duy tu, sửa chữa: Thực hiện theo Quyết định 48/2016/QĐ-UBND ngày 20/7/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 7. Nghiệm thu, bàn giao công trình đèn tín hiệu giao thông
1. Ngay sau khi thi công lắp đặt xong công trình đèn tín hiệu giao thông, UBND cấp huyện hoặc cơ quan được ủy quyền làm Chủ đầu tư báo cáo với UBND cấp huyện để tổ chức tiếp nhận, bàn giao, đưa công trình vào vận hành tạm thời;
2. Thời gian bàn giao vận hành tạm thời là một tháng, toàn bộ mọi chi phí duy trì hoạt động trong thời gian vận hành tạm thời được tính vào giá thành của dự án;
3. Trong thời gian bàn giao tạm thời UBND cấp huyện hoặc cơ quan được ủy quyền làm Chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì phối hợp với đơn vị thi công, Công an cấp huyện theo dõi điều chỉnh thời gian tắt mở của hệ thống đèn phù hợp với đặc điểm của từng nút giao.
4. Sau thời gian vận hành tạm thời, UBND cấp huyện hoặc cơ quan được ủy quyền làm Chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu đưa công trình vào quản lý và vận hành tuân thủ theo quy định hiện hành của nhà nước.
1. Tham mưu UBND tỉnh trong công tác định hướng, phát triển hệ thống đèn tín hiệu giao thông đảm bảo yêu cầu và phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chuyên môn về công nghệ thông tin, thông tin truyền thông kiểm tra sự phù hợp trong việc áp dụng công nghệ, quy chuẩn, tiêu chuẩn trong quá trình tham gia ý kiến, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đèn tín hiệu giao thông, đảm bảo đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 7, Điều 6 của Quy định này.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp huyện trong công tác quản lý, vận hành và lập kế hoạch duy tu, sửa chữa hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn quản lý.
4. Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan trong công tác khảo sát, xác định vị trí lắp đặt đèn tín hiệu giao thông; đề xuất UBND tỉnh lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại các khu vực có mức độ giao thông phức tạp, các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông nhằm góp phần đảm bảo an toàn giao thông tại khu vực (trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá theo quy định Thông tư 26/2012/TT-BGTVT ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải).
5. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền đối với hành vi vi phạm các quy định về quản lý, vận hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông.
1. Chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông và Công an cấp huyện phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan trong công tác khảo sát, xác định vị trí lắp đặt đèn tín hiệu giao thông theo yêu cầu tình hình thực tế.
2. Chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự và Công an cấp huyện phối hợp với Sở Giao thông vận tải điều tiết, hướng dẫn, bắt buộc người tham gia giao thông chấp hành quy tắc giao thông, tránh xảy ra ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông tại khu vực.
3. Chỉ đạo các lực lượng chức năng liên quan triển khai thực hiện các nội dung sau:
a) Phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện để điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật các hành vi phá hoại, trộm cắp vật tư, trang thiết bị của hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn;
b) Tăng cường tuần tra bảo vệ hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện các hành vi phá hoại, trộm cắp vật tư, trang thiết bị và xử lý nghiêm theo thẩm quyền.
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, đề xuất UBND tỉnh cấp kinh phí xây dựng mới hệ thống đèn tín hiệu giao thông từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông.
Điều 11. UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế
1. Tổ chức quản lý, vận hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn theo đúng nội dung, trình tự quy định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Lập kế hoạch hằng năm về công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa và cải tạo hệ thông đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt.
3. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng các thiết bị thuộc hệ thống đèn tín hiệu giao thông để đề xuất phương án sửa chữa, thay thế kịp thời; định kỳ tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật và đại tu hệ thống đèn tín hiệu giao thông, bảo đảm vận hành an toàn, tiết kiệm điện và phòng chống cháy nổ theo quy định; thực hiện các giải pháp kỹ thuật, vận hành tối ưu để giảm tổn thất điện năng trong quá trình sử dụng điện và đảm bảo hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông vận hành ổn định.
4. Tổ chức tiếp nhận, quản lý và bảo quản các vật tư, thiết bị thu hồi từ các công trình thuộc hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn quản lý.
5. Tổ chức và duy trì thường xuyên công tác kiểm tra hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn; Tuần tra, lập biên bản các hành vi vi phạm các quy định về quản lý, vận hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông và có văn bản đề nghị cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền. Tổ chức hướng dẫn và vận động nhân dân giữ gìn, bảo quản hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại địa phương.
6. Phối hợp chặt chẽ với Công ty Điện lực, Viễn thông để bảo đảm cung cấp điện năng và tín hiệu cho hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu giao thông.
7. Tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình thiết kế công trình thuộc hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn khi có yêu cầu.
8. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng chung cống, bể cáp ngầm theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
9. Lập kế hoạch xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, tổ chức nghiên cứu ứng dụng công nghệ và các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý, vận hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông.
10. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ bằng văn bản theo quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống đèn tín hiệu giao thông, với các nội dung chủ yếu sau:
a) Định kỳ hàng tháng về công tác quản lý, vận hành và sử dụng; trong đó, tổng hợp, đánh giá, xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp xử lý khắc phục những tồn tại phát sinh tại các nút giao thông, các khu vực có lắp đặt camera quan sát;
b) Định kỳ hàng quý về tiếp nhận vật tư, thiết bị thu hồi từ các công trình, bảo quản và sử dụng lại vật tư, thiết bị thu hồi; phương án thu hồi và đề xuất sử dụng lại các vật tư, thiết bị.
c) Định kỳ hàng quý về tiếp nhận vật tư, thiết bị dự phòng và đề xuất sử dụng các vật tư, thiết bị dự phòng.
11. Hợp đồng đặt hàng với đơn vị có đủ năng lực theo quy định pháp luật thực hiện công tác duy tu, bão dưỡng thường xuyên hệ thống đèn tín hiệu trên dự toán đã được Sở Giao thông vận tải phê duyệt. Bao gồm các chi phí sau:
a) Chi phí điện năng tiêu thụ từ khi công trình được bàn giao đưa vào quản lý, vận hành và sử dụng theo quy định hiện hành của nhà nước.
b) Chi phí quản lý, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, định kỳ và đột xuất các công trình từ khi công trình được bàn giao đưa vào quản lý, vận hành và sử dụng theo quy định hiện hành của nhà nước.
c) Các chi phí khác có liên quan đến hệ thống đèn tín hiệu giao thông theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
12. Phản ánh đầy đủ các sự cố và biện pháp khắc phục trong quá trình quản lý và vận hành hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông; báo cáo Sở Giao thông vận tải để kịp thời chỉ đạo xử lý.
13. Khắc phục ngay các lỗi hoặc hư hỏng dẫn đến đèn tín hiệu không hoạt động chậm nhất trong thời gian 2 ngày.
Điều 12. Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Sở Tài chính, UBND cấp huyện có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nội dung theo Quy định này.
Điều 13. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy định về quản lý và vận hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn tỉnh sẽ được khen theo quy định của nhà nước.
Điều 14. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong việc chấp hành các quy định về quản lý và vận hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề mới phát sinh hoặc có những vướng mắc, các ngành, địa phương, tổ chức phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 6813/QĐ-UBND năm 2014 về quản lý vận hành, khai thác, bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông, camera giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 2Quyết định 19/2015/QĐ-UBND sửa đổi định mức dự toán xây dựng dịch vụ duy trì, vệ sinh công viên và quản lý, sửa chữa hệ thống đèn tín hiệu giao thông tỉnh Đắk Lắk tại Quyết định 06/2008/QĐ-UBND
- 3Nghị quyết 26/2017/NQ-HĐND về bổ sung Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ nối hai tỉnh Thái Bình, Hà Nam với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) vào danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2018-2020 nguồn ngân sách địa phương; chấp thuận chủ trương điều chỉnh tổng mức đầu tư và điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án do tỉnh Thái Bình ban hành
- 4Quyết định 11/2023/QĐ-UBND quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 5Quyết định 2544/QĐ-UBND năm 2023 đính chính thời hiệu thi hành của Quyết định 11/2023/QĐ-UBND quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường bộ đang khai thác do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Thông tư 52/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 6813/QĐ-UBND năm 2014 về quản lý vận hành, khai thác, bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông, camera giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 19/2015/QĐ-UBND sửa đổi định mức dự toán xây dựng dịch vụ duy trì, vệ sinh công viên và quản lý, sửa chữa hệ thống đèn tín hiệu giao thông tỉnh Đắk Lắk tại Quyết định 06/2008/QĐ-UBND
- 7Quyết định 48/2016/QĐ-UBND về quy định tham gia quản lý, bàn giao và tiếp nhận công trình hạ tầng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Quyết định 52/2016/QĐ-UBND Quy định về công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 9Nghị quyết 26/2017/NQ-HĐND về bổ sung Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ nối hai tỉnh Thái Bình, Hà Nam với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) vào danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2018-2020 nguồn ngân sách địa phương; chấp thuận chủ trương điều chỉnh tổng mức đầu tư và điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án do tỉnh Thái Bình ban hành
- 10Quyết định 11/2023/QĐ-UBND quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 11Quyết định 2544/QĐ-UBND năm 2023 đính chính thời hiệu thi hành của Quyết định 11/2023/QĐ-UBND quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Quyết định 81/2017/QĐ-UBND Quy định đầu tư xây dựng, bàn giao, tiếp nhận quản lý hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế
- Số hiệu: 81/2017/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/09/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Văn Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/09/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực